Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc thời kỳ hậu WTO. Bài học cho Việt Nam - 14

cơ chế khuyến khích việc liên kết, hợp tác giữa các cơ sở nghiên cứu và cơ sở sản xuất của các DNV&N, để các sản phẩm khoa học công nghệ được mua bán, trao đổi như các hàng hoá khác. Đồng thời phải hoàn chỉnh cơ chế trợ giúp DNV&N thực hiện đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩvu và dịch vụ, mua bán, trao đổi, góp vốn và hợp tác đầu tư bằng giá trị tài sản vô hình là quyền sở hữu công nghiệp.

Bên cạnh vấn đề về khoa học công nghệ, khó khăn về nhân lực đang là một trong những trở ngại lớn nhất của DNV&N trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá khi phải đối mặt với công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế. DNV&N không chỉ thiếu công nhân kỹ thuật lành nghề mà còn thiếu cả nhân sự cấp cao đủ những kỹ năng cần thiết để quản lý, điều hành doanh nghiệp.

Trong thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kêu gọi các nước và tổ chức quốc tế trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNV&N thông qua các dự án hỗ trợ kỹ thuật; một số Bộ, ngành và địa phương đã phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp như tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản trị cho doanh nghiệp như: các lớp tập huấn về Luật Doanh nghiệp, khởi sự doanh nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế, xúc tiến thương mại, chế độ kế toán DNV&N… và một số lĩnh vực liên quan. Tuy nhiên, việc định hướng đào tạo của các cơ quan, tổ chức nói trên chưa thống nhất, mang tính cục bộ theo chương trình dự án, tổ chức đào tạo còn mang tính tự phát, chưa xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu của công tác đào tạo, phát triển DNV&N. Chương trình, nội dung đào tạo còn nhiều bất cập: chất lượng không đồng đều, thường tập trung vào lý thuyết, đào tạo mang tính đại trà, chưa thực sự đáp ứng đúng ngu cầu của các DNV&N. Nhiều DNV&N nhất là các doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa và các địa bàn kinh tế khó khăn không có khả năng tài chính để tham gia đào tạo.

Để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực, ngoài việc tăng cường, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường, lớp (của Nhà nước và của các tổ chức khác thành lập), nên khuyến khích mở rộng việc đào tạo theo hướng gắn cơ sở đào tạo với DNV&N có nhu cầu như: liên kết đào tạo; đào tạo theo đơn đặt hàng; doanh nghiệp liên kết với nơi đào tạo (kể cả các trường đại học, viện nghiên cứu). Cũng đã có những DNV&N nâng cao được trình độ công nghệ, học tập kỹ năng quản lý thông qua liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp, giữa DNV&N với doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp FDI, bằng các hình thức như gia công, đặt hàng, làm vệ tinh… trong các khâu sản xuất, thương mại, dịch vụ.

Cần khuyến khích các DNV&N thực hiện các biện pháp đào tạo nhân lực tại chỗ, vừa bảo đảm nhân lực cho doanh nghiệp vừa khuyến khích người tài thấy được tương lai phát triển, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Đầu tư cho lực lượng kế thừa chính là đầu tư cho sự bền vững của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy doanh nghiệp tư nhân chính là nơi phát hiện nhân tài chính xác nhất, nơi sử dụng nhân tài hiệu quả nhất và cũng là nơi đãi ngộ nhân tài thoả đáng nhất. Nơi đây đang tập trung đông đảo nhân tài kinh doanh được đào tạo bài bản, nơi hình thành đội ngũ doanh nhân ưu tú cho đất nước đủ sức kinh doanh trong nước và vươn ra thế giới.

Hội nhập sâu vào WTO sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung và DNV&N thu hút thêm nhiều nhân lực có chất lượng. Trong điều kiện mới, doanh nghiệp được thành lập nhiều hơn, cơ hội việc làm tăng nhanh, trên thực tế, người lao động có quyền dịch chuyển đến những nơi có môi trường làm việc thuận tiện nhất cho họ, bảo đảm cho họ hướng phát triển trong tương lai. Đây là cơ hội tốt cho những người thực sự có tài, là cơ hội sàng lọc nhân lực của doanh nghiệp, đồng thời cũng đặt doanh nghiệp vào cuộc cạnh tranh gay gắt để thu hút, trọng dụng người tài

và giữ người tài. Vì vậy, DNV&N cần tìm ra những biện pháp thiết thực để có thêm lao động có chất lượng, kể cả người nước ngoài.

3.3.5. Thành lập các vườn ươm doanh nghiệp

Vườn ươm doanh nghiệp là tập hợp các doanh nghiệp mới hình thành nhưng có tiềm năng phát triển tốt để nuôi dưỡng trước khi đưa ra hoạt động ngoài cộng đồng, giúp chủ doanh nghiệp mới có khả năng tiếp cận các khoản vay, trợ giúp về mặt quản lý kỹ thuật, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xâm nhập thị trường nội địa và quốc tế. Khi hội đủ các điều kiện, các doanh nghiệp có thể ra khỏi vườn ươm để khẳng định khả năng hoạt động độc lập của mình trong cộng đồng doanh nghiệp. Từ trường hợp thành công của các vườn ươm doanh nghiệp ở Trung Quốc, Việt Nam thực sự nên lấy đó làm kinh nghiệm quý báu để học hỏi.

Vườn ươm doanh nghiệp khác trung tâm hỗ trợ DNV&N và các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Mặc dù các trung tâm hỗ trợ DNV&N ở Việt Nam cung cấp các dịch vụ cho DNV&N giống như dịch vụ mà các vườn ươm doanh nghiệp cung cấp nhưng đó vẫn chưa thể xem là một vườn ươm doanh nghiệp vì những dịch vụ như tư vấn pháp luật, tư vấn quản lý hay lập các dự án khả thi để vay vốn mà các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp mang tính chất đại trà, trong khi đó các dịch vụ này nếu do vườn ươm doanh nghiệp cung cấp sẽ mang tính chất tập trung và chỉ dành riêng cho một số doanh nghiệp nhất định được nuôi dưỡng trong vườn ươm. Hơn nữa, sự hỗ trợ của vườn ươm doanh nghiệp hướng tới mục tiêu dài hạn chứ không chỉ tập trung vào các mục tiêu trước mắt như các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Các doanh nghiệp hoạt động trong vườn ươm cùng nhau chia sẻ dịch vụ thiết bị văn phòng cũng như nhân viên hành chính, và thậm chí cả các thiết bị sản xuất. Khi đó, chủ các doanh nghiệp trong vườn ươm sẽ trưởng thành

rất nhanh thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và các ý tưởng kinh doanh với nhau. Đây là điều mà rất ít trung tâm hỗ trợ DNV&N hiện nay làm được.

Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc thời kỳ hậu WTO. Bài học cho Việt Nam - 14

So với các khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong vườn ươm được cung cấp các dịch vụ tư vấn, được huấn luyện và đào tạo trong suốt thời gian hoạt động ở vườn ươm, điều này có rất ít trong các khu công nghiệp. Hơn nữa, trong khu công nghiệp các doanh nghiệp không được chia nhau sử dụng các thiết bị văn phòng cũng như nhân viên hành chính.

Tóm lại, vườn ươm doanh nghiệp có những đặc điểm khác biệt tích cực mà các trung tâm hỗ trợ DNV&N hay các khu công nghiệp không có. Chính vì vậy việc phát triển vườn ươm doanh nghiệp đối với các DNV&N là một việc làm tuy còn mới mẻ ở Việt Nam nhưng sẽ thực sự là một việc làm hữu ích.

KẾT LUẬN


Công cuộc phát triển kinh tế và xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh, công bằng, văn minh và tiến bộ trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đòi hỏi sự tham gia của mọi cá nhân, mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Trong nhiều năm qua, đóng góp vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của nước ta không thể không nói đến vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tuy nhiên, một thực trạng phải được thừa nhận là, tiềm năng dồi dào của khu vực kinh tế này còn chưa được tận dụng và khai thác triệt để. Trước hết, do các chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được triển khai đồng bộ, sâu rộng và đều khắp cho mọi địa phương, mọi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Hơn nữa, trong nhận thức của nhiều cấp Bộ, Ngành, của từng thành viên trong xã hội chưa dành vị trí xứng đáng cho loại hình doanh nghiệp này, sự đánh giá và sự tôn vinh dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa xứng đáng với sự đóng góp của nó đối với xã hội.

Để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm từ người láng giềng Trung Quốc xem họ đã có chính sách phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ của mình như thế nào sau khi gia nhập WTO. Từ những bài học kinh nghiệm đó chúng ta sẽ có những chính sách, biện pháp thích hợp để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đem lại sự phồn vinh cho đất nước. Trong khi học tập kinh nghiệm phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc, chúng ta cần áp dụng trong điều kiện cụ thể của đất nước, không áp dụng rập khuôn, máy móc gây lãng phí, triệt tiêu sự phát triển của nền kinh tế. Có như vậy việc tiếp thu kinh nghiệm của chúng ta mới thực sự hữu ích, thực sự giúp pháp triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Báo cáo thường niên doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 2008

2. TS. Nguyễn Thanh Long, Một số vấn đề về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

3. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 40/2005 CT-TTG ngày 16 tháng 12 năm 2005 về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

4. Ari Kokko, Fredrik Sjoholm, Trường kinh tế Stockholm (2004), Sự quốc tế hoá của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

5. Nguyễn Thị Thanh Bình (2008), Một số giải pháp tài chính hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

6. Lê Khắc Hoài Thương (2005), Khoá luận tốt nghiệp, ĐH Ngoại thương, Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp

7. Hồ Lê Na (2006), Khoá luận tốt nghiệp, ĐH Ngoại thương, Tìm hiểu chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập

8. Nguyễn Mai Phương (2006), Khoá luận tốt nghiệp, ĐH Ngoại thương, Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế- Thực trạng và giải pháp

9. Trang web www.agro.gov.vn (9/4/2009), Doanh nghiệp nhỏ và vừa lớn nhưng chưa mạnh

10. Phước Hà (5/9/2008), trang web: www.vnchannel.net, Tháo gỡ khó khăn vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

11. Trúc Thanh (1/4/2009), Trang web của Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: www.cpv.org.vn, Cần kích cầu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

12. (30/6/2006) Trang web của Bộ Công thương: www.moi.gov.vn, Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta hiện nay.

13. Th.S Phạm Xuân Quốc, Thời báo Sài Gòn online: www. Thesaigontimes.vn (21/12/2008), Các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ ra sao?

14. (3/12/2008),www.agro.gov.vn, Những thành tựu kinh tế của Trung Quốc sau 30 năm phát triển

15. Th.S Trần Thị Vân Anh, Kinh tế quản lý số tháng 6/2008, Vườn ươm doanh nghiệp nhỏ và vừa

16. ITG-PC World VN (12/8/2006), www.itgate.com.vn, Kinh nghiệm SME Trung Quốc

17. Trang web của Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: www.business.gov.vn

18. Trang web của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: www.vinasme.com.vn

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

1. Liu Xiang Feng, SME Development in China: A policy perspective on SME industrial clustering.

2. Dr. Jian Sheng Wu (February 19, 2006), Status and Promotion Policies of the Small Medium Size Enterprises in China.

3. Toshiki Kanamori, Jamus Jerome Lim & Tracy Yang ( October 8,2007), China’s SME Development Strategies in the Context of a National Innovation System.

4. Chris Hall (CESifo Forum February, 2007). When the Dragon awakes: Internationalisation of SMEs in China and Implications for Europe.

5. Ning Yuan (University of Jilin, China) and Tsvi Vinig (University of Amsterdam, The Netherlands), Ownership Structure of Chinese SME’s and the Challenges it Presents to Their Growth.

6. Yan Zhong Wang (China & World Economy, 34-49, Vol. 12, No. 2, 2004), Financing Difficulties and Structural Characteristics of SMEs in China.

7. CCPIT local consultants (October, 27-30, 2006), Technology Capacity Building Policies to Enhance Competitiveness of SMEs in China.

8. Yu Jianguo (May 2002 Forum), WTO and the Development Strategies of Chinese SMEs

9. Jianxin Shi, Ping Li, School of Management, Harbin Institute of Technology (2006 IEEE International Conference Management of Innovation and Technology), An Initial Review of Policies for SMEs in the US, Japan and China.

10. Huang Xue (June 27, 006), Initiatives and Incentives for SMEs’ Technology Innovation in China

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2022