Dự Kiến Tăng Trưởng Khách Du Lịch – Phương Án Ii, Giai Đoạn 2015 – 2020‌


Biểu đồ 3.2. Dự kiến tăng trưởng khách du lịch – Phương án II, giai đoạn 2015 – 2020‌

Nguồn Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Tiền Giang năm 2006 Phát triển của 1

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Tiền Giang năm 2006.

Phát triển của ngành du lịch Tiền Giang không tách rời với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, xu thế phát triển du lịch cả nước và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, dự báo mức tăng trưởng của ngành du lịch Tiền Giang được dự tính với tốc độ phát triển, dựa trên định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến 2020. Dự kiến tốc độ tăng GDP của tỉnh từ nay đến năm 2020 tăng từ 9,5% - 10,5%, định hướng này cũng được tính toán phù hợp với chiến lược phát triển du lịch cả nước. Dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP du lịch bình quân đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 11,89% năm. Tỷ trọng GDP du lịch trong khu vực đến 2020 tỷ trọng nầy là 10,08%.

Để đạt mục tiêu đối với dự báo này ngành du lịch cần có sự đầu tư đồng bộ các cơ sở hạ tầng, vật chất - kỹ thuật, các khu vui chơi, giải trí, …phục vụ du lịch.


Bảng 3.3. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư du lịch thời kỳ 2011-2020

Đơn vị: tỷ đồng


Giai đoạn

Nhu cầu đầu tư

PA I

PA II

2011-2015

1.315

1.446

2016-2020

2.014

2.215

Tổng số trong cả thời kỳ

3.329

3.661

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Tiền Giang năm 2006.

Nhằm đạt hiệu quả cao trong quy hoạch phát triển cần phải có kế hoạch tập trung đầu tư trọng điểm tránh đầu tư dàn trãi, manh mún chậm phát huy hiệu quả. Việc xác định vốn đầu tư ở từng giai đoạn trên cơ sở giá trị tăng thêm và hệ số ICOR (Incremental Capital - Output Rate).

Dự kiến hệ số ICOR sẽ là 2,5 nhu cầu vốn đầu tư là 1.315 tỷ đồng cho giai đoạn 2011-2015 và hệ số ICOR du lịch sẽ là 2 với nhu cầu vốn đầu tư là 2.014 tỷ đồng cho giai đoạn 2016 - 2020.

Việc đầu tư vốn cho giá trị tăng thêm là một việc làm không ngừng. Đây được xác định là mục tiêu luôn hướng tới, cho dù đó là ngành nào. Trong du lịch, không thể thiếu vốn cho một sản phẩm du lịch, khu du lịch,... đang hoạt động hiệu quả, doanh thu không ngàng tăng thì không lý do gì mà không đầu tư. Đồng thời phát huy các lợi thế hiện có, cạnh tranh với thị trường du lịch trong nước cũng như quốc tế. Ngoài việc đó, còn làm tăng thêm giá trị doanh thu cho ngành, tạo sức bật không ngừng tăng trưởng theo từng mục tiêu, giai đoạn mà ngành đã đặt ra.

Trong giai đoạn 2012 - 2015, chỉ tiêu về khách lữ hành, khách lưu trú, khách vận chuyển đều tăng qua các năm. Trong đó, khách lữ hành đặt mục tiêu rất cao, đây là thế mạnh thu hút khách của tỉnh, chứng tỏ qua nhiều năm đánh giá thấy được loại hình này lúc nào cũng thu hút lượng khách rất lớn nhất là khách quốc tế. Các dịch vụ lữ hành đã và đang từng bước nâng cao chất lượng phục vụ, hoàn thiện về cở sở vật chất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đối với du khách. Do đó, đặt mục tiêu tốc độ tăng bình quân 8,50% và có thể đạt được là điều dễ thấy cho ngành du


lịch tỉnh. Tuy nhiên các dịch vụ khác có tốc độ tăng bình quân cao hơn so với khách du lịch lữ hành, cụ thể là khách lưu trú tăng 11,0% năm, khách vận chuyển có tốc độ tăng bình quân 10,27% năm. Tốc độ tăng trưởng này phù hợp với thực tế của ngành du lịch tỉnh, qua thực trạng ta thấy thì doanh thu từ các hoạt động lưu trú và lữ hành lúc nào cũng chiếm ưu thế nhất.

