Tiêu Chuẩn Lựa Chọn Đối Tượng Nghiên Cứu


Đề tài thuộc khoa học ĐD, lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu là thực hành qui trình kỹ thuật ĐD chiếm 51,2%; rất ít đề tài lĩnh vực đào tạo và QLĐD (2,9%). Thiết kế nghiên cứu của các đề tài chủ yếu là mô tả (66,5%) với phương pháp thu thập số liệu là phỏng vấn cấu trúc hoặc quan sát bảng kiểm (73,6%), cũng có một số ít sử dụng phương pháp thảo luận nhóm hoặc phỏng vấn sâu; chưa có đề tài sử dụng thiết kế nghiên cứu can thiệp hoặc nghiên cứu phân tích. Địa điểm nghiên cứu chủ yếu tuyến tỉnh, TW, số ít đề tại thực hiện ở tuyến huyện [33], [49], [60].

Các đề tài nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ mô tả thực trạng về trình độ chuyên môn, tuổi, giới, mức độ hoàn thành công việc hàng ngày của ĐD và ĐDT hoặc hoạt động hành chính điều dưỡng; chất lượng thực hiện một số qui trình kỹ thuật điều dưỡng; chưa có đề tài nghiên cứu đi sâu nghiên cứu phân tích năng lực điều dưỡng, nhất là năng lực QLĐD, sự thiếu hụt các kiến thức, kỹ năng quản lý, hồ sơ, biểu mẫu so với yêu cầu chức năng, nhiệm vụ và chất lượng công việc của người ĐDTK [75].

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng CSNBTD và yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ người điều dưỡng. Năng lực QLĐD chiếm một vị trí, vai trò hết sức quan trọng góp phần vào sự thành công, thất bại của kết quả điều trị người bệnh.

Vì vậy, việc tập trung vào đánh giá thực trạng về KT, TH, TĐ của người làm công tác QLĐD; đo lường sự thiếu hụt kiến thức, kỹ năng quản lý, chưa phù hợp hồ sơ, sổ sách, biểu mẫu quản lý, qui trình công việc trong lĩnh vực điều dưỡng; tìm hiểu nguyên nhân, các yếu tố gây cản trở đến chất lượng QLĐD, từ đó đưa ra giải pháp can thiệp nhằm nâng cao năng lực ĐDT, cải thiện hoạt động QLĐD tại các bệnh viện là cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển ngành ĐD trong tương lai [1], [12], [21], [28], [82], [101].


Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1 Đối tượng nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

- Điều dưỡng trưởng đang công tác tại bệnh viện.

- Cán bộ lãnh đạo khoa, bệnh viện.

Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực Điều dưỡng trưởng tại tỉnh Nghệ An - 6

- Hệ thống hồ sơ, sổ sách, biểu mẫu quản lý của các bệnh viện;

- Bệnh nhân đang được điều trị nội trú tại các khoa, bệnh viện.

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu

- Điều dưỡng trưởng khoa và Điều dưỡng trưởng bệnh viện đang đương chức (Công lập, ngoài công lập, tuyến tỉnh đến tuyến huyện), bao gồm người có bằng cấp chuyên môn là Điều dưỡng, Hộ sinh, KTV.

- Cán bộ quản lý khoa, bệnh viện có thâm niên quản lý từ 2 năm trở lên.

- Hồ sơ, sổ sách, biểu mẫu quản lý Điều dưỡng: từ năm 2009 - 2013.

- Bệnh nhân tỉnh táo, nằm điều trị nội trú tại bệnh viên từ 03 ngày trở lên.

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Người làm chức năng quản lý Điều dưỡng khoa, bệnh viện nhưng không

phải chuyên môn y.

- Bệnh nhân tinh thần không ổn định, hôn mê, hoặc là người cao tuổi không có người thân chăm sóc.

2.2 Địa điểm nghiên cứu

2.2.1 Điều tra năng lực quản lý của Điều dưỡng trưởng: Nghệ An có 19 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, 8 bệnh viện tuyến tỉnh, 02 bệnh viện vùng; 08 bệnh viện ngoài công lập và 03 bệnh viện ngành. Mỗi bệnh viện đều có phòng/tổ điều dưỡng, các khoa lâm sàng, cận lâm sàng, mỗi khoa/phòng có 01 ĐDT.

2.2.2 Đánh giá hiệu quả can thiệp nhằm nâng cao năng lực quản lý của Điều dưỡng trưởng:


- Nghiên cứu triển khai các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng tại 32 bệnh viện đa khoa công lập tuyến tỉnh, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đây là những bệnh viện có đầy đủ các khoa và người bệnh nhiều lứa tuổi khác nhau.

2.3 Thời gian nghiên cứu:

Thời gian nghiên cứu là 3 năm (từ 2010 đến 2013), chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (2010 - 2011): Mô tả thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến năng

lực quản lý Điều dưỡng trưởng tại các bệnh viện ở tỉnh Nghệ An.

Giai đoạn 2 (2011 - 2013): Can thiệp và đánh giá hiệu quả giải pháp can

thiệp nâng cao năng lực quản lý Điều dưỡng trưởng tại các bệnh viện nghiên cứu.

2.4 Phương pháp nghiên cứu:

2.4.1 Khung lý thuyết nghiên cứu



BIẾN ĐỘC LẬP

BIẾN TRUNG GIAN

BIẾN PHỤ THUỘC



ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG


- Tuổi, giới, nghề nghiệp,

chức vụ, thâm niên quản lý

- Kiến thức chuyên môn

- Kỹ năng chuyên môn

- Thái độ chuyên môn

- Kiến thức quản lý

- Kỹ năng quản lý

- Thái độ quản lý

- Trình độ tin học

- Trình độ ngoại ngữ


Nhu cầu nâng cao

năng lực quản lý

BỆNH VIỆN ĐA KHOA


- Hệ thống hồ sơ, biểu mẫu

quản lý Điều dưỡng

- Số lượt khám bệnh

- Ngày sử dụng giường bệnh

- Số ngày điều trị

- Số bệnh nhân biến chứng

- Số bệnh nhân chuyển

tuyến trên

- Số bệnh nhân tử vong

- Mô hình quản lý điều dưỡng.

- Khả năng cung cấp dịch vụ y tế

- Chất lượng dịch vụ

y tế:

chuyên

Trình độ

môn, kỹ

thuật, thái độ phục vụ và thủ tục tiếp đón, thanh toán ra vào viện

- Chi phí KCB

MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI


Sự hài lòng về kiến thức, kỹ năng, thái độ chuyên môn của ĐD

Sự hài lòng về kiến thức, kỹ năng, thái độ quản lý ĐDT. Sự hài lòng về thủ tục hệ thống hồ sơ, biễu mẫu quản lý Điều dưỡng.

Nâng cao năng lực quản lý của

Điều dưỡng trưởng khoa các

bệnh viện được

lựa chọn

nghiên cứu


NC MÔ TẢ

NC PHÂN TÍCH

NC CAN THIỆP


Sơ đồ 2.1: Khung lý thuyết nghiên cứu


2.4.2 Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích và nghiên cứu can thiệp có đối chứng.

2.4.3 Cỡ mẫu nghiên cứu

Giai đoạn 1: Mô tả thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý ĐDT.

2.4.3.1 Nghiên cứu định lượng:

Đối tượng Điều dưỡng trưởng:

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang [19], [84], [85], [88], [89], [92]:

Z 21/ 2 . p1 p

n = d 2

; Trong đó:

n: cỡ mẫu nghiên cứu;

p: Tỷ lệ ước lượng Điều dưỡng trưởng khoa đạt yêu cầu về năng lực quản lý điều dưỡng và tỷ lệ người dân hài lòng về năng lực quản lý đối với điều dưỡng trưởng là 50%;

α: Mức ý nghĩa thống kê = 5%;

z: Hệ số tin cậy, tra bảng được Z = 1,96;

d: Sai số ước lượng, chọn d = 0,05;

1,962.0,51 0,5

Thay số và tính toán: n =

0,052

= 384,16;

Cỡ mẫu của ĐDT là 403 (trong đó dự phòng 5% từ chối tham gia, bỏ cuộc);

Cỡ mẫu của bệnh nhân là 403 (trong đó dự phòng 5% từ chối tham gia).

Hồ sơ, sổ sách, báo cáo lưu:

Phân tích hồ sơ, sổ sách, báo cáo liên quan đến CTCS điều dưỡng và QLĐD của các năm 2009 - 2013, bao gồm: bệnh án, phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc, các sổ sách quản lý vật tư, nhân lực, kế hoạch, báo cáo sơ kết, tổng kết...

Bệnh nhân điều trị nội trú:

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang:

n =Z 2 1/ 2 . p1 p; Trong đó:

d 2


n: cỡ mẫu nghiên cứu

p: Tỷ lệ bệnh nhân hài lòng ước lượng là 50%

α: Mức ý nghĩa thống kê = 5%

z: Hệ số tin cậy, tra bảng được Z = 1,96

d: Sai số ước lượng, chọn d = 5%

2

Thay số và tính toán: n = 1.96 .0.51 0.5= 384,16; Dự phòng 5% bệnh nhân

0.52

từ chối tham gia, bỏ cuộc và làm tròn số n = 400.

Như vậy, mẫu được chọn nghiên cứu đối tượng bệnh nhân là 400.

2.4.3.2 Nghiên cứu định tính:

Phỏng vấn sâu Giám đốc hoặc Phó giám đốc các bệnh viện và thảo luận nhóm Trưởng hoặc Phó khoa để thu thập thông tin liên quan đến đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ ĐDT. Chọn chủ định:

- 8 Giám đốc/phó giám đốc các bệnh viện để phỏng vấn sâu.

- 16 Trưởng hoặc Phó khoa chia làm 2 nhóm để thảo luận nhóm.

Giai đoạn 2: Đánh giá hiệu quả can thiệp nhằm "nâng cao năng lực quản lý ĐDT".

2.4.3.3 Nghiên cứu can thiệp:

- Áp dụng công thức tính cỡ mẫu trong nghiên cứu can thiệp như sau

[84], [85], [88], [89], [92]:

n = z 2

p1 (1 p1 ) p2 (1 p2 ) ; Trong đó:

(,)

( p1 p2 )


2

n: là tổng số đối tượng tham gia nghiên cứu.

Z 2 ,: Giá trị của hệ số giới hạn tin cậy. Với α = 0,05 thì hệ số tin cậy của ước lượng là 99%; β = 0,05 và tra bảng Z 2,= 13,0.

p1 = Tỷ lệ Điều dưỡng trưởng có năng lực của nhóm can thiệp sau can thiệp.

p1 = 65% (Nghiên cứu của Pamela Duffy và cộng sự năm 2008) [140].

p2 = Tỷ lệ Điều dưỡng trưởng có năng lực của nhóm chứng sau can thiệp; p2

= 40,0% (ước lượng tỷ lệ năng lực ĐDT nhóm chứng sau can thiệp không thay đổi

với trước can thiệp = tỷ lệ năng lực ĐDT điều tra thực trạng giai đoạn 1 năm 2011).


p1 - p2: Mức sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ Điều dưỡng trưởng có năng lực

của nhóm can thiệp và nhóm chứng sau can thiệp.

α: Mức ý nghĩa thống kê; là Xác suất của việc phạm phải sai lầm loai I (loại

bỏ H0 khi nó đúng) = 0,05

β: Xác suất của việc phạm phải sai lầm loai II (chấp nhận H0 khi nó sai) =

0,05. Thay số và tính toán: n = 13,0 0,65(1 0,65) 0,40(1 0,40)

(0,65 0,40)2

n = 97,24; làm tròn n = 100

Tổng số ĐDT cần cho nghiên cứu là 100 (nhóm Can thiệp 100 và nhóm chứng 100).

2.4.4 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu:

2.4.4.1 Nghiên cứu mô tả cắt ngang:

- Đối với Điều dưỡng trưởng:

Chọn toàn bộ ĐDT đang đương chức tại 40 bệnh viện công lập, ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Đối với bệnh nhân nội trú: Chọn mẫu 02 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Chia các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện kể cả công lập và ngoài công lập thành 2 vùng sinh thái (thuận lợi và khó khăn):

+ Khó khăn (miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội, giao thông đi lại khó khăn): gồm 12 bệnh viện: Anh Sơn; Con Cuông (Tây Nam); Kỳ Sơn; Nghĩa Đàn; Quế phong; Quỳ Châu; Quỳ Hợp; Tân Kỳ; Tây Bắc; Tương Dương; Yên Thành và Phủ Diễn (bệnh viện ngoài công lập).

+ Thuận lợi (đồng bằng, ven biển, điều kiện kinh tế - xã hội, giao thông đi lại thuận lợi): gồm 28 bệnh viện: Cửa Lò; Diễn Châu; Điều dưỡng - PHCN; Đô Lương; Giao thông Miền trung; Hưng Nguyên; Hữu nghị đa khoa tỉnh; Lao & Bệnh phổi; Nam Đàn; Nghi Lộc; Thanh Chương; Nhi; Nội tiết; Phong - Da liễu TW; Quân Y 4; Quỳnh Lưu; Tâm Thần; Trung tâm CSSKSS; Đa khoa Vinh; Y học cổ truyền; TT Chỉnh hình Nghệ An; BV ngoài công lập (115; Cửa Đông; Đông Âu; Mắt Sài Gòn; Nguyễn Minh Hồng; Thái An và Thành An).


- Giai đoạn 2: Mỗi vùng sinh thái chọn ngẫu nhiên theo tỷ lệ, khó khăn 3/12 bệnh viện và thuận lợi 7/28 bệnh viện để tiến hành điều tra, 10 huyện chọn được đó là: Con Cuông, Quỳ Hợp; Thanh Chương; Nghĩa Đàn; Nghi Lộc, Nam Đàn; Diễn Châu; Đô Lương; TP Vinh và Cửa Lò.

Chọn ngẫu nhiên bệnh nhân từ 10 bệnh viện được lựa chọn, mỗi bệnh viện điều tra 40 bệnh nhân. Mỗi tuần điều tra vào hai ngày thứ ba và thứ 5, mỗi ngày điều tra 20 bệnh nhân ngẫu nhiên tại hai khoa Nội và Ngoại.

2.4.4.2 Nghiên cứu định tính:

Chọn chủ định 8 Giám đốc/phó giám đốc để phỏng vấn sâu và 16 Trưởng

hoặc Phó khoa chia làm 2 nhóm để thảo luận nhóm [84].

2.4.4.3 Nghiên cứu can thiệp có đối chứng: Bước 1: Chọn địa điểm nghiên cứu:

- Chọn 32 bệnh viện có đặc điểm và điều kiện được định trước như sau:

+ Giao thông tốt, thuận tiện cho việc đi lại giám sát.

+ Bệnh viện thuộc công lập

+ Lưu lượng bệnh nhân nội trú/ngày trung bình ≥ 100

+ Có đủ điều kiện về nhân lực (bác sỹ, điều dưỡng), trang thiết bị, hoạt động ổn định, Ban giám đốc quan tâm đến chất lượng chăm sóc người bệnh và cam kết huy động tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp nhằm nâng cao năng lực quản lý của Điều dưỡng trưởng.

- Chọn mẫu nhóm can thiệp và nhóm chứng: chọn mẫu thuận tiện

Lập danh sách 32 bệnh viện công lập trong toàn tỉnh kèm theo số lượng ĐDTK, xếp tên bệnh viện theo vần chữ cái Việt Nam (A, B, C). Đánh số thứ tự từ 1 đến 32, tiến hành làm 2 thăm chẵn - lẻ. Quy định trước nếu bắt được số chẵn là nhóm can thiệp có số thứ tự 2, 4, 6, 8, 10, ..., 32 cho đến khi đủ cỡ mẫu tối thiểu 100 ĐDT, thì dừng lại và số lẻ là đối chứng. Nếu bắt được số lẻ trước là nhóm can thiệp, có số thứ tự 1, 3, 5, 7, 9,...., 31 cho đến khi đủ 100 ĐDT thì dừng lại và số chẵn là đối chứng. Như vậy, kết quả bắt thăm được số chẵn.

Kết quả:

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 12/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí