CHƯƠNG II: CÁC CAM KẾT TRONG LĨNH VÙC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CẸA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO VÀ LỘ TRÌNH
THÙC HIỆN
I. Nội dung các cam kết về lĩnh vực tài chính ngân hàng của Việt Nam và lộ trình thực hiện
1.1. Giới thiệu về Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam sau khi gia nhập WTO và Báo cáo
của Ban công tác
Các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng được thể hiện các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ (thể hiện trong Biểu cam kết dịch vụ) và các cam kết đa phương (thể hiện trong Báo cáo gia nhập của Ban công tác).
1.1.1. Giới thiệu về Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam sau khi gia nhập WTO a) Nội dung
Biểu cam kết dịch vụ gồm 3 phần: Cam kết chung, cam kết cụ thể và danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc (MFN).
Có thể bạn quan tâm!
- Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và lộ trình thực hiện - 2
- Kinh Nghiệm Và Bài Học Của Các Nước Về Việc Thực Hiện Các Cam Kết Trong Lĩnh Vực Tài Chính Ngân Hàng Sau Khi Gia Nhập Wto
- Kinh Nghiệm Và Bài Học Của Canada Từ Việc Thực Hiện Các Cam Kết Về Tài Chính Ngân Hàng Sau Khi Gia Nhập Wto .
- Nội Dung Cam Kết Về Ngân Hàng Và Lộ Tr Ình Thực Hiện
- Các Cam Kết Về Mở Cửa Thị Trường Dịch Vụ Ngân Hàng Được Thể Hiện Trong Biểu Cam Kết Về Dịch Vụ Và Lộ Trình Thực Hiện
- Số Liệu Của Các Công Ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Và Phi Nhân Thọ Năm 2005.
Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.
Phần cam kết chung bao gồm các cam kết được áp dụng chung cho tất cả các ngành và phân ngành dịch vụ đưa vào Biểu cam kết dịch vụ. Phần này chủ yếu đề cập tới những vấn đề kinh tế - thương mại tổng quát như các quy định về chế độ đầu tư, hình thức thành lập doanh nghiệp, thuê đất, các biện pháp về thuế, trợ cấp cho doanh nghiệp trong nước v.v
Phần cam kết cụ thể bao gồm các cam kết được áp dụng cho từng dịch vụ đưa vào Biểu cam kết dịch vụ. Mỗi dịch vụ đưa ra trong Biểu cam kết như dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, v..v sẽ có nội dung cam kết cụ thể áp dụng riêng cho dịch vụ đó. Nội dung cam kết thể hiện mức độ mở cửa thị trường đối với từng dịch vụ và mức độ đối xử quốc gia dành cho nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài trong dịch vụ đó.
Danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc liệt kê các biện pháp được duy trì để bảo lưu việc vi phạm nguyên tắc MFN đối với những dịch vụ có duy trì biện
pháp miễn trừ. Theo quy định của GATS, một thành viên được vi phạm nguyên tắc MFN nếu thành viên đó đưa biện pháp vi phạm vào danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc và được các Thành viên WTO chấp thuận.b) Cấu trúc của Biểu cam kết dịch vụ: Biểu cam kết dịch vụ gồm 4 cột:
Cột 1: Mô tả ngành /phân ngành; Cột 2: Hạn chế về tiếp cận thị trường; Cột 3: Hạn chế về đối xử quốc gia Cột 4: Cam kết bổ sung.
Cụ thể, cột mô tả ngành /phân ngành thể hiện tên dịch vụ cụ thể được đưa vào cam kết. Theo danh mục phân loại ngành dịch vụ của Ban Thư ký WTO, có tất cả 11 ngành1 và 155 phân ngành2 dịch vụ được các Thành viên WTO tiến hành đàm phán. Mỗi ngành hoặc phân ngành trong danh mục phân loại được xác định tương ứng với mã số
của Bảng phân loại sản phẩm trung tâm (CPC). Kiểu xác định này cũng tương tự như xác định mã phân loại hàng hoá (HS) trong biểu thuế xuất nhập khẩu. Ví dụ, một thành viên muốn đưa ra một bản chào hoặc một cam kết đối với phân ngành dịch vụ bảo hiểm nhân thọ.
Trong danh mục của Ban thư ký WTO (W/120), dịch vụ này thuộc phần có tiêu đề chung gọi là " Dịch vụ bảo hiểm". Thông qua việc tham chiếu đến CPC, dịch vụ bảo hiểm nhân thọ có số phân loại CPC tương ứng là 8129. Do đó, trong Biểu cam kết dịch vụ bảo hiểm nhân thọ sẽ được ghi là dịch vụ bảo hiểm nhân thọ (CPC 8129).
