Các Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Điều Dưỡng Trưởng:


lực; quản lý tài sản vật tư. Trình độ chuyên môn của ĐDTK còn ở mức rất thấp: 83,5% là TC, vẫn còn 0,4% là trình độ sơ cấp. Trình độ ngoại ngữ, tin học còn nhiều hạn chế. Chỉ có 54,5% ĐDTK đã tham dự các khoá học về quản lý. Tham gia đào tạo, NCKH và chỉ đạo tuyến, có 61,40% đạt từ loại khá trở lên, đặc biệt, có tới 20,20% ĐDTK yếu trong công tác tham gia NCKH. Thực hiện yếu hoặc không tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học chiếm 24,40%. Vẫn còn 21,10% ĐDTK đạt ở mức trung bình trở xuống trong công tác xây dựng, tổ chức và duy trì công tác chăm sóc toàn diện. ĐDTK yếu hoặc không được tham gia tuyển chọn nhân viên mới chiếm 24,40%.

Điều tra năm 2010 của Phòng Điều dưỡng - Tiết chế, Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế cho thấy: Nhân lực QLĐD tại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế ngành ĐD chiếm 92%, trình độ ĐH trở lên chiếm 92,3% (04 người trình độ thạc sĩ). Tại các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế, kết quả tổng hợp báo cáo từ 57 sở Y tế có 7.791 người ĐDT, trình độ TC chiếm 71,4%, ĐH chiếm 18,2%, CĐ chiếm 10,3% và có 0,1% trình độ thạc sĩ [66].

Nghiên cứu của Đào Thành năm 2007 cho rằng trình độ chuyên môn ĐDT toàn quốc TC chiếm 83,3%, ĐH 10,1%, chưa đào tạo về QLĐD 52,6%, việc thực hiện nghiệm vụ NCKH còn yếu, trong đó 7,7% không thực hiện nhiệm vụ này [77].

Theo Nguyễn Thị Như Tú [93], thực trạng hệ thống ĐDT tuyến huyện tại tỉnh Bình Định thì trình độ TC 55%, CĐ, ĐH chiếm 45%, Nam chiếm 45%, nữ 55%, đã được học QLĐD 3 tháng 73%. Hoạt động nổi bật là: chủ động tham mưu, đề xuất những hoạt động cải thiện chất lượng thực hành; tổ chức đào tạo lại; giám sát tiêm an toàn, CSNBTD, chống nhiễm khuẩn bệnh viện; tổ chức bình bệnh án; tham gia chỉ đạo tuyến và sử dụng thành thạo vi tính vào công tác QLĐD. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như lãnh đạo xem nhẹ công tác CSNB, mất cân đối về số lượng bệnh nhân và nhân lực ĐD; trình độ chuyên môn yếu, thấp; không được tham gia Hội đồng khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng, bổ nhiệm, thuyên chuyển.

Tại TP Hồ Chí Minh, nghiên cứu của Trần Thị Châu năm 2007 cho rằng ĐDT có trình độ chuyên môn TC chiếm 78,3%; Cử nhân chiếm 21,7%, được đào tạo QLĐD là 41,6%, thực hiện chức năng chủ yếu là quản lý hành chính [26].


Các đề tài tập trung nghiên cứu năng lực ĐD chủ yếu dựa trên đánh giá trình độ chuyên ngành đào tạo, tin học, ngoại ngữ và một số qui trình kỹ thuật ĐD, có đề cập đến kiến thức, kỹ năng của qui trình quản lý, nhưng chưa đầy đủ so với qui định trong chương trình đào tạo QLĐD và chức năng, nhiệm vụ của ĐDT.

Tuy nhiên, trong đánh giá các nghiên cứu đều phản ánh năng lực quản lý của ĐDT còn nhiều thiếu hụt so với yêu cầu chức năng, nhiệm vụ; phần lớn ĐDT chưa được đào tạo bài bản các kiến thức, kỹ năng quản lý; làm việc theo kinh nghiệm, học hỏi người đi trước. Vì vậy, cần có giải pháp can thiệp việc nâng cao kỹ năng quản lý góp phần cải thiện chất lượng chăm sóc điều dưỡng, CSNBTD [73].

Trên thực tế ở nước ta, ĐDTK vị trí, chức danh, vai trò cũng như sự đãi ngộ đang còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, phần lớn anh chị em đảm nhiệm chức danh này đều không có sự chuẩn bị về các kỹ năng quản lý, lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp cũng như khả năng quản lý tài chính, nguồn lực. Thêm vào đó cách thức lựa chọn người vẫn theo truyền thống cũ, chưa theo qui hoạch, bồi dưỡng đào tạo trước khi bổ nhiệm. Việc sự chọn được người có đủ năng lực để đảm nhiệm vị trí ĐDT đã gặp nhiều khó khăn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Trong 5 năm trở lại đây, Bộ Y tế cũng như Hội điều dưỡng đã có nhiều chương trình để bồi dưỡng, nâng cao năng lực ĐDT nhưng kết quả mang lại thực sự chưa có những thay đổi to lớn [15].

1.5.2.3 Về các yếu tố ảnh hưởng:

Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực Điều dưỡng trưởng tại tỉnh Nghệ An - 5

Các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến năng lực ĐDT, bao gồm:

- Trình độ ĐD còn thấp, tỷ lệ ĐD tốt nghiệp trình độ CĐ - ĐH dưới 10% và tỷ lệ ĐDTC là > 80% dẫn đến tính chủ động trong chăm sóc, khả năng nhận định và ra quyết định độc lập trong chăm sóc kéo theo hiệu suất, chất lượng chăm sóc điều dưỡng hạn chế.

- Công tác hành chính, giấy tờ của điều dưỡng chiếm tỷ lệ thời gian tương đương với thời gian trực tiếp CSNB (28%). Bởi hiện nay, hầu hết các bệnh viện của chúng ta đang sử dụng sổ sách và phương pháp ghi chép truyền thống là chính, các thủ tục thanh toán viện phí tại các khoa phòng cũng là gánh nặng cho điều dưỡng,


họ phải dành quá nhiều thời gian vào các thủ tục hành chính bởi thiếu hệ thống thư ký y khoa. Trong khi đó mỗi hoạt động, công tác chưa có bảng hướng dẫn, qui trình công việc để giúp cho quản lý bài bản, thống nhất.

- Nhận thức của cán bộ, sự tự ty, an phận của nhân viên y tế về người điều dưỡng cũng phần nào ảnh hưởng tới hoạt động quản lý, mức độ bao phủ và mở rộng CSNBTD tại các bệnh viện.

- Sự bá quyền của Bác sỹ: Đây là yếu tố quan trọng vì trong quá khứ cũng như hiện tại Bác sỹ vẫn là người đưa ra các quyết định vì thế họ không muốn cho điều dưỡng phát triển mạnh hơn, vì nếu điều dưỡng được đào tạo cơ bản, sẽ giảm vai trò của Bác sĩ, sẽ mất vị thế độc tôn, việc có người giám sát hoạt động sẽ tăng thêm phần chất lượng và hiệu quả.

- Sự phối hợp giữa điều dưỡng với điều dưỡng: Người ta nhận thấy những điều dưỡng thâm niên, có địa vị trong tổ chức không muốn những người trẻ có cơ hội phát triển vì khi đó dễ làm thay đổi vị thế của họ trong 1 tổ chức và những người này thường có mối quan hệ thân bác sĩ để có cơ hội, có tiếng nói hơn. Vì vậy, tăng cường phối hợp đồng nghiệp và thảo luận các kế hoạch, phương pháp, nội dung sẽ mang lại hiệu quả cao trong quản lý và chăm sóc người bệnh.

- Các ĐD thường có hành vi bị động, phụ thuộc do vậy họ không chủ động tham gia vào sự đấu tranh cho ngành. Chỉ chờ 1 số người làm cho họ. Được sự quan tâm, động viên của các cấp lãnh đạo sẽ giúp cho công tác chăm sóc được chủ động, phát huy sáng tạo.

- Sự đấu đá giữa các điều dưỡng trong cùng một cơ quan khiến cho nội bộ

ngành nhiều khi không đoàn kết...

- Thiếu cơ hội giáo dục, đào tạo lại về chuyên môn, quản lý: đây cũng là thực tế tại Việt Nam vì hầu hết các trường đào tạo ĐD hiện nay do bác sĩ đóng vai trò chủ đạo, lãnh đạo nhà trường chưa muốn tạo điều kiện và vẫn có quan điểm hạn chế. Nhiều điều dưỡng đại học có trình độ, ham học hỏi muốn nâng cao trình độ nhưng tại Việt Nam mới có Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo SĐH, xin đi học thêm thì khó khăn...


- Ngoài ra, thu nhập thấp, số lượng bệnh nhân đông, thiếu trang thiết bị và sự phối hợp của bệnh nhân và gia đình chưa tốt cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác ĐD.

Nghiên cứu của Đỗ Đình Xuân (2007) [107], chỉ ra rằng các yếu tố tuổi, giới, trang thiết bị và điều kiện làm việc, sự phối hợp của gia đình người bệnh và thầy thuốc cũng như sự quá tải công việc... được coi là các yếu tố có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực của ĐDTK.

Rất ít đề tài nghiên cứu đến các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực ĐD, có chăng mới thống kê lại một số yếu tố liên quan làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chuyên môn, quản lý. Chưa có nghiên cứu phân tích nào đánh giá các yếu tố ảnh hưởng để có giải pháp can thiệp hiệu quả.

Hàng ngày, hoạt động chuyên môn, quản lý, có rất nhiều vấn đề chi phối đến chất lượng dịch vụ chăm sóc, khám chữa bệnh của cơ sở y tế. Phạm vi các đề tài nghiên cứu mới đề cập đến một số yếu tố liên quan có thể làm ảnh hưởng đến năng lực chuyên môn, quản lý của ĐDT.

Trong điều kiện hoàn cảnh đối với từng cơ sở y tế cụ thể có những yếu tố tác động tích cực hoặc tiêu cực đến năng lực ĐDT. Tuy nhiên, để xác định đúng, chính xác là yếu tố ảnh hưởng cần phải có thời gian, thiết kế nghiên cứu phân tích sâu.

1.5.2.3 Về sự hài lòng của người bệnh:

Khảo sát sự hài lòng của người bệnh đối với năng lực chuyên môn, quản lý và thái độ của ĐDT trong những năm qua cho thấy có nhiều chuyển biến tích cực, được người bệnh hài lòng; thậm chí có người bệnh còn có thư cám ơn gửi các cấp lãnh đạo, phương tiện thông tin đại chúng [56], [80], [99].

Tuy nhiên vẫn còn một số nơi, một số khoa, cá nhân người ĐDT còn bị phê phán, kêu ca, phàn nàn:

Theo Vương Kim Lộc, nghiên cứu thực trạng công tác QLĐD tại bệnh viện Xanh Pôn năm 2007, kết quả người bệnh hài lòng đạt 55% [52].

Nghiên cứu Lê Thị Bình (2008), bệnh viện TW được người dân rất hài lòng 42.1%; hài lòng 48.2%; bệnh viện tỉnh/thành rất hài lòng 62%, hài lòng 36% [2].


Nghiên cứu của Hà Thị Soạn (2007) đánh giá sự hài lòng của người bệnh và người nhà đối với nhân viên y tế về TĐ >90% hài lòng, chuyên môn >90%, hội đồng người bệnh 94%. Tuy nhiên vẫn còn 10-12% không hài lòng chủ yếu về thủ tục hành chính, làm xét nghiệm không giải thích, không hướng dẫn chế độ ăn, người bệnh phải mua thêm thuốc ngoài. Ngoài ra các ý kiến đóng góp là cải cách thủ tục hành chính; đón tiếp, chăm sóc tận tình, chu đáo, chia sẻ, cảm thông, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, đầu tư cơ sở vật chất, TTB, kê đơn thuốc cần cân nhắc đến điều kiện kinh tế của người bệnh [71].

Kết quả khảo sát đợt 1 của Nguyễn Thị Ngọc (năm 2005) tại bệnh viện đa khoa khu vực Thống Nhất, Đồng Nai, tỷ lệ hài lòng trung bình chiếm 45,3% chủ yếu chưa hài lòng về hướng dẫn, giải thích, giáo dục sức khoẻ chưa chu đáo. Sau khi có sự thay đổi, rút kinh nghiệm, tỷ lệ hài lòng đợt 2 lên 71,9% và đợt 3 là 94,8% về thái độ, chăm sóc, điều trị [64].

Về sự hài lòng của người bệnh qua cuộc họp Hội đồng người bệnh cấp bệnh viện, nghiên cứu Hoàng Thu Nga cho rằng: tỷ lệ hài lòng về tinh thần thái độ phục vụ 87,8%; hướng dẫn khi nằm viện 87,1%; chế độ vệ sinh 84,8%; cơ sở vật chất, TTB 80,1%; an ninh trật tự 62,9% và chuyên môn là 93,7% [63].

Sự hài lòng người bệnh là sự phản ảnh chất lượng dịch vụ y tế trên 03 phương diện đánh giá về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và thái độ, hành vi đối xử. Các nghiên cứu đề cập đến sự hài lòng người bệnh chiếm tỷ lệ cao tại hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh. Điều này đã nói lên hiệu quả hoạt động nhiều năm của ngành y tế tăng cường củng cố, chấn chỉnh về y đức trong đội ngũ cán bộ y tế nói chung và ĐDT nói riêng. Tuy nhiên các đề tài mới đề cập mức độ hài lòng của người bệnh, chưa đưa ra được lý do dẫn đến sự hài lòng hay không hài lòng. Vì vậy, tìm biện pháp khắc phục tồn tại trong vấn đề này còn là hạn chế của đề tài. CLCS được thể hiện thông qua sự hài lòng của người bệnh, đây là vấn đề sống còn, đồng thời là uy tín, thương hiệu của cơ sở KCB, việc nghiên cứu tìm ra thực trạng, nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh đối với cơ sở y tế, cán bộ y tế để có giải pháp phòng ngừa, hạn chế, khắc phục là cần thiết [54], [94].


1.5.2.4 Về hồ sơ, biểu mẫu quản lý điều dưỡng:

Hệ thống hồ sơ, biểu mẫu quản lý chưa thống nhất, sơ sài, mỗi nơi mỗi kiểu. Chất lượng hồ sơ, biểu mẫu chưa cao, còn mang tính tổng hợp số liệu, chưa phản ánh được hàm lượng khoa học, chất lượng công việc và dự báo nội dung, kế hoạch trong tương lai [32].

Theo Võ Thị Dinh việc ghi chép, lưu trữ hồ sơ, biểu mẫu là khá tốt, tuy nhiên các hồ sơ, biễu mẫu có nhiều thay đổi gây không ít khó khăn trong công tác quản lý. Tình trạng ghi chép thừa, thiếu, trùng lặp thông tin so với quy định của Bộ Y tế còn xẩy ra [32].

Huỳnh Thị Mỹ Thanh nghiên cứu về "Thực trạng công tác quản lý điều dưỡng tại tỉnh An Giang" cho rằng: Bệnh án được ghi đầy đủ thông tin ngắn gọn, ĐD biết nhận định, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và đánh giá; ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện nhiệm vụ điều dưỡng như nhập xuất, hoàn trả thuốc, tổng hợp phí đạt yêu cầu. Số liệu lưu trữ có hệ thống, dễ dàng cho công tác thống kê. Tuy nhiên, các mẫu tiêu chuẩn kiểm tra ban hành nhiều năm chưa được chính sửa, bổ sung cho phù hợp tình hình thực tế [78].

Đánh giá về chất lượng ghi chép phiếu chăm sóc của ĐD, NHS, tại bệnh viện đa khoa Khánh Hoà, Nguyễn Thị Thanh Mai cho rằng ghi chép diễn biến bệnh nhân mới vào khoa kém chiếm 5%, TB 73%, khá 22%; diễn biến trong quá trình điều trị kém 4%; TB 78%, khá 18%; xử lý chăm sóc kém 6%; TB 75%, khá 19% [55].

Các nghiên cứu cho thấy việc ghi chép hồ sơ sổ sách, biểu mẫu quản lý đang là vấn đề còn nhiều hạn chế, bất cập; phản ảnh tình hình thực tế hiện nay của hệ thống y tế. Đây là cơ sở khoa học giúp cho việc cải tiến hồ sơ, sổ sách, biểu mẫu quản lý phù hợp, chất lượng và đảm bảo tính pháp lý hồ sơ lưu trữ. Góp phần cải cách hành chính, giảm tải hoạt động không cần thiết cho đội ngũ ĐDT có thời gian đầu tư vào chuyên môn, hoạt động quản lý khác. Các đề tài mới nêu lên thực trạng ghi chép hồ sơ, biểu mẫu,bệnh án. Vẫn còn thiếu sót việc các đề tài chưa xuất bổ sung thêm biểu mẫu, giảm bớt hồ sơ, cải tiến nội dung để chất lượng hồ sơ, bệnh án được hiểu quả, chất lượng.


1.5.3 Ở Nghệ An:

Nghiên cứu năm 2009, đội ngũ ĐD, HS tại Nghệ An có 1.735 cán bộ, chủ yếu là nữ chiếm 84,5%. Trong đó trình độ ĐH, CĐ là 11,7%, có trình độ A ngoại ngữ là 12,3%, tin học văn phòng chiếm 24,8%, được tập huấn QLĐD là 38,5% [72]. Theo khảo sát chưa đầy đủ năm 2008 trên địa bàn Thành phố Vinh của Phan

Quốc Hội và cộng sự cho thấy: ĐDT có trình độ TC chiếm 91,9%; độ tuổi TB từ 35

- 55 chiếm 78,8%; chưa được tập huấn về QLĐD chiếm 76,8%, có khả năng về tin

học văn phòng và trình độ A ngoại ngữ chiếm 54,5 - 62,6% [96].

Trong những năm qua, mặc dầu đã có nhiều chuyển biến tích cực trong lĩnh vực ĐD, CSNB ở Nghệ An. Tuy nhiên, các NCKH điều dưỡng còn nhiều hạn chế do lực lượng ĐD, HS và KTV chủ yếu là trình độ TC, sự hiểu biết về thiết kế nghiên cứu, phương pháp NCKH còn yếu. Các đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp mô tả, mang tính tổng kết, báo cáo kết quả, rất ít đề tài nghiên cứu phân tích, nội dung chủ yếu tập trung vào khảo sát nhân lực, thực hiện qui trình kỹ thuật điều dưỡng, tìm hiểu thái độ phục vụ người bệnh. Đặc biệt nghiên cứu can thiệp về năng lực ĐDT chưa có đề tài nào.

1.6 Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý Điều dưỡng trưởng:

Để nâng cao chất lượng CSNB, tăng cường năng lực quản lý QLĐD, khắc phục các tồn tại của thực trạng công tác quản lý hiện nay, chúng ta cần phải quan tâm đồng bộ đến điều kiện về [27], [30], [33], [65]:

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế làm việc, khám chữa bệnh và chăm sóc; thay thế đồng bộ, bổ sung từng bước trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.

- Nâng cao chất lượng trình độ chuyên môn, thái độ, trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của đội ngũ ĐDV: Đào tạo nâng cao trình độ, huấn luyện, cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên môn, tuyên truyền phổ biến về y đức.

- Tăng cường năng lực quản lý điều dưỡng: Đào tạo cấp chứng chỉ QLĐD, huấn luyện thực hành các kỹ năng về quản lý [16], [83], [100].


+ Triển khai các giải pháp đào tạo về QLĐD: Dựa trên cơ sở chương trình đào tạo QLĐD do Bộ Y tế ban hành kèm theo theo văn bản số 5909/YT-K2ĐTngày 16/8/2004 của Bộ Y tế và thực trạng năng lực của ĐDT xây dựng 02 chương trình bổ sung kiến thức cho đối tượng ĐH, CĐ và TC:

+ Nội dung đào tạo: Đào tạo 16 kỹ năng QLĐD; Xây dựng, sử dụng các quy

trình, hướng dẫn, biểu mẫu QLĐD.

+ Đối tượng đào tạo:

. Trình độ đại học, cao đẳng: 01 lớp;

. Trung cấp: 2 lớp;

+ Thời gian đào tạo: Mỗi lớp 01 tháng.

+ Tài liệu: giáo trình QLĐD do Bộ Y tế ban hành và tài liệu phát tay.

1.7 Những vần đề tồn tại cần tập trung nghiên cứu, giải quyết:

Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ ĐD, NCKH đóng vai trò hết sức quan trọng, thông qua NCKH, chúng ta khám phá ra những điều mới giúp cho việc thực hành dựa vào bằng chứng, phát hiện, xác định đúng vấn đề, hiểu rõ hơn về vấn đề quan tâm; có bằng chứng về thực trạng để can thiệp và đánh giá hiệu quả của những giải pháp can thiệp; từ đó rút ra kinh nghiệm triển khai nhân rộng góp phần cải tiến, nâng cao chất lượng công tác CSNB.

NCKH điều dưỡng ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Kết quả nghiên cứu phản ánh thực tế công tác điều dưỡng và những kết quả này được ứng dụng có hiệu quả trong hoạt động ĐD và CSNB [62].

Kết quả nghiên cứu còn là cơ sở khoa học cho nhà quản lý hoạch định chính sách phù hợp phát triển ngành ĐD trong tương lai; là nhu cầu đào tạo, đào tạo lại những KT, TH, TĐ của người ĐDT còn thiếu hụt so với yêu cầu công việc.

Tuy nhiên, hoạt động NCKH điều dưỡng còn một số hạn chế do lực lượng ĐD, HS và KTV tham gia nghiên cứu chưa nhiều, năng lực nghiên cứu còn yếu, nhất là lý luận và kinh nghiệm NCKH. Điều này dẫn đến số lượng đề tài nghiên cứu còn khiêm tốn, thiếu chặt chẽ về phương pháp nghiên cứu, nội dung báo cáo các đề tài còn sơ sài chưa theo qui định trình bày một báo cáo khoa học.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 12/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí