1.2.3. Sơ đồ tổng hợp một số yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu và stress của sinh viên Y Dược:
Yếu tố cá nhân
- Đặc điểm nhân khẩu học (Tuổi, giới, năm học, khu vực sinh sống, tình trạng tài chính)
- Tình trạng sức khỏe của sinh viên
(thay đổi thói quen ăn ngủ, đã từng bị rối loạn lo âu, trầm cảm)
Trầm cảm
Lo âu
Stress
Yếu tố học tập
- Áp lực học tập: Số lượng kỳ thi, bài kiểm tra, số môn học, kết quả học tập, khối lượng kiến thức, deadlines, …
- Lập kế hoạch học tập
- Sự hài lòng với học tập
Yếu tố gia đình, bạn bè, xã hội
- Thu nhập của gia đình
- Mối quan hệ với gia đình
- Mối quan hệ với bạn bè
Sơ đồ 1. 1. Sơ đồ tổng hợp yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu, stress của sinh viên Y Dược.
1.2.4. Giới thiệu về thang đo lường stress, lo âu, trầm cảm DASS 21 của Lovibond
Thang đánh giá trầm cảm, lo âu và stress (DASS): Năm 1995, Lovibond
S. H và Lovibond P. F tại khoa tâm lý học đại học New South Wales, Australia đã xây dựng nên thang đo đánh giá trầm cảm, lo âu và stress ký hiệu là DASS
– 42. Bên cạnh thang đo DASS – 42 còn có một phiên bản rút gọn là DASS – 21 được xây dựng năm 1997. Depression – Anxiety – Stress Scale (DASS 21) là bộ công cụ được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng cũng như sàng lọc cộng đồng tại nhiều nước trên thế giới. DASS-21 gồm 21 câu hỏi về 3 vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần là trầm cảm (7 câu hỏi), lo âu (7 câu hỏi) và stress (7 câu hỏi). Mỗi câu hỏi về một triệu chứng tương ứng với tình trạng sức khỏe tâm thần trong vòng 1 tuần qua theo thang điểm từ 0 đến 3 cho mỗi câu trả lời tương ứng tình trạng mà đối tượng cảm thấy trong vòng 1 tuần qua từ “Không đúng với tôi chút nào cả" đến “Hoàn toàn đúng với tôi hoặc hầu hết thời gian là đúng". Đánh giá mức độ có triệu chứng trên cơ sở tính điểm bằng cách tính tổng số điểm của mỗi 7 câu hỏi của từng vấn đề sức khỏe rồi nhân đôi kết quả và so sánh với bảng đánh giá. Tổng điểm dao động từ 0 đến 42 tương ứng với mức độ triệu chứng tăng dần, cụ thể:
Bảng 1. 1. Phân loại thang đánh giá Trầm cảm, lo âu và stress 21
Trầm cảm | Lo âu | Stress | |
Bình thường | 0 – 9 | 0 – 7 | 0 – 14 |
Nhẹ | 10 – 13 | 8 – 9 | 15 – 18 |
Vừa | 14 – 20 | 10 – 14 | 19 – 25 |
Nặng | 21 – 27 | 15 – 19 | 26 – 33 |
Rất nặng | ≥28 | ≥20 | ≥34 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng trầm cảm, lo âu, stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trường Đại học Y dược – ĐHQGHN năm học 2021-2022 - 1
- Thực trạng trầm cảm, lo âu, stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trường Đại học Y dược – ĐHQGHN năm học 2021-2022 - 2
- Yếu Tố Gia Đình, Bạn Bè, Xã Hội
- Bảng Phân Bố Tỷ Lệ Sinh Viên Tham Gia Khảo Sát Theo Khối
- Mô Tả Thực Trạng Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Sinh Viên Trường Đại Học Y Dược - Đhqghn Năm Học 2021-2022
- Tỷ Lệ Trầm Cảm, Lo Âu, Stress Ở Sinh Viên Theo Giới Tính
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Tính phù hợp của các tiểu mục trong mỗi phần ở cả 2 phiên bản DASS
– 42 và DASS – 21 đều cao (Cronbach’s Alpha của DASS – Trầm cảm là 0,96
- 0,97, của DASS – Lo lắng là 0,84 – 0,92, của DASS – Căng thẳng là 0,90 -
0,95) [54]. Thang đo DASS 21 ở Việt Nam được chuẩn hóa trên đối tượng là những phụ nữ ở miền Bắc Việt Nam với hệ số Cronbach's Alpha khá cao DASS
– Trầm cảm là 0,72, của DASS – Lo lắng là 0,77, của DASS – Căng thẳng là 0,7 [55].
Các nội dung trong thang đo DASS 21 không có ý nghĩa chẩn đoán phân loại người bệnh như các triệu chứng được đưa ra trong hướng dẫn phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 (ICD – 10), mà mục đích của nó là đưa ra một thực trạng trong quần thể nghiên cứu, giúp cho nhà nghiên cứu có được cái nhìn tổng quát về tình trạng trầm cảm, lo âu và stress, từ đó có những chính sách cải thiện, nâng cao hiệu suất lao động. Đây cũng là thang đo đồng thời đánh giá được ba loại rối loạn tâm thần phổ biến trầm cảm, lo âu và stress. Đồng thời, thang đo này cũng được sử dụng phổ biến khi đồng thời nghiên cứu cả ba loại rối loạn tâm thần, đặc biệt là ở sinh viên [56], [8], [26], [46]. Bên cạnh đó, thang đo này thích hợp để sàng lọc ở người bình thường và có thể sử dụng bởi các bác sỹ không thuộc chuyên khoa tâm thần. Từ những lý do trên, thang do DASS
- 21 đã được chọn sử dụng cho nghiên cứu.
1.3. Các nghiên cứu về trầm cảm – lo âu – stress của sinh viên Y Dược
1.3.1. Trên thế giới
1.3.1.1. Nghiên cứu về trầm cảm ở sinh viên trên thế giới
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nghiên cứu của Nuran Bayram và cộng sự năm 2008 thực hiện trên 1617 sinh viên với thang đo DASS - 42, cho kết quả 27,1% sinh viên bị trầm cảm từ mức độ vừa đến rất nặng [31]. Một nghiên cứu khác của Gul Arslan và cộng sự (2009) tiến hành trên 822 sinh viên đại học Osmangazi sử dụng thang đo Beck Depression Inventory (BDI) để do lường trầm cảm cho thấy thực trạng cảm của sinh viên là 21,8% [63].
Ở Malaysia, nghiên cứu của Khadijah Shamsuddin và cộng sự năm 2013 trên 506 sinh viên tuổi từ 18-24 thuộc 4 trường đại học công lập tại Klang Valley, Malaysia đã cho thấy thực trạng trầm cảm ở sinh viên Malaysia như sau 27,5% sinh viên bị trầm cảm ở mức vừa, 9,7% ở mức nặng và rất nặng [8].
Ở Trung Quốc, nghiên cứu năm 2013 của Lu Chen đã sử dụng thang đo Beck Depression Inventory (BDI) với giá trị từ 14 trở lên là trầm cảm với 5245
sinh viên đại học ở Cáp Nhĩ Tân Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy 11,7% sinh viên tham gia nghiên cứu biểu hiện trầm cảm. Nghiên cứu cũng chỉ ra các rối loạn trầm cảm được ghi nhận trên 4% sinh viên Trung Quốc [27].
Ở Ai Cập, năm 2016, nghiên cứu của Wafaa Yousif Abdel Wahed và cộng sự sử dụng thiết kế cắt ngang trên 442 sinh viên y khoa từ năm nhất đến năm tư đã chỉ ra thực trạng trầm cảm của sinh viên như sau: 39,8% ở mức bình thường, 37,1% ở mức nhẹ và trung bình, 23,1% ở mức nặng và rất nặng [26].
Tại Ấn Độ, năm 2012, Ganesh S. Kumar và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 400 sinh viên y khoa của trường đại học tại Karnataka nhằm do lường mức độ trầm cảm ở sinh viên. Thông qua thang do BDI, nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng 71,3% sinh viên y khoa biểu hiện trầm cảm, trong đó các mức nhẹ, vừa, nặng và rất nặng lần lượt là 29,8%, 27,8%, 29,3%, 7,5% và 6,7% [32].
1.3.1.2. Nghiên cứu về lo âu ở sinh viên trên thế giới
Rối loạn lo âu là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần mắc nhiều nhất ở sinh viên với khoảng 11,9% sinh viên mắc rối loạn lo âu [61].
Tại Parkistan, nghiên cứu của Inam và cộng sự năm 2003 trên trên 189 sinh viên y khoa trường đại học Y Ziauddin sử dụng thang đo Aga Khan University Anxiety and Depression Scale (AKUADS) đã chỉ ra 60% sinh viên biểu hiện lo âu và trầm cảm [62].
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nghiên cứu của Nuran, Bayram và cộng sự thực hiện trên 1617 sinh viên với thang đo DASS 42, cho kết quả 47,1% sinh viên bị lo âu từ mức độ vừa đến rất nặng [31].
Ở Malaysia, nghiên cứu của Khadijah Shansuddin và cộng sự năm 2013 trên 506 sinh viên tuổi từ 18-24 thuộc 4 trường đại học công lập tại Khang Valley, Malaysia đã cho thấy thực trạng lo âu ở sinh viên Malaysia như sau 34% sinh viên bị lo âu ở mức vừa, 29% ở mức nặng và rất nặng [8].
Tại Parkistan nghiên cứu năm 2010 của Tabassum Alvi trên 279 sinh viên y khoa sử dụng thang đo Beck Anxiety Inventory (BAI) để đo lường mức độ lo âu và cho thấy 47,7% sinh viên biểu hiện lo âu [33].
Ở Ai Cập, năm 2016, nghiên cứu của Wafaa Yousif Abdel Wahed và cộng sự sử dụng thiết kế cắt ngang trên 442 sinh viên y khoa từ năm nhất đến năm tư và chỉ ra thực trạng lo âu của sinh viên như sau: 35,7% ở mức bình thường, 34.4% ở mức nhẹ và trung bình, 29,9% ở mức nặng và rất nặng [26].
Ở Malaysia, nghiên cứu trên 743 sinh viên y khoa tiềm năng của Mohamad Saiful Bahri Yusoff năm 2013 chỉ ra 54,5% sinh viên biểu hiện lo âu từ mức vừa đến rất nặng [46]. Maher Fuad Fuad và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu trên 227 sinh viên của trưởng Universiti Putra Malaysia năm 2014 và cho kết quả 52% sinh viên biểu hiện lo âu [56].
1.3.1.3. Nghiên cứu về stress ở sinh viên trên thế giới
Ở Mỹ, Điều tra do Associated Press và (a college TV station) mtvU thực hiện năm 2008 trên sinh viên ở nhiều trường đại học chỉ ra 1 trên 10 sinh viên thường xuyên bị stress, 1 trên 5 sinh viên cảm thấy căng thẳng trong phần lớn thời gian. Tỷ lệ này tăng 20% so với cuộc điều tra 5 năm trước đó [57]. Ở Canada, năm 2014, tổ chức Mental Health Task Force on Graduate Student Mental Health của đại học California Berkey đã khảo sát sinh viên cử nhân của trường và phát hiện 45% sinh viên phải ứng phó với các vấn đề liên quan đến stress trong vòng 12 tháng trở lại đây [58].
Tại Thổ Nhĩ Kỷ, năm 2008, nghiên cứu của Nuran Bayram và cộng sự thực hiện trên 1617 sinh viên với thang do DASS 42, cho kết quả 27% sinh viên bị stress ở mức độ vừa, nặng và rất nặng [31].
Ở Ấn Độ, năm 2014, Lakyntiew Pariat và cộng sự nghiên cứu trên sinh viên sinh viên cử nhân của 5 trường đại học của thành phố Shilong liên quan đến các lĩnh vực: Hội họa, Thương Mại, Khoa Học, sử dụng bộ công cụ Student Stress Scale và chỉ ra 38,9% sinh viên, trong đó 15% nam, còn lại là nữ bị stress ở mức nhẹ, 11,9% nam sinh viên và 6,9% nữ bị stress nặng [59].
Ở Malaysia, nghiên cứu của Khadijah Shamsuddin và cộng sự năm 2013 trên 506 sinh viên tuổi từ 18-24 thuộc 4 trường đại học công lập tại Klang Valley, Malaysia. Dựa vào thang đo DASS 21, tác giả đã cho thấy thực trạng stress ở sinh viên Malaysia như sau: 18,6% sinh viên bị stress ở mức vừa, 5,1% ở mức nặng và rất nặng [8]. Cũng ở Malaysia, Mohamad Saiful Bahri, Yusoft
là nhà nghiên cứu với nhiều nghiên cứu về stress ở sinh viên. Năm 2010, ông đã thực hiện nghiên cứu trên 1058 sinh viên y khoa cua trường Universati Sams. Malaysia (USM). Thông qua thang đo 12 items General Health Questionnaire (GHQ-12), nghiên cứu đã chỉ ra 29,6% sinh viên y khoa bị stress [30]. Năm 2013, ông tiếp tục thực hiện nghiên cứu về stress, trầm cảm, lo âu trên 743 sinh viên y khoa tiềm năng và với thang đo DASS 21, nghiên cứu chỉ ra 3,6% sinh viên bị stress ở mức vừa đến rất nặng [46].
Ở Ai Cập, năm 2016, Wafaa Yousif Abdel Wahed và cộng sự thực hiện nghiên cứu trên sinh viên sử dụng thiết kế cắt ngang trên 442 sinh viên y khoa từ năm nhất đến năm tư. Thông qua thang đo DASS 21, nghiên cứu cho kết quả là 37,6 % ở mức bình thường, 31,7% ở mức nhẹ và trung bình, 30,8% ở mức nặng và rất nặng [26].
Ở Ethiopia, nghiên cứu của Leta Melaku và cộng sự tiến hành năm 2015 trên 329 sinh viên y khoa tại đại học Jimma với thang đo GHO-12 và thu được kết quả là 52,4% sinh viên bị stress [60].
1.3.2. Tại Việt Nam
1.3.2.1. Thực trạng trầm cảm ở Việt Nam
Nghiên cứu của Lê Minh Thuận năm 2011 thực hiện điều tra trên 252 sinh viên. Thông qua thang đo DASS-42, tác giả đã cho thấy mức độ trầm cảm nặng ở sinh viên là 2% và mức độ trầm cảm rất nặng là 5% (toàn bộ là nữ sinh viên) [49]. Một nghiên cứu khác của tác giả này về rối nhiễu tâm lý trên sinh viên năm 1 và năm 3 của trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ ra mức độ trầm cảm của sinh viên như sau: Mức bình thường là 25%, mức nhẹ đến vừa lần lượt là 20% và 32%, mức nặng là 15% và rất nặng là 10% [28].
Nghiên cứu của Phan Thị Diệu Ngọc năm 2014 trên 395 sinh viên năm thứ nhất và hai tại Đại học Y khoa Vinh đã cho thấy thực trạng rối loạn trầm cảm ở sinh viên nhẹ là 31,2%, vừa 29,8%, và nặng là 4,3% [48].
1.3.2.2. Thực trạng lo âu ở Việt Nam
Nghiên cứu về lo âu ở sinh viên Việt Nam còn hạn chế, chủ yếu là nghiên cứu của Lê Minh Thuận năm 2011 trên 252 sinh viên. Thông qua thang đo DASS-42, tác giả đã cho thấy mức độ lo âu nặng ở sinh viên là 12% và mức độ
lo âu rất nặng là 11% [49]. Một nghiên cứu khác cũng của tác giả này trên sinh viên năm 1 và năm 3 của trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ ra mức độ lo âu của sinh viên như sau: Mức bình thưởng là 25%, mức nhẹ đến vừa lần lượt là 19% và 32%, mức nặng là 13% và rất nặng là 11% [9].
1.3.2.3. Thực trạng stress ở Việt Nam
Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thụ trên 829 sinh viên trường đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009 cho thấy có khoảng 79% sinh viên ở mức stress nhẹ, 3% sinh viên bị stress ở mức vừa và 18% không bị stress [28].
Tại Đà Nẵng, nghiên cứu của Võ Hoàng Anh và cộng sự trên 200 sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng cho thấy 96% sinh viên có biểu hiện của stress [64].
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu của Lê Minh Thuận năm 2011, thực hiện trên sinh viên năm thứ nhất và năm thứ ba của đại học Y Dược Thành phố HCM, sử dụng thang do DASS-42 cho thấy mức độ stress của sinh viên như sau: Mức bình thường là 21%, mức nhẹ đến vừa là 65%, mức nặng và rất nặng lần lượt là 7% và 5% [9].
Nghiên cứu của Phạm Thị Huyền Trang năm 2013 trên 440 sinh viên thuộc tất cả các ngành và tất cả các năm học của trường đại học Y Hà Nội đã chỉ ra 63,6 % sinh viên bị stress trong đó tỷ lệ mắc các triệu chứng về thể chất và tinh thần là 62,2% và 92,4% [51].
Nghiên cứu của Vũ Dũng năm 2015 đo lường mức độ stress bằng thang đo Perceived Stress Scale 10 (PSS 10) trên toàn bộ sinh viên điều dưỡng năm 2 và năm 3 của trường đại học Thăng Long cho thấy điểm trung bình stress là từ 19,49 ±4,5, trong đó 22,8% sinh viên có stress ở mức độ cao [42].
Nghiên cứu của Lê Thu Huyền và cộng sự năm 2010 trên 182 sinh viên y tế công cộng tại đại học Y Dược thành phố Hồ Chi Minh, sử dụng thang đo PSS 10 cho thấy sinh viên y tế công cộng bị stress bệnh lý chiếm tỉ lệ khá cao với 24,2%, trong đó có 2,8% sinh viên bị stress bệnh lý nặng [38].
Như vậy, kết quả các nghiên cứu ở Việt Nam với thang đo chủ yếu là DASS đã cho thấy tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress ở sinh viên, chủ yếu là sinh viên
y khoa đều vượt mức 65%. Kết quả của các nghiên cứu này rung lên hồi chuông báo động về tình trạng sức khỏe tâm thần đặc biệt là trầm cảm, lo âu và stress ở sinh viên Việt Nam, đặc biệt là sinh viên ngành Y.
1.4. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu
Trường Đại học Y Dược là trường Đại học thành viên của ĐHQGHN được Thủ Tướng Chính Phủ thành lập trên cơ sở kế thừa Khoa Y Dược và tiếp nối lịch sử phát triển của Đại học Đông Dương – tiền thân của ĐHQGHN, trong đó có Trường Cao đẳng Y khoa (Ecole supérieure de Médecine - 1906) cũng như để đáp ứng yêu cầu phát triển của ĐHQGHN thành trung tâm đại học đa ngành, đa lĩnh vực theo xu thế hội nhập quốc tế của đất nước.
Với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài dựa vào nghiên cứu, trên nền tảng khoa học cơ bản vững chắc, công nghệ cao và kinh tế - xã hội mũi nhọn, đóng góp tích cực trong đổi mới hệ thống giáo dục đại học Y, Dược ở Việt Nam. Trường Đại Học Y Dược xác định mục tiêu phát triển thành trường đại học định hướng nghiên cứu, thuộc nhóm đại học tiên tiến trong khu vực, đóng góp vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển nền khoa học sức khỏe của đất nước cũng như góp phần hoàn thiện mô hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực, dựa trên nền tảng khoa học cơ bản và công nghệ cao, hội nhập nhanh và toàn diện vào mái nhà chung của ĐHQGHN.
Hiện nay, Trường Đại Học Y Dược ĐHQGHN đã phát triển và tiến hành triển khai giảng dạy cho 6 ngành đào tạo đại học thuộc lĩnh vực Y Dược: bao gồm Bác sĩ đa khoa (hệ 6 năm), Dược học (hệ 5 năm), Răng - Hàm - Mặt Chất lượng cao (hệ 6 năm), Kỹ thuật xét nghiệm y học (hệ 4 năm), Kỹ thuật hình ảnh Y học (hệ 4 năm), Điều dưỡng (Hệ 4 năm).
Về quy mô: hiện có hơn 450 sinh viên theo học 6 ngành. Dự kiến quy mô đào tạo hàng năm của nhà trường sẽ tăng dần từ 450 sinh viên/năm (năm 2020) đến 1000 sinh viên/năm (năm 2025) và trở nên ổn định với quy mô 1500 sinh viên/năm (từ năm 2030) của tất cả các mã ngành.
Theo mô hình đào tạo kết hợp – kế tiếp (a+b) đặc thù của ĐHQGHN, trong đó giai đoạn a (2 năm đầu) là thời gian sinh viên học tập tại Trường Đại học Khoa học tự nhiên (ĐHKHTN), giai đoạn b (3 năm đối với ngành Dược