b) Thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ
Bảng 3.14. Tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú mẹ ngay sau đẻ
Tỷ lệ phần trăm | ||||
Xã Bích Sơn (n = 400) | Xã Vân Trung (n= 400) | Xã Nghĩa Trung (n= 400) | Tổng cộng (n = 1.200) | |
< ½ giờ | 53,3 | 59,0 | 54,2 | 56,0 |
< 1 giờ | 26,7 | 21,0 | 22,9 | 23,0 |
< 3 giờ | 20,0 | 20,0 | 22,9 | 21,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Kỹ Thuật Thu Thập Số Liệu Và Một Số Tiêu Chuẩn Đánh Giá Các Chỉ Số
- Phương Pháp Phân Tích Số Liệu Trong Nghiên Cứu Cắt Ngang Mô Tả
- Mức Tiêu Thụ Gạo Theo Tình Trạng Dinh Dưỡng (G/trẻ/ngày)
- Liên Quan Giữa Tình Trạng Dinh Dưỡng Trẻ Em Với Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội Của Cha Mẹ.
- Tình Hình Nhiễm Giun Ở Trẻ Em Dưới 5 Tuổi Vùng Nghiên Cứu.
- Ngưỡng Ý Nghĩa Sức Khỏe Cộng Đồng (Ynskcđ) Dựa Vào Tỷ Lệ
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
Hơn một nửa các bà mẹ (56,0%) các bà mẹ được hỏi đều cho trẻ bú mẹ ngay trong nửa giờ đầu sau khi đẻ. 100% trẻ mới sinh đều được mẹ cho bú ngay trong vòng 03 giờ sau đẻ.
Hầu hết các bà mẹ đều thể hiện sự hiểu biết của mình về ích lợi của việc nuôi con bằng sữa mẹ. Thông điệp “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” đã được 98,4% bà mẹ được hỏi biết đến và luôn nhớ.
Có 72,5% bà mẹ biết cách “tô màu bát bột” cho trẻ, tỷ lệ này cao nhất là ở xã Vân Trung với 79% bà mẹ được hỏi và thấp nhất là ở xã Bích Sơn với 60% với chỉ tiêu này.
Bảng 3.15 : Tỷ lệ sử dụng biểu đồ theo dõi tăng trưởng cho trẻ
Tỷ lệ phần trăm | ||||
Xã Bích Sơn (n = 400) | Xã Vân Trung (n= 400) | Xã Nghĩa Trung (n= 400) | Tổng cộng (n = 1.200) | |
Cộng tác viên dinh dưỡng | 27,0 | 48,0 | 31,5 | 37,1 |
Gia đình của trẻ | 11,3 | 10,0 | 4,5 | 8,4 |
Không chỗ nào | 59,7 | 42,0 | 64,0 | 54,2 |
Chỉ có khoảng 50% số trẻ em dưới 2 tuổi được theo dõi sự tăng trưởng thông qua biểu đồ tăng trưởng của trẻ. Bảng trên cũng chỉ rõ rằng chủ yếu cộng tác viện dinh dưỡng đã giữ và theo dõi sự phát triển của trẻ qua biểu đồ tăng trưởng với 37,1%, chỉ có 8,4% biểu đồ của trẻ được gia đình giữ và theo dõi.
Các bà mẹ ở huyện Việt Yên rất thường xuyên liên hệ với cộng tác viên dinh dưỡng với tỷ lệ 84,2% để trao đổi về các vấn đề liên quan tới chăm sóc dinh dưỡng cũng như các vấn đề có liên quan tới sức khỏe của trẻ.
3.1.5. Chăm sóc dinh dưỡng khi mang thai
Bảng 3.16. Khẩu phần ăn của bà mẹ trong suốt quá trình thai kỳ
Tỷ lệ phần trăm | ||||
Xã Bích Sơn (n = 400) | Xã Vân Trung (n= 400) | Xã Nghĩa Trung (n= 400) | Tổng cộng (n = 1.200) | |
Ăn ít hơn bình thường | 12,9 | 6,9 | 6,7 | 8,3 |
Ăn bình thường | 33,9 | 45,5 | 43,3 | 41,1 |
Ăn nhiều hơn bình thường | 53,2 | 47,5 | 48,9 | 49,4 |
Chỉ có khoảng một nửa các bà mẹ được hỏi có chế độ ăn nhiều hơn bình thường trong suốt quá trình mang thai, nửa còn lại vẫn có thói quen ăn ít hơn bình thường với tỷ lệ khoảng 41,1% hoặc thậm chí còn có 8,3% bà mẹ được hỏi đã thực hiện chế độ ăn kiêng.
Bảng 3.17. Chế độ làm việc của bà mẹ trong quá trình mang thai
Tỷ lệ phần trăm | |||||||
Xã Bích Sơn (n = 400) | Xã Vân Trung (n= 400) | Xã Nghĩa Trung (n= 400) | Tổng cộng (n = 1.200) | ||||
Làm việc thường | ít | hơn | bình | 43,5 | 40,6 | 39,3 | 40,9 |
Làm việc bình thường | 53,2 | 57,4 | 59,6 | 57,1 | |||
Làm việc nhiều hơn bình thường | 3,2 | 1,0 | 1,1 | 1,6 |
Hầu hết các bà mẹ ở huyện Việt Yên được hỏi đều làm nghề nông vì vậy họ vẫn phải làm việc với cường độ không giảm trong suốt quá trình mang thai. Kết quả ở bảng 3.23 cho thấy chỉ có 40,9% bà mẹ mang thai giảm cường độ làm việc, trong khi 57,1% bà mẹ được hỏi giữ chế độ làm việc bình thường như chưa mang thai.
Bảng 3.18. Theo dõi việc uống viên sắt trong suốt quá trình mang thai và uống vitamin A trong vòng 01 tháng sau đẻ
Tỷ lệ phần trăm | ||||
Xã Bích Sơn (n = 400) | Xã Vân Trung (n= 400) | Xã Nghĩa Trung (n= 400) | Tổng cộng (n = 1.200) | |
Uống viên sắt | 79,0 | 97,0 | 94,3 | 91,6 |
Uống vitamin A | 45,2 | 63,4 | 39,1 | 50,4 |
Ở huyện Việt Yên, 91,6% các bà mẹ mang thai đều thực hiện việc uống viên sắt trong suốt quá trình mang thai. Chỉ có 50,4% bà mẹ uống vitamin A sau đẻ.
3.2. Tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp, tiêu chảy và nhiễm ký sinh
trùng đường ruột ở trẻ em
3.2.1. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp
Bảng 3.19: Tình hình sốt và ho của trẻ trong vòng 3 tháng gần đây
Tỷ lệ phần trăm | ||||
Xã Bích Sơn (n = 400) | Xã Vân Trung (n= 400) | Xã Nghĩa Trung (n= 400) | Tổng cộng (n = 1.200) | |
Sốt | 54,7 | 51,5 | 57,8 | 54,5 |
Ho | 76,6 | 64,4 | 81,1 | 73,3 |
Tỷ lệ trẻ mắc sốt tương đối cao, có đến hơn một nửa (54,5%) số trẻ ở 3
xã nghiên cứu mắc sốt trong vòng 3 tháng gần đây.
3.2.2. Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiêu hoá
Bảng 3.20: Tình trạng trẻ em bị tiêu chảy trong vòng 3 tháng qua
Tỷ lệ phần trăm | ||||
Xã Bích Sơn (n = 400) | Xã Vân Trung (n= 400) | Xã Nghĩa Trung (n= 400) | Tổng cộng (n = 1.200) | |
Trẻ em bị tiêu chảy | 34,4 | 33,7 | 41,1 | 36,5 |
Trên 36% trẻ em đã mắc tiêu chảy trong vòng 03 tháng qua, đó hoàn toàn là tỷ lệ cao trẻ em bị tiêu chảy trong vòng 03 tháng qua khi so sánh với cùng chỉ số đó ở khu vực Bắc Bộ.
3.2.3. Tỷ lệ nhiễm giun ở trẻ dưới 5 tuổi thuộc huyện Việt Yên
30
25
20
15
10
5
0
1 2 3 4 5
SDD thấp còi Nhiễm giun
Hình 3.5. Tỷ lệ nhiễm giun cao ở nhóm hộ gia đình có trẻ SDD cao
3.2.4. Xử lý khi trẻ mắc bệnh
Bảng 3.21: Tình hình điều trị sốt/ho
Tỷ lệ phần trăm | ||||
Xã Bích Sơn (n = 400) | Xã Vân Trung (n= 400) | Xã Nghĩa Trung (n= 400) | Tổng cộng (n = 1.200) | |
Có điều trị | 84,4 | 64,4 | 84,4 | 76,5 |
Tự điều trị | 13,0 | 6,2 | 5,3 | 7,7 |
Người khác điều trị cho | 18,5 | 16,9 | 21,1 | 19,0 |
Do cán bộ y tế điều trị | 83,3 | 93,8 | 82,9 | 86,7 |
Các triệu chứng của sốt, ho được các bà mẹ coi là dấu hiệu thường diễn ra trong suốt 5 năm gần đây ở khu vực điều tra thực địa. Khi trẻ có dấu hiệu hô hấp cấp, đa số các bà mẹ (86,7%) đều mang con họ tới các cơ sở y tế, chỉ có 7,7% bà mẹ tự đi mua thuốc ở hiệu thuốc hoặc ngoài chợ để về tự điều trị cho trẻ. Tỷ lệ cao bà mẹ đã mang con họ tới các cơ sở y tế khi chúng mắc ốm, có dấu hiệu sốt hoặc ho tương đồng ở cả 3 xã nghiên cứu. Có sự khác biệt về việc các bà mẹ tự điều trị cho con mình, cao nhất ở xã Bích Sơn (13,0%) và thấp nhất ở xã Ngĩa Trung (5,3%).
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ
3.3.1. Các yếu tố về kinh tế - xã hội
Bảng 3.22. Đặc điểm chung của các hộ gia đình được điều tra
Tỷ lệ phần trăm | ||||
Xã Bích Sơn (n=64) | Xã Vân Trung (n=101) | Xã Nghĩa Trung (n=90) | Tổng cộng (n=255) | |
Mẹ là nông dân | 57,8 | 81,2 | 73,3 | 72,5 |
Bố là nông dân | 54,7 | 79,6 | 56,8 | 65,2 |
Các thiết bị gia dụng của hộ gia đình: | ||||
Radio | 34,4 | 26,7 | 37,8 | 32,5 |
Cassette | 18,8 | 5,0 | 17,8 | 12,9 |
VCD/DVD | 48,4 | 34,7 | 62,2 | 47,8 |
Tivi | 87,5 | 84,2 | 92,2 | 87,8 |
Xe đạp | 95,3 | 92,1 | 88,9 | 91,8 |
Xe máy | 75,0 | 58,4 | 67,8 | 65,9 |
Ô-tô/Máy nông nghiệp | 3,1 | 1,0 | 0.0 | 1,2 |
Máy tính | 4,7 | 1,0 | 2,2 | 2,4 |
Biểu đồ 3.6. Đặc điểm chung của các hộ gia đình được điều tra
Đa số các bà mẹ được hỏi đều làm ruộng, chiếm tới tỷ lệ là 72,5%, trong đó tỷ lệ phần trăm bà mẹ là nông dân thấp nhất ở xã Bích Sơn và tỷ lệ đó cao nhất ở xã Vân Trung. Đề cập đến nghề nghiệp của các ông bố, xu hướng nghề nông cũng là phổ biến và tương tự như nghề nghiệp của các bà mẹ được hỏi ở địa bàn nghiên cứu.
Hầu hết các gia đình đều có tivi, tỷ lệ này là 87,8%, và có khoảng một
phần ba số hộ gia đình đều có radio. Phương tiện đi lại thông dụng và phổ
biến nhất là xe đạp, chiếm khoảng 91,8% và có khoảng 65,9% số hộ gia đình có xe máy.
3.3.2. Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng, nhiễm giun và tỷ lệ thiếu máu ở trẻ dưới 5 tuổi
Bảng 3.23. Tình trạng nhiễm giun và thiếu máu ở trẻ
Tỷ lệ phần trăm | ||||
Xã Bích Sơn (n=104) | Xã Vân Trung (n=103) | Xã Nghĩa Trung (n=101) | Tổng cộng (n=308) | |
Nhiễm giun* | 39,0 | 26,7 | 39,3 | 35,0 |
Thiếu máu | 28,1 | 23,7 | 34,4 | 28,7 |
*Tỷ lệ nhiễm giun được cộng chung cho 3 loại giun đũa, giun tóc và giun móc
Biểu đồ 3.7. Tình trạng nhiễm giun và thiếu máu ở trẻ