Kinh Phí Và Số Lượng Lao Động Đào Tạo Phục Vụ Du Lịch Tiền Giang,


vườn cây ăn trái, hoạt động vùng sinh thái ngập nước Đồng Tháp Mười, chợ nổi Cái Bè,...

Bảng 2.17. Kinh phí và số lượng lao động đào tạo phục vụ du lịch Tiền Giang,

giai đoạn 2000 – 2010


Năm

2000

2001

2005

2006

2009

2010

Kinh phí (triệu

đồng)

12

48

80

50

68

92

Số lượng đào tạo

(người)

24

55

100

52

80

120

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Tiền Giang năm 2011.

Trong thời gian qua, mặc dù tỉnh có đầu tư kinh phí để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới nhưng các con số này còn rất khiêm tốn. Năm 2010 số lượng người được đào tạo là 120 người so với năm 2000 có 24 người tăng hơn 4 lần. Thực trạng nguồn nhân lực cho du lịch của Tiền Giang cũng giống như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là còn thiếu, chưa có cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Kinh phí đầu tư đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế, điều này cho thấy, khả năng tạo nguồn mới rất ít. Tỉnh cũng đang tiến hành thu hút các sinh viên các khoa du lịch trong cả nước về phục vụ, với các chế độ ưu đãi cao.

Để tạo điều kiện cho ngành du lịch tăng trưởng bền vững, tỉnh Tiền Giang đề ra nhiều nhóm giải pháp quan trọng, trong đó coi trọng xã hội hóa hoạt động du lịch, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch, đầu tư triển khai các dự án phát triển du lịch tạo sản phẩm đa dạng, đặc trưng, hấp dẫn du khách.

Tỉnh gắn phát triển du lịch với đào tạo nguồn nhân lực có tính chuyên nghiệp cao, xây dựng môi trường du lịch văn minh, hiện đại, vừa đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung, vừa đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự xã hội. Bên cạnh đó, địa phương phát huy lợi thế tài nguyên thiên nhiên, các di tích, danh lam thắng cảnh trên cả ba vùng sinh thái: ngọt, ngập mặn, nhiễm phèn… hấp dẫn du khách, gắn du lịch với cải thiện đời sống, tạo công ăn việc làm và giảm nghèo nông thôn.


Đặc biệt, Tiền Giang đã xây dựng chương trình hợp tác, liên kết phát triển du lịch với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nhằm giúp đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng tính hấp dẫn với những nét độc đáo, đặc trưng của du lịch miệt vườn sông nước. Đây là yếu tố giúp tăng trưởng du lịch bền vững, lượng du khách và doanh thu du lịch lữ hành tăng mạnh qua từng năm. Sự gắn kết chặt chẽ trong phát triển du lịch giữa Tiền Giang với các tỉnh khu vực sông Tiền: Trà Vinh, Bến Tre, Vĩnh Long trong nhiều năm qua giúp tăng nhanh lượng du khách, là một minh chứng và bài học kinh nghiệm quí trong việc liên kết vùng, tiểu vùng, năm 2012 cũng như trong tương lai.

2.3.8. Các dịch vụ bổ trợ‌

Bán quà lưu niệm: điểm bán quà mạnh nhất là các khu du lịch như cù lao Thới Sơn, chợ nổi Cái Bè các sản phẩm là đồ mỹ nghệ từ dừa, các loại trái cây đặc sản của vùng. Chạy dọc theo các tuyến quốc lộ 1A bán các sản phẩm rất đa dạng, nổi bật nhất là bánh phòng, cốm Cái Bè, ghé vào Đồng Tháp Mười mua đọt choại...

Đàn ca tài tử Nam Bộ: đây là loại hình nghệ thuật đặc thù của Nam Bộ, đang được đề cử là Di sản văn hóa phi vật thể được bảo tồn. Loại hình này hoạt động ở các điểm du lịch công viên sông Tiền, khu du lịch Thới Sơn, chợ nổi Cái Bè, hay các quán ăn phục vụ ca hát.

Khu vui chơi giải trí: ở Tiền Giang các khu vui chơi giải trí còn rất ít, chủ yếu tập trung ở thành phố Mỹ Tho, còn lại các huyện, thị xã hầu như có nhưng quy mô và tính công phu còn thấp. Các loại hình hoạt động này là khiêu vũ, chương trình ca nhạc, hát với nhau,...

