Khách Du Lịch Đến Các Khu, Điểm Du Lịch Tiền Giang Qua Các Năm


2.3.5. Các tuyến, điểm du lịch

Hiện nay, trong tỉnh chưa có khu vui chơi giải trí tổng hợp, đa dạng các loại hình sinh hoạt có tầm cở để khách tham quan giải trí cũng như phục vụ nhu cầu nhân dân trong tỉnh.

Các điểm tham quan du lịch hiện nay tập trung chủ yếu ở 3 khu du lịch đang được các đơn vị khai thác và đưa vào chương trình tham quan, gồm:

Khu du lịch cù lao Thới Sơn: Cù lao Thới Sơn nằm ở hạ lưu sông Tiền, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiề n Giang. Cù lao này có diện tích khoảng 1.200ha, với 6.000 cư dân chủ yếu sống bằng nghề làm vườn từ xưa đến nay, đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng hấp dẫn du khách với những nét dân dã, bình dị của cuộc sống thường nhật của người dân miền sông nước “gạo trắng nước trong”.

Cù lao Thới Sơn được phù sa bồi đắp nên hình thành vùng chuyên canh cây ăn trái rất phong phú và quyến rũ với những hàng thủy liễu, dừa nước ven bờ nghiêng mình soi bóng xuống dòng kênh xanh mát. Có thể thấy rõ chất Nam bộ trong không gian nhà cổ đủ bộ phong thủy và thả hồn theo điệu Nam Ai với các nghệ nhân đờn ca tài tử…

Những ngôi nhà của người dân Thới Sơn vẫn giữ được nét cổ kính, xưa cũ. Điểm du lịch của nhà ông Tám Cho là một tiêu biểu về kiểu nhà xưa. Ngôi nhà của ông được xây dựng với hàng cột gỗ, mỗi mái nhà có chín cây đòn tay bố trí theo thuật phong thủy: Kiên - Trừ - Mãn - Bình - Định - Chấp - Phá - Nguy - Thành. Trong nhà, cách bài trí cũng theo phong cách cổ với chiếc tủ thờ cẩn xà cừ lóng lánh, tràng kỷ chạm trổ tinh xảo, cùng với đôi liễn chạm câu đối sơn son thếp vàng... Xung quanh nhà là vườn cây cảnh với nhiều cây bonsai được trồng tỉa công phu. Đến Thới Sơn, du khách có dịp tham quan quy trình làm kẹo dừa, bánh tráng bằng phương pháp thủ công, chọn mua những đồ mỹ nghệ, đồ dùng sinh hoạt gia đình làm từ cây dừa. Bên cạnh chương trình du lịch sinh thái, du khách có dịp thưởng thức nhiều món đặc sản của vùng sông nước: cá nướng, lẩu cá kèo, cá lóc hấp bầu, cá tai tượng chiên xù.


Đây là khu du lịch trung tâm thu hút khách du lịch của tỉnh Tiền Giang. Trong những năm gần đây, mỗi năm lượng khách du lịch đến Thới Sơn càng tăng, bình quân hàng năm đón khoảng 226.500 lượt khách, trong đó có 188.600 khách quốc tế. Doanh thu đạt bình quân 16 tỷ đồng/năm. Việc phát triển khu du lịch cù lao Thới Sơn trong thời gian qua đã góp phần nâng cao đời sống cộng đồng địa phương, thu hút khoảng 1.800 lao động chủ yếu người dân ở địa phương. Tuy nhiên, hiện nay khu du lịch Thới Sơn chưa có các dịch vụ vui chơi giải trí để có thể lưu giữ khách qua đêm, vào mùa cao điểm du lịch thường dẫn đến quá tải, tình trạng buôn bán kinh doanh quanh khu du lịch và tại các điểm tham quan vệ tinh khác, chưa đi vào nề nếp nên đã ảnh hưởng không tốt đến vệ sinh môi trường và văn minh du lịch tại đây.

