Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực Điều dưỡng trưởng tại tỉnh Nghệ An - 2


thập bệnh phẩm, cho bệnh nhân ăn, theo dõi và ghi chép lượng dịch nhập xuất vào cơ thể bệnh nhân, thay băng, chuẩn bị thuốc và tiêm thuốc (trừ tiêm tĩnh mạch, truyền dịch và truyền máu) [16], [83], [100], [111], [121], [129].

1.2.1.3 Thái Lan: Ở Thái Lan đào tạo trình độ sơ cấp đến sau ĐHĐD [16], [53], [100]:

+ Trợ lý điều dưỡng (nurses aide): 6 tháng

+ Điều dưỡng thực hành (practical nurses): 1 năm

+ Điều dưỡng kỹ thuật (technical nurses): 2 năm

+ Cử nhân điều dưỡng (Bachelor of nursing science): 4 năm

+ Thạc sỹ khoa học điều dưỡng (Master of nursing science): 2 năm

+ Tiến sỹ khoa học điều dưỡng (PhD of nursing Science): 3 năm

1.2.1.4 Hà Lan: Trình độ điều dưỡng có 5 cấp độ:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

+ Trình độ 4 và 5 (level 4,5 – Nurse): 4 năm

+ Trình độ 3 (level 3 – Care worker): 3 năm

Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực Điều dưỡng trưởng tại tỉnh Nghệ An - 2

+ Trình độ 2 (level 2 – Care helper): 2 năm

+ Trình độ 1 (Level 1 – Care assistant): 1 năm

Ở một số quốc gia khác như Úc, Anh, Thụy Điển, Canada các trường thường đào tạo ĐD chuyên khoa như ĐD hồi sức cấp cứu, ĐD nhi, ĐD sức khỏe tâm thần [80], [119], [120], [122], [124], [126], [139], [143], [144], [146], [150].

1.2.2 Tại Việt Nam:

1.2.2.1 Hệ thống tổ chức ngành Điều dưỡng:

- Tại Vụ Điều trị - Bộ Y tế (nay là Cục Quản lý Khám - Chữa bệnh): Phòng y tá trong Vụ Điều trị được thành lập năm 1992, hiện nay có 3 biên chế chính thức. Phòng được giao nhiệm vụ chỉ đạo hệ thống Y tá - ĐD, Nữ hộ sinh (NHS), Kỹ thuật viên (KTV) trong toàn quốc.

- Tại Sở Y tế: Bộ Y tế đã có quyết định bổ nhiệm chức vụ Điều dưỡng trưởng (ĐDT) Sở Y tế từ năm 1999. ĐDT Sở Y tế cơ cấu là Phó phòng Nghiệp vụ Y chuyên trách công tác Y tá - Điều dưỡng trong toàn tỉnh.

- Tại các bệnh viện đa khoa quận/huyện: Tuỳ theo số giường bệnh mà có phòng ĐD, Tổ ĐDT hoặc một ĐDT. Vai trò các ĐDT các bệnh viện đa khoa


quận/huyện đối với điều dưỡng làm việc các Trạm Y tế đang được nghiên cứu xác định cụ thể.

- Tại các bệnh viện hạng I, II và III: Các bệnh viện có Phòng Y tá - ĐD hoạt động theo quy chế bệnh viện 1997. Vị trí, tổ chức, nhiệm vụ của Phòng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng phòng Y tá - ĐD bệnh viện và Y tá - ĐDTK đã được xác định rõ và hoạt động ngày càng có hiệu quả.

Hệ thống Điều dưỡng Việt Nam phân chia theo cấp từ Trung ương (TW) đến Địa phương theo 3 hệ thống: Hội, trường giảng dạy và chính quyền. Ngoài ra còn rất nhiều nhóm, hội điều dưỡng hoạt động tự phát như hội sinh viên [7], [16], [18], [36], [61], [70], [83], [98], [100].

1.2.2.2. Vai trò hệ thống điều dưỡng:

* Trưởng phòng điều dưỡng (Điều dưỡng trưởng bệnh viện):

Nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của phòng ĐD. Xây dựng kế hoạch hoạt động của phòng ĐD, Điều dưỡng trưởng khoa (ĐDTK), hộ sinh trưởng khoa, Kỷ thuật viên (KTV) trưởng khoa trong bệnh viện. Kiểm tra đôn đốc ĐD, hộ sinh, KTV, hộ lý thực hiện quy chế bệnh viện, quy định kỹ thuật bệnh viện các nhiệm vụ thường quy. Báo cáo kịp thời giám đốc bệnh viện các việc đột xuất xảy ra ở các khoa. Hướng dẫn ĐDTK xây dựng bảng mô tả công việc cho ĐD, hộ sinh, KTV và hộ lý trong bệnh viện. Tham gia nghiên cứu khoa học (NCKH), huấn luyện và chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực CSNB. Dự trù, phân bổ vật tư tiêu hao và dụng cụ y tế cho công tác chăm sóc phục vụ người bệnh và giám sát sử dụng vật tư tiêu hao đảm bảo tiết kiệm và chống lãng phí. Hướng dẫn và kiểm tra việc ghi sổ sách, phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc cho ĐD, HS, KTV và hộ lý trong bệnh viện. Chỉ đạo và giám sát công tác vệ sinh buồng bệnh, buồng thủ thuật. Uỷ viên thường trực kiêm thư ký hội đồng người bệnh cấp bệnh viện. Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo công tác ĐD lên giám đốc bệnh viện [8].

Quyền hạn: Chủ trì giao ban phòng hàng ngày và dự giao ban bệnh viện. Chủ trì các cuộc họp của ĐDTK, bệnh viện. Đề xuất ý kiến với giám đốc về vấn đề tuyển dụng, thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật, tăng lương và học tập đối với ĐD, HS, KTV


và hộ lý. Đề nghị với giám đốc bệnh viện về việc bổ nhiệm hoặc thôi chức vụ ĐDTK, NHS trưởng khoa, và KTV trưởng khoa. Điều động tạm thời ĐD và hộ lý khi cần để kịp thời chăm sóc và phục vụ người bệnh. Đề nghị cấp phát bổ sung vật tư tiêu hao cho các khoa khi có yêu cầu đột xuất. Được tham gia các hội đồng theo quy định của Nhà nước và sự phân công của giám đốc [8], [9], [23], [97].

* Điều dưỡng trưởng khoa:

Nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện. Hàng ngày đi thăm người bệnh. Nhận các y lệnh về điều trị và chăm sóc của trưởng khoa để tổ chức thực hiện. Quản lý buồng bệnh và kiểm tra công tác vệ sinh, vô khuẩn chống nhiễm khuẩn trong khoa. Kiểm tra, đôn đốc ĐD, HS và hộ lý thực hiện y lệnh của bác sĩ điều trị, quy chế bệnh viện, quy trình kỹ thuật bệnh viện, báo cáo kịp thời trưởng khoa các việc đột xuất, những diễn biến bất thường của người bệnh để kịp thời xử lý. Lập kế hoạch và phân công công việc cho ĐD, HS và hộ lý trong khoa. Tham gia công tác đào tạo cho ĐD, HS, học viên, hộ lý và tham gia công tác chỉ đạo tuyến theo sự phân công. Lập kế hoạch mua y dụng cụ, vật tư tiêu hao. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng, bảo dưỡng và quản lý tài sản, vật tư theo quy định hiện hành. Lập kế hoạch các yêu cầu sửa chữa dụng cụ hỏng. Kiểm tra việc ghi sổ sách, phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc, công tác hành chính, thống kê và báo cáo trong khoa. Theo dõi, chấm công lao động hàng ngày và tổng hợp ngày công để báo cáo. Tham gia thường trực và chăm sóc người bệnh. Uỷ viên thường trực kiêm thư ký hội đồng người bệnh cấp khoa [58].

Quyền hạn: Phân công ĐD, HS, hộ lý đáp ứng yêu cầu công việc của khoa. Kiểm tra ĐD, HS, hộ lý thực hiện các quy định và quy chế bệnh viện [9], [23], [97].

* Người Điều dưỡng chăm sóc:

Người Điều dưỡng chăm sóc (ĐDCS) có vai trò là người chăm sóc, người truyền đạt thông tin, người giáo viên, người tư vấn, người biện hộ cho người bệnh, NCKH và người quản lý lãnh đạo. Người ĐDCS có chức năng độc lập, chức năng phối hợp, chức năng phụ thuộc.


Về nhiệm vụ, người ĐDCS nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện, y lệnh của thầy thuốc, thực hiện CSNB bệnh theo đúng quy định thủ thuật, các kỹ thuật cơ bản như lập kế hoạch CSNB, cho người bệnh uống thuốc, thực hiện kỹ thuật tiêm thuốc, truyền dịch, thay băng, đặt thông tiểu, kỹ thuật cấp cứu theo quy định và vận hành bảo quản các thiết bị y tế trong khoa theo sự phân công. Ghi chép, bàn giao người bệnh cho ĐD trực theo quy đinh. Bảo quản tài sản, thuốc, dụng cụ y tế, trật tự và vệ sinh buồng bệnh, buồng thủ thuật trong phạm vi được phân công. Tham gia NCKH, thường trực theo sự phân công của ĐDTK, thực hiện tốt quy định về y đức, thường xuyên tự học tập, cập nhật kiến thức [15].

Năm 2005, Nhà nước ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức điều dưỡng [6] gồm:

- Điều dưỡng sơ cấp (tốt nghiệp sơ cấp điều dưỡng)

- Điều dưỡng trung cấp (tốt nghiệp trung cấp điều dưỡng)

- Điều dưỡng cao đẳng (tốt nghiệp cao đẳng điều dưỡng)

- Điều dưỡng (tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng)

- Điều dưỡng chính (thạc sỹ điều dưỡng hoặc chuyên khoa 1 điều dưỡng).

1.3 Mô hình quản lý Điều dưỡng:

- Mô hình QLĐD là khuôn khổ công việc trừu tượng, liên kết các sự kiện và hiện tượng, hỗ trợ người ĐD lên kế hoạch CSĐD, điều tra các vấn đề liên quan đến thực hành lâm sàng, nghiên cứu các kết quả của hành động và can thiệp ĐD [136].

- Mô hình phân công chăm sóc là phương pháp phân công công việc mà việc chăm sóc được phân phối tới người bệnh nhằm cá biệt hoá và thoả mãn nhu cầu cơ bản của họ thông qua sự chăm sóc thích hợp của người ĐD [16], [83], [100].

- Chăm sóc người bệnh toàn diện (CSTD):

+ Là sự theo dõi chăm sóc, điều trị của Bác sĩ, ĐD nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của người bệnh cả về thân thể và tinh thần trong thời gian nằm điều trị tại bệnh viện, không áp dụng hình thức phân công theo công việc [13], [16].

+ Là nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên trong toàn bệnh viện nhằm đảm bảo chất lượng chẩn đoán, điều trị và CSNB [13].


+ CSNB trong bệnh viện bao gồm hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý; hỗ trợ điều trị và tránh các nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho người bệnh [23].

+ CSTD cho người bệnh là không những chỉ điều trị và quản lý bệnh tật mà còn phải chăm sóc cả về thể chất, tinh thần và cảm xúc của người bệnh. CSTD là lắng nghe người bệnh một cách đồng cảm, tôn trọng sự chọn lựa, nhu cầu và mối quan tâm, lo âu của người bệnh [141].

Theo Judith Philipps Otto: CSTD là hình thức phương pháp hợp tác làm việc nhóm (nhiều ngành) để điều trị cho nhu cầu đặc biệt của từng người bệnh [155].

- Nguyên tắc CSNB trong bệnh viện [23]:

Người bệnh là trung tâm của công tác chăm sóc nên phải được CSTD, liên tục, bảo đảm hài lòng, chất lượng và an toàn. CSNB là nhiệm vụ của bệnh viện, các hoạt động chăm sóc ĐD, theo dõi do ĐDV, hộ sinh viên thực hiện và chịu trách nhiệm. Can thiệp ĐD phải dựa trên cơ sở các yêu cầu chuyên môn và sự đánh giá nhu cầu của mỗi người bệnh để chăm sóc phục vụ.

- Một mô hình chăm sóc tốt, đảm bảo các yếu tố sau [16], [23], [83], [100]:

+ Lấy người bệnh làm trung tâm.

+ Đảm bảo tính liên tục và toàn diện trong chăm sóc

+ Phù hợp với đặc điểm chuyên môn và điều kiện của từng khoa, phòng.

+ Đảm bảo sự hài lòng của người bệnh và nhân viên.

+ Thuận lợi cho công tác quản lý.

Mô hình chăm sóc theo đội là mô hình đáp ứng các yếu tố trên.

1.3.1 Mô hình tổ chức chăm sóc:

Tuỳ theo quan điểm của từng quốc gia, các chuyên gia đầu ngành ĐD, nhưng nhìn chung có 4 loại mô hình phân công chăm sóc [9], [16], [83], [100], [102], [108], [132], [134], [152]: Chăm sóc theo người bệnh/ chăm sóc toàn diện; Điều dưỡng chức năng hay phân công chăm sóc theo công việc; Chăm sóc theo đội nhóm hay theo đơn nguyên và Điều dưỡng ban đầu.


1.3.2 Tình hình áp dụng Mô hình quản lý điều dưỡng:

1.3.2.1 Trên Thế giới:

Mô hình phân công chăm sóc đã và đang được thực hiện tại cơ sở y tế của nhiều nước, mỗi nước có thể áp dụng một hay nhiều mô hình, thậm chí trong một bệnh viện, mỗi khoa có thể áp dụng một trong 4 loại mô hình. Tuỳ theo từng giai đoạn, điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tính chất chức năng, nhiệm vụ của từng khoa, bệnh viện mà mô hình chăm sóc khác nhau [133]:

Theo Marquys và Huston (Mỹ, 1992) Chăm sóc người bệnh toàn diện (Total patient care) là mô hình phân công chăm sóc cổ nhất, nó xuất hiện từ thế kỷ XIX và được áp dụng CSNB tại cả bệnh viện và gia đình. Trong mô hình này, một ĐDV chịu trách nhiệm chăm sóc hoàn toàn cho một vài người bệnh trong suốt cả ca làm việc của họ. Điều cơ bản nhất là người ĐD phải có đủ năng lực để độc lập CSNB. Mô hình này hiện vẫn còn đang được áp dụng khá phổ biến ở một số khoa như khoa Hồi sức tích cực và các nước đang phát triển [121].

Mô hình phân công chăm sóc theo chức năng nhiệm vụ hay công việc (Functional nursing) được áp dụng trong suốt thời gian chiến tranh thế giới thứ II để đáp ứng nhu cầu phục vụ tại thời điểm đó. Việc chăm sóc được chia thành những nhiệm vụ nhỏ, mỗi ĐD được giao thực hiện một hoặc hai nhiệm vụ cố định trên một nhóm người bệnh hoặc trên toàn bộ bệnh nhân trong khoa dưới sự chỉ đạo của ĐDTK. Hiện nay mô hình chăm sóc này bị phê phán nhiều vì có nhiều sơ suất do những diễn biến bất thường hoặc do những nhu cầu chăm sóc của người bệnh xuất hiện nhưng không được phát hiện kịp thời. Vai trò người ĐDT ở đây là người tổ chức thực hiện và giám sát công tác chăm sóc. Người ĐDT phải có trình độ chuyên môn và công bằng [145].

Mô hình ĐD ban đầu (Primary nursing) được sử dụng từ những năm 1970, trong mô hình ĐD ban đầu, một ĐD chịu trách nhiệm chăm sóc cho một số bệnh nhân trong suốt 24 giờ. Mô hình chăm sóc này lấy người bệnh làm trung tâm, hướng tới cá thể và đảm bảo liên tục trong chăm sóc. Sự thông tin giữa người ĐD với thầy thuốc, người bệnh, thân nhân người bệnh và với nhân viên y tế khác được


thường xuyên hơn. Mô hình này ngày càng được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới chứng tỏ CLCS của mô hình này cao. Người ĐDT cần có kỹ năng quản lý, giám sát và lượng giá chất lượng chăm sóc. Mô hình ĐD ban đầu đòi hỏi người điều dưỡng phải có trình độ chuyên môn cao để độc lập trong chăm sóc do vậy cần có đủ kinh phí để chi trả cho đào tạo và lương. Đây chính là khó khăn thường gặp ở hầu hết các cơ sở y tế. Để giải quyết khó khăn này, nhiều cơ sở khám chữa bệnh của nhiều nước đã và đang lựa chọn mô hình ĐD theo đội và theo nhóm [123].

Mô hình chăm sóc theo đội (Team nursing) được giới thiệu trong những năm 1950 để giải quyết những khiếm khuyết của mô hình chăm sóc theo công việc. Một đội ĐDV có trình độ khác nhau, có một đội trưởng là một ĐD có trình độ chuyên môn cao hơn những ĐD khác trong đội, có kỹ năng lãnh đạo và điều khiển các thành viên trong đội. Các thành viên trong đội cùng hợp tác chăm sóc một nhóm bệnh nhân, thường xuyên trao đổi và chia sẻ hoạt động chăm sóc như nhận định, lập kế hoạch, thực hiện và lượng giá kết quả chăm sóc người bệnh. Do vậy mô hình này tốn nhiều thời gian cho việc trao đổi và kiểm tra công việc giữa các thành viên trong đội. Chất lượng chăm sóc trong mô hình này cao hơn mô hình chăm sóc theo công việc. ĐDT trong mô hình chăm sóc này có trách nhiệm lựa chọn đội trưởng và có vai trò của người quản lý, huấn luyện, hỗ trợ và giúp đỡ của đội trưởng. Khi người đội trưởng có đủ kinh nghiệm hơn thì người ĐDT có thể uỷ quyền cho họ việc quản lý với thời gian dài hơn, lĩnh vực quản lý rộng hơn và bản thân người ĐDT sẽ có nhiều thời gian hơn để thực hiện trách nhiệm khai thác, sử dụng và quản lý kinh phí, tài sản, thuốc men, nhân lực như tuyển dụng, phân công, tư vấn, đánh giá, khen thưởng và kỷ luật nhân viên ĐD [151].

Mô hình điều dưỡng theo nhóm (Modular Nursing là mô hình cải tiến của mô hình chăm sóc theo đội và chăm sóc ban đầu. Sự phân công chăm sóc trong mô hình này là nhóm chăm sóc người bệnh theo địa dư. Nhóm ở mô hình này nhỏ hơn mô hình chăm sóc đội, mỗi nhóm gồm 2 - 3 điều dưỡng chăm sóc một số bệnh nhân. Mỗi nhóm có một trưởng nhóm có trình độ cử nhân và hai hoặc ba ĐDV có thể có ít kinh nghiệm hơn hoặc trình độ thấp hơn. Trưởng nhóm có trách nhiệm lập


kế hoạch chăm sóc cho tất cả bệnh nhân trong nhóm và hướng dẫn ĐDV trong nhóm thực hiện các hoạt động CSNB. Mô hình chăm sóc này đảm bảo người bệnh được một nhóm nhỏ ĐDV chăm sóc, duy trì được liên tục trong chăm sóc và giải quyết được những vấn đề khó khăn như đã nêu ở những mô hình chăm sóc đề cập trên đây.

Hơn nửa thế kỷ qua, nhiều nhà quản lý điều dưỡng đã tranh luận nhiều về mô hình phân công chăm sóc, song họ chưa phân định mô hình nào là tốt nhất với lý luận rằng mỗi người bệnh có nhu cầu chăm sóc riêng nhau, mỗi cơ sở y tế có đặc thù riêng nên mô hình chăm sóc này phù hợp với bệnh nhân hoặc cơ sở y tế này nhưng chưa chắc đã phù hợp với nhu cầu hoặc đặc điểm của bệnh nhân hoặc cơ sở y tế khác [130], [131].

Hiện nay tại các cơ sở y tế của Mỹ và nhiều nước đang sử dụng mô hình chăm sóc theo đội (Nursinh care team module). Một đội chăm sóc bao gồm bác sỹ, dược sỹ, nhân viên vật lý trị liệu, ĐD (RN, PN, PA, LPN) và người nhà bệnh nhân, trong đó ĐD là đội trưởng, các thành viên làm việc theo trình độ và giấy phép hành nghề. Thông tin về trình trạng sức khoẻ bệnh nhân, các can thiệp chăm sóc và điều trị được chia sẻ giữa các thành viên thông qua hệ thống ghi chép ĐD, điều trị và giao ban đội. ĐDT thực sự có trình độ chuyên môn giỏi, kỹ năng quản lý tốt, điều hành các hoạt động hiệu quả, chất lượng chăm sóc, điều trị đạt ở mức độ cao [9], [16], [83], [100], [102], [125], [132], [134], [152].

Tại Thụy Điển [3], Nhật Bản [3], [110] và Thái Lan [3], [16] áp dụng mô

hình CSTD, lấy người bệnh làm trung tâm trong công tác chăm.

1.3.2.2 Tại Việt Nam:

Năm 2003, Chỉ thị 05/2003/BYT-CT của Bộ trưởng Bộ Y tế đã yêu cầu mọi cán bộ y tế đều có trách nhiệm thực hiện CSNBTD, các bệnh viện phải tăng cường công tác CSNBTD thông qua 5 hoạt động chính: (1) Kiện toàn mạng lưới điều dưỡng trưởng từ Sở Y tế đến tận khoa - phòng trong bệnh viện, (2) Thành lập Ban chỉ đạo CSNBTD bao gồm các thành phần liên quan để tăng cường chỉ đạo CSTD,

(3) Yêu cầu Giám đốc bệnh viện phải đầu tư cho công tác CSTD qua đào tạo, bổ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2022