số lượng du khách đến với Đà Lạt. Ngoài ra, các phương tiện khác như báo, tạp chí, phát thanh truyền hình, internet, thông tin từ các công ty du lịch, các khách sạn, hay các cuộc triển lãm, qua truyền miệng,… cũng góp phần không nhỏ trong việc quảng bá hình ảnh du lịch Đà Lạt đến với khách hàng tiềm năng.
Đối với du khách quốc tế, theo nghiên cứu, phương tiện hiệu quả nhất là tạp chí/ báo, tiếp theo là các kênh truyền hình nổi tiếng, internet, các tập gấp, sách nhỏ…
Thị trường du lịch hoàn toàn phục thuộc vào sự thể hiện và sự miêu tả trong hình thức in và/hoặc nghe nhìn. Sự trợ giúp của quảng bá sẽ cho du khách thấy sự hấp dẫn của điểm đến, tức là, lợi ích sản phẩm sẽ cơ bản giúp tạo ra nhu cầu cho điểm đến – Đà Lạt. Cần cung cấp thông tin nhiều hơn về sản phẩm, dịch vụ như giá cả, chất lượng, sự hấp dẫn. Thông tin đưa ra cũng cần phải phù hợp với nhu cầu du khách. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng du khách muốn biết nhiều thông tin về điểm du lịch hấp dẫn, tiếp theo là phương tiện đi lại và bản đồ rõ ràng, cơ sở kỹ thuật thuận tiện, an toàn, thủ tục làm visa, nhập cảnh… Những thông tin này tốt nhất là được đưa lên các tập gấp, sách nhỏ, cẩm nang hướng dẫn du lịch và có thể được phát miễn phí. Ngoài mục đích quảng bá, việc thông tin này còn góp phần làm giảm đi tình trạng “cò” khách hay tăng giá quá mức.
Mời hoặc hỗ trợ các tác giả sách du lịch nổi tiếng từ khắp nơi trong nước và trên thế giới đến viếng thăm Đà Lạt, đặc biệt là các đại diện từ The Lonely Planet một ấn phẩm về du lịch nổi tiếng nhất, rất uy tín và tin cậy đối với khách du lịch. Tổ chức các đoàn Fam Trip đến Đà Lạt cũng là hình thức quảng bá rất hiệu quả, bởi thành phần trong đoàn chính là đại diện các hãng lữ hành, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các cơ quan thông tấn báo chí, những nhân vật nổi tiếng, các chuyên gia du lịch… Hiệu ứng sau chuyến đi
rất thiết thực, đó chính là các bài viết nói về du lịch Đà Lạt, các hợp đồng hợp tác và sự tuyên truyền quảng cáo về thành phố hoa.
Những nỗ lực xa hơn nữa là khuyến khích sự hợp tác giữa các tỉnh Tây Nguyên hoặc sự liên kết sản phẩm du lịch “đô thị - rừng núi - biển cả” (TP. Hồ Chí Minh – Đà Lạt – Nha Trang, Vũng Tàu) hay “Con đường di sản miền Trung”, “Con đường xanh Tây Nguyên”… tổ chức các đợt quảng bá liên vùng, thậm chí liên quốc gia. Các hoạt động hợp tác này sẽ tiết kiệm chi phí quảng bá, thời gian và những nỗ lực trong phân phối và việc tiếp nhận thông tin.
2. Chiến lược chào bán (Sales Promotion): Nghiên cứu cho thấy rằng chào bán ảnh hưởng ít nhiều đến việc thu hút khách du lịch nhưng kém hơn so với quảng bá. Thực tế là sản phẩm du lịch Đà Lạt cũng còn được ít người biết tới, đặc biệt là từ Huế trở ra. Du lịch Đà Lạt đối với người dân có thu nhập trung bình, khá ở Bắc bộ còn khá mới mẻ, vì thứ nhất là khả năng chi trả có hạn, thứ hai là trong suy nghĩ của họ Đà Lạt quá xa xôi và còn như là một phố núi nhỏ đẹp và lãng mạn mà thôi. Khách du lịch quốc tế thì càng xa lạ hơn.
Như vậy, việc cung cấp các thông tin một cách rõ ràng, hiệu quả và đánh đúng vào nhu cầu của khách là cần thiết. Tuy nhiên, chào bán cũng cần thiết như một công cụ phụ thêm của quảng bá để củng cố thêm động lực cho du khách tới Đà Lạt. Với thị trường khách mục tiêu có mức chi tiêu vừa phải thì giá cả là yếu tố mà họ sẽ rất quan tâm.
Mục tiêu chào bán là thúc đẩy du khách hiện tại tiếp tục đi du lịch Đà Lạt, đồng thời khích lệ du khách tiềm năng quyết định đến Đà Lạt. Chào bán với các hãng lữ hành với mức giá hấp dẫn cũng sẽ khuyến khích họ xây dựng tour du lịch đưa khách đến Đà Lạt. Chính vì vậy cần có sự phối hợp giữa các ngành liên quan, sự hợp tác giữa các khách sạn, các hãng hàng không, các công ty vận chuyển, các công ty du lịch để đưa ra phương án tốt nhất.
Xúc tiến quảng bá có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, việc du khách đến với Đà Lạt ở lại bao lâu, chi bao nhiêu tiền và có trở lại lần sau hay không lại phụ thuộc vào chính sản phẩm du lịch có đáp ứng được các yêu cầu và có thoả mãn với sự kỳ vọng của họ hay không. Hiện nay, có tình trạng là du khách đến với Đà Lạt nhưng không có trung tâm đón tiếp, tư vấn và hướng dẫn thông tin du lịch. Họ muốn tìm hiểu mà không biết hỏi ai, cẩm nang du lịch trên tay cũng chỉ giới thiệu một phần nào đó. Vì vậy, cần xây dựng các trung tâm giới thiệu, hướng dẫn thông du lịch. Chính các trung tâm đón tiếp, tư vấn sẽ giúp họ tìm hiểu những thông tin cụ thể và cung cấp cho họ các tập gấp, sách nhỏ, hay cẩm nang du lịch Đà Lạt để họ có thể truyền tay, truyền miệng giới thiệu với người thân, bạn bè - những du khách tiềm năng của Đà Lạt - về Đà Lạt.
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Đẩy Mạnh Hoạt Động Marketing Du Lịch Đà Lạt
- Các Chiến Lược Marketing Du Lịch Đà Lạt Trong Thời Gian Tới
- Sử Dụng Chính Sách Giá Linh Hoạt Tạo Thêm Sức Hút Cho Du Lịch Đà Lạt
- Các Điểm Có Tiềm Năng Khai Thác Du Lịch Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Lạt
- Thực trạng và một số giải pháp marketing du lịch cho thành phố Đà Lạt - 16
- Thực trạng và một số giải pháp marketing du lịch cho thành phố Đà Lạt - 17
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
3.3.4. Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho hoạt động du lịch nói chung và hoạt động marketing du lịch nói riêng
Yếu tố con người được quan tâm đối với tất cả các ngành kinh tế và càng đặc biệt quan trọng hơn với ngành kinh tế dịch vụ - du lịch, do những đặc thù của ngành. Hiện nay, nhân lực trong ngành du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng nói riêng và của cả nước nói chung đang ở vào tình trạng vừa thiếu lại vừa yếu. Đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động marketing du lịch thì thiếu hẳn một đội ngũ chuyên nghiệp có trình độ cao và có tầm nhìn xa.
Các hoạt động xúc tiến, quảng bá trong những năm qua của Đà Lạt còn gặp nhiều trở ngại và lúng túng. Hơn thế nữa là chưa có một cái nhìn tổng thể về bản chất hoạt động marketing, mới chỉ thấy được bề nổi của hoạt động này đó là các hoạt động xúc tiến quảng bá.
Thực tế cho thấy, để sản phẩm du lịch có chất lượng cao, có sức cạnh tranh và phát triển cao, hay hình ảnh về du lịch Đà Lạt được truyền bá đến du
khách trong và ngoài nước đều phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành du lịch.
Từ thực trạng đội ngũ lao động trong ngành du lịch Đà Lạt – Lâm Đông hiện nay, nếu không có một kế hoạch toàn diện, cụ thể và đầu tư thoả đáng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thì sẽ bị hụt hẫng về mọi mặt, không theo kịp yêu cầu phát triển của ngành.
Theo đó, ngành du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng phải triển khai thực hiện tiêu chuẩn hoá nhân lực du lịch ở các lĩnh vực theo yêu cầu thực tế của địa phương và phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện hội nhập quốc tế về lao động du lịch. Đặc biệt, khi mà sắp tới đây, các khu du lịch tổng hợp và khu du lịch chuyên đề đi vào hoạt động, sản phẩm đưa ra là những sản phẩm cao cấp và đạt chuẩn không chỉ trong nước, trong khu vực mà cả trên thế giới.
Do vậy, việc bồi dưỡng và nâng cao kiến thức về du lịch cũng như trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ nhân viên làm du lịch nói chung và đội ngũ làm công tác marketing du lịch nói riêng đang là thách thức hiện nay đối với ngành du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng. Ngoài tiêu chuẩn ngoại ngữ là hàng đầu đối với nhân viên du lịch, theo lãnh đạo ngành du lịch Việt Nam cho rằng, nhân viên du lịch còn phải đáp ứng 3 tiêu chuẩn: là người có tri thức, có tính chuyên ngihệp và văn hoá ứng xử. Tính tri thức thể hiện ở thái độ biết mình, biết người, hiểu lịch sử dân tộc, phong tục tập quán truyền thống địa phương, chính sách nhà nước cũng như hiểu được tập quán, lịch sử các nước trên thế giới. Tri thức này không chỉ có ở hướng dẫn viên du lịch, nhân viên lữ hành mà cần có ở tất cả lao động trong ngành. Ngoài ra, nhân viên du lịch còn phải tinh thông nghiệp vụ, ứng xử có văn hoá, văn minh vì du lịch là bộ mặt của một địa phương, một quốc gia, dân tộc.
Biện pháp cụ thể là:
Sở Du lịch – Thương mại Lâm Đồng phối hợp với các trường đào tạo chuyên ngành thường xuyên mở lớp bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ, nhân viên trong ngành. Với những người có năng lực, trình độ ngoại ngữ tốt, cử đi học hỏi kinh nghiệm ở nước ngoài. Những người làm trong lĩnh vực hoạt động marketing du lịch cũng nên cử đi học nước ngoài, bởi đây là một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam, để làm chuyên nghiệp cần phải học hỏi các nước có nền công nghiệp du lịch phát triển hoặc những nước rất thành công trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch. Một điều cần thiết là phải đào tạo tất cả các nhà quản lý, quản lý ngành và quản lý doanh nghiệp - những người có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch Đà Lạt. Đồng thời, phải có chính sách thu hút nhân tài từ các nơi về Đà Lạt để xây dựng phát triển du lịch Đà Lạt.
Đà Lạt là một thành phố du lịch ngay từ khi mới ra đời, người dân ở đây có từ lâu cũng đã có truyền thống làm dịch vụ. Để du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Đà Lạt, cần tạo ra một ý thức toàn dân làm du lịch. Con người Đà Lạt với phong cách thanh lịch, hiền hoà, mến khách sẽ rất thuận lợi trong việc phát triển du lịch. Tạo nên một ý thức toàn dân làm du lịch, tức là, tuyên truyền cho người dân thấy lợi ích từ hoạt động kinh tế du lịch. Cần cho họ hiểu rằng khách du lịch tới Đà Lạt sẽ đóng góp rất lớn cho nền kinh tế địa phương, mỗi một đồng đôla mà khách chi trả không cần biết cụ thể cho cá nhân ai, nhưng đồng đôla đó đã thuộc về Đà Lạt. Ý thức được điều đó, người dân làm du lịch sẽ không còn tình trạng “chộp giựt”, tranh giành khách, “cò” khách. Điều này sẽ làm cho bộ mặt du lịch của Đà Lạt hấp dẫn, mỗi người dân lúc này đều trở thành một nhà marketing du lịch.
Con người là yếu tố quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch. Để du lịch Đà Lạt tiến lên vững chắc cùng du lịch cả nước sánh ngang cùng với
các nước trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi cần phải quan tâm, coi trọng vấn đề con người trong ngành công nghiệp không khói này.
3.4. Kiến nghị
3.4.1. Đối với Chính phủ và các cơ quan trung ương
- Tăng cường hợp tác giữa các bộ, ngành liên quan, đặc biệt phải có sự liên kết và đồng thuận của Tổng cục Du lịch, Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao. Bộ Tài chính có trách nhiệm rót vốn và đầu tư cho thương hiệu, Tổng cục Du lịch và Bộ Ngoại giao cùng phối hợp quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam. Từ thương hiệu Việt Nam, khách du lịch mới biết đến các điểm đến khác của đất nước.
- Mở văn phòng du lịch quốc gia, trước tiên là tại các thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, Pháp,… để nghiên cứu, thu thập thông tin về thị trường du lịch và quảng bá, xúc tiến các sản phẩm du lịch Việt Nam tới thị trường quốc tế.
- Tập trung xây dựng biểu tượng và thương hiệu quốc gia trong lĩnh vực du lịch, tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá trên nhiều phương tiện, nhất là mạng thông tin toàn cầu.
- Chú trọng công tác nghiên cứu thị trường thông qua việc cấp ngân sách cho các viện nghiên cứu, các trường đại học để thu thập thông tin, xác định và tập trung khai thác vào các thị trường khách tiềm năng. Đồng thời có sự đầu tư thích đáng cho hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.
- Xây dựng cơ chế phù hợp cho hoạt động xúc tiến, xây dựng văn bản hướng dẫn dưới luật về xúc tiến du lịch.
3.4.2. Đối với chính quyền và cơ quan chuyên môn quản lý du lịch địa phương
Để các hoạt động du lịch diễn ra trong một môi trường lành mạnh, nhiều thuận lợi, các hoạt động marketing du lịch có tính chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, UBND tỉnh Lâm Đồng và thành phố Đà Lạt cần tiếp tục kiện toàn bộ máy Sở Du lịch – Thương mại, phát huy vai trò của phòng du lịch thành phố Đà Lạt, đồng thời hình thành phòng marketing chuyên nghiệp cho Sở Du lịch - Thương mại. Đây chính là các cơ quan chuyên trách giúp thành phố Đà Lạt triển khai cụ thể các kế hoạch phát triển du lịch nói chung và các hoạt động marketing du lịch nói riêng của thành phố.
KẾT LUẬN
Hoạt động marketing du lịch ngày càng trở nên quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp, mà còn đối với cả các địa phương, các điểm đến, các quốc gia và khu vực. Trong thế giới hiện đại này, dường như quan niệm “hữu xạ tự nhiên hương” đã dần lùi xa và thay vào đó là quan niệm cần phải để cho người khác biết đến mình càng nhanh càng tốt và càng nhiều người biết thì “hương” kia mới càng có giá trị.
Thực tế cho thấy, các nước có ngành công nghiệp du lịch phát triển họ đã làm việc này từ lâu với qui mô lớn và tính chuyên nghiệp cao. Đối với nước ta, do ngành Du lịch còn non trẻ, mới được quan tâm phát triển nên đang trên đà đi lên. Hoạt động du lịch tại thành phố Đà Lạt cũng không nằm ngoài tình trạng chung của cả nước. Chính vì vậy khi tìm hiểu hoạt động marketing du lịch của thành phố Đà Lạt chúng tôi thấy hoạt động này còn khá đơn giản, manh mún, thiếu tính chuyên nghiệp. Điều đó thể hiện ở thực tế là chưa có một chiến lược marketing du lịch cho thành phố. Các hoạt động khuếch trương, quảng bá gần đây mới chỉ cho thấy rằng Đà Lạt đang cố gắng đưa hình ảnh của mình đến với du khách trong và ngoài nước, nhưng hiệu quả lại không cao, do việc tổ chức còn nhiều yếu kém. Hơn nữa, chính sản phẩm du lịch Đà Lạt chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Với đề tài “Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing du lịch cho thành phố Đà Lạt”, qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu thực tế, chúng tôi đã có những kết quả về tình hình hoạt động marketing du lịch hiện tại của thành phố Đà Lạt. Từ đó đánh giá những mặt được, chưa được và nguyên nhân của nó để có thể đưa ra những giải pháp sau này.
Đề tài cũng đã đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của Đà Lạt với chức năng thành phố nghỉ dưỡng khá rõ nét, đến những tiềm năng du lịch