Phục vụ ăn uống: ở Tiền Giang khâu phục vụ ăn uống rất tốt. Hầu hết các điểm, khu du lịch đều có các quán ăn tùy vào đối tượng mà phục vụ theo yêu cầu. Có các món ăn dân dã đến các món ăn cao thượng hơn, hay các món ăn đặc thù của địa phương. Đặc biệt là khu vực gần đến đường dẫn đường cao tốc có rất nhiều quán ăn phục vụ 24/24.


2.3.9. Các yếu tố khác‌

Tiền Giang đã xây dựng chương trình hợp tác, liên kết phát triển du lịch với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nhằm giúp đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng tính hấp dẫn với những nét độc đáo, đặc trưng của du lịch miệt vườn sông nước. Đây là yếu tố giúp tăng trưởng du lịch bền vững, lượng du khách và doanh thu du lịch lữ hành tăng mạnh qua từng năm. Sự gắn kết chặt chẽ trong phát triển du lịch giữa Tiền Giang với các tỉnh khu vực sông Tiền: Trà Vinh, Bến Tre, Vĩnh Long trong nhiều năm qua giúp tăng nhanh lượng du khách, là một minh chứng và bài học kinh nghiệm quí trong việc liên kết vùng, tiểu vùng, năm 2012 cũng như trong tương lai.

Ngành du lịch còn kết hợp với các ban ngành trong tỉnh, nhằm phát huy tối đa lợi thế tiềm năng sẵn có. Trong đó, an toàn trong du lịch rất quan trọng, nên việc kết hợp với lực lượng vũ trang của từng địa phương mà ngành đang làm tạo nên tính ổn định an ninh chính trị, xã hội, an toàn khi khách đi tham quan du lịch rất tốt. Hiện nay các điểm khu du lịch như Thới Sơn, Cái Bè, Tân Thành ngành quyết liệt xóa các điểm lôi kéo, ép khách mua hàng cũng như các dịch vụ xe ôm chặt chém khách.

Để chấn chỉnh kịp thời những hạn chế nêu trên, ngành du lịch Tiền Giang đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động cán bộ, quần chúng nhân dân tham gia thực hiện, phòng ngừa và đấu tranh với các hoạt động làm ảnh hưởng đến an toàn trật tự các khu, điểm du lịch. Các cơ quan tập trung kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi cò mồi, chèo kéo, ép giá, đeo bám khách du lịch, hoạt động du lịch “chui”… Ngoài ra, còn đẩy nhanh tiến độ thi công dự án khu đón tiếp đường bộ, có quy mô 2,5ha, nằm dưới chân cầu Rạch Miễu trên cù lao Thới Sơn, nhằm đưa hoạt động du lịch trên cù lao này đi vào nền nếp. Đồng thời kết hợp với các chính quyền địa phương tuyên truyền, giáo dục để hình ảnh còn người và đất Tiền Giang luôn luôn đẹp. Từ đó, mà khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế có thể quay lại với Tiền Giang trong thời gian không xa.


Tỷ lệ 1:300.000


Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tiền Giang.


Hình 2. BẢN ĐỒ DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG


Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch Tiền Giang đến năm 2020‌

3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch‌

- Du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Du lịch phát triển sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính đa ngành và xã hội hoá cao, nên phát triển du lịch là việc làm chung của các ngành, các cấp, với sự phối hợp đồng bộ và phải đặt dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh.

- Thực hiện chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tham gia kinh doanh du lịch, khai thác khả năng về vốn, tri thức,... Khuyến khích đầu tư nước ngoài và trong nước. Đầu tư có cân đối, tập trung. Quan tâm phát triển nguồn nhân lực du lịch.

- Phát triển du lịch phải mang tính bền vững, tính văn hoá dân tộc, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội và phát triển phải phù hợp theo quy hoạch tổng thể ngành.

3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch Tiền Giang đến năm 2020‌

3.1.2.1. Mục tiêu tổng thể‌

- Tối ưu hóa sự đóng góp của ngành du lịch vào GDP của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế bằng cách tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho sự phát triển của ngành, sao cho vào thập kỷ đầu của thế kỷ 21, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, tương xứng với tiềm năng du lịch của địa phương.

- Hoạt động du lịch phải gắn liền với việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa đặc thù của địa phương, bảo tồn được môi trường nhân văn trong sạch, đồng thời khai thác tốt các di sản văn hóa có giá trị giàu bản sắc dân tộc, các di tích lịch sử, công trình văn hóa, các lễ hội để phục vụ phát triển du lịch. Góp phần tạo điều kiện trong giáo dục truyền thống cho thanh thiếu niên.


- Hoạt động du lịch phải gắn liền với những hành động cụ thể về bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững, từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo khai thác các tài nguyên du lịch.

- Qui hoạch phát triển du lịch tỉnh nhằm thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế, nhưng phải đảm bảo được an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của địa phương.

- Cung cấp thông tin tư liệu, những định hướng chiến lược cơ bản để khuyến khích hỗ trợ cho sự phát triển. Sự phối hợp giữa các ban ngành có tác động tích cực, tạo đà cho sự phát triển du lịch. Du lịch phát triển sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện môi trường để các ngành kinh tế - xã hội khác cùng phát triển.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020‌

Mục tiêu cụ thể dựa vào những mục tiêu chung làm phương hướng, xây dựng từng khâu từ sự tăng trưởng GDP đóng góp cho tỉnh đến tăng thêm lượng khách đến tham quan du lịch. Đồng thời kéo theo sự phát triển các dịch vụ như: ăn uống, vui chơi, giải trí,...Từ đó, đa dạng hình thức kinh doanh du lịch theo từng địa phương, theo mùa du lịch.

Bảng 3.1. Dự kiến tăng trưởng GDP ngành du lịch thời kỳ 2015 - 2020

(Theo giá so sánh 1994).

Đơn vị: tỷ đồng


Mục tiêu

Phương án

Năm 2015

Năm 2020

GDP cả tỉnh

I

20.726,632

34.106,485

II

21.665,383

36.570,430

GDP khu vực 3

I

9.256,112

16.679,815

II

9.709,632

17.889,367

GDP ngành Du lịch

I

958,510

1.680,834

II

1.051,501

1.937,322

Tốc độ tăng trưởng

I

10,95%

11,89%

II

12%

13%

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Tiền Giang năm 2006.


Bảng 3.2. Dự kiến tăng trưởng GDP du lịch thời kỳ 2015-2020 ( Theo giá hiện hành )‌

ĐVT: Tỷ đồng


Mục tiêu

Phương án

Năm 2015

Năm 2020

GDP cả tỉnh

I

41.888,523

87.960,625

II

43.785,739

94.315,139

GDP khu vực 3

I

18.706,602

43.017,243

II

19.623,166

46.136,677

GDP ngành Du lịch

I

1.937,149

4.334,871

II

2.125,084

4.996,353

Tỷ trọng

GDP tỉnh

I

4,62%

4,93%

II

4,85%

5,30%

GDP khu vực 3

I

10,36%

10,08%


II

10,83%

10,83%

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Tiền Giang năm 2006.

Trong hai mốc rất quan trọng trong quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, đó là mốc năm 2015 và 2020. Dự kiến tăng trưởng GDP cả giá so sánh 1994 và giá hiện hành theo hai phương án. Điều này cho thấy, khả năng sẽ đạt được các con số đã nêu trên rất khả thi. Qua đánh giá thực trạng du lịch của tỉnh khả năng phát triển còn ở dạng tiềm năng cho nên việc khai thác tốt tiềm năng, tổ chức tốt các hoạt động thì sự đóng góp GDP riêng ngành du lịch vào GDP của tỉnh tăng là tất yếu. Theo đà tăng trưởng trên thì phương án hai (theo giá hiện hành) có thể đạt được năm 2015 chiếm tỷ trọng là 4,85%, năm 2020 chiếm tỷ trọng là 5,30%. Riêng khu vực III ngành du lịch sẽ chiếm tỷ trọng năm 2015 và 2020 là 10,83%. Các con số này cho thấy mục tiêu đặt ra còn nhỏ so với những lợi thế mà tỉnh đầu tư vào các công trình cũng như những dự án khá lớn. Đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật, quy hoạch các khu du lịch với nhiều khu chức năng, phát triển nhiều sản phẩm du lịch.


Đến Tiền Giang chủ yếu tham quan, giải trí sông nước miệt vườn, du lịch nghỉ biển và một số ít khách vãng lai, thăm viếng. Đặc biệt một vài năm trở lại đây khách đến Tiền Giang tham quan, du lịch tăng cao nhất là vào các dịp lễ, nghỉ cuối tuần.

Với việc đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười, các khu du lịch dọc biển Tân Thành và làng du lịch cù lao Thới Sơn sẽ mở ra hướng phát triển thu hút khách du lịch nội địa tăng nhanh, nhất là dòng khách từ thành phố Hồ Chí Minh đổ xuống khi đường cao tốc và cầu Mỹ Lợi qua quốc lộ 50 hoàn thành.

Biểu đồ 3.1. Dự kiến tăng trưởng khách du lịch – Phương án I, giai đoạn 2015 – 2020

Nguồn Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Tiền Giang năm 2006 1

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Tiền Giang năm 2006.

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí