Cơ Cấu Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Arập Xêút Năm 2008

Bảng 16: Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu Việt Nam - Arập Xêút năm 2008


STT

Tên Hàng XK

Trị Giá (USD)

Tên Hàng NK

Trị Giá (USD)

1

Hàng hải

23.947.855

Chất dẻo nguyên liệu

118.107.549

2

Sản phẩm chất

dẻo

1,983,353

Sản phẩm hoá chất

7.326.847

3

Hạt điều

2,047,750

Sắt thép các loại

1.425.147

4

Hàng hoá khác

34,270,266

Ô tô các loại

4.564.520

5

Cà phê

1,253,109

Máy móc thiết bị,

dụng cụ và phụ tùng

372.600

6

Giày dép các

loại

2,510,288

Hàng hoá khác

41.401.489

7

Gạo

1,882,879



8

Sản phẩm dệt

may

28,162,768



9

Hạt tiêu

2,393,581



10

Gỗ & sản phẩm

gỗ

2,907,175



11

Túi xách, ví,

vali, mũ & ô dù

512,690




12

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và

linh kiện


3,328,236



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt nam - Trung Đông - 10

(Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam, 2008)

3.3 Triển vọng hợp tác

Trong tương lai lâu dài, Arập Xêút là một thị trường có tiềm năng tại khu vực Trung Đông. Việt Nam có thể xuất khẩu các mặt hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, thuỷ hải sản, may mặc và điện tử sang Arập Xêút; đồng thời xem xét nhập khẩu xăng dầu, phân bón và hoá chất từ thị trường này. Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp có cơ hội gặp gỡ trực tiếp, tăng cường hợp tác giao thương và nhằm đảm bảo tăng cường kim ngạch sang thị

trường rất lớn này, cần khuyến khích tổ chức nhiều đoàn cũng như các doanh nghiệp cần tích cực chủ động đi khảo sát thị trường Arập Xêút để giới thiệu với các đối tác về khả năng xuất khẩu của Việt Nam, sự đa dạng về chủng loại hàng hoá, mẫu mã của Việt Nam cũng như tìm kiếm đối tác mới, hiểu rõ hơn nhu cầu, thị hiếu, tập quán tiêu dùng của Arập Xêút. Ngoài ra, Bộ Công thương cũng đã kiến nghị cho thành lập thương vụ tại Arập Xêút nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam, xúc tiến du lịch và hợp tác đầu tư, góp phần tăng cường quan hệ kinh tế thương mại Việt nam – Arập Xêút. Có như vậy mới dần dần tạo thế đứng cho hàng Việt Nam tại thị trường nước này.

4. Ixraen

4.1 Tổng quan về thị trường Ixraen và quan hệ thương mại Việt Nam- Ixraen

Nhà nước Ixraen được thành lập theo nghị quyết 181(II) năm 1948 của Liên Hiệp quốc nhưng bị các nước Arập bác bỏ. Bốn cuộc chiến tranh Trung Đông xảy ra sau đó đã làm cho các nước Arập mất thêm đất đai và tình hình khu vực càng trở nên phức tạp. Hiện nay diện tích của Ixraen là 20.770km2, kể cả Đông Jerusalem km2 với dân số 7,11 triệu người (2008).

Đất nước này có nguồn tài nguyên hết sức hạn chế, chỉ có ít Potash, quặng đồng, phốt phát dạng đá, bromide ma-nhê, đất sét...Trong cơ cấu kinh tế của Ixraen, nông nghiệp chiếm 2,7%; công nghiệp: 31,7%; dịch vụ: 65,6%. Ixraen chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng như : kim cương đã chế tác, thiết bị công nghệ cao, vũ khí, phần mềm tin học, hoá chất, dệt may... và nhập khẩu ngũ cốc, dầu thô, nguyên liệu, thiết bị quân sự, kim cương thô.... Các chỉ số kinh tế năm 2008 của Ixraen gồm: tăng trưởng GDP: 4,2% ,GDP: 205,7 tỷ USD,GDP bình quân đầu người: 28.900 USD , lạm phát: 4,7% và tỷ kệ thất nghiệp: 6,1%

Việt Nam và Ixraen lập quan hệ ngoại giao ngày 12/7/1993. Tháng 12 cùng năm, Ixraen mở Đại sứ quán tại Hà Nội, khởi đầu nhiều hoạt động mở

rộng sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm khoa học-công nghệ... đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiêp, thuỷ lợi, y tế. Trong năm 2009, Việt Nam cũng dự định mở Đại sứ quán tại Tel Avip nhằm nâng quan hệ song phương, đặc biệt là quan hệ kinh tế – thương mại lên bước phát triển mới. Hiện nay Ixraen cấp cho Việt Nam hàng trăm học bổng đào tạo ngắn hạn, cử chuyên gia sang chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, thiết lập các trại nông nghiệp mẫu tại Hà Giang, Hà Tây, Hà Nội... Ixraen cũng đóng góp giúp Việt Nam khắc phục một số vụ thiên tai, xây dựng nhà tình nghĩa, khám bệnh cho người nghèo, giúp trẻ em tàn tật...

Mặc dù bị hạn chế bởi tình hình Trung Đông, trao đổi thương mại Việt Nam – Ixraen tăng lên hàng năm và đạt khoảng 68 triệu đô la (2005) lên gần 80 triệu năm 2006, 147 triệu năm 2007. Việt Nam xuất giầy dép, quần áo, nông sản và nhập từ Ixraen thiết bị công nghệ cao, hoá chất, phân bón. Các công ty Ixraen tham gia liên doanh, đầu tư vào một số dự án tại Việt Nam, như toà Landmark ở Hà Nội và Capital Fund Tp Hồ Chí Minh. Ixraen hiện xếp thứ 56/81 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Hai nước đã ký kết rất nhiều các hiệp định như: Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế, nông nghiệp, thương mại, khoa học-kỹ thuật (1996), Hợp tác Hải quan, Du lịch, nông nghiệp, Hiệp định Thương mại (2004), Hiệp định hợp tác văn hoá, Hiệp định hợp tác vận tải hàng không (6/2007). Hiện nay Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-Ixraen cũng đang trong vòng đàm phán. Nếu đàm phán thành công Hiệp định này sẽ mở ra nhiều cơ hội và triển vọng hợp tác cho các doanh nghiệp của hai nước.

4.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu song phương

Trong suốt 15 năm kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, đã có nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao sang thăm và làm việc tại hai nước. Bên cạnh các đoàn lãnh đạo cấp cao, còn có các đoàn doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến thương mại tìm hiểu thị trường và xúc tiến giao thương giữa hai

nước. Phía Ixraen đã tổ chức nhiều đoàn doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như nông nghiệp, viễn thông, dầu khí sang tham dự hội chợ triển lãm tại Việt Nam. Đồng thời, Ixraen cũng tổ chức nhiều hội thảo doanh nghiệp giới thiệu các cơ hội hợp tác kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Về phía ta, nhiều doanh nghiệp đã sang tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh với các đối tác Ixraen. Bộ Thương Mại trước đây đã tổ chức đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thị trường và tổ chức hội thảo tại Ixraen năm 2005 nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại song phương.

Kể từ đó đến nay, kim ngạch trao đổi thương mại song phương giữa Việt Nam và Ixraen không ngừng gia tăng. Năm 2006, xuất khẩu của Việt Nam sang Ixraen đạt 40,8 triệu USD và nhập khẩu đạt 37,2 triệu USD. Năm 2007, tổng kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 141 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 57,2 triệu USD và nhập khẩu 83,4 triệu USD. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước trong năm 2008 đạt 162,4 triệu USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 82 triệu USD, tăng 43% so với năm 2007.

Bảng 17 : Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Ixraen giai đoạn 2004 -2008

(Đơn vị: triệu USD)


Năm

Tổng kim ngạch

XNK

Việt Nam XK

sang Ixraen

Việt Nam NK từ

Ixraen

2004

66,0

31,6

34,4

2005

67,5

31,5

36

2006

84,7

43,4

41,3

2007

140,7

57,3

83,4

2008

162,5

82,0

80,5

(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam hàng năm.)

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Ixraen gồm: giày dép, cà phê, gạo, hải sản, sản phẩm gỗ các loại, dệt may, hạt điều, chè, thủ

công mỹ nghệ, hạt tiêu, linh kiện điện tử, quế... Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Ixraen gồm máy móc thiết bị, phân bón, sản phẩm linh kiện điện tử, chất dẻo nguyên liệu, nguyên liệu thức ăn gia súc, thuốc sâu, hoá chất, dược phẩm...

Bảng 18: Cơ cấu ngành hàng xuất nhập khẩu Việt Nam - Ixraen

năm 2008

(Đơn vị: USD)


STT

Tên Hàng XK

Trị Giá (USD)

Tên Hàng NK

Trị Giá (USD)

1

Hàng hải sản

18.743.859

Phân bón khác

39.719.198

2

Sắt thép các loại

11.282.195

Hàng hoá khác

10.164.285

3

Hạt điều

10.975.544

Máy móc thiết bị,

dụng cụ & phụ tùng

7.582.164

4

Hàng hoá khác

10.953.499

Hàng hải sản

3.998.968

5

Cà phê

9.201.254

Giày dép các loại

2.678.346

6

Giày dép các

loại

8.392.857

Hạt điều

2.074.321

7

Gạo

3.654.943

Cà phê

2.009.422

8

Sản phẩm dệt

may

2.471.207

Thức ăn gia súc &

nguyên liệu

1.956.661

9

Hạt tiêu

2.015.079

Máy vi tính, sản phẩm

điện tử & linh kiện

1.468.673

10

Gỗ & sản phẩm

gỗ

1.162.073

Gạo

1.454.945

11

Túi xách, ví,

vali, mũ & ô dù

1.125.625

Thuốc trừ sâu &

nguyên liệu

1.183.435

12



Sản phẩm hoá chất

1.111.814

(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, 2008)

4.3 Triển vọng hợp tác

Trong các nước Trung Đông, Ixraen là một trường hợp khá đặc biệt bởi đây là quốc gia Do Thái duy nhất trong khu vực. Việc hợp tác với Ixraen và các nước Arập khác có ý nghĩa quan trọng trong chủ trương đa dạng hoá,

đa phương hoá các mối quan hệ của Việt Nam hiện nay. Với việc xúc tiến mở Đại sứ quán Việt Nam tại Ixraen, trong thời gian tới chắc chắn doanh nghiệp hai nước sẽ có điều kiện để tìm hiểu về các nhu cầu của mỗi bên nhiều hơn. Các ngành công nghệ cao là thế mạnh của Ixraen và việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp trong nước với chi phí hợp lý. Đặc biệt trong bối cảnh Ixraen cũng rất mong muốn đẩy mạnh quan hệ với Việt Nam, vốn được đánh giá có vị thế quan trọng trong các chính sách ngoại giao, thương mại của Ixraen đối với khu vực Đông Nam Á.‌

III.ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Kết quả

Thứ nhất, quan hệ chính trị, kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Trung Đông trong thời gian qua không ngừng phát triển. Việt Nam hiện có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước ở khu vực Trung đông. Quan hệ chính trị với khu vực này thời gian qua phát triển tốt đẹp. Nhiều hiệp định và nghị định thư song phương đã được ký kết với các nước thuộc khu vực Trung đông nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động hợp tác giữa hai bên như: Hiệp định thương mại, Hiệp định hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, Hiệp định vận tải hàng hải.....Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt nam với các nước Trung Đông trong năm qua tiếp tục phát triển tốt đẹp. Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn các cấp đi thăm lẫn nhau và nhiều văn kiện hợp tác song phương đã được ký kết nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động hợp tác giữa hai bên. Điều này được thể hiện qua các chuyến thăm của: Thủ tướng Cô Oét thăm Việt Nam tháng 5/2007, Bộ trưởng Kinh tế Ôman và Cố vấn kinh tế của Thủ tướng Baranh thăm Việt Nam tháng 4/2007, Hoàng tử Arập Xêút Al Waheed thăm Việt Nam tháng 6/2007, Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng UAE và Quốc vương Dubai thăm Việt Nam tháng 9/2007, Bộ trưởng Kinh tế Ôman , Bộ trưởng Dầu mỏ Cô Oét thăm Việt Nam tháng 4/2008. Về

phía Việt Nam, đoàn Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đi thăm 3 nước: Ôman, Baranh và Cata tháng 11/2007. UBHH Việt nam – Iran đã họp tại Tehran tháng 12/2007 để thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước. Đặc biệt, cũng tháng 12/2007, UBHH Việt Nam - Irắc đã tổ chức thành công kỳ họp lần thứ 17 tại Hà Nội, trong đó có nội dung quan trọng là Irắc cam kết xoá số nợ còn lại cho Việt nam và mong muốn nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu từ Việt Nam, UBHH Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã nhóm họp tháng 11/2008 với nhiều kết quả khả quan.

Thứ hai, thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng, đạt tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2007, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Trung Đông đạt 1,19 tỷ USD; trong đó Việt nam xuất khẩu 700 triệu USD, tăng 17,2% so với năm 2006, và nhập khẩu 490 triệu USD. Các thị trường có mức tăng trưởng xuất khẩu mạnh gồm: UAE (233 triệu USD), Thổ Nhĩ Kỳ (202 triệu USD), Ixraen (57 triệu USD) và Arập Xêút (51 triệu USD). Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Trung Đông gồm: gạo, cà phê, sản phẩm dệt may, máy tính và linh kiện điện tử, giày dép các loại, chất dẻo nguyên liệu, hải sản, sợi các loại, cao su, than đá, chè, gỗ và sản phẩm gỗ. Mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ khu vực Trung Đông chủ yếu gồm: xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu, phân bón, hoá chất, sắt thép, chất dẻo. là những thế mạnh của thị trường khu vực này. Điều đáng lưu ý trong quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Đông trong năm qua là sự chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu. Nếu những năm trước, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu sang Irắc và UAE thì năm 2007 và 2008 hoạt động xuất khẩu , ngoài UAE, đã chuyển sang các thị trường khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Ixraen và Arập Xêút.

Thứ ba, cán cân xuất nhập khẩu có sự thay đổi theo hướng tích cực. Cán cân xuất nhập khẩu đã có sự thay đổi lớn với thị trường Trung Đông, cụ thể là Việt Nam đã chuyển sang thế xuất siêu từ chỗ nhập siêu. UAE và Thổ

Nhĩ Kỳ đã trở thành 2 thị trường xuất khẩu đứng đầu khu vực. Một trong những nguyên nhân tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Đông là do giá dầu thế giới tăng đã thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu của các nước Trung Đông tăng mạnh. Nguyên nhân thứ hai là việc nỗ lực của các công ty Việt Nam trong việc tìm kiếm và đa dạng hoá bạn hàng, đa dạng hoá hình thức bán hàng. Hiện nay, các công ty của Việt Nam tích cực đi khảo sát thị trường, tham gia vào các hội chợ triển lãm tại các nước trong khu vực để giới thiệu, quảng bá sản phẩm và tìm cách đưa hàng hoá của Việt Nam xâm nhập vào khu vực này. Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc xúc tiến, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng như của Bộ Công Thương (thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức đưa đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thị trường, tổ chức hội thảo doanh nghiệp để gặp gỡ trực tiếp, tìm kiếm bạn hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các Hiệp hội ngành hàng. trong việc tổ chức cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hội chợ, triển lãm và hội thảo tại các nước như UAE, Arập Xêút, Irannhằm tìm kiếm bạn hàng mới.

Thứ tư, tiếp tục xuất hiện những tín hiệu khả quan trong hợp tác Việt Nam - Trung Đông trong thời gian tới. Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và các nước Trung Đông năm 2009 sẽ có những bước phát triển vượt bậc so với năm 2008 do Việt Nam và các nước Trung Đông đang đẩy mạnh tăng cường quan hệ trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế - thương mại, đầu tư và hợp tác công nghiệp. Các doanh nghiệp ở khu vực Trung Đông bắt đầu quan tâm hơn tới thị trường và đối tác Việt Nam để tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh song phương cũng như tìm các cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Hiện nay, đã xuất hiện làn sóng đầu tư từ các nước Trung Đông vào Việt Nam. Nhà máy sản xuất thép Zamil Steel ở Đồng Nai và khu du lịch giải trí cao cấp Raffles Resort ở Đà Nẵng là những dự án đầu tư thành công điển

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2022