Bảng 3.4. Chỉ tiêu về doanh thu du lịch, giai đoạn 2013 – 2020

Đơn vị: triệu đồng


Mục tiêu

Thực hiện

2013

2014

2015

2016


Doanh thu

1.367.425

1.517.158

1.682.929

1.883.366

2017

2018

2019

2020

2.107.675

2.358.699

2.639.620

2.953.726

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Tiền Giang năm 2006.

Qua kết quả khảo sát thực tế và thống kê, thì trong năm 2004 mức chi tiêu trung bình mỗi ngày của một khách quốc tế là 7,5 USD (tương đương 117.500 đồng VN) và một khách nội địa là 90.000 đồng và năm 2005 chi tiêu một khách quốc tế khoảng 8 USD (tương đương 126.000 đồng) và một khách nội địa là 100.000 đồng/người. Trong thời gian tới, với việc tăng cường mở rộng các khu du lịch, khu tham quan vui chơi giải trí, chất lượng các dịch vụ được nâng lên thì mức chi tiêu của khách du lịch cũng sẽ tăng lên.

Trên cơ sở dự báo khách du lịch, số ngày lưu trú trung bình, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch tăng lên. Từ đó dự tính mức chi tiêu bình quân của khách là:

- Khách quốc tế :

. Giai đoạn 2011 - 2015 : bình quân 17 USD/người/ngày.

. Giai đoạn 2016 - 2020 : bình quân 22 USD/người/ngày.

- Khách nội địa :

. Giai đoạn 2011 - 2015 : bình quân 180.000 đ/người/ngày.

. Giai đoạn 2015 - 2020 : bình quân 250.000 đ/người/ngày.


Đến năm 2020 dự kiến cơ cấu chi tiêu khách cao nhất vẫn là tham quan(28,26%) và ăn uống (56,92%), còn lại lưu trú chỉ đạt 11,30% dịch vụ khác và mua sắm 3,50%. Nhìn chung, để tăng nguồn thu từ các hoạt động du lịch, cần phải có giải pháp kích cầu cho du khách chi tiêu, nhất là chi tiêu vào các khoản dịch vụ vui chơi giải trí và mua sắm. Như vậy, việc đầu tư xây dựng các khu du lịch, khu vui chơi giải trí, các công trình thể thao dưới nước, các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, sản phẩm lưu niệm đặc trưng, ... không chỉ thu hút khách mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu chi tiêu, hướng vào chi tiêu mua sắm hàng hóa và dịch vụ du lịch ngày càng tăng.

3.2. Định hướng phát triển du lịch‌

3.2.1. Định hướng chung du lịch của Việt Nam‌

Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới và khu vực đã và đang tạo những cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển du lịch Việt Nam. Trước bối cảnh và xu hướng đó, định hướng phát triển Du lịch Việt Nam phải đáp ứng được những yêu cầu mới của thời đại về tính chuyên nghiệp, tính hiện đại, hội nhập và hiệu quả đồng thời bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, yếu tố truyền thống để phát triển bền vững, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước và đáp ứng yêu cầu cạnh tranh quốc tế.

Đánh giá của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR) về những thành công và hạn chế trong phát triển du lịch thời gian qua có thể rút ra bài học kinh nghiệm định hướng cho giai đoạn tới là: thứ nhất, lấy hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường là mục tiêu phát triển tổng thể; thứ hai, chất lượng sản phẩm và thương hiệu là yếu tố quyết định; thứ ba, doanh nghiệp là động lực chính của quá trình phát triển và thứ tư, phân cấp và liên kết là trọng tâm quản lý.

Trong giai đoạn tới, Du lịch Việt Nam tiếp tục duy trì quan điểm phát triển bền vững với mục tiêu phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn và có đẳng cấp trong khu vực. Để đạt mục tiêu đó, ngành Du lịch cần đặt trọng tâm vào phát triển du lịch có chất lượng,


có thương hiệu, có tính chuyên nghiệp và hiện đại trên cơ sở khai thác tối ưu nguồn lực và lợi thế quốc gia, phát huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa và vai trò động lực của các doanh nghiệp.

Đối với phát triển sản phẩm và định hướng thị trường cần tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, có thế mạnh nổi trội. Ưu tiên phát triển du lịch biển; phát triển du lịch văn hóa làm nền tảng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm; liên kết phát triển sản phẩm khu vực gắn với các hành lang kinh tế.

Xác định thị trường mục tiêu với phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán; ưu tiên thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần tuý, lưu trú dài ngày. Phát triển thị trường nội địa chú trọng khách nghỉ dưỡng, giải trí, lễ hội, mua sắm. Tập trung thu hút thị trường khách quốc tế gần đến từ Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái bình dương (Singapore, Malaysia, Inđônêxia, Thái Lan, Úc); Tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Scandinavia), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina); mở rộng thị trường mới từ Trung Đông.

Phát triển các thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu điểm đến nổi bật để từng bước tạo dựng hình ảnh, thương hiệu cho Du lịch Việt Nam. Trước hết, Nhà nước sẽ tập trung hỗ trợ phát triển các thương hiệu du lịch có tiềm năng như: Saigontourist, Vinpearl Land, Hạ Long, Phú Quốc, Mũi Né, Hội An, Huế, Sapa, Đà Lạt.

Tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa công tác xúc tiến quảng bá du lịch nhằm vào thị trường mục tiêu theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm tiêu điểm. Các chương trình, chiến dịch quảng bá được triển khai tập trung vào các nhóm thị trường ưu tiên. Cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia có vai trò chủ đạo trong việc hoạch định chương trình xúc tiến quảng bá quốc gia và huy


động các tổ chức, doanh nghiệp chủ động tham gia theo cơ chế “cùng mục tiêu, cùng chia sẻ”

Coi trọng phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; tập trung đào tạo nhân lực bậc cao, đội ngũ quản lý trở thành lực lượng “máy cái” để thúc đẩy chuyển giao, đào tạo tại chỗ theo yêu cầu công việc.

Định hướng và tổ chức phát triển du lịch theo vùng lãnh thổ phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với vùng kinh tế, vùng văn hoá, vùng địa lý, khí hậu và các hành lang kinh tế. Trong mỗi vùng có các địa bàn trọng điểm du lịch tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du lịch. Vùng phát triển du lịch có không gian và quy mô phù hợp, có đặc điểm thuần nhất về tài nguyên, địa lý và hiện trạng phát triển du lịch; tăng cường khai thác yếu tố tương đồng và bổ trợ trong vùng, yếu tố đặc trưng của vùng và liên kết khai thác yếu tố liên vùng để phát triển mạnh sản phẩm đặc thù, tạo các thương hiệu du lịch vùng.

Đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm theo định hướng ưu tiên; tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch, kết cấu hạ tầng, xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch. Các chương trình ưu tiên tập trung đầu tư như:

(1) Chương trình đầu tư hạ tầng du lịch;

(2) Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch;

(3) chương trình xúc tiến quảng bá du lịch,

(4) chương trình phát triển sản phẩm và thương hiệu du lịch;

(5) đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển;

(6) đề án phát triển du lịch biên giới;

(7) đề án phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái;

(8) chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu trong ngành du lịch,

(9) Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, quy hoạch phát triển du lịch theo vùng và khu du lịch quốc gia;


(10) chương trình điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch và tài khoản vệ tinh du lịch.

3.2.2. Định hướng du lịch của đồng bằng sông Cửu Long‌

3.2.2.1. Thị trường du lịch‌

Tập trung khai thác thị trường Đông Nam Á, đặc biệt là Campuchia và thị trường Việt kiều. Duy trì thị trường Đông Bắc Á, Tây Âu, Bắc Mỹ. Phát huy thị trường khách du lịch nội địa truyền thống của vùng là thị trường thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ.

3.2.2.2. Sản phẩm du lịch‌

Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long: du lịch tham quan sông nước, miệt vườn kết hợp nghỉ tại nhà dân, du lịch văn hóa tìm hiểu văn hóa các dân tộc trong vùng, du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái đa dạng của vùng, du lịch biển đảo cao cấp (tại Phú Quốc, Hà Tiên). Hình thành và phát huy các sản phẩm liên kết của từng khu vực tạo sức cạnh tranh cao cho các chương trình du lịch tổng hợp.

3.2.2.3. Tổ chức không gian du lịch vùng‌

Nhằm phát huy thế mạnh từng khu vực, xây dựng sản phẩm đặc thù trên cơ sở phân vùng sinh thái, văn hóa, tạo điều kiện phát triển các sản phẩm liên kết, khai thác lợi thế về cơ sở vật chất của từng địa phương, phân vùng lãnh thổ du lịch đồng bằng sông Cửu Long được chia thành 4 cụm du lịch:

Cụm trung tâm: gồm thành phố Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang và Hậu Giang với sản phẩm nổi trội của vùng là du lịch tham quan sông nước, du lịch với mục đích thương mại, du lịch lễ hội và du lịch nghỉ dưỡng biển đảo cao cấp.

Cụm bán đảo Cà Mau: gồm các tỉnh Cà Mau, Bặc Liêu và Sóc Trăng với các sản phẩm du lịch quan trọng là tham quan điểm cực Nam Tổ quốc, du lịc sinh thái tại các khu rừng ngập mặn và du lịch văn hóa, lễ hội gắn với văn hóa dân tộc Khmer tại Sóc Trăng.


Cụm duyên hải phía Đông: gồm các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh với các sản phẩm chủ đạo là du lịch sông nước, miệt vườn, nghỉ tại nhà dân, tham quan làng nghề, di tích lịch sử cách mạng.

Cụm Đồng Tháp Mười: gồm hai tỉnh Long An và Đồng Tháp với sản phẩm du lịch chủ đạo là du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng ngập nước nội địa Đồng Tháp Mười.

3.2.2.4. Các tuyến du lịch vùng‌

* Tuyến du lịch đường bộ:

- Tuyến du lịch thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ, từ trục này xuất phát các tuyến nhánh đi các địa phương khác trong vùng.

- Tuyến du lịch duyên hải theo quốc lộ 80.

- Tuyến N1 bám dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia.

* Tuyến du lịch đường hàng không: xuất phát từ vùng hiện có 4 sân bay Cần Thơ, Phú Quốc, Rạch Giá và Cà Mau tới các sân bay khác trong cả nước. Có khả năng kết nối với các tuyến hàng không quốc tế qua các sân bay Cần Thơ và Phú Quốc.

* Tuyến du lịch đường sông:

- Tuyến du lịch dọc sông Tiền và sông Hậu.

- Tuyến kết nội đường sông với thành phố Hồ Chí Minh.

* Tuyến du lịch đường biển: các tuyến du lịch đường biển quốc tế kết nối đồng bằng sông Cửu Long với khu vực qua cảng An Thới, Phú Quốc.

3.2.2.5. Định hướng đầu tư:‌

- Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành: khách sạn, các khu du lịch tổng hợp có chất lượng cao, cơ sở vui chơi giải trí và cung cấp các dịch vụ bổ sung đạt tiêu chuẩn quốc tế, các cơ sở đào tạo, tuyên truyền quảng bá du lịch.

- Đầu tư cho các ngành dịch vụ có liên quan đến tổ chức hoạt động du lịch.

- Đầu tư kết cấu hạ tầng đạt chất lượng cao, đặc biệt là các khu du lịch. Đầu tư các cảng du lịch (Mỹ Tho, Cần Thơ, Châu Đốc, Rạch Giá, Phú Quốc,...), sân bay quốc tế Phú Quốc, Cần Thơ và các sân bay du lịch ở các trọng điểm. Đẩy nhanh tiến

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí