KÊT LUẬN
Bancassurance là kênh phân phối không còn xa lạ ở những nước có thị trường tài chính phát triển. “Bán bảo hiểm qua ngân hàng” đã thể hiện là một trong những kênh phân phối hiệu quả để thúc đẩy bán hàng, tăng doanh thu phí bảo hiểm. Tuy ra đời muộn hơn so với các loại hình hợp tác kinh doanh khác nhưng Bancassurance đã đem lại những hiệu quả và thành công đáng kể và dang không nhừng mở rộng phạm vi hoạt động, ảnh hưởng đối với nèn kinh tế các nước. Đối với ngân hàng và các công ty bảo hiểm, đây thực sự là một dịch vụ hấp dẫn và sinh lợi nhuận. Mô hình Bancassurance không những giúp công ty bảo hiểm khai thác được lượng khách hàng dồi dào của ngân hàng, giúp ngân hàng đa dạng hóa các lĩnh vực hoạt động và các dịch vụ tài chính, đồng thời cung cấp dịch vụ tài chính trọn gói cho khách hàng. Do vậy, ứng dụng và phát triển mô hình dịch vụ Bancassurance trở thành một xu thế tất yếu trên thế giới. Hiện nay Bancassurance không chỉ được ứng dụng hiệu quả ở Mỹ hay châu Âu, châu Mỹ Latinh, mà nó còn được triển khai mạnh mẽ ở thị trường mới và đang phát triển tại châu Á, đem lại lợi nhuận cho hai ngành ngân hàng và bảo hiểm, thúc đẩy sự phát triển kinh tế quốc gia và khu vực.
Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), những rào cản về lĩnh vực bảo hiểm trong Hiệp định thương mại Việt – Mỹ kết thúc tạo cho các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam nhiều cơ hội, điều kiện kinh doanh an toàn và hiệu quả hơn. Trước xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế như vậy thì thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, buộc các công ty bảo hiểm trong nước phải có những thay đổi trong chiến lược marketing, đặc biệtl à chiến lược phân phối sản phẩm. Bancassurance
chắc chắn sẽ là một trong những kênh phân phối hiệu quả để thúc đẩy bán hàng, tăng doanh thu phí bảo hiểm nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng mà Chính phủ Việt Nam đặt ra cho các công ty bảo hiểm trong nước. Một số ngân hàng và công ty bảo hiểm đã hòa cùng xu thế hội nhập, bắt tay hợp tác triển khai mô hình Bancassurance, tuy nhiên những liên kết này mới chỉ dừng lại ở những hình thức sơ đẳng nhất. Tuy rằng Việt Nam có khả năng tương đối thuận lợi để ứng dụng Bancassurance, nhưng đây vẫn là mô hình mới, và vẫn còn nhiều hạn chế vướng mắc từ bản thân các ngân hàng, công ty bảo hiểm cũng như từ phía pháp luật, chính sách quản lý của nhà nước. Đó là những bất cập về môi trường pháp lý chưa có quy định cụ thể điều chỉnh hoạt động của mô hình Bancassurance, về ý thức hợp tác của bản thân các đơn vị thành viên của liên kết ngân hàng – bảo hiểm cũng như trình độ nhận thức tầm quan trọng của việc tham gia bảo hiểm của người dân còn hạn chế…
Để giải quyết những vấn đề này, theo quan điểm của tác giả, các cơ quan quản lý nhà nước cần có các giải pháp cụ thể cho các ngân hàng, công ty bảo hiểm, các giải pháp nhằm nâng cao trình độ của nhận thức của người dân về tầm quan trọng của bảo hiểm; từ đó thúc đẩy sự phát triển của Bancassurance tại Việt Nam, phát huy hiệu quả cũng như lợi ích tối đa mà mô hình này đem lại. Xuất phát từ thực tế đó, bài khóa luận này hy vọng đem lại cái nhìn rõ nét hơn về Bancassurance cũng như góp ý những đề xuất giải pháp để ứng dụng hiệu quả kênh phân phối còn khá mới mẻ này tại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Phát Triển Mô Hình Bancassurance Trên Thị Trường Bảo Hiểm Việt Nam
- Giải Pháp Phát Triển Mô Hình Bancassurance Tại Việt Nam
- Thực trạng vận dụng mô hình Bancassurane vào thị trường bảo hiểm Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
1. “Thị trường bảo hiểm Việt Nam những tháng đầu năm 2008” ((08/2008), Tạp chí thị trường bảo hiểm – tái bảo hiểm Việt Nam (2 + 3).
2. ThS. Đỗ Tất Cường (07/2009), “Quan hệ hợp tác giữa ngân hàng và bảo hiểm ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội (13+14).
3. PGS.TS Trần Huy Hoàng (07/2008), “Vận dụng mô hình Bancassurance vào thị trường bảo hiểm ở Việt Nam”, Tạp chí phát triển kinh tế, (213).
4. ThS. Huỳnh Thị Hương Thảo (2008), “Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng (6).
5. ThS. Hồ Thủy Tiên (02/2007), “Kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng ở Việt Nam thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Phát triển kinh tế (tháng 2/2007).
6. Ths. Nguyễn Thùy Trang (03/2009), “Đi tìm cơ chế cho hoạt động Bancassurance ở Việt Nam”, Tạp chí nhà quản lý, (69), tr.14.
7. H.Y (2008), “Bancassurance và thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam”, Tạp chí Tài chính – Bảo hiểm, (2).
8. Nguyễn Đức Tuấn (2008), “Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam: Thực trạng và triển vọng”, Tạp chí Tài chính – bảo hiểm (2).
9. Các website:
- http://www.sotaichinh.soctrang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gLR1dvZ09LYwMDCw9zA0-TUD-
TMG9342BzY_2CbEdFAKxhn7s!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sotaichinh/stc/td/tts/ramatliendoan
- http://www.bic.vn/front- end/index.asp?website_id=39&menu_id=731&parent_menu_id=721&fuse action=DISPLAY_ALL_ARTICLE_BY_MENU&hide_menu=0
- http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/09/090603.html
- http://www.acelife.com.vn/Products-and-Services/Bancassurance
- http://www.towersperrin.com/tillinghast/publications/publications/e mphasis/Emphasis_2003_4/NighSaunders.pdf
- http://www.google.com.vn/url?sa=t&source=web&ct=res&cd=12&ved=0CBkQFjABOAo&url=http%3A%2F%2Fit.milliman.com%2FPubblicazioni%2Fpdfs%2Feuropean-bancassurance-benchmark-08-01-08.pdf&rct=j&q=%27%27survey+report+of+swiss%27%27/bancassurance&ei=xPXsS-j2LYKYsgO-k6TEDw&usg=AFQjCNHIAsZKXR4wec9zN1j5to0KhjAi8w
- http://www.google.com.vn/#hl=vi&q=%27%27survey+report+of+s wiss%27%27%2Fbancassurance&aq=f&aqi=&aql=&oq=&gs_rfai=&fp=e 7b79e063c305b85