Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020 - 10


Từ 1923 – 1926, chùa Hội Khánh có lập Hội danh dự yêu nước gồm các sỹ phu như : cụ Tú Cúc, cụ Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ Bác Hồ), hòa thượng Từ Văn… giáo dục hội viên sống ngay thẳng không ham danh lợi, không làm tay sai cho giặc, biết yêu kính và noi gương các tiền nhân anh hùng dân tộc.

Qua quá trình lịch sử phát triển, di tích là một công trình kiến trúc tôn giáo mang đậm nét văn hóa của chùa Nam Bộ nói riêng và của Việt Nam nói chung. Đồng thời, chùa còn mang ý nghĩa lịch sử quan trọng với tinh thần đoàn kết, ý chí kiên trung, giàu lòng yêu nước của thế hệ cha anh.

* Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật nhà ông Trần Văn Hổ (Tự Đẩu) : được công nhận là di tích cấp quốc gia ngày 07/01/1993.

Tọa lạc tại số 18 đường Bạch Đằng, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một.

Nhà ông Trần Văn Hổ (nguyên là Đốc Phủ Sứ thời thuộc Pháp) là công trình được xây dựng năm Canh Dần (1890), trên tổng diện tích 1.296 m2, kiến trỳc theo kiểu chữ Đinh. Đặc biệt, hỡnh thức trang trớ cỏc bao lam, cửa vừng, hoành phi… được chạm khắc tinh vi nổi bật, nhất là cõu đối được viết cỏch điệu theo kiểu ô Chõn Lư ằ cẩn ốc xà cừ đặc sắc.

Ngoài kiểu bày trí bề thế uy nghiêm, thể hiện phong cách quan quyền là cả công trình trang trí chạm trổ khéo léo, tỉ mỉ, các phù điêu chạm rời và dính hẳn lên các kèo, cột, xà ngang, con đấu, con đội… mang nhiều chủ đề khác nhau, tập trung vào 3 đồ án trang trí chính : tôn giáo phong kiến, dân gian và kết hợp giữa bát vật, bát bảo, bát tiên, tứ hữu, tứ thời và với cả các chữ Hán như : Phước – Lộc – Thọ…

Đây là ngôi nhà có giá trị lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cao. Hiện nay loại hình này rất hiếm chỉ tồn tại một vài ngôi nhà.

* Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật nhà ông Trần Công Vàng : được công nhận là di tích cấp quốc gia ngày 07/01/1993.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Tọa lạc tại số 21 trên đường Ngô Tùng Châu, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một. Nhà nằm ở khu phố thị, ven bờ sông Sài Gòn, hướng Đông Nam.

Công trình xây dựng khoảng cuối thế kỉ XIX (1889), hoàn thành năm Nhâm Thìn (1892) trên tổng diện tích 1.333 m2, nếu tính cả khuôn viên diện tích lên tới 2.130m2, kiến trúc kiểu chữ Đinh có cải tiến, gian nhà trên có 48 cột tròn. Nhà làm bằng các loại gỗ quí được chạm khắc tinh xảo từ mái nhà đến từng chân cột, tủ thờ, bà ghế, khung cửa… chưa kể nhiều liễn đối, hoành phi, tranh tứ bình chạm trổ khéo léo tăng thêm phần tráng lệ, lắp ráp bằng hệ thống mộng. Đặc biệt, phần trang trí nội thất rất phong phú và đa dạng, theo phong cách cổ truyền của người Việt. Nhà cổ này còn lưu giữ bộ bát bửu, đủ 8 món binh khí cổ, tủ trưng bày những đồng tiền cổ, đường kính chừng 10 cm mang niên hiệu Quang Trung, Minh Mạng, chén dĩa cổ, đèn Huê Kỳ bằng đồng có tuổi thọ hơn 100 năm, nón quai thao, hộp đựng trang phục dành cho cô dâu về nhà chồng…

Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020 - 10

Ngôi nhà thể hiện sự đề cao việc thờ cúng tổ tiên. Lối trang trí nội thất các hoành phi, câu đối bằng chữ Hán mang đậm triết lý Nho giáo thể hiện tinh thần đạo đức, lễ nghĩa truyền thống của dân tộc.

Toàn bộ kiến trúc ngôi nhà và hiện vật bên trong cho ta thấy được nét sinh hoạt của gia đình thuộc tầng lớp giàu có ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thể hiện sự phát triển về đời sống của cư dân người Việt trên đất Bình Dương.

* Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật đình Phú Long : được công nhận là di tích lịch sử kiến trúc – nghệ thuật cấp Quốc gia ngày 28/12/2001.

Tọa lạc tại khu 5, ấp Hòa Long, sát bến sông Sài Gòn thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An.

Đình Phú Long được xây dựng vào khoảng năm 1842 với kiểu kiến trúc cung đình “trùng thềm, điệp ốc” của thế kỷ 17 và 18, trên tổng diện tích sử dụng là 5.828 m2, đình thờ Thành Hoàng Bổn Xứ được ban sắc thần đời vua Tự


Đức (thứ 5) năm 1852. Là một công trình nghệ thuật độc đáo mang đậm nét Nam Bộ. Kiến trúc đình theo kiểu chữ Tam, mái lợp ngói âm dương, nền lót gạch hoa, diện tích xây dựng là 1.258 m2.

Với phong cách trang trí mỹ thuật thể hiện qua loại hình tranh ghép gốm tinh xảo, độc đáo và dùng mảnh gốm sứ đắp nổi hình rồng, cá hóa long, hội tiên... mang đậm nét truyền thống văn hóa dân gian. Trong hai thời kỳ kháng chiến, đình là cơ sở hoạt động cách mạng của địa phương.

Di tích được trùng tu nhiều lần vào các năm: 1865, 1935, 1997. Năm 1865 đánh dấu đợt trùng tu sữa chữa lớn: từ mái lá, vách tre tạm bợ thành lối kiến trúc có quy mô lớn như ngày nay.

Trải qua hơn 150 năm, những nét kiến trúc cổ vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn, được người dân tín ngưỡng, thờ cúng tri ân các bậc tiền nhân có công lập nghiệp, khai khẩn.

Đình là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, gắn với ý thức dân tộc từ cúng đình cho tới các sinh hoạt khác, đầy vẻ uy nghi trang nghiêm và cổ kính và được chính quyền quan tâm.

* Di tích danh lam thắng cảnh núi Châu Thới: được xếp hạng là di tích danh lam thắng cảnh Quốc gia ngày 28/12/2001.

Tọa lạc trên địa bàn xã Bình An, huyện Dĩ An, cách thị xã Thủ Dầu Một 20 km.

Núi Châu Thới cao 85 m (so với mặt nước biển), chiếm diện tích 25 ha nằm ở vùng đồng bằng gần khu dân cư. Đây là ngọn núi có giá trị cao về mặt danh thắng, thuận tiện tham quan, du lịch vì gần các thắng cảnh, khu vui chơi nghỉ mát khác như: chùa Tam Bảo, suối Lồ Ô, núi Bửu Long...

Trên đỉnh núi tọa lạc một ngôi chùa có tên gọi Châu Thới, xây dựng từ năm 1612 do hòa thượng Khánh Long chủ trì. Chùa Châu Thới là ngôi chùa xưa nhất và được xây dựng sớm nhất ở Đông Nam Bộ đã được tồn tại trên 320 năm.


Bước lên 220 bậc thềm, du khách sẽ bị cuốn hút bởi nét cổ kính, lâu đời nhưng tinh tế, xảo diệu của lối kiến trúc cổ, nơi đây còn lưu giữ pho tượng phật làm từ gỗ mít hơn 100 năm thật độc đáo. Nét nổi bật về trang trí kiến trúc của chùa là dùng nhiều mảnh gốm sứ màu sắc gắn kết đắp thành hình con rồng dài hơn cả mét đặt ở đầu đao mái chùa và có 9 hình rồng như thế hướng về nhiều phía.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, chùa núi Châu Thới là nơi nhiều cán bộ, chiến sĩ ta về ẩn náu hoạt động cách mạng.

Ở vị trí đắc địa, giữa khu tam giác vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Bình Dương, Biên Hòa, thành phố Hồ Chí Minh. Đứng trên chùa núi Châu Thới, du khách có dịp phóng tầm mắt ra xa chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cảnh vật trong một không gian khoáng đạt, trải rộng khiến lòng cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản.

* Di tích đình Tân An: được công nhận di tích văn hóa cấp tỉnh ngày 02/06/2004.

Đình Tân An còn có tên gọi khác là Tương An miếu (ghi rõ ở bảng hiệu của đình), xưa có tên gọi là Bến Thế của xã Tân An.

Tọa lạc tại ấp 1, xã Tương An, thị xã Thủ Dầu Một, gần chợ Bến Thế. Đình do dân 4 xã Tương Hiệp, Tương An, Tương Hòa và Cầu Định chung sức lập vào năm 1817 để thờ Tiền Quân Cơ Nguyễn Văn Thành – một vị quan triều Nguyễn (Tổng tài biên soạn Bộ luật Gia Long, tác giả bài văn tế Tướng sĩ trận vong...).

(Đôi nét về ông Nguyễn Văn Thành: sinh năm 1757, người Thừa Thiên, theo cha là Nguyễn Văn Hiền vào ngụ ở đất Gia Định. Thuở nhỏ ông cùng cha theo Nguyễn Ánh chống nghĩa quân Tây Sơn, được phong làm Cai Đội, sau lên đến Chiết khâm sai, Tiền quân chưởng cơ. Khi Nguyễn Ánh lên ngôi, ông được liệt vào hàng đệ nhất công thần).


Đình được dựng trên gò đất cao, giữa cụm rừng sao cổ thụ hàng trăm năm tuổi, cây cao từ 50 – 60 m trong khuôn viên rộng 3 ha. Ngôi đình được xây dựng trên một khuôn viên rộng rãi với cảnh quan thiên nhiên tĩnh mịch và mái ngói rêu phong như càng tôn thêm nét cổ kính cho ngôi đình. Đình được bao bọc bởi một bức tường xây bằng đá xanh, có 3 cổng vào, lối kiến trúc truyền thống . Độc đáo và đặc trưng nhất là cổng phụ bên trái của khuôn viên, bờ thành đình có hình vòng cung, cao 3 m, phía trên có cây đa trăm tuổi cao khoảng 7 m, với bộ rễ chằng chịt cuốn lấy chiếc cổng rêu phong, cũ kỹ.

Về quy mô kiến trúc, công trình được làm toàn gỗ sao theo kiểu chữ Tam, dân gian gọi là đình ba nóc. Tất cả đều theo kiểu nhà xuyên trính, hai mái, hai chái, có 40 cột, hành lang rộng có 30 cột vôi gạch.

Đình Tân An mang đậm tính chất của đình làng Việt Nam, còn bảo tồn được các tập tục thờ cúng và phong cách kiến trúc độc đáo. Đặc biệt, đình còn lưu giữ sắc phong của vua Tự Đức.

Cùng với đình Bà Lụa đây là ngôi đình cổ lớn nhất ở thị xã. Có rất nhiều giai thoại, thần tích về sự linh thiêng nên mỗi năm đều có lễ cúng đình long trọng, 3 năm lại có lễ hát đình tổ chức lớn, thu hút cư dân gần xa, mang đậm nét tín ngưỡng tâm linh rất đỗi tôn nghiêm.

Văn hóa:

* Văn hóa ẩm thực :

- Nem Lái Thiêu : lò nem Lái Thiêu ở ngã 5 chợ Lái Thiêu, có tiếng hàng trăm năm nay, với khách sành ăn, vị dẻo thơm của thịt quết nhuyễn, vị chua nhẹ, khô mềm và dai đã khiến nem Lái Thiêu trở nên đặc biệt ngon hơn so với nhiều loại nem khác. Với bí quyết gia truyền hàng trăm năm qua đã giữ cho chất lượng chiếc nem danh tiếng này thơm ngon, tuy chỉ là món ăn chơi nhưng nem đã mang thương hiệu của cả vùng đất Lái Thiêu.


- Gỏi măng cụt : Bình Dương có món gỏi măng cụt đáng gọi là có một không hai của địa phương. Phải đến đúng mùa măng cụt vừa sắp chín. Những múi măng trắng ngần ngòn ngọt, chua thanh nhẹ, dòn trộn với thịt ba chỉ, tép luộc, thêm ít rau thơm, nước mắm chanh ớt pha chế chua ngọt… tạo thành hương vị gỏi vừa thân quen lại vừa lạ miệng. Đây là món ăn được chế biến rất công phu của người miệt vườn dành riêng đãi khách quý. Ăn gỏi măng cụt, nhấm một chút bia pha múi sầu riêng , đặc sản miệt Lái Thiêu chính hiệu, chẳng khác nào được thưởng thức sơn hào hải vị tiến vua.

Tại khu vực Cầu Ngang, Lái Thiêu và khu ăn uống trong khu công nghiệp Việt Nam – Singapore có phục vụ món gỏi đặc sản này.

- Bánh bèo bì chợ Búng : từ thành phố Hồ Chí Minh về Bình Dương theo quốc lộ 13 cũ, qua khỏi vườn cây du lịch Cầu Ngang thì đến Búng, đây là địa danh của thị trấn An Thạnh, thị xã Thuận An được đông đảo du khách biết đến nhờ món đặc sản : bánh bèo bì, bì cuốn, bún bì. Bánh bèo được nổi danh nhờ chọn loại gạo, bí quyết pha chế riêng nên bánh trắng, có xoáy, khi ăn cảm nhận được vừa cứng, vừa dai, đặc biệt bì có thịt nạt khìa nước dừa, thái đều sợi nhỏ, mùi thính thơm lừng, hòa quyện nhân đậu xanh phết lên từng chiếc bánh, ít rau thơm, giá nhuyễn… bày biện trông đẹp mắt. Chén nước mắm pha chế theo cách riêng có vị chua ngọt, chan vào đĩa bánh bèo khiến thực khách nhớ lâu bởi vì hương vị đậm đà, khó thể nào quên.

Thường trước khi ăn bánh bèo hoặc bánh bì, khách khai vị bằng vài cuốn bì kèm nem chua, củ kiệu với vài tép tỏi thì mới đúng cách thưởng thức món ngon.

- Kẹo hạt điều : Bình Dương là xứ sở của cây hạt điều, và kẹo hạt điều được chế biến gần như kẹo đậu phộng nhưng có vị béo bùi ngọt đậm đà. Danh tiếng có lò kẹo hạt điều của bà Hai Dư (Lái Thiêu) hơn 100 năm qua, cùng với bánh bèo bì Mỹ Liên, nem Lái Thiêu làm nên thương hiệu đặc sản Bình Dương.


- Xôi phồng Bình Dương: gà quay thường ăn chung với bánh bao, xôi đầu nhưng ở Bình Dương, món gà quay được ăn kèm với xôi phồng. Xôi có nhiều loại: xôi đậu đen, đậu xanh, đậu phộng, xôi gấc, xôi cúc, nguyên liệu chính để tạo làm món xôi là gạo nếp.

Để chiên một miếng xôi phồng lên tròn to, rỗng ruột vàng đều thơm ngon là cả một bí quyết. Nguyên liệu làm xôi được tán nhuyễn chung với dầu ăn, thêm một chút đường và đặc biệt không có bột nổi. Tùy theo đĩa lớn, đĩa nhỏ, đầu bếp ngắt một miếng xôi với một lượng vừa đủ rồi bỏ vào chảo dầu sôi, nấu bằng lò khè, miếng xôi bỏ vào chảo dầu được đảo tròn đều và ép sát xuống đáy chảo bằng hai cây giá bếp. Khoảng 5 phút sau miếng xôi bắt đầu phồng lên, lúc này hai tay đầu bếp phải thật khéo léo, nếu không khi phồng xôi sẽ bị méo, vỡ hoặc xôi không ly tâm ra ngoài vỏ đều được, bị vón cục ở giữa. Xôi chín vàng không đều hoặc bị cháy là không đạt chất lượng, thời gian chiên phồng là 10 đến 15 phút. Một đĩa xôi phồng tròn to chiên vàng đều đặn đặt bên cạnh một đĩa gà quay chín thơm, béo, ai trông thấy cũng muốn ăn.

- Bún tôm Châu Trúc: người dân làng Châu Trúc sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng và chài lưới. Chính hai nghề này đã tạo nên một món ăn thú vị

- món bún tôm Châu Trúc – một món ăn mộc mạc như tâm hồn người dân cần cù lao động nơi đây.

Bún làm ra từ gạo, kết hợp với tôm đánh bắt từ đầm lên. Đầu tiên phải kể đến khâu làm bún. Gạo được ngâm vào bún cho mềm rồi mang đi xay. Nước bột gạo được cho vào túi vải đang ráo nước, sau đó đưa bột vào cối giã nhuyễn. Mỗi cối bột là một dặn (khuôn). Dặn ép bún được làm bằng ống nhôm, một đầu để trống, một đầu hàn kín, đáy có lỗ li ti. Thân dặn được đặt lắp vào bàn ép đặt cố định trên nồi nước luộc bún bắc trên bếp lò. Khi nước sôi, người ta ép bún từ dặn qua các lỗ nhỏ chạy thẳng vào nồi nước luộc. Nước sôi, cọng bún gạo từ


màu trắng đục chuyển sang màu trắng trong. Dùng rá vớt bún từ nồi luộc, xóc sơ qua trong nước nguội.

Tôm dùng làm bún phải là những con tôm sống, nhảy tanh tách. Người ta rửa sạch tôm cho vào cối đá giã nhuyễn cùng với vài củ hành tươi. Khi có người đến ăn bún, người bán dùng đũa gẩy một đũa thịt tôm vào bát, cho một ít bột ngọt, nước mắn, múc nước đang sôi đổ vào bát quậy đều, sau đó cho bún vào rắc vào vài cọng hàng ngò và tiêu. Có thể ăn bún không hoặc ăn kèm với bánh tráng.

Cái ngon của bún tôm là vị ngọt lành, tươi mát của tôm đồng, là vị măn mà của bún gạo, vị cay của tiêu ớt, vị nồng của củ hành, vị ngậy bùi mà không ngấy của nước dùng.

* Dân ca – Thơ ca dân gian.

Do đặc điểm địa lý và lịch sử di dân khẩn hoang lập nghiệp, đất Bình Dương đã trở thành nơi hội tụ của các luồng dân ca cả nước, là đầu cầu chuyển tiếp và thu nhận dân ca miền Bắc, dân ca miền Trung vừa thể hiện nét đặc thù tiêu biểu cho loại hình dân ca Nam Bộ. Trãi qua thời gian và nhiều thế hệ nối tiếp, các làn điệu dân ca và thơ ca dân gian được Bình Dương hóa ít nhiều. Dân ca và thơ ca dân gian Bình Dương gồm bốn thể loại như: Hát đưa em, Lý, Hò và Nói thơ – Nói vè.

- Hát đưa em: không có nhịp điệu khúc triết như các điệu lý mà hầu như được diễn đạt tự do, thoải mái với nhịp buông lơi, nhặt khoan tùy hứng. Từ nội dung các thể thơ dân gian của các bài hát ru, ta có thể tìm hiểu ít nhiều về lịch sử khẩn hoang Bình Dương.

“Chiều chiều én liệng diều bay

Cá lội dưới nước, khỉ ngồi trên cây”

(Hát ru em – xã Tương Bình Hiệp – Thủ Dầu Một – Bình Dương – Sưu tầm từ cụ ông Nguyễn Văn Trơn).

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 25/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí