nhỏ và vừa, đồng thời cũng không đủ khả năng đầu tư vào các cụm công nghiệp lớn. Để khắc phục tình trạng này, cần phải:
- Nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Công khai quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch cụm công nghiệp, cụm công nghiệp; thực hiện đấu thầu các dự án có sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất công khai, minh bạch
- Ngoài việc lựa chọn hình thức giao đất, cho thuê đất, doanh nghiệp được tự thoả thuận với người có đất về việc mua lại đất để làm mặt bằng sản xuất
- Rà soát các chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng và tuyên truyền để người dân hiểu và hợp tác với chính quyền trong việc đền bù, giải phòng mặt bằng
- Thực hiện giãn hoặc giảm giá thuê đất đối với các DNV&N có hợp đồng thuế đất với cơ quan quản lý Nhà nước (Cơ quan quản lý tài nguyên môI trường, đất đai các tỉnh, thành phố; ban quản lý các cụm công nghiệp…) nhằm chia sẻ khó khăn với DNV&N hiện nay
- Hình thành tổ chức phát triển quỹ đất, có trách nhiệm giải phóng mặt bằng ngay khi có quy hoạch được duyệt và công bố, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc xin giao đất, thuê đất làm mặt bằng sản xuất
Về thị trường xuất khẩu:
Thời gian qua, nhiều DNV&N đã năng động đầu tư vào các ngành nghề có nhiều lợi thế, chủ động tìm kiếm và khai thác thị trường quốc tế, qua đó góp phần tích cực tằn kim ngạch xuất khẩu, nhất là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông lâm thuỷ sản…Ngoài các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, một số hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức xúc tiến thương mại của một số Bộ, ngành, địa phương cũng đã triển khai các hoạt động xuất khẩu. Tuy vậy, các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia được phê duyệt thường chưa cân đối với nhu cầu của doanh nghiệp,
chủ yếu dành cho đối tượng là doanh nghiệp lớn, tổng công ty Nhà nước. Do vậy, vấn đề đặt ra là Nhà nước cần nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia, đồng thời thống nhất chỉ đạo triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu để nâng cao tính hiệu quả, tạo thuận lợi cho các DNV&N trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời phải tăng cường thu thập, phổ biến thông tin về thị trường, mấu mã, giá cả… giúp cho việc dự báo, kinh doanh của DNV&N.
Cải cách hành chính:
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lượng Dnv&n Phân Theo Ngành Nghề Kinh Doanh (Giai Đoạn 2000 – 20006)
- Khó Khăn Trong Tiếp Cận Thông Tin Công Nghệ Và Lựa Chọn, Ứng Dụng Công Nghệ
- Giải Pháp Vận Dụng Kinh Nghiệm Của Trung Quốc Nhằm Phát Triển Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Việt Nam
- Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc thời kỳ hậu WTO. Bài học cho Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
Việc đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực và ý thức của mọi cơ quan Nhà nước và mọi công chức để thực hiện hệ thống thể chế, chính sách đối với DNV&N có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đưa thể chế, chính sách vào cuộc sống, bảo đảm hiệu lực thực tế của thể chế, chính sách.
Để việc thi hành pháp luật được thực hiện nghiêm minh cần thiết phải tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thi hành công vụ của cơ quan, công chức Nhà nước nhằm góp phần giảm dần và đi đến xoá bỏ những hành vi của công chức sách nhiễu doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần công khai minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị cung ứng dịch vụ công, tức là những công việc liên quan đến DNV&N nhằm đảm bảo cho cơ quan và công chức phục vụ doanh nghiệp tốt hơn, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng. Công khai minh bạch cũng nhằm bảo đảm quyền làm chủ, quyền được thông tin của dân và của DNV&N trong việc hiến kế, đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước.
3.3.2. Hình thành và củng cố các đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hiện nay có rất nhiều tổ chức tài trợ song phương và đa phương đã hoạt động tại Việt Nam và ngày càng tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực, đóng góp có ý nghĩa cho sự phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam. Các quỹ tài trợ đa phương lớn như: WB, IMF, ADB, UNDP, EU…; các nhà tài trợ song phương tiêu biểu như: AussAid (Autralia), CIDA (Canada), DANIDA
(Đan Mạch), AFD (Pháp), GTZ (Đức), JICA, JBIC (Nhật Bản), SNV (Hà Lan), NORAD (Na Uy), SIDA (Thụy Sỹ), SDC, SECO (Thụy Điển), DFID
(Anh), USAID (Hoa Kỳ)…; nhiều quỹ tín thác đa phương như MPDF và các tổ chức phi chính phủ Quốc tế như OXFAM cũng có nhiều hoạt động tại Việt Nam.
Trong những năm gần đây, các đối tác phát triển này đã giới thiệu những khái niệm, nhận thức cũng như những bài học kinh nghiệm về hỗ trợ DNV&N- một vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của các nền kinh tế phát triển và đang phát triển. Hầu hết đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ dự án là khu vực tư nhân hay các DNV&N. Nhiều dự án có tiêu đề rõ ràng là “khu vực tư nhân” hay “DNV&N” trong khi các dự án khác lại cung cấp hỗ trợ nhiều hơn tới những đối tượng thụ hưởng mục tiêu được xác định từ trước như những nữ doanh nhân, các công ty xuất khẩu nhỏ, các hộ sản xuất đồ gốm, tăng trưởng kinh tế cho người nghèo.
Bên cạnh các tổ chức tài trợ quốc tế, các tổ chức xã hội như hội, hiệp hội doanh nghiệp… có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng, được coi như một trong “ba trụ cột của nền kinh tế thị trường” (là Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội dân sự). Vai trò của các hội, hiệp hội doanh nghiệp được thể hiện trên bốn mặt sau:
- Là nơi đông đảo doanh nghiệp cùng ngành nghề hoặc cùng địa bàn (hiện nay chủ yếu là DNV&N) giúp đỡ nhau kịp thời nắm bắt những thể chế, chính sách kinh tế của Nhà nước, cùng nhau nâng cao tính tự giác trong việc chấp hành pháp luật, tuân thủ những nguyên tắc đạo đức, văn hoá trong kinh doanh, đồng thời thảo luận dân chủ, cùng nhau tranh luận để đi đến nhất trí, thậm chí đấu tranh chống những biểu hiện lệch lạc, giúp nhau xác định cung cách làm ăn đúng luật pháp.
- Là nơi các DNV&N cùng nhau thương thảo, thống nhất nhận thức và hành động trong việc khắc phục những khiếm khuyết của kinh tế thị trường
mà mỗi doanh nghiệp riêng lẻ không thể tự xử lý được, có khi vì lơi ích riêng tư hoặc không đủ sức mạnh để xử lý, nhằm bảo đảm lợi ích toàn xã hội
- Trong các hiệp hội, DNV&N cùng nhau thực hiện việc liên kết, hỗ trợ, hợp tác trong sản xuất kinh doanh, cùng giúp nhau xử lý các vấn đề cụ thể về kinh tế, kỹ thuật trong kinh doanh, ví dụ như giúp nhau xúc tiến thương mai, xác định chiến lược cạnh tranh, tìm kiếm thị trường, hỗ trợ về vốn, làm các dịch vụ môi giới, tư vấn, giúp nhau kỹ năng quản lý doanh nghiệp, áp dụng công nghệ mới, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động…
- Là cầu nối giữa DNV&N với Nhà nước, là nơi phản ánh tâm tư nguyện vọng của doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp. Hiệp hội tham gia với cơ quan Nhà nước trong việc soạn thảo các văn bản pháp quy mà doanh nghiệp là đối tượng thi hành để văn bản pháp quy phản ánh đúng thực trạng cuộc sống, giải pháp đúng những vấn đề bức xúc cuộc sống đang đặt ra.
Một số tổ chức địa phương và quốc gia tham gia và việc đại diện và thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ các DNV&N:
Hình 3.2: Hệ thống thể chế hỗ trợ DNV&N tại Việt nam hoạt động dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng
Nguồn: http://www.business.gov.vn/asmed.aspx?id=2342
Nhằm tăng cường tính hiệu quả của các tổ chức hỗ trợ, chúng ta cần phải:
Thứ nhất, cần tăng cường năng lực của các tổ chức hỗ trợ. Chính phủ cần phải tạo ra một khung pháp lý và ban hành những biện pháp nhằm hỗ trợ các tổ chức này về mặt vật chất và tài chính và cung cấp những sự hỗ trợ về nhân lực nhằm giúp các tổ chức trên có thể vận hành với vai trò như những tổ chức phúc lợi xã hội.
Thứ hai, chính phủ cần phải tạo ra những điều kiện thuận lợi để các tổ chức đại diện và các tổ chức hỗ trợ các DNV&N có thể tham gia vào việc kiến tạo và lập kế hoạch cho các chương trình hỗ trợ của Chính phủ.
Thứ ba, cần phải thống nhất tất cả các tổ chức hỗ trợ DNV&N vào chung một mạng lưới. Chúng ta có thể củng cố sự hợp tác giữa các tổ chức và hệ thống hỗ trợ thông qua các hình thức như hội nghị thường kỳ, Ban hợp tác, và các chương trình cộng tác cùng thực hiện.
3.3.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng và có tác động mạnh mẽ đến mọi nền kinh tế. Việt Nam đang tăng tốc để hội nhập kinh tế quốc tế. Tiến trình này tạo cho DNV&N Việt Nam những cơ hội phát triển mới, nhưng cũng có không ít thách thức dưới sức ép của sự cạnh tranh, của những diễn biến mau lẹ của nền kinh tế thế giới. DNV&N Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường và tăng cường xuất khẩu; có cơ hội tiếp cận nhiều và nhanh hơn với các nguồn thông tin về thị trường, công nghệ, đối tác; hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp được đối xử bình đẳng hơn; môi trường đầu tư cú sức hấp dẫn hơn. Tuy vậy, toàn cầu hoá nói chung và việc Việt Nam gia nhập WTO cũng đã đặt các DNV&N trước những thách thức không nhỏ như: mở cửa thị trường làm cho cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, cạnh tranh trên thị trường nội địa tăng lên khi hàng rào thương mại bị cắt giảm; các nước có xu hướng áp đặt nhiều biện pháp bảo hộ thông qua các hàng rào kỹ thuật như chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ, tiêu chuẩn môi trường làm cho DNV&N vấp phải nhiều tranh chấp quốc tế và nguy cơ phá sản.
Để tăng cường năng lực cạnh tranh cho các DNV&N Việt Nam các doanh nghiệp cần xây dựng được mạng lưới liên kết. Xét về mặt lý thuyết, có nhiều hình thức liên kết khác nhau như: (1) Sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp: có thể đó là sự hợp tác giữa các DNV&N với nhau để cùng giải quyết một hoặc vài mục tiêu nào đó có thể là sự liên kết giữa DNV&N với doanh nghiệp lớn; sự liên kết giữa DNV&N với doanh nghiệp nước
ngoài; (2) Liên kết ngành (clustering), liên kết theo chuối giá trị (value chains); (3) Hiệp hội doanh nghiệp.
Để liên kết thực sự là một trong những giải pháp quan trọng giúp các DNV&N Việt Nam tăng cường năng lực cạnh tranh, thì việc xác định được mục tiêu của việc liên kết là điều cấp thiết. Liên kết có thể thực hiện được khi đạt một hoặc một số mục tiêu như: tăng cường khả năng đầu tư mở rộng sản xuất; phát triển sản phẩm mới; tăng giá trị sản phẩm; phát triển thị trường, bán hàng; đổi mới công nghệ sản xuất; đổi mới hoạt động quản lý; tăng cường năng lực cạnh tranh, chống cạnh tranh.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần có những biện pháp thị trường cho DNV&N thông qua một chính sách chung dành cho DNV&N, không phân biệt thành phần kinh tế. Chính sách này trước hết phải bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng, không có hiện tượng độc quyền, hỗ trợ các DNV&N trước doanh nghiệp lớn. Trong vấn đề thị trường và cạnh tranh, sự hỗ trợ của Nhà nước có thể tiến hành thông qua một số biện pháp sau:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các DNV&N tham gia vào dự án xây dựng cở sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách trong khi Trung ương thường là chủ đầu tư trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cở lớn mà DNV&N rất ít có khả năng tham gia thực hiện thì các dự án quy mô nhỏ hơn thường do chính quyền các cấp ở điạ phương làm chủ đầu tư lại có thể thích hợp với năng lực tài chính, kinh tế và quản lý của một hoặc một số DNV&N tập hợp lại. Việc giao thầu cho các DNV&N đảm nhiệm những công trình công cộng là chính sách hỗ trợ rất lớn của Nhà nước đối với DNV&N. Ngay cả trong các lĩnh vực chi tiêu công cộng khác của chính quyền các cấp, DNV&N cũng có thể đóng vai trò cung ứng quan trọng.
- Cần có chính sách khuyến khích mối quan hệ giữa doanh nghiệp lớn với DNV&N để doanh nghiệp lớn có thể hỗ trợ cho DNV&N thông qua việc
ký kết các hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, gia công chi tiết, bộ phận, phân phối sản phẩm. Tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp lớn với DNV&N vừa có tác dụng bảo đảm thị trường, công ăn việc lầm ổn định cho cả chủ doanh nghiệp và người lao động, vừa tạo điều kiện thuận lợi để chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý từ doanh nghiệp lớn sang doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Chống buôn lậu, chống hàng giả, trốn thuế, gian lận thương mại cũng đang là vấn đề bức xúc ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất- kinh doanh của các DNV&N, bởi vì các DNV&N có tiềm lực kinh tế thấp sản phẩm hàng hoá sản xuất ra thường có sức cạnh tranh kém trên thị trường. Điều này cho thấy Chính Phủ và các cơ quan ban ngành có liên quan phải tổ chức phối hợp thật tốt để giẩi quyết các vấn đề nêu trên.
3.3.4. Chú trọng phát triển khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực
Thực tiễn cho thấy thời gian qua, việc đầu tư công nghệ mới trong DNV&N có dấu hiệu gia tăng, trở thành mối quan tâm của doanh nghiệp. Một số Bộ và địa phương đã tổ chức các lớp tập huấn về công nghệ mới, chuyển giao công nghệ, trợ giúp một số hoạt động như đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp, quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ. Tuy vậy, nhìn chung các trợ giúp về mặt này còn hạn chế, DNV&N còn khó khăn trong việc đổi mới công nghệ, áp dụng kỹ thuật mới; phần lớn phải tự tìm kiếm. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã thành lập ba “Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNV&N.
Trong thời gian tới, các Bộ, ngành liên quan sẽ phải tập trung hơn nữa cho công việc này; đồng thời DNV&N cũng phải coi đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ mới là một yêu cầu sống còn, một công việc cấp bách để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phải xây dựng sớm cơ sở dữ liệu quốc gia để cung cấp thông tin về công nghệ, thiết bị, các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, sản phẩm cho DNV&N. Xúc tiến nghiên cứu mô hình doanh nghiệp công nghệ,