Phương Pháp Phân Tích Số Liệu Trong Nghiên Cứu Cắt Ngang Mô Tả


một số chỉ tiêu đánh giá các chỉ số như sau:

Kỹ thuật phỏng vấn chủ hộ và bà mẹ tại hộ gia đình tương tự như đã mô tả trong điều tra cắt ngang (mục 2.5.1).

Điều tra nhân trắc: Thông tin về nhân trắc học của trẻ được thu thập tại thời điểm ban đầu (trước khi can thiệp) và kết thúc nghiên cứu can thiệp (sau 6 tháng can thiệp). Thu thập số liệu về cân nặng, chiều cao, tuổi của trẻ, và cách đánh giá các chỉ số nhân trắc dinh dưỡng như đã mô tả ở phần 2.5.3.

Kỹ thuật đánh giá thiếu máu và dự trữ sắt của cơ thể:

Toàn bộ trẻ tham gia nghiên cứu sẽ được lấy mẫu máu xét nghiệm tại thời điểm điều tra ban đầu (trước can thiệp) và sau 6 tháng (kết thúc can thiệp). Trẻ sẽ được lấy mẫu máu tĩnh mạch để xét nghiệm 2 chỉ số Hemoglobin máu và ferritin huyết thanh. Trẻ em ở hai nhóm nghiên cứu sẽ được lấy máu ven 2 lần, mỗi lần lấy 3 ml máu tĩnh mạch vào buổi sáng từ 8- 10 giờ. Sau khi lấy máu, mẫu máu được bảo quản trong hộp lạnh, ly tâm sau 3 giờ, tốc độ 3.000 vòng/phút. Xét nghiệm ferritin được thực hiện tại labo Vi chất của Viện Dinh dưỡng.

Hemoglobin (Hb) máu: Ngay sau khi lấy mẫu máu, máu toàn phần được cho vào ống mao dẫn để định lượng Hb. Nồng độ Hb trong máu được định lượng bằng phương pháp Cyanmethemoglobin. Cường độ màu được đo tại bước sóng 540 nm tỷ lệ với nồng độ hemoglobin. Đánh giá tình trạng thiếu máu theo hướng dẫn của WHO (2001): trẻ em dưới 5 tuổi được coi là thiếu máu khi nồng độ Hb < 110 g/L [227].

Ferritin huyết thanh: Nồng độ ferritin trong huyết thanh được phân tích dựa vào phương pháp ELISA. Đánh giá tình trạng sắt cạn kiệt theo hướng dẫn của WHO, 2001. Trẻ được coi là dự trữ sắt cạn kiệt khi nồng độ ferritin trong huyết thanh < 12 μg/L [227].


2.6. Các phương pháp phân tích, xử lý thống kê:

Số liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch, kiểm tra, nhập số liệu và sử lý bằng chương trình EPI-INFO 6.0 và SPSS 11.5. Trước khi sử dụng các phép thống kê, các biến số được kiểm định về phân bố chuẩn. Các kết quả sẽ được trình bày theo các số trung bình, tỷ lệ %, tỷ suất chênh (OR). Các số liệu sẽ được kiểm tra và phân tích theo các thuật thống kê y học thông thường (T test: so sánh sự khác biệt của 2 số trung bình; 2 test: so sánh sự khác biệt các tỷ lệ), cụ thể:

Số liệu khẩu phần được nạp vào máy tính bằng phần mềm ACCESS viết cho khẩu phần. Phần mềm mới đã được chuẩn hoá với dữ liệu (database) là bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam năm 2007.

Phần mềm SPSS và STATA sẽ được sử dụng để lập bảng và tính toán thống kê.

2.6.1. Phương pháp phân tích số liệu trong nghiên cứu cắt ngang mô tả

Phân tích thống kê mô tả: Trung bình, độ lệch chuẩn (SD), sai số chuẩn

(SE), khoảng tin cậy 95% (CI 95%).

Phương pháp hiệu chỉnh kết quả do phương pháp chọn mẫu chùm

- Kết quả tính toán thống kê sẽ phải được hiệu chỉnh kết quả ước lượng đại diện cho vùng và quốc gia bằng quyền số của từng đơn vị chọn mẫu.

- Khoảng tin cậy và sai số chuẩn sẽ được hiệu chỉnh theo quyền số

và thiết kế chọn chùm và tầng.

Các test thống kê được áp dụng:

- Test T cho các số trung bình.

- Test 2 cho các tỷ lệ và số tuyệt đối.

- Test Mann Whitney cho các biến số không phân bố chuẩn.

- Test ANOVA cho so sánh từ 3 số trung bình trở lên.


2.6.2. Phân tích số liệu nghiên cứu can thiệp:

So sánh giá trị trung bình của cân nặng, chiều cao, Zscores trung bình giữa hai nhóm nghiên cứu.

Tính tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi, gầy còm của hai nhóm

nghiên cứu.

Các test thống kê đã được sử dụng trong phân tích số liệu cùa nghiên cứu can thiệp:

T test ghép cặp: để so sánh hai giá trị trung bình của hai nhóm nghiên cứu trước và sau can thiệp. Chỉ so sánh ghép cặp với những giá trị đủ số liệu trước và sau nghiên cứu. Các chỉ số dùng để so sánh ghép cặp là chiều cao đứng, Zscores CN/T, CC/T, CN/CC, nồng độ hemoglobin máu, nồng độ ferritin huyết thanh tại thời điểm trước và sau can thiệp.

T test độc lập: để so sánh giá trị trung bình giữa hai nhóm nghiên cứu tại cùng thời điểm (trước can thiệp hoặc sau can thiệp). Các chỉ số dùng để so sánh ghép cặp là chiều cao đứng, Zscores CN/T, CC/T, CN/CC, nồng độ hemoglobin, nồng độ ferritin tại cùng thời điểm. Do mức ferritin huyết thanh dao động tương đối nhiều nên được logarit hoá trước khi so sánh để chuyển thành dạng phân bố chuẩn để tính toán sau đó lại chuyển về trị số tuyệt đối bằng cách đối logarit khi trình bày kết quả (anti Ln).

2.7. Kiểm tra chất lượng số liệu thu thập

Nhằm đảm bảo chất lượng số liệu điều tra, trưởng nhóm có trách nhiệm phải kiểm tra tất cả các số liệu của các mẫu phiếu điều tra trong ngày, nếu phát hiện các số liệu bất thường, phiếu sẽ được gửi trả lại điều tra viên để điều tra viên kiểm tra lại tính xác thực của số liệu.

Đối tượng nghiên cứu là trẻ em dưới 5 tuổi, nhằm tránh các thông tin mà các bà mẹ không nhớ/quên do thời gian không ngắn kể từ khi sinh cháu (5 năm) đối với hộ gia đình có từ 2 con trở lên thì các thông tin như: thời gian


khám thai của bà mẹ; chế độ ăn, chế độ làm việc, uống viên sắt, uống vitamin A của bà mẹ trong khi mang thai, thời gian cho trẻ bú ngay sau khi sinh, thời gian cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, thời gian cho trẻ bú mẹ ... được thu thập đối với trẻ sinh gần nhất thời điểm tiến hành điều tra thực địa trong hộ gia đình.

Các số liệu nhân trắc: được các điều tra viên cố định cân, đo với việc sử dụng cùng loại cân, cùng loại thước và trẻ được cân, đo trong cùng một thời gian (từ 8:00 đến 10:00 sáng). Sử dụng các loại cân, thước đo với kỹ thuật chuẩn, tuân theo phương thức thường quy và thống nhất phương pháp điều tra đã được tập huấn cho điều tra viên nhằm loại trừ khả năng sai số do điều tra viên hoặc do dụng cụ cân, đo.

Nhằm đảm bảo chất lượng số liệu điều tra, trưởng nhóm có trách nhiệm phải kiểm tra tất cả các số liệu của các mẫu phiếu điều tra trong ngày, nếu phát hiện các số liệu bất thường, phiếu sẽ được gửi trả lại điều tra viên để điều tra viên kiểm tra lại tính xác thực của số liệu.

Số liệu được làm sạch trước khi nhập vào máy tính.

2.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu:

Trẻ em, cha mẹ và chính quyền địa phương được thông báo đầy đủ về mục đích và nội dung nghiên cứu. Các đối tượng nghiên cứu có quyền từ chối tham gia nghiên cứu ở bất kỳ thời điểm nào.

Các dụng cụ xét nghiệm đảm bảo vô trùng, chỉ sử dụng một lần. Những trẻ thiếu máu (có nồng độ hemoglobin<70g/L) được chuyển điều trị theo phác đồ. Trẻ em suy dinh dưỡng được cho uống viên đa vi chất và tư vấn dinh dưỡng.

Đề cương được Hội đồng khoa học Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương

thông qua.


CHƯƠNG 3


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Thực trạng suy dinh dưỡng của trẻ em

3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu:

Tổng số có 1.200 trẻ dưới 5 tuổi (từ 0-59 tháng tuổi) thuộc 03 xã của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và các bà mẹ của trẻ đã được điều tra để thực hiện nghiên cứu. Độ tuổi trung bình tính chung của tất cả trẻ tham gia điều tra nghiên cứu là 20,4 tháng tuổi (95% CI=20,35± 2,92).

3.1.2. Kết quả đánh giá tình trạng dinh dưỡng của các đối tượng

a) Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi (từ 0-59 tháng tuổi) ở 3

nghiên cứu thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Bảng 3.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (từ 0-59 tháng tuổi) tại huyện Việt Yên


SDD cân

nặng/tuổi (%)*

SDD chiều

cao/tuổi (%)*

SDD cân nặng/

chiều cao (%)*

Số trẻ cân đo

1200

1200

1200

Độ I

(CI=95%)

19,6

(CI: 16,1-23,1)

23,0

(CI: 20,1-25,9)

9,2

(CI: 6,2-12,2)

Độ II

(CI=95%)

4,4

(CI: 2,8- 6,00)

11,7

(CI: 9,4-13,1)


Độ III

(CI=95%)

0,6

(CI: 0,4-0,8)



Tổng số SDD:

(CI=95%):

24,6

(CI: 21,7-27,5)

34,7

(CI: 31,8-37,6)

9,2

(CI: 7,9-10,5)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

*. Chuẩn tăng trưởng trẻ em dưới 5 tuổi của Tổ chức Y tế thế giới 2005.


35


30

0.6

11.7

25


20


15


10


5


0

SDD cân nặng/tuổi (%) SDD chiều cao/tuổi (%) SDD cân nặng/cao (%)

4.4


19.6

23


9.2


Độ I Độ II Độ III


Hình 3.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi


Bảng 3.1 cho thấy, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi mắc suy dinh dưỡng các thể cân nặng/tuổi, chiều cao/tuổi và cân nặng/chiều cao còn ở mức cao theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (lần lượt là 24,6%, 34,7% và 9,2% chung cho cả 03 xã).

Bảng 3.2. Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi ở 3 xã nghiên cứu so với số liệu của tỉnh Bắc Giang năm 2007

Số liệu của năm 2007

SDD nhẹ cân

SDD thấp còi

SDD gầy còm

Tỉnh Bắc Giang

(Viện Dinh Dưỡng-2007)

23,9

(CI: 21,9-25,9)

36,2

(CI: 34,3-38,1)

8,1

(CI: 7,4-8,8)

3 xã của huyện Việt Yên

năm 2007

24,6

(CI: 21,7-27,5)

34,7

(CI: 31,8-37,6)

9,2

(CI: 7,9-10,5)

* Số liệu Viện Dinh dưỡng năm 2007 trong Niên giám Thống kê Y tế 2008.


Tình trạng SDD của trẻ em dưới 5 tuổi ở 3 xã của huyện Việt Yên vẫn còn ở mức cao tương tự như các tỷ lệ đó tính chung cho toàn tỉnh Bắc Giang năm 2007.

b) Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi phân theo xã tại 03 xã của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Bảng 3.3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi phân theo xã


Thể loại SDD theo các chỉ tiêu nhân trắc dinh dưỡng

Địa bàn nghiên cứu

Xã Bích Sơn (n=400)

Xã Vân Trung (n=400)

Xã Nghĩa Trung (n=400)

Tổng cộng

(n=1.200)

Cân nặng/tuổi (%)

21,8

24,7

26,7

24,6

CI 95%

(20,1-23,5)

(21,9- 27,5)

(24,5-28,9)

(21,7-27,5)

Chiều cao/tuổi (%)

37,5

28,7

38,9

34,5

CI 95%

(32,1-42,6)

(24,1-33,3)

(34,1-43,4)

(31,8-37,6)

Cân nặng/cao (%)

9,4

8,9

9

9,4

CI 95%

(7,8-10,6)

(6,9-10,9)

(7,7- 10,3)

(7,9-10,5)


Biểu đồ 3 2 Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi phân theo xã Bảng 3 3 1

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi phân theo xã


Bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng các thể cân nặng/tuổi, chiều cao/tuổi và cân nặng/chiều cao có sự dao động ở cả 03 xã được điều tra, tuy không khác biệt so với số liệu chung của 3 xã và mức độ dao động này về tỷ lệ nhẹ cân và tỷ lệ gầy còm ở cả 3 xã không khác biệt nhau (CI 95%) thì suy dinh dưỡng thấp còi cho thấy ở xã SDD thấp nhất và cao nhất có khác biệt có ý nghĩa thống kê (CI 95% và p<0,5).

c) Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ dưới 5 tuổi:

Bảng 3.4. Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ dưới 5 tuổi ở 3 xã



Tỷ lệ thiếu máu

Địa bàn nghiên cứu

Xã Bích Sơn (n=100)

Xã Vân Trung (n=100)

Xã Nghĩa Trung (n=100)

Tổng cộng

(n=300)

Tỷ lệ và CI 95%

theo xã

28,1 ± 3,4

23,7 ± 3,6

34,4 ± 4,1

28,7 ± 3,5


Bảng 3.4 cho thấy tỉ lệ thiếu máu trên trẻ đều ở mức trung bình theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (2001).

3.1.3. Kết quả về khẩu phần ăn của trẻ:

Gạo: là loại lương thực chính, mức tiêu thụ trung bình là 191,6 g/trẻ/ngày; mức tiêu thụ nhiều nhất là 215,3 g/trẻ/ngày. Mức tiêu thụ lương thực khác trung bình 19 g/trẻ/ngày trong đó ngô, khoai chiếm phần lớn.

Khi xem xét mức tiêu thụ gạo theo tình trạng dinh dưỡng cho thấy gạo được các trẻ SDD thể thấp còi tiêu thụ nhiều nhất (201g/ngày). Mức tiêu thụ này không khác nhau giữa trẻ bị SDD thể nhẹ cân và trẻ không bị thiếu cân nặng so với tuổi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2022