Các Làng Nghề Thủ Công Truyền Thống‌


hàng chục cán bộ chiến sĩ và nhân dân yêu nước địa phương chặt đầu, xả thịt, buộc những người dân vô tội qua lại trên sông phải mua thịt đồng đội và nấu ăn, nếu ai không mua chúng bắt và đem đi chặt đầu. Tại đây, một bia căm thù được dựng lên để tố cáo tội ác tày trời của kẻ thù xâm lược.

Chiến thắng Ấp Bắc: chiến thắng Ấp Bắc ngày 02 tháng 1 năm 1963 tại xã Tân Phú, huyện Cai Lậy, là móc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Tiền Giang và của dân tộc Việt Nam. Với 200 tay súng, quân dân Ấp Bắc đã đánh bại hơn 2000 quân địch có máy bay, xe tăng, tàu chiến và cố vấn Mỹ chỉ huy. Ta đã bẻ gãy hai chiến thuật mà Mỹ áp dụng trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" là "trực thăng vận" và "thiết xa vận", báo hiệu sự sụp đổ của chế độ độc tài Nghô Đình Diệm.

Tượng đài kỷ niệm chiến thắng Ba Rài: chiến thắng Ba Rài trên đoạn sông Ba Rài thuộc xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy vào ngày 15 tháng 9 năm 1967. Với trận này quân và dân ta đã bẻ gãy chiến thuật "Hạm đội nhỏ trên sông" – một chiến thuật cơ động, luồn sâu vào hậu cứ của ta trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ. Chỉ trong vài tiếng đồng hồ 16 tàu giặc bị đánh chìm, hơn 200 tên mỹ bị tiêu diệt trên một đoạn sông ngắn Ba Rài. Ngày nay, trên khúc sông từng diễn ra trận đánh, một tượng đài tưởng niệm chiến thắng cao 15m, chất liệu bê tông cốt thép được dựng lên trong một khuôn viên có nhiều cây cảnh để ghi lại trận thắng Mỹ đầu tiên của quân và dân đồng bằng sông Cửu Long từ khi Mỹ đến đồng bằng vào năm 1967.

Di chỉ khảo cổ Gò Thành: thuộc xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, cách thành phố Mỹ Tho khoảng 10km về hướng Đông Bắc. Khu di tích có niên đại từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ VIII sau Công Nguyên thuộc nền văn hóa Óc Eo. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện 3 loại di chỉ: kiến trúc, mộ táng và cư trú. Tại di tích đã tìm thấy các pho tượng quý như: Visnu, Nagasa, Nam Thần và nhiều hiện vật khác bằng vàng, đồng, gốm,...Năm 1994 Bộ văn hóa – Thông tin đã công nhận di tích khảo cổ Gò Thành là di tích cấp Quốc gia.


Lăng Hoàng Gia: được xây dựng tại Gò Sơn Quy, thị xã Gò Công từ đầu thế kỷ XIX. Khu Lăng Hoàng Gia gồm mộ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng – ông ngoại vua Tự Đức, người nổi tiếng lỗi lạc, hiền đức; tấm bia đá của vua Tự Đức viếng ông ngoại được chạm khắc dựng ngay cạnh mộ cùng 13 ngôi mộ cổ của dòng họ Phạm Đăng. Đây là khu lăng mộ có tính thánh địa, phản ánh văn hóa mộ táng và nghệ thuật kiến trúc đặc sắc của thời Nguyễn.

Lăng Tứ Kiệt: Nằm ở trung tâm thị trấn Cai Lậy, với cổng nhìn ra đường 304, du khách đến tham quan chắc hẳn sẽ hài lòng với khung cảnh và càng thích thú hơn khi được nghe về lai lịch của lăng. Tứ Kiệt hay Bốn ông là cách gọi tôn kính của nhân dân đối với 04 vị anh hùng lãnh đạo nhân dân chống Pháp từ năm 1868 - 1870. Đó là các ông: Trần Công Thận, Nguyễn Thanh Long, Ngô Tấn Đước và Trương Văn Rộng. Sau khi giặc Pháp hạ thành Mỹ Tho và chiếm toàn tỉnh Định Tường (1861), Bốn ông tham gia cuộc khởi nghĩa do Thiên Hộ Dương khởi xướng và lãnh đạo, góp phần cùng nghĩa quân tạo nên những chiến thắng oai hùng. Căn cứ Đồng Tháp Mười bị vỡ, Bốn ông liền về Cai Lậy chiêu mộ nghĩa quân tiếp tục phất cao cờ khởi nghĩa. Trong hàng loạt những chiến công của nghĩa quân Tứ Kiệt, có 02 chiến công được xem là chói lọi nhất. Đó là cuộc tấn công vào thành Mỹ Tho và thiêu hủy đồn Cai Lậy. Sau hai năm hoạt động gây cho giặc nhiều thiệt hại, cuộc khởi nghĩa của Tứ Kiệt đành chịu sự thất bại trước sự bao vây và đàn áp tổng lực của quân đội viễn chinh Pháp. Bốn ông cùng 150 nghĩa quân bị bắt. Bọn chúng đem vinh hoa phú quí ra dụ dỗ các ông trong nhiều ngày không thành. Ngày 14/02/1871 (nhằm ngày 25 tháng Chạp năm Canh Ngọ), giặc đưa Bốn ông ra pháp trường trảm huyết, bêu đầu ở chợ Cai Lậy nhằm uy hiếp tinh thần của dân chúng, sau đó dùi dập ở bến sông cạnh chợ. Thân nhân gia đình chỉ mang thân mình các ông về quê nhà, gắn chiếc đầu giả làm bằng đất sét vào chôn cất.

Quần thể mộ đá Hòa Bình: được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Nằm ở cánh đồng lúa ấp Hòa Bình, xã Đồng Thạnh, huyện Gò Công Tây, quần thể mộ đá Hòa Bình được xem là công trình chạm khắc trên đá sắc sảo ở nước ta. Quần thể gồm 10 ngôi mộ với nhiều kiểu dáng khác nhau, trong đó có một ngôi mộ được chạm khắc


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

bằng 80 bức phù điêu, nhiều tượng về các loại hoa quả và động vật phản ánh một cách sống động những sinh hoạt, tập tục thờ cúng dân gian địa phương.

Tượng đài Chợ Giữa – Vĩnh Kim: thuộc huyện Châu Thành ngày 5 tháng 12 năm 1940 thực dân Pháp dùng máy bay ném bom lúc chợ đông người, làm chết và bị thương hơn 200 người dân vô tội. Nơi chúng gây tội ác một tượng đài bằng đồng và bức tranh gốm dài 24m mêu tả cuộc thảm sát dã man của thực dân Pháp.

Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang - 9

Chùa cổ Sắc Tứ Linh Thứu: Xây dựng từ thế kỷ thứ XVIII và được coi là ngôi chùa cổ ở Tiền Giang, ngôi chùa được tọa lạc tại chợ Xoài Hột, huyện Châu Thành. Trong chùa còn lưu giữ 78 cây cột bằng gỗ căm xe và chiếc Đại Hồng Chung nặng trên 100kg. Khoảng năm 1783, chúa Nguyễn Phúc Ánh bị quân Tây Sơn truy bắt đã chạy vào chùa tá túc, sau khi lên ngôi vua với hiệu đế là Gia Long, nhà vua ban cho chùa danh hiệu Long Nguyên Tự (tức chùa Đất Rồng), được nhân dân coi là chùa vua. Chùa Sắc Tứ Linh Thứu còn là ngôi chùa duy nhất thờ 49 ngọn đèn hóa thân của Phật Dược Sư.

Chùa Vĩnh Tràng: tọa lạc tại xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, chùa Vĩnh Tràng được xem là ngôi chàu Việt lớn và đẹp nhất Nam Bộ. Được dựng từ thế kỷ XIX, chùa có phong cách kết hợp Á – Âu. Nét độc đáo của chùa là nghệ thuật ghép các mảnh sành sứ tạo nên những bức tranh nghệ thuật hài hòa, minh họa sự tích nhà Phật tại hai cổng Tam Quan. Trong chùa có bộ phù điêu Bát Tiên cưỡi thú, bộ tượng Tam Tôn cổ bằng đồng to bằng người thật. Đặc biệt hơn cả là bộ Thập Bát La Hán được chạm khắc bằng gỗ. Chùa Vĩnh Tràng được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1984.

Chùa Bửu Lâm: được xây dựng từ năm 1803 theo kiểu "nội tam ngoại quốc". bước vào Chánh diện, du khách sẽ thấy vẻ tráng lệ hiện ra vơi 3 long trụ chạm trổ công phu, 5 bộ bao lam tuyệt phẩm, những tấm hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng rực rỡ, 5 tượng Phật bằng đồng đúc từ thế kỉ XVIII, đặc biệt là bức chạm hình Cửu long tranh châu và bức chạm hình Mẫu đơn – chim trĩ mang dấu ấn của những nghệ nhân đầu thế kỷ XIX. Chùa tọa lạc tại phường 3 – thành phố Mỹ Tho.


Đình Long Trung: thuộc xã Long Trung, huyện Cai Lậy, đình được xây từ năm 1897. Ngôi đình là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Hoa và kiến trúc Nam Bộ, theo kiểu nhà ghép gồm nhà khách, đình chánh và võ ca. Ngôi đình có 6 sắc thần, bộ cột tại chánh điện bằng gỗ quý có gắn những bao lam, câu đối được chạm rồng mây cổ kính và sinh động, đặc biệt đình vẫn cond lưu giữ tấm hoành quý "Mỹ Long Trung Đình". Năm 1999 Đình Long Trung được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích Nghệ thuật cấp Quốc gia.

Đình Long Hưng: nói đến cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ tháng 11 năm 1940 tại Mỹ Tho người nghĩ ngay đến đinhg Long Hưng tại xã Long Hưng, huyện Châu Thành. Đây là trụ sở chỉ huy, trung tâm của cuộc khởi nghĩa, nơi lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên của nước ta tung bay trong đêm khởi nghĩa. Đình được thành lập từ thế kỷ XIX và bị cháy nhiều lần trong chiến tranh, vốn được thờ thần Hoàng và Tả quân Lê Văn Duyệt – một công thần của thời Nguyễn. Ngày nay, đình được dựng lại tại khu vực đình cũ, trong khuôn viên rộng rãi, bên cạnh nhà thờ bà Nguyễn Thị Thập, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa và nhà trưng bày về cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ tại Mỹ Tho.

Đình Trung: được xây dựng năm 1913 mang dáng dấp của nghệ thuật kiến trúc pha lẫn cổ kim, là ngôi đình lớn và đẹp của Tiền Giang. Đây là công trình kiến trúc dân gian phản ánh quá trình hình thành, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Đình thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh hiện vẫn còn lưu giữ hai sắc thần của vua phong. Đình tọa lạc tại trung tâm thị xã Gò Công, cùng cụm di tích ngôi nhà Đốc Phủ Hải, tượng đài và lăng mộ anh hùng dân tộc Trương Định và phố cổ thành khu di tích lớn ở Gò Công. Hằng năm người dân tổ chức lễ hội Kỳ Yên vào các ngày từ 14 đến 16 tháng 2 âm lịch với phần lễ hội chính như: Lễ thỉnh sắc, Tết Túc Yết, lễ xây chầu Đại bội, lễ tế Tiền hiền, Hậu hiền, Tiên sư,...

Đình Điều Hòa: nằm giữa lòng thành phố Mỹ Tho, trên đường Trịnh Hoài Đức, phường 2, đình được xây dựng năm 1913. Với kiến trúc pha lẫn cổ kính và hiện đại, đình có bố cục hình chữ thập, khác với một ngôi đình truyền thống ở Nam


Bộ. Trong đình có nhiều cổ vật, các bức tranh, các bức chạm khắc, bao lam, đặc biệt có câu đối của Thượng thư Cao Xuân Dục và bức hoành chạm trổ tứ linh.

Đình Đồng Thạnh: tọa lạc tại xã Thạnh Trị, huyện Gò Công Tây, đình được xây dựng vào thế kỷ XIX. Trong đình có nhiều bức tranh đắp nổi mô tả cảnh sinh hoạt của địa phương vào thế kỷ XIX, nhiều tượng gốm. Bên bờ thân của nóc thượng lương đắp nổi các tượng La Hán mang yếu tố Phạt giáo. ở võ ca trang trí tứ linh, tứ quý, bát tiên, cá hóa long, hoa quả trong vùng là nét độc đáo, hiếm thấy so với các đình trong vùng.

Nhà cổ Cái Bè: ngôi nhà tồn tại khoảng 150 năm và đã qua nhiều lần sửa chữa. Nhà có kết cấu kèo cột kiểu chồng rường, bằng loại gỗ căm xe. Các hoa văn chạm khắc, trang trí trên các bộ kèo, xuyên, trính và trên các vách cửa, các bao lam bên trong rất đặc sắc theo phong cách Nam Bộ. Trải qua nhiều thế kỷ và chiến tranh, nhưng điều là lạ hầu hết vật liệu trang trí như các bộ bao lam, hoành phi, liễn đối đến nay vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn. Độc đáo nhất là bộ bao lam được chạm lọng tùng, cúc, trúc, mai được cách điệu hài hòa, các hoa tiết mềm mại, uyển chuyển thể hiện trình độ mỹ thuật rất cao của người xưa. Ngoài ra, còn có các bộ liễn đối khảm xà cừ, các bộ ghế được chạm trổ rất công phu và nhiều vật dụng có giá trị mỹ thuật khác. Chưa kể các vật dụng bằng sứ được sử dụng trong nhà như bình, dĩa, tách, gạt tàn đều thuộc loại quý hiếm.

Nhà Đốc Phủ Hải: tọa lạc tại trung tâm thị xã Gò Công, ngôi nhà do bà Trần Thị Sanh con của Bá hộ Trần Văn Đồ dựng năm 1890 theo kiểu chữ Đinh. Ngôi nhà gồm ba gian hai chái với sự bài trí cầu kỳ nhưng khoáng đạt. Du khách đến tham quan tận mắt chứng kiến những cổ vật, những tác phẩm nghệ thuật chạm khắc. Tới đây, du khách có thể cảm nhận sự vương giả của một gia đình Đốc phủ.

Bảo tàng Tiền Giang: được thành lập từ năm 1980, tọa lạc tại trung tâm thành phố Mỹ Tho, là nơi nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày giới thiệu giá trị của di sản văn hóa địa phương và dân tộc. Với khuôn viên thoáng mát, bên cạnh bờ sông Bảo Định, Bảo tàng có nhiều khu trưng bày về các nền văn hóa cổ, các cuộc kháng chiến, văn minh miệt vườn và văn hóa phi vật thể. Đến với Bảo tàng Tiền Giang du


khách sẽ có cái nhìn khái quát về quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Tiền Giang, về tính cách và sinh hoạt của người Tiền Giang. Đây là điểm du lịch lý tưởng cho mục đích tham quan, nghiên cứu và học tập.

2.2.2.2. Lễ hội‌

Lễ hội chiến thắng Ấp Bắc: để ghi dấu chiến thắng lẫy lừng của quân dân Ấp Bắc bẻ gãy các chiến thuật tân kỳ "trực thăng vận" và "thiết xa vận" của Đế quốc Mỹ trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt". Hằng năm vào ngày 02 tháng 1 Dương lịch, chính quyền và nhân dân Tiền Giang tổ chức lễ hội rất long trọng. Các năm chẵn, lễ hội diễn ra nhiều ngày với các hoạt động diễu binh, diễu hành, trưng bày, cắm trại, về nguồn, các cuộc thi thể thao, ẩm thực, văn nghệ,... rất nào nhiệt. Đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh tựu về để tham gia lễ hội.

Lễ hội Quan Thánh Đế Quân: là lễ hội của người Hoa được tổ chức trang trọng trong các ngày từ mùng 10 đến 13 tháng Giêng hàng năm tại thị xã Gò Công. Đây là dịp người Hoa từ thành phố Hồ Chí Minh và một số người Hoa trong tỉnh tập trung về đây thắp hương cúng viếng, tỏ lòng thành kính đối với Quan Công. Lễ hội Quan Thánh Đế Quân là một nét đẹp văn hóa của cộng đồng người Việt gốc Hoa tại thị xã Gò Công.

Lễ hội Nghinh Ông: là lễ hội của ngư dân vùng biển Tiền Giang, được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng 3 Âm lịch tại xã Vàm Láng, huyện Gò Công Đông. Người dân Vàm Láng tổ chức lễ hội rất long trọng tại Lăng Ông, với lễ rước Sắc thần, cúng thủy lục, cúng vong linh thiên vị, hát bội...Ngày 10 tháng 3 Âm lịch hàng chục tàu với hương án, cờ đèn, mâm cỗ, trang hoàng lộng lẫy, có đội nhạc lễ ra biển làm lễ Nghinh Ông. Sau đó, dân làng thả sức vui chơi, văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian suốt hai ngày.

Lễ giỗ anh hùng dân tộc Thủ Khoa Huân: lễ giỗ được tổ chức tại đền thờ ông vào ngày 15 tháng 4 Âm lịch. Hằng năm, nhân dân các tỉnh thành trong khu vực và bà con dòng tộc về dự lễ.

Lễ giỗ anh hùng dân tộc Trương Định: được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 Âm lịch, tổ chức tại đền thờ của ông và gia đình Gia Thuận huyện Gò Công Đông


vào ngày Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định tuẫn tiết ngày 20 tháng 8 năm 1864. Vào ngày lễ giỗ, đông đảo người dân trong tỉnh và du khách thập phương về dự lễ.

Lễ hội Nam Kỳ Khởi Nghĩa: diễn ra vào ngày 23 tháng 11 Dương lịch hàng năm tại đình Long Hưng, huyện Châu Thành. Ngày 23 tháng 11 năm 1940, trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, đình Long Hưng là trụ sở của Ủy ban khởi nghĩa tỉnh Mỹ Tho, lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên của Việt Nam được treo tại đình này. Vào các năm chẵn, lễ hội được tổ chức với quy mô lớn với các hoạt động cắm trại, mít tinh, biểu diễn văn nghệ, thi làm bánh,...thu hút nhiều khách du lịch khắp nơi cả nước về dự.

Lễ giỗ Tứ Kiệt (25 tháng chạp âm lịch hàng năm): Tứ Kiệt là 4 vị anh hùng: Nguyễn Thanh Long, Trần Công Thận, Trương Văn Rộng, Ngô Tấn Ðước, bị giặc Pháp xử chém ngày 14-2-1871, nhằm ngày 25 tháng chạp năm Canh Ngọ. Lễ giỗ được tổ chức tại Lăng Tứ Kiệt (thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang).Các năm chẵn, lễ giỗ được tổ chức qui mô, có các ban ngành trong tỉnh tham gia.

2.2.2.3. Các làng nghề thủ công truyền thống‌

Nghề làm mắm tôm chà: được mệnh danh là bánh Tiến Cung, một trong 52 món cung đình được các vua Nguyễn chuyên dùng. Món này được làm từ tôm bạc, nghệ xay nhuyễn, ướp gia vị rồi phơi nắng, mang hương vị đặc trưng của quê biển Gò Công.

Nghề làm bánh tráng, cốm: là nghề truyền thống của người dân Cái Bè, bánh tráng dai, thơm, ngon được làm từ gạo tẻ qua nhiều công đoạn từ việc xay thành bột, lọc, tráng, rồi phơi khô, đòi hỏi bàn tay khéo léo của người thợ. Riêng cốm, sau khi nổ cốm người thợ cho thêm gia vị đường, mạch nha, nước cốt dừa rồi ép vào khuôn.

Làng nghề đóng tủ thờ: tọa lạc tại ấp Ông Non, xã Tân Trung, huyện Gò Công Đông, ông Nguyễn Ngọc Hải sinh năm 1890 là người có công đưa nghề đóng tủ thờ ở đây phát triển và đến nay đã trở thành một làng nghề nổi tiếng. Sản phẩm không những tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Tủ thờ Gò Công


có đặc điểm là bài trí rực rỡ và trang nghiêm tạ đền thờ các vua hùng ở tỉnh Phú Thọ và đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An.

Làng nghề dệt chiếu ở Long Định: ở xã Long Định - huyện Châu Thành, trước đây và hiện nay luôn giữ được nghề dệt chiếu cha truyền con nối và phát huy được thương hiệu chiếu Long Định trên thị trường cả nước. Nghề dệt chiếu ở đây tồn tại trên dưới 50 năm. Theo thời gian cùng sự phát triển của cuộc sống xã hội và thương trường, chiếc chiếu Long Định vẫn luôn khẳng định chất lượng và tên tuổi.

2.2.2.4. Địa danh du lịch‌

Phố cổ Mỹ Tho: thành phố Mỹ Tho còn được biết đến với tên gọi "Mỹ Tho Đại Phố" do người Việt và người Hoa xây dựng năm 1679 (nay thuộc phường 2 và phường 8 thành phố Mỹ Tho). Mỹ Tho Đại Phố có mối giao thương với các nước trong khu vực, khu thương mại cổ nằm trên đường Nguyễn Huỳnh Đức. Cùng với cù lao phố Biên Hòa và Hà Tiên, Mỹ Tho Đại phố là một trong ba trung tâm thương mại lớn nhất vùng Nam Bộ lúc bấy giờ.

Cù Lao Thới Sơn: có diện tích 1.100ha nằm giữa sông Tiền chở nặng phù sa. từ thành phố Mỹ Tho đến với cù lao Thới Sơn chỉ mất 45 phút đi thuyền máy. Tham quan khu du lịc Thới Sơn, du khách xuống đò chèo xuôi theo những con rạch ngoằn ngoèo, hai bên là những hàng dừa nước, những loại thủy liễu mọc ven sông mang một màu xanh ngát, hay tản bộ trên những con đường mòn nhỏ bên dưới những vườn cây ăn trái xanh mát. Du khách có thể tự hái trái cây để thưởng thức. Nghỉ đêm lại khu du lịch Thới Sơn trong những đêm có ánh trăng du khách sẽ cảm nhận được không khí yên bình, huyền diệu, êm ả của cù lao giữa dòng sông lấp lánh.

Trại rắn Đồng Tâm: là trung tâm nuôi rắn lấy nọc phục vụ việc nghiên cứu điều trị rắn cắn cho nhân dân cả nước và lấy nọc rắn để xuất khẩu, ở đây còn kết hợp trồng nhiều cây dược liệu quý của Nam Bộ. Trại rắn Đồng Tâm còn là tổ ấm của các loài chim và động vật quý hiếm cư ngụ. Trại rắn Đồng Tâm cách thành phố Mỹ Tho 12km thuộc huyện Châu Thành.

Cù lao Tân Phong: nằm về phía hữu ngạn chợ nổi Cái Bè là cù lao Tân Phong, xưa gọi là Cồn Cù, thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ, được hợp thành

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí