liệu CSNB trong hồ sơ bệnh án gồm: phiếu theo dõi chức năng sống, phiếu ĐD và một số biểu mẫu khác theo Quyết định số 4069/QĐ-BYT ngày 28/9/2001 về việc ban hành mẫu hồ sơ bệnh án của Bộ Y tế và theo tính chất chuyên khoa do bệnh viện quy định. Tài liệu CSNB trong hồ sơ bệnh án phải bảo đảm yêu cầu sau [23]:
- Ghi các thông tin về người bệnh chính xác và khách quan.
- Thống nhất thông tin về công tác chăm sóc người bệnh của ĐDV, hộ sinh viên và của bác sĩ điều trị. Những khác biệt trong nhận định, theo dõi và đánh giá tình trạng người bệnh phải được kịp thời trao đổi và thống nhất giữa những người trực tiếp chăm sóc, điều trị người bệnh;
- Ghi đầy đủ, kịp thời diễn biến bệnh và các can thiệp điều dưỡng.
Hồ sơ bệnh án phải được lưu trữ theo quy định tại Khoản 3 Điều 59 của Luật
Khám bệnh, chữa bệnh.
Quản lý hồ sơ bệnh nhân là việc làm hết sức quan trọng của người làm công tác y tế nói chung và người ĐDT nói riêng. Từ khâu tiếp nhận hồ sơ nhập viện đến việc điều hành việc ghi chép, lưu trữ, bảo quản và tổng kết hồ sơ. Người ĐDT phải quán xuyến đảm bảo hồ sơ rõ ràng, chính xác, đầy đủ thông tin, hợp pháp.
1.4.2 Phương thức đánh giá năng lực quản lý Điều dưỡng:
- Đánh giá định kỳ, thường xuyên: Là sự đánh giá thường kỳ của người quản lý. Hình thức đánh giá này thường được các nhà quản lý sử dụng hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng nhằm mục đích đôn đốc, giám sát nhân viên dưới quyền thực hiện tốt nhiệm vụ cá nhân và đơn vị. Các nhà quản lý cấp trên thường áp dụng hình thức đánh giá theo quí, nửa năm, một năm. Các tiêu chuẩn đánh giá thường xuyên được ban hành và thông báo trước cho đơn vị tự rà soát, tự đánh giá. Cấp trên đến đánh giá cấp dưới có thể sử dụng những kết quả đánh giá của đơn vị và chỉ phúc tra một số điểm cần thiết hoặc tổ chức đánh giá lại toàn bộ theo tiêu chuẩn đánh giá đã thông báo trước.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực Điều dưỡng trưởng tại tỉnh Nghệ An - 1
- Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực Điều dưỡng trưởng tại tỉnh Nghệ An - 2
- Các Kỹ Năng Đánh Giá Năng Lực Quản Lý Điều Dưỡng:
- Các Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Điều Dưỡng Trưởng:
- Tiêu Chuẩn Lựa Chọn Đối Tượng Nghiên Cứu
- So Sánh Hiệu Quả Can Thiệp Năng Lực Quản Lý Đdt
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
- Đánh giá đột xuất: Là sự đánh giá không được thông báo trước. Hình thức đánh giá này thường tập trung sâu theo chuyên đề, mang tính khách quan và hiệu quả, nhưng không bao trùm được hết các nội dung công tác đơn vị, cá nhân. Hình
thức đánh giá này thường gặp phải sự phản ứng của cá nhân và đơn vị được đánh giá nếu cán bộ đánh giá non nghiệp vụ, tiêu chuẩn đánh giá không rõ ràng hoặc không được xây dựng trên những chuẩn mực đã được thông báo tới đơn vị.
- Đánh giá định kỳ xen kẽ đột xuất: Đơn vị đánh giá thông báo trước nội dung, tiêu chuẩn đánh giá nhưng không thông báo trước thời gian cụ thể đánh giá cho đơn vị được đánh giá, hình thức đánh giá này dung hoà được cả hai hình thức trên, tạo được không khí cởi mở cho việc đánh giá [6], [10], [11], [39], [95].
1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý Điều dưỡng: Những yếu tố tác động đến năng lực điều dưỡng, gồm:
- Trình độ ĐD còn thấp, tỷ lệ ĐD tốt nghiệp trình độ CĐ - ĐH dưới 10% và tỷ lệ ĐDTC là > 80% dẫn đến tính chủ động trong chăm sóc, khả năng nhận định và ra quyết định độc lập trong chăm sóc kéo theo hiệu suất, chất lượng chăm sóc điều dưỡng hạn chế [127], [129].
- Công tác hành chính, giấy tờ của điều dưỡng chiếm tỷ lệ thời gian tương đương với thời gian trực tiếp CSNB (28%). Bởi hiện nay, hầu hết các bệnh viện của chúng ta đang sử dụng sổ sách và phương pháp ghi chép truyền thống là chính, các thủ tục thanh toán viện phí tại các khoa phòng cũng là gánh nặng cho ĐD, họ phải dành quá nhiều thời gian vào các thủ tục hành chính bởi thiếu hệ thống thư ký y khoa. Trong khi đó mỗi hoạt động, công tác chưa có bảng hướng dẫn, qui trình công việc để giúp cho quản lý bài bản, thống nhất [94].
- Nhận thức của cán bộ, sự tự ty, an phận của nhân viên y tế về người ĐD cũng phần nào ảnh hưởng tới hoạt động quản lý và mức độ bao phủ và mở rộng CSNBTD tại các bệnh viện .
- Sự bá quyền của Bác sỹ: Đây là yếu tố quan trọng vì trong quá khứ cũng như hiện tại Bác sỹ vẫn là người đưa ra các quyết định vì thế họ không muốn cho điều dưỡng phát triển mạnh hơn, vì nếu điều dưỡng được đào tạo cơ bản, sẽ giảm vai trò của Bác sĩ, sẽ mất vị thế độc tôn, việc có người giám sát hoạt động sẽ tăng thêm phần chất lượng và hiệu quả.
- Sự phối hợp giữa ĐD với ĐD: Người ta nhận thấy những ĐD thâm niên, có địa vị trong tổ chức không muốn những người trẻ có cơ hội phát triển vì khi đó dễ làm thay đổi vị thế của họ trong 1 tổ chức và những người này thường có mối quan hệ thân thiết với bác sĩ để có cơ hội, có tiếng nói hơn. Vì vậy, tăng cường phối hợp đồng nghiệp và thảo luận các kế hoạch, phương pháp, nội dung sẽ mang lại hiệu quả cao trong quản lý và CSNB [79].
- Các ĐD thường có hành vi bị động, phụ thuộc, họ không chủ động tham gia vào sự đấu tranh cho ngành. Chỉ chờ 1 số người làm cho họ. Các cấp lãnh đạo quan tâm, động viên sẽ giúp cho công tác chăm sóc được chủ động, phát huy sáng tạo.
- Và thêm sự đấu đá giữa các ĐD trong cùng một cơ quan khiến cho nội bộ
ngành nhiều khi không đoàn kết...
- Thiếu cơ hội giáo dục, đào tạo lại về chuyên môn, quản lý: đây là thực tế tại Việt Nam, hầu hết các trường đào tạo ĐD do bác sĩ đóng vai trò chủ đạo, lãnh đạo nhà trường chưa muốn tạo điều kiện và vẫn có quan điểm hạn chế. Nhiều ĐDĐH có trình độ, ham học hỏi muốn nâng cao trình độ nhưng tại Việt Nam mới có Trường ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh đào tạo SĐH, xin đi học thêm thì khó khăn [22], [69].
- Ngoài ra, thu nhập thấp, số lượng bệnh nhân đông, thiếu trang thiết bị và sự phối hợp của bệnh nhân và gia đình chưa tốt cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác ĐD [10], [41], [107].
1.5 Nghiên cứu năng lực Điều dưỡng:
1.5.1 Trên thế giới:
Nhiều nghiên cứu về năng lực ĐD [33], [117] trên thế giới cho rằng: Người ĐDTK có kỹ năng đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công của tổ chức chăm sóc sức khỏe, là nhân tố trung tâm trong mối tương tác giữa người bệnh, ĐDV, bác sỹ, KTV, các nhân viên khác và lãnh đạo bệnh viện. ĐDTK là người biện hộ cho người bệnh và gia đình người bệnh, đồng thời họ đóng vai trò hạt nhân để đảm bảo an toàn người bệnh và CLSC. Ngoài ra, họ có trách nhiệm trong việc quản lý nhân lực, nguồn lực, trang thiết bị và quản lý tài chính [116], [119].
Ngày nay, vai trò của người ĐDTK được xem như một trong những vai trò khó và phức tạp nhất trong hệ thống y tế. Quan điểm này cũng tương đồng với nghiên cứu của Chase (1994), người đã có nghiên cứu về năng lực của người ĐDTK, bà cho rằng “Điều dưỡng trưởng khoa có vai trò quản lý quan trọng vì họ có sức ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của tổ chức y tế”. Bên cạnh đó Sanders, Davidson, and Price (1996) chỉ ra rằng, ĐDTK là người chuyển tải các mục tiêu, sự định hướng, các tiêu chí của tổ chức y tế (bệnh viện, khoa, phòng, trung tâm ĐD) từ góc độ quản lý sang thực hành lâm sàng; do đó, vị trí của người ĐDTK đòi hỏi một khả năng truyền đạt những đường lối chung và lồng ghép chúng vào quản lý và thực hành lâm sàng trong khi đó đồng thời phải xác định và quản lý kết quả đầu ra. Vai trò của người ĐDT là cực kỳ quan trọng bởi vì họ là người kết nối sự định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức với người cung cấp dịch vụ chăm sóc hàng ngày cho người bệnh. Thêm vào đó, ĐDTK không chỉ là người chịu trách nhiệm quản lý mà họ còn là người chịu trách nhiệm cho các hoạt động CSNB tại khoa phòng trong suốt 24h.
Để hình thành và phát triển năng lực cho người ĐDT, ở các nước phát triển, họ áp dụng rất nhiều mô hình như cung cấp kiến thức chính thống từ các trường, hay các chương trình kèm cặp hỗ trợ (mentorship), hội nghị, hội thảo.
Theo AONE (2005), ngày nay người ĐDT đòi hỏi phải có năng lực trong các
lĩnh vực sau đây [16], [33]:
Kỹ năng giao tiếp và khả năng xây dựng - quản lý các mối quan hệ: Giao tiếp hiệu quả, quản lý mối quan hệ, ảnh hưởng của các hành vi, khả năng làm việc với sự đa dạng, chia sẻ ra quyết định, sự tham gia của cộng đồng, các mối quan hệ nhân viên y tế, mối quan hệ học thuật.
Hiểu biết về môi trường y tế: Kiến thức thực hành lâm sàng, mô hình cung cấp chăm sóc bệnh nhân và kiến thức thiết kế công việc, kiến thức kinh tế chăm sóc sức khoẻ, kiến thức chính sách chăm sóc sức khoẻ, hiểu biết về quản trị, hiểu biết về thực hành dựa trên bằng chứng, đo lường kết quả đầu ra, kiến thức và sự cống hiến
cho an toàn bệnh nhân, hiểu biết sử dụng/quản lý trường hợp, kiến thức nâng cao chất lượng và số liệu, kiến thức quản lý rủi ro [153], [156].
Kỹ năng lãnh đạo: Kỹ năng tư duy cơ bản, kỷ luật hành trình cá nhân, khả năng sử dụng tư duy hệ thống, tiếp nối kế hoạch, quản lý Thange.
Các kỹ năng nghề nghiệp: Trách nhiệm cá nhân và chuyên nghiệp, lập kế hoạch nghề nghiệp, đạo đức, thực hành lâm sàng dựa vào bằng chứng và quản lý, vận động cho các doanh nghiệp lâm sàng và thực hành điều dưỡng, các thành viên hoạt động trong các tổ chức chuyên nghiệp.
Và các kỹ năng quản lý tài chính, nguồn lực: Sự hiểu biết về tài chính chăm sóc sức khỏe, quản lý và phát triển nguồn nhân lực, quản lý chiến lược, Marketing, quản lý thông tin và công nghệ. Trong đó, 3 khía cạnh ảnh hưởng đó là:
Các yếu tố/đặc điểm cá nhân; Các yếu tố/đặc điểm nghề nghiệp; Giữa các
yếu tố cá nhân/ đặc điểm và đặc điểm tổ chức. Các yếu tố khác ...
Ở Thái Lan [53], Philipine đã có đào tạo ĐD chuyên ngành như lão khoa, nhi khoa, sản khoa. Công tác đào tạo đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn năng lực ĐD, trong đó có tiêu chuẩn về quản lý.
Về nghiên cứu khoa học trong ĐD, Theo Tiran và cộng sự tại Trường ĐH Greenwich của London cho thấy, các ĐDV lâm sàng thiếu thời gian, khả năng, động lực để tiến hành nghiên cứu; thiếu người đứng đầu để thúc đẩy cũng như chỉ dẫn việc nghiên cứu, đây cũng là một trong những lý do làm cho ĐDV lâm sàng không có hoặc giảm năng lực nghiên cứu [154].
Nghiên cứu về KT, TH, TĐ của ĐDV, ĐDT của Pamela Duffy và cộng sự (2008) tại Mỹ cho thấy có sự khác biệt về nhận thức thực hành dựa trên bằng chứng tại khoa lâm sàng của các bệnh viện tuyến tỉnh trước và sau tập huấn. Về kỹ năng trước tập huấn tỷ lệ ĐDV, ĐDT có độ tự tin thực hành lâm sàng là 46%, sau tập huấn là 65% (p = 0.018), về thái độ cũng có sự khác biệt tương tự (p = 0,046) [140].
Theo nghiên cứu Roderick tại Mỹ về nâng cao chất lượng CSNB [147] cho thấy, tỷ lệ hài lòng của người bệnh về bác sĩ cao hơn ĐDT, ĐDV tại các khoa lâm
sàng chuyên sâu, nhưng ngược lại tại khoa sản sự hài lòng về ĐDT, ĐDV là 73%, về bác sĩ 71%.
Nếu như chúng ta có những nghiên cứu đầy đủ về những khía cạnh này, có những bằng chứng thuyết phục, khách quan áp dụng vào việc nâng cao năng lực cho người ĐDT, sẽ có nhiều chuyển biến tích cực trong việc nâng cao vị thế nghề nghiệp cũng như chất lượng CSNB như chúng ta đã ít nhiều thấy về vai trò và vị trí đặc biệt của người ĐDT.
Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu liên quan đến năng lực ĐDT trên thế giới tập trung vào các tiêu chuẩn năng lực lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu hành vi, thái độ đối với công việc, với người bệnh. Việc nghiên cứu các kỹ năng, qui trình quản lý trong công việc hàng ngày chưa tìm thấy hoặc đề cập hạn chế trong một số nghiên cứu liên quan [157], [158], [159].
1.5.2 Ở Việt Nam:
1.5.2.1 Về trình độ chuyên môn:
Hiện nay, trình độ chuyên môn đội ngũ ĐDV, ĐDT bệnh viện, khoa ở nước ta hầu hết là trình độ TC, tỷ lệ có trình độ ĐH và SĐH thấp. Chủ yếu là nữ, độ tuổi trung bình trên 40 tuổi trở lên chiếm đa số. Khả năng nhận thức về chuyên môn còn mang tính thụ động, dựa vào y lệnh và thực hiện y lệnh là chủ yếu, ít tư duy, sáng tạo, đổi mới chất lượng chăm sóc ĐD [34], [35], [57].
Các bước thực hiện quy trình kỹ thuật thường bị bỏ tắt. Một số kỹ thuật điều dưỡng chuyên sâu, chuyên khoa chưa được đào tạo trong các Nhà trường một cách bài bản [107].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Điều và cộng sự: tỷ lệ ĐDV là nữ chiếm số đông (71,5%), độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ cao nhất (62,8%). Trình độ chuyên môn chủ yếu là trình độ TC (94,3%). Kết quả khảo sát cho thấy 100% người bệnh vào viện được đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, trong đó 96,7% được đo ngay từ sau 15 - 30 phút, 4,2% đo trong vòng 60 phút. Tuy nhiên việc hướng dẫn, giải thích và đưa người bệnh đi làm các xét nghiệm tỷ lệ còn thấp (81,6%), dựa vào gia đình (18,4%). Đây là một trong nguyên nhân gây phiền hà cho người bệnh [31].
Thực hiện các bước trong quy trình kỹ thuật, nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Linh cho thấy 75,7% thực hiện đúng yêu cầu, 24,3% không đạt. Đảm bảo vô trùng trong thủ thuật xâm lấn đạt chiếm 74,6%, không đạt 25,4%. Hướng dẫn dặn dò, tư vấn và giáo dục sức khoẻ chỉ có 38% làm tốt [51].
Đội ngũ ĐDT qua nghiên cứu cho thấy hầu hết nữ chiếm đa số, đây cũng là phù hợp với tính chất, đặc điểm nghề nghiệp; Trình độ chuyên môn trung cấp vẫn còn chiếm tỷ lệ cao; Thực hiện các qui trình kỹ thuật điều dưỡng thông thường còn bỏ bước, kỹ thuật chuyên sâu còn nhiều hạn chế. Thực trạng này đã phản ánh thực tế yếu kém hiện nay của hệ thống điều dưỡng Việt Nam trong các khâu tuyển sinh, tổ chức đào tạo, tuyển dụng và quản lý [50].
Dựa trên một số qui trình kỹ thuật điều dưỡng để đánh giá trình độ chuyên môn là phiến diện, thiếu chính xác. Đây là hạn chế của các đề tài, cần phải có nhiều kênh thông tin như đánh giá từ người quản lý trực tiếp, người bệnh và hiệu quả tác động của công việc mà người được đánh giá thực hiện.
Vì vậy, cần có nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng để bổ
sung nhận định đảm bảo khách quan, chính xác.
1.5.2.2 Về quản lý điều dưỡng:
Các ĐDT chủ yếu được bổ nhiệm từ ĐDV, chưa được đào tạo về quản lý, làm việc theo kinh nghiệm, các kỹ năng QLĐD không biết hoặc biết chưa đầy đủ. Trong quá trình quản lý, nhiều vấn đề chưa được xác định đúng, lựa chọn ưu tiên không phù hợp điều kiện nguồn lực nên hiệu quả chưa cao, thậm chí còn lãng phí cả về thời gian, nhân lực và tài lực. Chất lượng dịch vụ y tế còn bị người dân kêu ca, phàn nàn [10], [37], [76].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Điều và cộng sự đưa ra 3 giải pháp tăng cường chất lượng CSNB: Nâng cao chỉ tiêu đào tạo cử nhân điều dưỡng đáp ứng kiến thức chuyên môn cơ bản và chuyên sâu trong CSNBTD. Nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho ĐDV để tiếp cận tiến bộ khoa học, kỹ thuật tạo cơ hội giao lưu, học tập hội nhập khu vực và thế giới. Tăng cường vai trò ĐDT trong công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng chăm sóc [31].
Theo kết quả điều tra hệ thống tổ chức, nguồn nhân lực ĐDT của Hội Điều dưỡng Việt Nam năm 2007 cho thấy đội ngũ ĐDT các cấp trong bệnh viện tại Việt Nam có trình độ chuyên môn còn hạn chế 90,6 % là TC, độ tuổi dưới 35 chiếm 23, 9 %. Tỷ lệ ĐDT chưa được đào tạo quản lý còn cao (62,2 %) [42];
Nghiên cứu Phạm Đức Mục [59], điều tra hệ thống và nguồn nhân lực ĐDT bệnh viện tuyến TW và tỉnh năm 2007 cho thấy: trình độ chuyên môn SĐH là 1,2%; ĐH là 24,2%; CĐ là 14,9% và TC 59,7%. Về chuyên ngành dược đào tạo: ĐD 82,0%; HS 7,1%; KTV 4,4% khác 6,5%. Đã đào tạo về QLĐD là 63.3%. Về độ tuổi
<35 chiếm 12.1%; 26 - 45 tuổi chiếm 41,7%; 46 - 55 chiếm 44,6%; >55 tuổi chiếm 1.6%. Về thực hiện chức trách nhiệm vụ: Tổ chức, chỉ đạo thực hiện CSNBTD: tốt 72,3%; trung bình (TB) 22,1%; kém 4,1%; không làm 1,5%. Đôn đốc, kiểm tra thực hiện đúng qui trình kỹ thuật và qui chế bệnh viện: tốt 90,0%; TB 3,2%; kém 5,2%; không làm 1,5%. Tổ chức đào tạo và nâng cao trình độ: tốt 62,4%; TB 22,5%; kém 9,2%; không làm 5,9%. Tham gia hướng dẫn thực hành cho HS-SV: tốt 35,8%; TB 31,4%; kém 26,6%; không làm 6,3%. Lập kế hoạch mua sắm, kiểm tra sử dụng, bảo quản: tốt 48,0%; TB 31,4%; kém 26,6%; không làm 6,6%. Kiểm tra công tác vệ sinh, chống nhiễm khuẩn: tốt 88,2%; TB 5,5%; kém 5,2%; không làm 1,1%. Tham gia công tác tổ chức, tuyển dụng: tốt 60,5%; TB 24,0%; kém 12,5%; không làm 3,0%. Tham gia NCKH: tốt 38,0%; TB 22,1%; kém 34,7%; không làm 5,2%. Tham gia chỉ đạo tuyến: tốt 45,8%; TB 20,3%; kém 22,8%; không làm 5,2%. Định kỳ sơ kết, tổng kết: tốt 62,0%; TB 27,5%; kém 8,0%; không làm 2,5%. Tham gia đề xuất các ý kiến liên quan CSĐD: tốt 77,9%; TB 17,0%; kém 4,1%; không làm 1,1%.
Theo nghiên cứu của Đỗ Đình Xuân (2007) [107], cho thấy cả nước có 6.787 ĐDT đang làm việc tại các bệnh viện công lập trong cả nước (thống kê từ 30 bệnh viện TW và 63 Sở Y tế), trong đó: ĐD chiếm 78,4%, HS chiếm 7,4%, Kỹ thuật Y học là 8,2%, còn 6,0% ĐDT không có trình độ chuyên ngành là ĐD tham gia QLĐD (y sĩ, dược sĩ). Về thực trạng năng lực của đội ngũ ĐDTK: 84% ĐDTK tự đánh giá có khả năng hoàn thành từ mức khá trở lên các công việc theo qui định ở các nội dung: tổ chức CSNB; chỉ đạo công tác vệ sinh khoa, phòng; quản lý nhân