Thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

----------


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM


Sinh viên thực hiện : Lê Diệu Ly

Lớp : Anh 8

Khóa : 45B

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Trần Hồng Ngân


Hà Nội - 05/2010

MỤC LỤC


DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG, BIỂU, TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG 4

1. Khái niệm NTD và vai trò của NTD đối với nền kinh tế 4

1.1. Khái niệm NTD 4

1.2. Vai trò của NTD đối với nền kinh tế 6

2. Quyền lợi và trách nhiệm của NTD 9

2.1. Quyền lợi của NTD 9

2.1.1. Theo quy định của Liên hiệp quốc 9

2.1.2. Theo quy định tại Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD của Việt Nam 12

2.2. Trách nhiệm của NTD 13

3. Bảo vệ quyền lợi NTD và ý nghĩa của việc bảo vệ quyền lợi NTD 14

3.1. Bảo vệ quyền lợi NTD 14

3.1.1. Các nhân tố tham gia bảo vệ quyền lợi NTD 14

3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyền lợi NTD 17

3.2. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền lợi NTD 18

3.2.1. Đối với chính trị - xã hội 18

3.2.2. Đối với kinh tế 19

4. Tổ chức Quốc tế NTD và hướng dẫn của Liên hợp quốc về bảo vệ NTD 20

4.1. Tổ chức Quốc tế NTD - Consumers International 20

4.2. Hướng dẫn của Liên hợp quốc về bảo vệ NTD 22

4.2.1. Giới thiệu 22

4.2.2. Mục tiêu 23

4.2.3. Nguyên tắc chung 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM 25

1. Tình hình vi phạm quyền lợi NTD ở Việt Nam 25

1.1. Thực trạng vấn đề vi phạm quyền lợi NTD ở Việt Nam 25

1.1.1. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh gây ảnh hưởng đến quyền lợi NTD 25

1.1.1.1. Vấn đề độc quyền 25

1.1.1.2. Tình trạng liên kết làm giá 28

1.1.1.3. Vấn đề bán hàng đa cấp 29

1.1.1.4. Vấn đề đầu cơ găm hàng, nói thách, nâng giá tùy tiện. 29

1.1.2. Vấn đề an toàn khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ 30

1.1.2.1. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm 30

1.1.2.2. Vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng 32

1.1.3. Vấn đề cung cấp thông tin cho NTD 38

1.1.3.1. Vấn đề nhãn hàng 38

1.1.3.2. Vấn đề về thông tin quảng cáo, khuyến mại 41

1.1.4. Vấn đề xâm phạm quyền và lợi ích kinh tế của NTD 44

1.1.4.1. Vấn đề giá cả hàng hóa 44

1.1.4.2. Vấn đề đo lường hàng hóa 45

1.1.5. Vấn đề khiếu nại và bồi thường thiệt hại cho NTD 46

1.1.6. Vấn đề nhận thức của NTD và doanh nghiệp về các quyền và trách nhiệm của mình 48

1.1.7. Vấn đề tiêu dùng bền vững 49

1.2. Đánh giá thực trạng tình hình vi phạm quyền lợi NTD ở Việt Nam 50

2. Thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam 51

2.1. Hệ thống Pháp luật về vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam 51

2.1.1.1. Pháp lệnh Bảo vệ NTD 51

2.1.1.2. Nghị định 55/2008/NĐ-CP 52

2.1.1.3. Các văn bản liên quan 55

2.1.1.4. Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 55

2.1.1.5. Đánh giá về hệ thống pháp luật về bảo vệ NTD ở Việt Nam 59

2.2. Tình hình hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước 61

2.2.1. Các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam61

2.2.2. Tình hình một số hoạt động của các cơ quan chức năng chuyên ngành ở Việt Nam 63

2.2.2.1. Hoạt động quản lý ATVSTP 63

2.2.2.2. Hoạt động quản lý nhãn hàng 64

2.2.2.3. Hoạt động tiêu chuẩn hoá 65

2.2.2.4. Hoạt động đấu tranh chống hàng nhái hàng giả và quản lý đo lường 67

2.3. Thực trạng hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD của các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam 68

2.3.1. Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam - VINASTAS 68

2.3.2. Các hoạt động của VINASTAS 69

2.4. Đánh giá hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD 71

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM. 74

1. Kinh nghiệm bảo vệ NTD của một số nước. 74

1.1. Kinh nghiệm bảo vệ quyền lợi NTD của Pháp 74

1.2. Kinh nghiệm bảo vệ quyền lợi NTD của Trung Quốc 75

1.3. Kinh nghiệm bảo vệ quyền lợi NTD của Mỹ 76

1.4. Kinh nghiệm bảo vệ quyền lợi NTD của Thái Lan 77

1.5. Kinh nghiệm bảo vệ quyền lợi NTD của Canada 78

1.6. Kinh nghiệm bảo vệ quyền lợi NTD của Ấn Độ 79

1.7. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 80

2. Một số giải pháp tăng cường bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam 82

2.1. Giải pháp từ phía Nhà nước 82

2.1.1. Tăng cường và hoàn thiện pháp luật bảo vệ NTD và tòa án bảo vệ NTD. 82

2.1.2. Tuyên truyền giáo dục, nâng cao khả năng tự bảo vệ của NTD 82

2.1.3. Nâng cao ý thức bảo vệ quyền lợi NTD của doanh nghiệp 83

2.1.4. Cải thiện hoạt động của thị trường 84

2.2. Giải pháp từ phía các cơ quan tổ chức 85

2.2.1. Tăng nguồn kinh phí và xây dựng cơ sở hạ tầng 85

2.2.2. Xây dựng nguồn nhân lực 85

2.2.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức 86

2.2.4. Tăng cường sự liên hệ với NTD 86

2.3. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp 87

2.3.1. Nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh 87

2.3.2. Cung cấp những thông tin trung thực về hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp 88

2.3.3. Tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp nhằm chiếm được lòng tin của NTD. 88

2.4. Giải pháp từ phía NTD 88

2.4.1. Tìm hiểu kỹ thông tin trước khi mua hàng 89

2.4.2. Mua hàng có nguồn gốc rõ ràng 89

2.4.3. Nâng cao ý thức về ATVSTP 90

2.4.4. Lấy hóa đơn, phiếu bảo hành khi mua hàng 90

2.4.5. Phản ứng mạnh mẽ với những hành vi xâm phạm quyền lợi NTD 91

KẾT LUẬN 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG, BIỂU, TỪ VIẾT TẮT


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Thuật ngữ

NTD DN CI

PLBVNTD BVQLNTD VINASTAS ATVSTP WTO

TCĐLCL

Người tiêu dùng Doanh nghiệp

Consumers International

Pháp lệnh Bảo vệ Người tiêu dùng Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng

Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam An toàn vệ sinh thực phẩm

World Trade Organization

Tổng cục đo lường chất lượng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam - 1


DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG, BIỂU


Tên hình vẽ, bảng, biểu

Trang

Hình 1: Thang bậc nhu cầu của con người

3

Bảng 1: Mức độ tăng giá sản xuất một số sản phẩm theo mức tăng giá điện

27-28

Biểu đồ 1: Giá xăng và dầu thô ở Việt Nam từ 11/2007 đến 11/2008 Biểu đồ 2: 10 quốc gia bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ kém nhất thế giới Biểu đồ 3: Tỷ lệ vị phạm quy chế ghi nhãn hàng trong một số ngành. Biểu đồ 4: Thái độ tiếp nhận khiếu nại của khách hàng

26


38


41


48

LỜI MỞ ĐẦU


NTD là một lực lượng đông đảo và có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế nói riêng và sự phát triển của toàn xã hội nói chung. Trong chính sách kinh tế của quốc gia, “kích cầu” là một biện pháp mà các chính phủ thường sử dụng khi nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng bởi vì nó có tác dụng kích thích tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, giúp lưu thông nền kinh tế và làm cho nền kinh tế sớm thoát khỏi tình trạng trì trệ. Đồng thời, NTD là một mục tiêu vô cùng quan trọng trong quá trình hoạch định chiến lược của các doanh nghiệp nói riêng. Bên cạnh đó, khi NTD có tác động lớn đến nền kinh tế của một quốc gia thì cũng sẽ có tác động ít nhiều đến cả tổng thể xã hội của quốc gia đó. Thực tế cho thấy, khi kinh tế phát triển thì văn hóa, chính trị, xã hội cũng có những sự tiến bộ tương ứng. Do đó, việc nghiên cứu về hành vi tiêu dùng và củng cố hơn nữa vai trò của NTD là rất quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của NTD, từ đó mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mình và sự thịnh vượng cho nền kinh tế.

Với vai trò quan trọng như vậy, lẽ ra NTD phải được các doanh nghiệp tôn trọng và bảo vệ quyền lợi. Tuy nhiên, NTD lại đang là những người phải chịu thiệt thòi khi thực hiện hành vi tiêu dùng. So với doanh nghiệp, NTD thường ở vào vị trí bất lợi hơn về thông tin của sản phẩm và do đó, các doanh nghiệp dễ dàng lợi dụng để kiếm lời bất chính. Trên thực tế, những hành vi xâm phạm quyền lợi NTD là rất phổ biến và dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nói riêng. Bởi vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là làm thế nào để quyền và lợi ích chính đáng của NTD được bảo vệ cũng như việc nâng cao ý thức của doanh nghiệp, của người dân và toàn xã hội về vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD.

Ở Việt Nam, với cơ chế quản lý thị trường và hàng hóa còn nhiều hạn chế, NTD còn chưa được đặt đúng vị thế mà đáng lẽ ra họ phải được hưởng. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế nước ta đang bước vào giai đoạn hội nhập toàn cầu một cách

sâu rộng, bên cạnh mặt tốt là thị trường hàng hóa dịch vụ trở nên phong phú đa dạng thì kéo theo đó là sự khó khăn trong việc quản lý hành vi của doanh nghiệp cũng như vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD. Vi phạm quyền lợi NTD ở nước ta đang là một vấn đề nóng hổi và cần được sự tham gia của các cơ quan chức năng, các hội bảo vệ NTD và dư luận toàn xã hội.

Với tư cách là một trong số đông những NTD, em thấy quyền lợi NTD Việt Nam đang bị xâm phạm nghiêm trọng. Việc nghiên cứu thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD để tìm ra nguyên nhân và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả trong các hoạt động này là một vấn đề cần kíp. Do đó em đã chọn đề tài “Thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam” để nghiên cứu trong bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Thông qua bài khóa luận, em hi vọng sẽ mang lại một cái nhìn vừa tổng quát, vừa cụ thể về tình hình bảo vệ quyền lợi NTD ở nước ta hiện nay và đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD Việt Nam.

Bài khóa luận gồm có ba chương:


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM

Để có thể phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững thì bên cạnh các chính sách, mục tiêu khác, chúng ta cần phải thực hiện được mục tiêu bảo vệ lợi ích của NTD. Để làm được điều này cần có sự góp sức và phối hợp chặt chẽ của toàn xã hội, trong đó cần có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD, tổ chức xã hội, doanh nghiệp cũng như chính bản thân NTD.

Trong khóa luận này, thực trạng vấn đề bảo vệ NTD không chỉ được nghiên cứu trên một phương diện nhất định mà em đã cố gắng xem xét vấn đề một cách

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/02/2024