Khu du lịch biển Tân Thành: Thuộc xã Tân Thành – Huyện Gò Công Dông. Từ thành phố Hồ Chí Minh đi biển Tân Thành mất khoảng hai giờ theo quốc lộ 50. Ở đây có rất nhiều nghêu, sam và các đặc sản rất hấp dẫn du khách nên lượng du khách, đặc biệt là khách nước ngoài đến biển Tân Thành ngày càng đông. Do đặc điểm đây là bãi biển gần cửa sông nên nước biển không trong xanh, vì vậy lượng khách đến tham quan biển Tân Thành chưa cao và chỉ thu hút khách du lịch nội địa, thường tập trung vào những ngày nghỉ, ngày lễ trong năm. Tuy nhiên trong những năm gần đây lượng khách có xu hướng giảm rất nhanh năm 2005 đón được 80.001 khách đến năm 2011 giảm xuống còn 33.500 lượt khách, doanh thu bình quân hàng năm đạt 1,3 tỷ đồng. Hoạt động du lịch nơi đây còn dạng tiềm năng chưa phát triển mạnh, chỉ góp phần giải quyết một lượng nhỏ lao động địa phương. Trong tương lai khi các dự án phát triển du lịch cơ bản được hoàn thành sẽ thu hút lượng lớn khách du lịch đến tham quan nghỉ dưỡng, sẽ mở ra triển vọng phát triển kinh tế vùng biển phía đông tỉnh Tiền Giang.

Khu du lịch Cái Bè: Huyện Cái Bè có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi cho cả 2 tuyến giao thông thủy – bộ. Cái Bè vừa nằm cạnh bên bờ sông Tiền vừa có quốc lộ 1A chạy qua chia Cái Bè ra làm hai nửa, một nửa diện tích là trồng lúa, một nửa diện tích trồng cây ăn trái chuyên canh với nhiều loại cây đặc sản có thương hiệu


như: xoài cát Hòa Lộc, bưởi long Cổ Cò. Bên cạnh đó, Cái Bè có nhiều di tích lịch sử, di tích kiến trúc văn hóa, nền văn hóa ẩm thực mang đậm hương vị làng quê và cả tấm lòng đôn hậu, mến khách của người dân ở đây.

Du khách đến Cái Bè ngoài việc được sống giữa thiên nhiên không khí trong lành, thì du khách còn được đến thăm các di tích lịch sử như khu Thiên Hộ Dương, chiến thắng Đập Ông Tải, chiến thắng Cổ Cò, Chùa Bà Cạn, thăm làng nghề truyền thống, Cồn Cổ Lịch đặc biệt là 2 ngôi nhà khổ nơi còn lưu lại nhiều nét kiến trúc và nhiều cổ vật có giá trị văn hóa, lịch sử gắn liền với vùng đất Cái Bè thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ thứ XX. Chính hai ngôi nhà cổ nầy là điểm du lịch thu hút khách du lịch đến tham quan khá đông.

Trong những năm từ 2001-2005 bình quân hàng năm đón 27.388 lượt khách, trong đó có 22.500 khách quốc tế. Doanh thu bình quân đạt 2,2 tỷ đồng/năm, đã góp phần giải quyết việc làm cho hơn 500 lao động địa phương.

Tuy nhiên, do đầu tư còn hạn chế nên chỉ thu hút khách du lịch đến tham quan chợ nổi, khu làng nghề. Giờ cao điểm thường dẫn đến quá tải, tình trạng mua bán tự phát, vệ sinh không được đảm bảo, đã ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh du lịch.

Từ 3 trung tâm du lịch chính, ngành du lịch cũng đã kết hợp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn với tham quan văn hoá-lịch sử như : chùa Vĩnh Tràng, trại rắn Đồng Tâm, Bảo tàng Tiền Giang, di tích Ấp Bắc, Rạch Gầm-Xoài Mút, lăng Hoàng Gia, lăng Trương Định, ….


Bảng 2.11. Khách du lịch đến các khu, điểm du lịch Tiền Giang qua các năm

Đơn vị: lượt khách


Năm

2005

2007

2009

2010

2011

1. Khu du lịch Thới Sơn

303.079

375.950

502.030

575.910

504.326

Quốc tế

251.162

323.529

339.156

379.105

352.995

Nội địa

51.917

52.421

162.874

196.805

151.331

2.Khu du lịch biển Tân

Thành

80.001

77.160

73.530

38.000

33.500

Quốc tế

-

-

-

-

-

Nội địa

80.001

77.160

73.530

38.000

33.500

3. Khu du lịch Cái Bè

66.895

39.056

89.500

107.545

116.054

Quốc tế

61.154

32.260

71.600

93.734

104.804

Nội địa

5.741

6.796

17.900

13.811

11.250

4. Các điểm du lịch khác

68.640

212.019

201.341

239.536

404.770

Quốc tế

6.645

98.277

-

-

67.201

Nội địa

61.995

113.742

201.341

239.536

337.569

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang - 12

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Tiền Giang năm 2011


Nhìn chung, các khu du lịch - tham quan - giải trí Tiền Giang cũng chưa có qui mô lớn cũng như đa dạng hóa loại hình vui chơi giải trí đủ để gây ấn tượng cho khách, các tài nguyên du lịch cũng chưa được quan tâm khai thác triệt để. Nguyên nhân cũng do năng lực tài chánh và thị trường khách du lịch. Ngoại trừ khách đi lẻ, khách ba lô, còn khách đoàn từ các công ty lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh đưa xuống, thường là đi vội vã trong ngày không đủ thời gian theo chương trình, nên khách không được thoải mái thưởng thức qua chuyến du lịch. Ngành du lịch Tiền Giang chỉ khi nào có được những đơn vị trực tiếp kinh doanh lữ hành (inbound và outbound) đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh, thì mới có thể tổ chức được tour tham quan du lịch theo chương trình trọn gói, tăng doanh thu các lĩnh vực hoạt động du lịch.


2.3.6. Hoạt động lưu trú‌

Trên địa bàn tỉnh có nhiều khách sạn, nhà hàng nhưng phần lớn tham gia vào hoạt động du lịch còn hạn chế, một phần do cách xa điểm du lịch, không thuận đường giao thông. Phần lớn các khách sạn, nhà hàng này là do các hộ kinh doanh cá thể hoặc hoạt động do hình thức doanh nghiệp, cho nên phần lớn là để phục vụ khách lẻ, ít hợp đồng với các công ty du lịch, khách theo đoàn. Do đó, mà công suất phục vụ của các phòng chưa đạt như mong muốn.

Bảng 2.12. Số cơ sở lưu trú ở Tiền Giang, giai đoạn 2000 – 2010

Đơn vị: cơ sở


Năm

2000

2001

2005

2006

2009

2010

Tổng số

13

17

31

42

118

120

Khách sạn

11

15

19

38

111

113

Nhà nghỉ

2

2

12

4

7

7

Nguồn: Niên giám thống kê 2010, Cục thống kê Tiền Giang.

Giai đoạn 2000 – 2010 số cở sở lưu trú tăng lên nhanh chóng, nhờ sự kêu gọi nhiều thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động kinh doanh dịch vụ, từng bước góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Năm 2000 có 13 cơ sở đến năm 2010 tăng lên 120 cơ sở, tăng thêm 107 cơ sở, tốc độ tăng bình quân 9,1% năm. Điều đáng chú ý các cơ sở này không ngừng tăng quy mô về số phòng cũng như số giường để phục vụ khách đoàn, tăng số lượng khách lưu trú ở đêm cùng kéo theo các hoạt động dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí,...

Bảng 2.13. Số phòng nghỉ và số giường phục vụ cho du lịch ở Tiền Giang,

giai đoạn 2000 – 2010.


Năm

2000

2001

2005

2006

2009

2010

Số phòng nghỉ (phòng)

254

321

545

773

1.957

1.965

Số giường (giường)

467

633

789

1.021

2.311

2.392

Nguồn: Niên giám thống kê 2010, Cục thống kê Tiền Giang.


Số phòng nghỉ tăng đáng kể vào những năm gần đây. Năm 2000 có 254 phòng đến năm 2006 tăng lên 773 phòng, tăng thêm 519 phòng; năm 2010 tăng lên 1.965 phòng so với năm 2006 tăng thêm 1.192 phòng. Trong 4 năm 2006 – 2010 số phòng tăng lên nhanh chóng chứng tỏ nhu cầu phục vụ khách lưu trú ở lại Tiền Giang ngày một tăng.

Đặc biệt, với loại hình ngủ đêm ở nhà dân (Homestay) đã được triển khai hiện đang có sức hút mạnh đối với khách du lịch quốc tế có nhu cầu tham quan, hoà nhập tìm hiểu cuộc sống người dân Nam bộ, nhất là ở các ngôi nhà cổ tại huyện Cái Bè. Hiện nay, có 12 hộ dân có phòng cho khách du lịch nghỉ đêm tại nhà (Homestay) ở Đông Hòa Hiệp - Cái Bè, Vĩnh Kim - Châu Thành, Bình Ninh

- Chợ Gạo và Thới Sơn - thành phố Mỹ Tho, nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách về loại hình này.

Bảng 2.14. Thời gian khách lưu trú đi du lịch ở Tiền Giang, giai đoạn 2000 – 2010

Đơn vị: ngày


Năm

2000

2001

2005

2006

2009

2010

Tổng số

55.320

62.775

165.015

184.965

361.826

421.722

Khách trong nước

48.102

55.660

150.176

172.170

345.216

404.606

Khách quốc tế

7.218

7.115

14.839

12.795

16.610

17.116

Nguồn: Niên giám thống kê 2010, Cục thống kê Tiền Giang.

Thời gian lưu trú của khách năm 2000 là 55.320 ngày đến năm 2006 tăng lên 184.965 ngày, tốc độ tăng bình quân là 14,3% năm; năm 2010 tăng lên 421.722 ngày tăng thêm 236.757 ngày so với năm 2006. Trong đó, số ngày nghỉ của khách nội địa nhiều hơn so với khách quốc tế, năm 2010 khách nội địa là 404.606 ngày, còn khách quốc tế 17.116 ngày, thời gian lưu trú của khách nội địa gấp 23,6 lần so với khách quốc tế.

Với tiện nghi, tiện ích thì phần lớn khách sạn, nhà nghỉ chỉ phục vụ khách quốc tế bình dân. Trong khi đó khách sạn tương đối đạt chuẩn phục vụ khách du lịch hạng sang thì chỉ có thể kể tên: Chương Dương, Sông Tiền, Rạng Đông, Minh Quân và nhà khách Tiền Giang. Ít địa chỉ cho lựa chọn và hiệu suất khai thác của các khách sạn còn thấp. Công suất phòng cho thuê bình quân năm 2000 đạt 55%


(cao nhất 70% và thấp nhất 6%). Trong những năm gần đây, công suất phòng đạt khoảng hơn 52% (cao nhất là 98%, thấp nhất là 25%). Do công suất sử dụng phòng thấp, chi phí đầu tư lại cao, nên hiệu quả kinh doanh khách sạn rất hạn chế. Đa số khách sạn không tổ chức phục vụ ăn uống tại chỗ cho khách lưu trú. Đây cũng là điều bất tiện cho khách và kém hiệu quả kinh tế.

Dự tính trong giai đoạn 2010 - 2020, khách lưu trú vẫn chiếm bình quân 15% năm trên tổng số khách đến Tiền Giang. Trong đó, lượng khách bình quân 1,9 ngày/người đối với khách quốc tế và khách nội địa bình quân 1,5 ngày/người. Chính vì vậy, từ nay đến năm 2020 cần thiết phải xây dựng từ 4 - 6 khách sạn quốc tế 3 - 4 sao và từ 8 - 10 khách sạn từ 2 - 3 sao tại khu vực thành phố Mỹ Tho, huyện Cái Bè, thị xã Gò Công và vùng biển Gò Công.

Trong thời gian tới, ngoài những khách sạn hiện đại phục vụ khách sang trọng, nên xây dựng cơ sở lưu trú theo kiểu nhà nông thôn Nam bộ (resort) trong các khu du lịch, gắn liền với cảnh quan thiên nhiên. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng mới các khách sạn thì cần tiếp tục nâng cấp, cải tạo các cơ sở lưu trú và cần phát triển mô hình dịch vụ nghỉ đêm tại nhà dân (homestay) ở cù lao Thới Sơn, cù lao Ngũ Hiệp và khu du lịch Cái Bè nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách du lịch.

Tuy nhiên, chất lượng các cơ sở phục vụ khách du lịch còn hạn chế, đa số các khách sạn chưa đạt chuẩn từ 2 sao trở lên. Điều đó cho thấy khách lưu lại Tiền Giang không lâu nên ảnh hưởng đến doanh thu bình quân mỗi khách du lịch cũng như công suất thuê phòng thấp.

Bảng 2.15. Tỷ lệ sử dụng phòng nghỉ của khách của các cơ sở lữ hành, giai đoạn 2000 – 2010

Đơn vị: %


Năm

2000

2001

2005

2006

2009

2010

Tỷ lệ

31,2

32,0

35,4

33,3

37,2

34,0

Chia ra

Khách sạn

37,3

37,6

51,7

35,0

23,8

36,0

Nhà nghỉ

20,5

21,8

22,2

17,0

27,2

18,0

Nguồn: Niên giám thống kê 2010, Cục thống kê Tiền Giang.


2.3.7. Nguồn nhân lực‌

Hiện nay cả tỉnh chỉ có hệ thống đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở hệ trung cấp, đào tạo nghề do đó cần nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là đội ngũ hướng dẫn viên và lao động phục vụ khách trực tiếp. Giải quyết được những bài toán nêu trên, du lịch Tiền Giang chắc chắn sẽ phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của mình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch không ngừng tăng. Năm 2000 là 1.226 người đến năm 2010 tăng lên 2.252 người, tăng thêm 1.026 người, trong 11 năm tăng 1,8 lần.

Phát triển nguồn nhân lực vừa có tính cấp bách, vừa mang ý nghĩa chiến lược và cũng là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, phải đặt lên vị trí hàng đầu trong quá trình phát triển của du lịch Tiền Giang. Thời gian qua, công tác này đang được chú trọng trong chiến lược phát triển ngành Du lịch, tuy nhiên trong bối cảnh hiện tại cần được điều chỉnh đổi mới…

Bảng 2.16. Hiện trạng nguồn nhân lực phục vụ du lịch ở Tiền Giang qua các năm

Đơn vị: người


Năm

2000

2001

2005

2006

2009

2010

Tổng số

1.226

1.327

1.832

1.887

2.147

2.252

Khách sạn

57

71

106

114

202

232

Lữ hành

67

83

142

156

188

199

Nhà hàng

527

542

629

644

728

758

Vận chuyển khách

479

502

764

768

786

794

Hoàng hóa

35

48

87

91

113

124

Dịch vụ khác

61

81

104

114

130

145

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Tiền Giang năm 2011.

Về hướng dẫn viên du lịch, có 158 hướng dẫn viên du lịch, trong đó có 71 hướng dẫn viên du lịch quốc tế và 87 hướng dẫn viên du lịch nội địa, thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cơ bản đội ngũ hướng dẫn viên đáp ứng nhu cầu khách du lịch ngày càng tăng. Riêng tại các khu, điểm du lịch còn huy động cả cộng đồng địa phương tham gia hướng dẫn du khách như các

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí