4.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà hàng Sông Hồng Thủ Đô 31
4.2.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà hàng Sông Hồng Resort 31
4.2.2. Thị trường khách của nhà hàng 33
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống của nhà hàng 37
4.3.1. Cơ sở vật chất. 37
4.3.2. Chất lượng đội ngũ nhân viên 37
4.3.3. Quy trình phục vụ của nhà hàng 38
4.3.4. Những yếu tố khác 38
4.4. Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Sông Hồng Resort Vĩnh Phúc, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 41
4.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà hàng Sông Hồng Thủ Đô 41
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Nhà hàng của Công ty Cổ phần Sông Hồng Thủ Đô trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc - 1
- Quy Trình Tổ Chức Hoạt Động Kinh Doanh Ăn Uống Trong Nhà Hàng.
- Phương Pháp Tổng Hợp, Phân Tích Sử Lý Số Liệu.
- Cơ Sở Vật Chất, Hạ Tầng Của Sông Hồng Thủ Đô
Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.
Nhà hàng Sông Hồng nằm trên đồi nhân tạo với không gian sang trọng, lãng mạn, ấm cúng. Quý khách trải nghiệm dịch vụ ẩm thực tại chuỗi nhà hàng Sông Hồng tiêu chuẩn 4 sao chuyên phục vụ các món ăn theo phong cách Á – Âu và đặc sản địa phương 41
4.3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh của nhà hàng 45
4.5. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh 45
4.5.1. Nghiên cứu thị trường 45
4.5.2 .Các chính sách marketing 48
4.5.3. Xây dựng thực đơn hoàn chỉnh 48
4.5.4. Nâng cao năng lực chuyên môn – phối kết hợp giữa các phòng ban ... 51 4.5.6. Công tác quản lí chi phí – tận dụng nguồn vốn 51
PHẦN 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
5.1. Kết luận 53
5.2. Kiến nghị 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
Phần 1 MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tế đã chứng minh rằng trong những năm qua, du lịch Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh, từng bước nâng cao hình ảnh và vị thế của mình trên thương trường Du lịch trong khu vực và quốc tế, đồng thời khẳng định vai trò và vị trí của nó trong nền kinh tế quốc dân. Trong 8 tháng đầu của năm 2019, ngành du lịch đã thu hút được hơn 11 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, hơn 80 triệu lượt khách nội địa, tổng thu du lịch đạt 442.200 tỷ đồng (Theo thống kê của Tổng cục Du lịch,năm 2019). Hoạt động du lịch đã tích cực góp phần vào sự nghiệp CNH- HĐH đất nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá của Đảng và Nhà Nước.
Ngày nay, hoạt động du lịch đã trở nên phổ biến và không còn xa lạ đối với con người. Nếu như trước đây nhu cầu du lịch là nhu cầu cao cấp thì ngày nay với tác động của đô thị hóa và cuộc sống cách mạng khoa học công nghệ, du lịch dần trở thành nhu cầu cần thiết của mọi người. Du lịch là phương tiên giúp phục hồi sức khỏe, tăng cường khả năng lao động, đồng thời nâng cao thể chất và đời sống tinh thần của con người. Ngày nay nhiều nước trên thế giới đã coi du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước.
Trong tiến độ hội nhập và phát triển Đảng và Nhà nước đã xác định: Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiên tự nhiên, sinh thái, truyền thống, văn hóa, lịch sử. Đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu
vực, xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước.
Phát triển du lịch không thể không nói đến phát triển hệ thống khách sạn. Khách sạn là điều kiện cần thiết , là cầu nối giữa cung và cầu du lịch – khách sạn là cầu nối để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách cả về chất lượng và số lượng trong đó đặc trưng nhất là dịch vu lưu trú và dịch vụ ăn uống. Ngày các nhà quản lý khách sạn không ngừng nghiên cứu đổi mới phương thức giữa chính sách sản phẩm, phương thức dịch vụ… để phục vụ ăn uống trở thành yếu tố quan trọng thu hút khách. Tuy nhiên dể dịch vụ ăn uống trong khách sạn trở thành yếu tố thu hút khách quan trọng và hiệu quả đặt ra nhiều vấn đề hết sức đa dạng và phức tạp cần phải giải quyết như: tổ chức và sử dụng đội ngũ lao động, quản lý chất lượng dịch vụ, loại hình sản phẩm và sản phẩm đặc thù, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chế biến và phục vụ, quảng cáo tuyên truyền, tiếp thị và giá cả, thị trường khách,…
Từ thực tiễn và thấy được tầm quan trọng của đưa ra biện pháp nhằm Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống, với vai trò là một sinh viên thực tập tốt nghiệp, được sự nhất trí của Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên em tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Nhà hàng của Công ty Cổ phần Sông Hồng Thủ Đô trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc ''
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Khái quát chung về Sông Hồng Thủ Đô Resort.
Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của nhà hành Sông Hồng Resort.
Đưa ra các giải pháp giúp nhà hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh, đồng thời hoàn thiện hơn chất lượng sản phẩm.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Qua đề tài thực tập có thể học được nhiều lí thuyết cơ bản, quy trình phục vụ dịch vụ khi khách đến. Nâng cao sự hiểu biết cho bản thân trong quá trình nghiên cứu và thực tập thực tiễn.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Đánh giá được thực trạng kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Resort Sông Hồng Thủ Đô, chú trọng về hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Sông Hồng Resort Vĩnh Phúc tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh phúc.
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận chung về hiệu quả kinh doanh khách sạn và hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống trong khách sạn.
2.1.1. Khái niệm chung về khách sạn.
Khách sạn là một công trình kiến trúc kiên cố, có nhiều tầng, nhiều phòng ngủ được trang bị các thiết bị, tiện nghi, đồ đạc chuyên dùng nhằm mục đích kinh doanh các dịch vụ lưu trú, phục vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác (Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương, 2004)
Theo tiêu chuẩn phân loại, xếp hạng khách sạn của Việt Nam TCVN 43912009 ban hành năm 2009, khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch có quy mô 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách.
2.1.2. Các loại hình khách sạn.
Khách sạn thương mại (Commercial hotel)
Đây là loại hình khách sạn phổ biến trên toàn thế giới dành cho đối tượng chủ yếu là khách doanh nhân đi công tác hay người du lịch trong thời gian ngắn.
Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort hotel)
Loại hình khách sạn này thường được xây dựng ở sát các khu vực có tài nguyên thiên nhiên như: núi rừng, biển hồ… Khách đến với khách sạn nghỉ dưỡng chủ yếu là các nhóm khách với mục đích nghỉ ngơi, thư giãn.
Khách sạn bình dân (Hostel)
Là các khách sạn có quy mô nhỏ với các trang thiết bị cơ bản thường dành cho các khách du lịch phượt hoặc người cần lưu trú qua đêm. Chúng thường nằm tại các vị trí nhà ga, bến xe, chợ…
Nhà nghỉ ven đường (Motel)
Đây là loại hình dịch vụ cung cấp chỗ ngủ nghỉ qua đêm tại ven đường
dành cho đối tượng khách đi xe ô tô, mô tô… dừng chân trú qua đêm. Loại hình này bắt đầu xuất hiện ở nước ta trong vài năm trở lại đây.
Khách sạn nổi (Floating hotel)
Với các tàu thuyền có kiến trúc không thua gì một khách sạn trên đất liền và ngoài dịch vụ phòng ở, ăn uống thì còn có các dịch vụ vui chơi giải trí, làm đẹp. Các khách sạn nổi thường không cố định 1 nơi mà chúng di chuyển từ vùng này sang vùng khác hoặc đi lại giữa các nước. Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy các khách sạn dạng này ở khu vực Vịnh Hạ Long hay các thành phố vùng biển với quy mô nhỏ hơn.
Khách sạn căn hộ (Codotel/ Residences/ Serviced Apartment)
Là dạng căn hộ với đầy đủ các phòng chức năng năng: nhà tắm, nhà bếp, phòng khách… nhưng được cho thuê và kinh doanh như hình thức khách sạn. Đối tượng khách ưa thích loại hình này là các nhóm bạn bè, gia đình hoặc những khách có thời gian lưu trú dài hạn (Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương, 2004)
2.1.3. Khái niệm chung về nhà hàng trong khách sạn.
Là bộ phận cấu thành của khách sạn hiện đại nhằm đáp ứng phục vụ nhu cầu ăn uống của khách trong quá trình lưu trú tại khách sạn( trính từ Giáo trình nghiệp vụ nhà hàng)
2.1.4. Phân loại nhà hàng.
Căn cứ vào các món ăn đồ uống mà nhà phục vụ:
Nhà hàng Âu
Nhà hàng Á
Nhà hàng phục vụ các món đặc sản
Dựa vào phương thức phục vụ:
Tự phục vụ
Phục vụ bán trọn vẹn
Phục vụ trọn vẹn
Dựa vào quy mô của nhà hàng:
Nhà hàng có quy mô lớn
Nhà hàng có quy mô vừa
Nhà hàng có quy mô nhỏ
Dựa vào thiết bị:
Nhà hàng sang
Nhà hàng bình dân
Nhà hàng đặc biệt
Dựa vào đặc điểm ăn uống quốc gia, dân tộc:
Nhà hàng Ý
Nhà hàng Trung Quốc
Nhà hàng Nhật…
2.2. Chức năng, đặc điểm và quy trình tổ chức hoạt động kinh doanh ăn uống trong nhà hàng.
Chức năng chính của nhà hàng trong khách sạn là kinh doanh thức ăn, đồ uống và phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng tại khách sạn. Đây là hoạt động có vai trò quan trọng không thể thiếu trong kinh doanh khách sạn, đảm bảo thỏa mãn tối ưu nhu cầu cấp thiết của khách du lịch hiện nay, đó là không chỉ “ăn no – mặc ấm” mà là “ăn ngon – mặc đẹp”
Ngoài ra, một số nhà hàng còn chịu trách nhiệm về ăn uống cho nhân viên tại khách sạn và cung cấp các dịch vụ bổ sung như: tổ chức tiệc, buffet cho hội thảo, tổ chức tiệc theo yêu cầu của khách,…
Như vậy, nhà hàng có đặc điểm, vai trò và chức năng cụ thể trong khách sạn, là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong kinh doanh khách sạn. Đầu tư phát triển kinh doanh nhà hàng trong khách sạn cũng chính là đầu tư phát triển, mang lại doanh thu cao cho khách sạn. (Đỗ Thiện Dụng, chủ biên Giáo trình quản trị kinh doanh nhà hàng)
2.2.1. Chức năng của kinh doanh nhà hàng.
a) Chức năng sản xuất.
Nhà hàng sản xuất ra các thức ăn, đồ uống để phục vụ theo nhu cầu thị hiếu của khách.
b) Chức năng lưu thông bán sản phẩm.
Sản phẩm trong nhà hàng có loại: Tự sản suất và không tự sản suất.
Tự sản xuất là các món ăn đồ uống được pha chế trong nhà hàng theo một quy trình nhất định.
Không tự sản xuất là các sản phẩm được đưa từ bên ngoài vào như:
Bia, rượu, nước giải khát,…
c) Chức năng tổ chức phục vụ.
Nhà hàng giúp khách tiêu thụ các món ăn, đồ uống, các sản phẩm của mình.
Ba chức năng trên luôn thống nhất và phụ thuộc lẫn nhau, thiếu một trong ba chức năng trên thì sẽ phá vỡ tính thống nhất trong quá trình cung ứng dịch vụ của nhà hàng. (Đỗ Thiện Dụng, 2011)
2.2.2. Đặc điểm kinh doanh của nhà hàng trong khách sạn.
Nhà hàng trong khách sạn là bộ phận kinh doanh phục vụ nhu cầu ăn uống tại khách sạn, phục vụ chủ yếu cho: khách du lịch, khách dự các hội nghị, khách vãng lại nghỉ tại khách sạn, phục vụ tiệc cưới, sinh nhật, liên hoan,…
Sản phẩm kinh doanh của nhà hàng bao gồm 2 loại:
Sản phẩm tự chế: do nhà hàng tự chế biến
Hàng hóa chuyển bán: rượu bia, nước khoáng, bánh kẹo,…
Nhà hàng trong khách sạn phục vụ khách từ 6h đến 24h hàng ngày, có nơi phục vụ 24/24h.
Doanh thu của nhà hàng trong khách sạn phụ thuộc vào nhu cầu ăn uống của khách hàng, của từng bữa ăn nên doanh thu không đồng đều mà có