Cột hạn chế về tiếp cận thị trường liệt kê các biện pháp duy trì đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. GATS quy định 6 loại biện pháp hạn chế bao gồm:
1) Hạn chế về số lượng nhà cung cấp dịch vụ;
2) Hạn chế về tổng giá trị của các giao dịch hoặc tài sản;
3) Hạn chế về tổng số hoạt động dịch vụ hoặc số lượng dịch vụ cung cấp;
1 11 ngành dịch vụ được phân loại theo GATS gồm: 1) dịch vụ kinh doanh; 2) dịch vụ thông tin; 3) dịch vụ xây dựng; 4) dịch vụ phân phối; 5) dịch vụ giáo dục; 6) dịch vụ môi trường; 7) dịch vụ tài chí nh; 8) dịch vụ y tế; 9) dịch vụ du lịch; 10) dịch vụ văn hoá giải trí; 11) dịch vụ vận tải.
2 Mỗi ngành trong số 11 ngành dịch vụ chia nhỏ thành các hoạt động dịch vụ cấu thành được gọi là các phân ngành dịch vụ. Phụ thuộc vào tính chất và đặc điểm của mình, mỗi ngành dịch vụ có thể có ít hay nhiều phân ngành dịch vụ.
K42C
4) Hạn chế về số lượng lao động;
5) Hạn chế hình thức thành lập doanh nghiệp;
6) Hạn chế góp vốn của nước ngoài.
Biểu cam kết nào liệt kê càng nhiều biện pháp nói trên thì mức độ mở cửa thị
trường cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài càng hẹp.
Cột hạn chế về đối xử quốc gia liệt kê các biện pháp nhằm duy trì sự phân biệt đối xử giữa nhà cung cấp dịch vụ trong nước với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Biểu cam kết nào liệt kê càng nhiều biện pháp trong cột hạn chế về đối xử quốc gia thì sự phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp dịch vụ trong nước với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài càng lớn.
Cột cam kết bổ sung liệt kê các biện pháp ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp và tiêu dùng dịch vụ nhưng không thuộc về hạn chế tiếp cận thị trường hay hạn chế về đối xử quốc gia. Cột này mô tả những quy định liên quan đến trình độ, tiêu chuẩn kỹ thuật, các yêu cầu hoặc thủ tục về việc cấp phép v.v
c) Mức độ cam kết
Do các điều kiện được sử dụng trong Biểu cam kết của mỗi Thành viên sẽ tạo ra các cam kết có tính ràng buộc pháp lý nên cần chính xác trong việc thể hiện có hay không có các hạn chế về tiếp cận thị trường và về đối xử quốc gia. Phụ thuộc vào mức độ hạn chế mà mỗi Thành viên có thể đưa ra, thường có bốn trường hợp sau:
- Cam kết toàn bộ: Không đưa ra bất cứ hạn chế nào về tiếp cận thị trường hay đối xử quốc gia đối với một hoặc nhiều dịch vụ hay đối với một hoặc nhiều phương thức cung cấp dịch vụ, được thể hiện trong Biểu cam kết với cụm từ Không hạn chế vào các cột và phương thức cung cấp dịch vụ thích hợp. Tuy vậy, các hạn chế được liệt kê trong phần cam kết chung vẫn được áp dụng.
- Cam kết kèm theo những hạn chế: Chấp nhận mở cửa thị trường cho một hoặc nhiều ngành dịch vụ nhưng liệt kê tại các cột tương ứng của Biểu cam kết các biện pháp hạn chế áp dụng cho nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, được thể hiện trong Biểu cam kết các cụm từ như Không hạn chế, ngoại trừ hoặc Chưa cam kết, ngoại trừ...
- Không cam kết: Có thể duy trì khả năng đưa ra mọi biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia đối với một hoặc nhiều phương thức cung cấp dịch vụ cụ
K42C
thể, được thể hiện trong Biểu cam kết cụm từ Chưa cam kết. Trong trường hợp này, các cam kết liệt kê trong phần cam kết chung vẫn được áp dụng.
- Không cam kết vì không có tính khả thi kỹ thuật: Trong một số trường hợp, một phương thức cung cấp dịch vụ có thể là không khả thi về mặt kỹ thuật, được thể hiện với cụm từ Chưa cam kết" nhưng ghi chú là "do không khả thi về mặt kỹ thuật"
1.1.2. Giới thiệu Báo cáo Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO.
Báo cáo của Ban công tác WTO về việc VN gia nhập (260 trang). Ban công tác báo cáo những ý chính về nội dung kinh tế, khung pháp lý và cơ sở. Trong đó có cam kết của Việt Nam thực hiện cải cách hoặc giữ nguyên những cải cách đã tiến hành để đảm bảo tư cách thành viên. Trong số những cam kết đó có:
- Ngoại hối: Việt Nam sẽ tuân theo qui định của Quĩ Tiền tệ thế giới (IMF) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
- Doanh nghiệp Nhà nước: các lĩnh vực thương mại (ngoại trừ những lĩnh vực phục vụ chính phủ) sẽ được thực hiện theo các điều khoản thương mại mà không cần có sự can thiệp của chính phủ.
- Tư hữu hóa và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: sẽ được tiến hành một cách minh bạch. Mỗi năm Việt Nam phải cung cấp báo cáo trong thời gian quá trình này diễn ra.
- Định giá và kiểm soát giá: Việt Nam sẽ tuân thủ các thỏa thuận của WTO và thông báo cho WTO những hành động mà VN tiến hành để kiểm soát giá cả.
- Sở hữu trí tuệ: gần 33 trang của bản báo cáo mô tả chi tiết thủ tục chuẩn bị pháp lý và hành chính của Việt Nam. Việt Nam sẽ tuân thủ ngay lập tức Hiệp định về sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS), không có giai đoạn chuyển đổi.
Ngoài ra, Báo cáo của Ban công tác còn đề cập đến những cam kết về quyền thương mại, các điều khoản về hạn chế số lượng /hạn ngạch, những thỏa thuận của WTO trong việc thực hiện các qui định, hạn chế xuất khẩu...
20
1.2. Nội dung cam kết về Bảo hiểm và lộ trình thực hiện
Bảo hiểm là dịch vụ mà các thành viên WTO rất quan tâm và yêu cầu cao về mức độ mở cửa thị trường cho các công ty nước ngoài. Tuy nhiên, mức cam kết của Việt Nam đạt được trong Biểu cam kết, theo đánh giá là tốt hơn so với mức cam kết của các nước mới gia nhập WTO gần đây. Về tổng thể, mức cam kết được đề cập sau đây là tương đương với những cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA). Cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm trong nước thời gian tới sẽ sôi động hơn và sẽ có tác dụng thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển.
Nội dung cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm được thể hiện ở Báo cáo của Ban công tác và Biểu cam kết dịch vụ.
1.2.1 Nội dung cam kết về Bảo hiểm của Việt Nam được thể hiện trong Báo cáo của Ban công tác
Việt Nam bảo đảm rằng các công ty bảo hiểm, các công ty trung gian bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài cũng như có vốn đầu tư của Việt Nam sẽ được tạo các cơ hội thực sự và bình đẳng để được thông báo, đóng góp ý kiến và trao đổi quan điểm với các cơ quan Nhà nước về các biện pháp liên quan hoặc tác động đến việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại Việt Nam. Đối với những thay đổi về mặt pháp lý trong lĩnh vực bảo hiểm, các công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được Chính phủ Việt Nam cho phép tiếp cận thông tin trên cơ sở đối xử quốc gia.
Việt Nam cam kết rằng các đơn xin cấp phép riêng rẽ đối với bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, không có hạn chế, cả trong luật và trên thực tế, về số lượng các giấy phép mới mà công ty bảo hiểm nước ngoài có thể nộp đơn tại cùng một thời điểm. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng xác nhận rằng không có hạn chế về số lượng các đơn xin chứng nhận sản phẩm mà một công ty bảo hiểm nước ngoài có thể nộp tại cùng một thời điểm, và không có yêu cầu hoặc quy định pháp lý nào hạn chế một công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài nộp đơn đăng ký bổ sung, dù Chính phủ Việt Nam đã hoàn tất việc xem xét các đơn đăng ký trước đó của công ty này hay chưa.
Về tính minh bạch hoá trong các quy định về dịch vụ bảo hiểm, Việt Nam xác nhận rằng các tiêu chuẩn liên quan đến cấp phép và phê duyệt các sản phẩm và mức phí
mới sẽ được tập hợp, công bố và cung cấp cho công chúng phù hợp với các đoạn 505- 507 (phụ lục pI) trong Báo cáo. Việt Nam xác nhận thêm rằng hướng dẫn hành chính sẽ được thông báo bằng văn bản.
Về sự liên quan giữa những hướng dẫn hành chính của một cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm cho một công ty bảo hiểm đối với pháp luật về cạnh tranh đang có hiệu lực ở trong nước, Việt Nam xác nhận rằng Luật Ban hành các Văn bản Quy phạm Pháp luật số 02/2002/QH11 ngày 16/12/2002 bảo đảm rằng mọi hướng dẫn hành chính của các cơ quan quản lý Việt Nam sẽ không trái với các luật lệ hiện hành ở Việt Nam và người nhận được những hướng dẫn hành chính như vậy được phép kiểm tra với cơ quan hữu quan về tính phù hợp của hành vi mà người đó đề xuất để tuân thủ hướng dẫn hành chính so với pháp luật cạnh tranh hiện hành ở Việt Nam.
Để làm rò tiến trình thực hiện các cam kết của mình về việc cho phép các công ty bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mở chi nhánh trực tiếp sau 5 năm kể từ khi gia nhập (được đề cập trong Biều cam kết cụ thể), Việt Nam giải thích rằng các luật lệ và quy định cần có để thực thi cam kết này sẽ được xây dựng với mục tiêu thúc đẩy đầu tư và tạo ra các cơ hội thương mại có ý nghĩa, bảo đảm phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam và bảo vệ lợi ích chính đáng của những người ký kết hợp đồng bảo hiểm và sự an toàn và lành mạnh của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Việc quản lý những chi nhánh này sẽ được thực hiện phù hợp với các tiêu chuẩn và nguyên tắc trong ngành bảo hiểm được quốc tế thừa nhận của Hiệp hội Các nhà quản lý Bảo hiểm Quốc tế (IAIS).
1.2.2. Cam kết về mở cửa thị trường Bảo hiểm được thể hiện trong Biểu cam kết về dịch vụ và lộ trình thực hiện.
- Về loại hình tổ chức:
Việt Nam đã cho phép các doanh nghiệp nước ngoài hiện diện dưới hình thức văn phòng đại diện, chi nhánh, liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, được quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và Nghị định 59/2006/NĐ. Trên cơ sở đó, Việt Nam cam kết không hạn chế việc thành lập pháp nhân của công ty bảo hiểm nước ngoài, ngoại trừ thị trường dịch vụ bảo hiểm bắt buộc sẽ chỉ mở cửa cho công ty 100% vốn nước ngoài vào đầu năm 2008 như được đề cập tiếp sau đây. Việt Nam cho phép
K42C
công ty bảo hiểm nước ngoài thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO và không cho phép thành lập chi nhánh bảo hiểm nhân thọ.
- Về loại hình dịch vụ:
+ Đối với phương thức Cung cấp qua biên giới, ngay tại thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, các công ty bảo hiểm nước ngoài được cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, được cung cấp dịch vụ tái bảo hiểm, dịch vụ bảo hiểm vận tải quốc tế, dịch vụ môi giới bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm, dịch vụ tư vấn, tính toán, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường. Riêng đối với dịch vụ bảo hiểm vận tải quốc tế, các hãng bảo hiểm nước ngoài được tham gia bảo hiểm cho các rủi ro liên quan đến vận tải biển quốc tế, vận tải hàng không thương mại quốc tế và bảo hiểm hàng hóa đang vận chuyển quá cảnh quốc tế.
+ Không hạn chế việc tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài
+ Đối với phương thức Hiện diện thương mại, từ ngày 1/1/2008, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được phép kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm công trình dầu khí và các công trình dễ gây nguy hiểm đến an ninh cộng đồng và môi trường.
- Về cam kết xóa bỏ tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc sau 1 năm
Trước đây, các doanh nghiệp bảo hiểm khi thực hiện tái bảo hiểm ra nước ngoài đều phải thực hiện tái bảo hiểm bắt buộc tối thiểu 20% với Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare). Việt Nam đã cam kết xóa bỏ tỷ lệ tái bảo hiểm nói trên.
- Về năng lực tài chính:
+ Điều kiện để một doanh nghiệp nước ngoài thành lập doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn hoặc liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam phải có tổng tài sản tối thiểu tương đương 2 tỷ USD vào năm trước khi nộp hồ sơ xin cấp giấy phép, được quy định tại Nghị định số 45 của Chính phủ ban hành ngày 27/3 quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh Bảo hiểm)