Phối Trộn Dinh Dưỡng, Phụ Gia, Đóng Bịch Nguyên Liệu.


CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu.

Trong đề tài này tôi sử dụng giống nấm sò trắng(Pleurotus florida) là giống nấm cấp II do Trung tâm công nghệ sinh học Viện di truyền nông nghiệp cung cấp.

2.2. Nội dung nghiên cứu.

- Theo dõi tốc độ sinh trưởng của hệ sợi nấm sò trắng Pleurotus florida.

- Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến sự sinh trưởng, phát triển của hệ sợi.

- Sự ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến sự phát triển hệ sợi và tỉ lệ nhiễm bệnh trong giai đoạn nuôi sợi.

- So sánh, đánh giá năng suất của chủng nấm sò trắng ở các công thức thí nghiệm.

2.3. Địa điểm thí nghiệm.

Tiến hành thí nghiệm tại:

- Phòng thí nghiệm của khoa Sinh - KTNN của trường ĐHSP Hà Nội 2.

- Nhà nuôi trồng nấm tại Trung tâm công nghệ sinh học thực vật Viện di truyền nông nghiệp.

2.4. Bố trí thí nghiệm.

Thí nghiệm chia làm 3 đợt:

- Đợt 1: từ ngày 01/05/2010.

- Đợt 2: từ ngày 01/08/2010.

- Đợt 3: từ ngày 01/11/2010.


Tiến hành thí nghiệm trồng chủng nấm sò trắng trên nguyên liệu mùn cưa bồ đề có phối trộn phụ gia và nguyên liệu khác theo những công thức khác nhau trong cùng điều kiện tự nhiên như nhau.

2.5. Chuẩn bị điều kiện nuôi trồng.

2.5.1. Nguyên liệu và phụ gia.

Nguyên liệu sử dụng gồm bông phế loại và mùn cưa:

- Đối với mùn cưa: Yêu cầu mùn cưa phải khô (độ ẩm nhỏ hơn 20%) không bị mốc, không có tinh dầu, không qua xử lý hóa chất làm trắng hoặc sạch.

- Đối với bông: Nguyên liệu này là phế liệu của các nhà máy dệt sợi sau khi đã lấy hết sợi, phần còn lại là hạt và bông vụn. Nguyên liệu này phải không bị mốc, có độ ẩm thấp, không lẫn tạp chất.

- Phụ gia: Cám gạo, cám ngô, bột nhẹ CaCO3,….

2.5.2. Giống nấm.

Giống nấm sò trắng (Pleurotus florida) được lấy từ quỹ gen của Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật thuộc Viện di truyền nông nghiệp.

2.5.3. Nhà xưởng, các thiết bị vật tư khác.

2.5.3.1. Nhà xưởng.

Phòng cấy giống phải sạch sẽ, thoáng mát. Trước khi cấy giống, phòng cấy phải được thành trùng toàn bộ bằng cách phun foocmol. Trong phòng chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cấy giống đã được khử trùng sạch sẽ.

Phòng nuôi sợi sau khi cấy giống phải được bố trí ở nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, có cửa ra vào và lối đi thuận tiện giữa các gian rộng để tiện chăm sóc và vận chuyển. Giàn giá nên có nhiều tầng để tăng diện tích; mỗi giàn nên làm 5 - 7 tầng, mỗi tầng cách nhau 50 - 60cm để xếp các bịch nấm. Trong phòng nuôi sợi nên duy trì nhiệt độ thường xuyên từ 23 - 270C, độ ẩm


không khí 65 - 70% là tốt nhất. Đối với giai đoạn nuôi sợi không cần nhiều ánh sáng vì vậy cần để phòng tối bằng cách che hết các cửa.

Phòng ra quả thể là giai đoạn cuối để chờ thu hoạch nấm, cần có điều kiện nhiệt độ duy trì ở 25 - 280C, ánh sáng khuếch tán, tức là ánh sáng đủ để một người bình thường có thể đọc báo được hoặc là ánh sáng điện mờ cố định từ 5 - 8 giờ/ngày, duy trì độ ẩm không khí từ 85 - 95%. Phòng ra quả thể nên thiết kế thông thoáng, có nhiều tầng giàn để tăng diện tích sử dụng, có lối đi lại chăm sóc, thu hoạch và vận chuyển dễ dàng, thuận tiện. Khi thấy sợi tơ đã

ăn trắng túi, tháo bỏ nút bông trên cổ túi, tăng độ thoáng và ánh sáng giúp kích thích các sợi tơ kết hợp với nhau nhanh hơn, chuẩn bị hình thành quả thể. Trước và sau mỗi đợt nuôi trồng cần vệ sinh thật tốt trong và xung quanh khu vực nuôi trồng nấm. Nếu có điều kiện có thể tiến hành đốt bột lưu huỳnh xông nhà trồng nấm hay phun foocmol với tỉ lệ khoảng 0,5% trước khi

đưa nguyên liệu vào trồng nấm một tuần.

2.5.3.2. Các thiết bị và vật tư khác.

Dụng cụ ủ nguyên liệu: Cào, xẻng, dao,bình phun, bình ô doa, nilon phủ đống ủ….

Túi nilon chịu nhiệt có kích thước 25 x 35 cm, bông sạch làm nút bông, chun vòng để cố định nút bông.

Lò hấp nguyên liệu để khử trùng và làm chín nguyên liệu.

Một số dụng cụ và vật tư khác: Xe kéo, dao rạch bịch, thu hái, nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ, ẩm kế….

2.6. Phương pháp nghiên cứu.

2.6.1. Xử lý nguyên liệu.

Với mùn cưa ta có thể sử dụng vôi hòa vào một bể nước khoảng 1000 lít, sau đó dùng máy đo pH sao cho độ pH của nước vôi là 12 - 13. Sau đó gạn nước vôi cho vào bình ô doa tưới đều cho nguyên liệu cho đến khi đạt ẩm


khoảng 67% là được, có thể cảm nhận bằng cảm quan khi dùng tay nắm một nắm mùn thấy nước thấm ra kẽ tay và khi thả tay ra mà mùn không bị rời rạc là được.

Với bông có thể ngâm bông nhanh trong dung dịch nước vôi được pha như trên, vắt nhẹ, ủ lại thành đống, che kín bằng bao dứa hoặc nilon. Dưới chân đống ủ phải kê cao 10 - 15cm. Giữa đống ủ cắm cọc tre hay gỗ dài khoảng 1,8m để thông khí. Thời gian ủ 48 - 72 giờ. Khi trồng nấm cần làm thật tơi nguyên liệu bằng cách dùng tay hoặc cào sắt xé bông vụn.

2.6.2. Phối trộn dinh dưỡng, phụ gia, đóng bịch nguyên liệu.

Chuẩn bị: túi nilon có kích thước 25 x 35cm, dây chun vòng, cổ nút nhựa, bông dùng làm nút bông.

Sau khi xử lý nguyên liệu tôi tiến hành trộn các nguyên liệu, thêm phụ gia gồm cám gạo, bột nhẹ CaCO3 theo các công thức khác nhau.

Đảo đều nguyên liệu và phụ gia sau đó đóng bịch, mỗi bịch có trọng

lượng là 1,4kg. Tiến hành đóng 4 công thức, mỗi công thức 30 bịch.


Bảng 2.1: Các công thức thực nghiệm



Tên công thức


Công thức phối trộn phụ gia


Số bịch

Khối lượng (kg)

CT1

70% mùn cưa + 29% bông +

1% CaCO3

90

126


CT2

70% mùn cưa + 25% bông + 4% cám gạo + 1% CaCO3


90


126

CT3

50% mùn cưa + 49% bông +

1% CaCO3

90

126


CT4

47% mùn cưa + 47% bông +

5% cám gạo + 1% CaCO3


90


126

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 57 trang tài liệu này.

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề - 4


Yêu cầu bịch nấm sò phải đóng tròn đáy, căng phẳng, chặt tay và không có nếp nhăn, giãn bịch ở túi nilon.

2.6.3. Khử trùng nguyên liệu.

Sau khi đóng bịch tôi tiến hành hấp bịch nấm bằng lò hấp thủ công. Nhiệt độ hấp từ 95 - 1000C, duy trì trong 7 - 8 giờ. Khi nhiệt độ trong lò còn khoảng 50 - 600C thì có thể chuyển bịch ra khỏi lò.

Khử trùng bịch nấm trước khi cấy giống nhằm mục đích tiêu diệt tất cả các loại tạp khuẩn, các vi sinh vật nấm mốc dại có trong cơ chất trồng nấm.

2.6.4. Cấy giống.

* Chuẩn bị:

- Phòng cấy: phải đảm bảo vệ sinh, khử trùng phòng cấy, box cấy.

- Dụng cụ cấy: que cấy, cồn, đèn cồn, giá để, bông nút, chun, giấy.


- Giống cấy: có mùi thơm dễ chịu, không có mùi chua, không có các đốm kì lạ.

* Cấy giống:

Trước khi cấy, dùng cồn 700 khử trùng toàn bộ bàn cấy, que cấy, giá để. Vệ sinh tay bằng cồn 700.

Tháo nút bông, rắc đều nguyên liệu trên bề mặt, sau đó lấy một lượng bông bằng miệng chén uống nước nút bông rồi quấn dây chun chặt nút bông.

Sau khi cấy giống, bịch giống đưa vào nhà ươm thoáng mát, sạch sẽ.

2.6.5. Ươm sợi và rạch bịch.

Bịch nấm đã được chuyển vào phòng ươm, đặt trên giá theo chiều nút bông phía trên. Khoảng cách giữa các bịch từ 5 - 10cm, nhà cần thoáng mát sạch sẽ, không cần ánh sáng. Thời gian ươm từ khi cấy giống cho đến khi sợi nấm ăn kín bịch.

Rạch bịch: Bịch nấm đã phát triển tốt, sợi nấm ăn kín đáy bịch, ta dùng dao nhọn, sắc, rạch 4 - 6 đường so le nhau xung quanh bịch, khoảng cách giữa các đường rạch đều nhau, chiều dài vết rạch 3 - 4cm, sâu khoảng 0,5 cm. Gỡ nút bông ra, úp miệng túi quay xuống phía dưới và đặt bịch cách nhau 15 - 20cm để khi nấm ra không chạm vào nhau. Sau khoảng một tuần thì nấm bắt đầu mọc ra.

2.6.6. Chăm sóc, thu hái.

Nếu chưa phát hiện thấy nấm tuyệt đối không được tưới nước vào bịch.

Nếu nhà trồng nấm khô quá thì tiến hành tưới nước xuống nền nhà tạo độ ẩm cho nấm phát triển nhanh. Sau khi rạch bịch 5 - 7 ngày nấm bắt đầu ra quả thể, lúc này ta tiến hành tưới nước dạng phun sương lên giàn nấm. Mỗi ngày tưới 3 - 4 lần tùy độ ẩm trong phòng.


Từ khi xuất hiện đến khi thu hái nấm là 3 - 4 ngày. Hái nấm đúng độ tuổi sẽ cho chất lượng cao. Sau khi hái phải nhặt sạch chân nấm còn sót lại trên bịch rồi ép nhẹ bịch cho chặt.

Sau khi thu hái nấm xong thì ngừng tưới nước.

Khi xuất hiện nấm non thì tiến hành chăm sóc như đợt đầu.

2.6.7. Một số điểm lưu ý khi nuôi trồng.

- Nhạy cảm với môi trường: Ngoài tác nhân vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, pH, ánh sáng, nấm sò còn chịu ảnh hưởng bởi các tác nhân khác như thuốc trừ sâu, kim loại nặng…. Trường hợp này tai nấm có thể biến dạng hoặc ngưng ra quả thể.

- Nếu thấy nấm non héo vàng là do gió lùa trực tiếp vào bịch hoặc độ thoáng quá kém phải mở cửa cho thoáng.

- Nếu nấm ra nhỏ là do sau khi thu hoạch xong không ép bịch hoặc nhiệt độ quá cao.

- Nếu nấm ra cuống nhỏ dài là do ánh sáng quá yếu hoặc phòng ngột ngạt quá.

- Khi nấm còn nhỏ tăng số lần tưới theo độ lớn của nấm sao cho cánh nấm luôn óng ánh nước. Khi nấm to thì giảm số lần tưới và ngừng tưới nước trước khi thu hái nấm 5 tiếng.

- Các loại nấm mốc xanh, đen, vàng thường xuất hiện sau khi cấy giống khoảng 7 ngày. Nguyên nhân do nguyên liệu ủ chưa đủ nhiệt, vệ sinh khu vực cấy giống không tốt, thời tiết nóng bức, thiếu độ thông thoáng hoặc giống bị nhiễm bệnh từ trước.

- Nhiễm khuẩn: Do vi khuẩn làm hỏng mũ nấm hoặc quá trình tưới nước vào các vết rạch, do vệ sinh kém sau thu hái.


CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


3.1. Giai đoạn nuôi sợi.

3.1.1. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến sự sinh trưởng của hệ sợi

Thí nghiệm được bố trí trồng trong 3 đợt trên 4 công thức, mỗi công thức lặp lại 1 lần trong 1 đợt, 1 lần là 30 bịch trên một công thức để theo dõi thời gian sinh trưởng của hệ sợi nấm trên các công thức.

Để so sánh khả năng sinh trưởng của hệ sợi trên các công thức đó, tính từ khi cấy giống đến khi sợi ăn kín đáy bịch làm mốc, mỗi bịch nấm sò cao khoảng 18cm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.2 và biểu đồ 3.1.


Bảng 3.2: Thời gian sinh trưởng, phát triển của hệ sợi nấm sò trắng trên các môi trường dinh dưỡng khác nhau


Công thức

Đợt 1 (ngày)

Đợt 2 (ngày)

Đợt 3 (ngày)

Trung bình

(ngày)

CT1

30

28

25

27,67

CT2

29

25

24

26,00

CT3

27

24

23

24,67

CT4

24

22

20

22,00


Qua bảng 3.1 cho thấy tốc độ phát triển của hệ sợi trên các môi trường khác nhau là khác nhau. Theo kết quả bảng trên thì thời gian hệ sợi ăn kín đáy bịch ở công thức 4 là nhanh nhất, trung bình khoảng 22,00 ngày, ở công thức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022