Tình Trạng Dinh Dưỡng Và Thiếu Máu Tại Thời Điểm Trước Can Thiệp Ở Học Sinh Tiểu Học 7-10 Tuổi Tại 4 Trường Tiểu Học Thuộc 2 Xã Thành Công, Phúc

4.3. Hạn chế của nghiên cứu


- Cách phân nhóm nghiên cứu theo phương pháp lấy mẫu chùm theo cụm không tránh khỏi có sự khác biệt về các chỉ số nghiên cứu giữa các trường tham gia nghiên cứu. Tuy nhiên, thống kê cho thấy sự khác biệt không lớn tới mức có ý nghĩa thống kê, do vậy các kết quả định lượng trước và sau can thiệp trong nghiên cứu vẫn đảm bảo tính khoa học.

- Bổ sung sắt kết hợp với selen còn có thể có những tác dụng khác như làm tăng hoạt động trí tuệ của não bộ, tăng trí nhớ, tăng năng lực học tập và phát triển học sinh tiểu học 7-10 tuổi. Do hạn chế về phạm vi và nguồn lực nên nghiên cứu này không thu thập được các thông tin liên quan đến sự phát triển trí tuệ.

- Đề tài chưa nghiên cứu tới sự phối hợp selen kết hợp đồng thời với sắt và các vi chất dinh dưỡng khác.

- Nghiên cứu này không theo dõi được khẩu phần ăn của trẻ trong thời gian 6 tháng can thiệp nên chưa đánh giá hết ảnh hưởng từ sự thay đổi khẩu phần ăn đến kết quả nghiên cứu.

KẾT LUẬN

1. Tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu tại thời điểm trước can thiệp ở học sinh tiểu học 7-10 tuổi tại 4 trường tiểu học thuộc 2 xã Thành Công, Phúc Thuận huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên:

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở mức cao: cân nặng theo tuổi 30,7%, chiều cao theo tuổi 24,8%, thể gày còm là 9,9%. Không có sự khác biệt có nghĩa thống kê về tỷ lệ suy dinh dưỡng giữa các nhóm tuổi, giới tính và giữa các trường tiểu học.

- Tỷ lệ thiếu máu ở mức cao (38,9%), chủ yếu là thiếu máu vừa và nhẹ. Tỷ lệ thiếu máu dao động tại các trường tiểu học từ 34,2% đến 41,7% và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo lứa tuổi, giới tính và giữa các trường tiểu học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

- Khẩu phần ăn của các đối tượng nghiên cứu nghèo nàn: năng lượng thấp, chưa cân đối và hàm lượng các vi chất chưa đáp ứng với nhu cầu khuyến nghị cho trẻ em Việt Nam ở lứa tuổi này.

2. Hiệu quả của bổ sung sắt phối hợp với selen so với bổ sung sắt, selen riêng biệt sau 6 tháng can thiệp đến tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu ở học sinh tiểu học 7-10 tuổi bị thiếu máu.

Hiệu quả bổ sung sắt phối hợp với selen đến tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu ở học sinh tiểu học 7 - 10 tuổi tại Phổ Yên, Thái Nguyên - 15

2.1. Hiệu quả can thiệp đối với tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi


Chỉ có nhóm bổ sung kết hợp sắt – selen có tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi giảm 4,1%, giảm một cách có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p<0,01). Nhóm bổ sung sắt cũng giảm (3,1%) nhưng không có ý nghĩa thông kê. Nhóm bổ sung selen không thay đổi, nhóm chứng không giảm mà lại tăng 4,6%. Cụ thể, chiều cao trung bình: nhóm bổ sung sắt – selen tăng 2,92 cm, nhóm bổ sung sắt tăng 2,84 cm, nhóm bổ sung selen tăng 2,77 cm và nhóm chứng tăng 2,46 cm.

2.2. Hiệu quả can thiệp đối với nồng độ Hb và tình trạng thiếu máu


- Các nhóm can thiệp đều có tỷ lệ thiếu máu giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p<0,001). Đặc biệt, nhóm bổ sung kết hợp sắt - selen giảm mạnh nhất (79,7%), tiếp đến nhóm bổ sung sắt giảm 70,3%, nhóm bổ sung selen giảm 52,1% và nhóm chứng giảm 37,9%. Cụ thể, nồng độ Hb trung bình đều tăng như sau: nhóm sắt –

selen 15,4 g/L, nhóm sắt 11,4 g/L, nhóm selen 5,4 g/L, nhóm chứng 2,5 g/L

(p<0,001).


- Khi phân tích mối tương quan giữa sự thay đổi nồng độ Hb với từng biến độc lập còn cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sự tăng nồng độ Hb với sự tăng chiều cao (p<0,01), tăng nồng độ selen (p<0,001) và giảm nồng độ transferin receptor (p<0,05)

2.3. Hiệu quả can thiệp đối với giảm tỷ lệ thiếu sắt (TfR>8,5 mg/L)


- Chỉ có nhóm bổ sung sắt giảm tỷ lệ thiếu sắt (14,7%) một cách có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p<0,05). Các nhóm còn lại, sự thay đổi không đạt tới mức có ý nghĩa thống kê, mặc dù nhóm bổ sung sắt - selen giảm đáng kể (12,8%); nhóm bổ sung selen giảm 3,7%, còn nhóm chứng tăng 3,0%. Cụ thể, nồng độ transferin receptor trung bình tại các nhóm nghiên cứu đều giảm: nhóm bổ sung sắt - selen 1,80 mg/L, nhóm bổ sung sắt 1,11 mg/L, nhóm selen 0,24 mg/L, nhóm chứng 0,32 mg/L (p<0,001).

2.4. Hiệu quả can thiệp đối với hàm lượng selen huyết thanh


- Các nhóm can thiệp đều làm giảm tỷ lệ thiếu selen một cách có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p<0,001). Nhóm bổ sung selen riêng biệt giảm 59,4%; nhóm bổ sung kết hợp sắt – selen giảm 56,5%, nhóm sắt giảm 12,7%, trong khi đó nhóm chứng tỷ lệ thiếu selen tăng 7,5%. Cụ thể, nồng độ selen huyết thanh trung bình ở các nhóm đều tăng: nhóm selen 37,33 μg/L, nhóm sắt – selen 36,23 μg/L, nhóm sắt 3,14 μg/L và nhóm chứng 0,61 μg/L (p<0,001).

- Khi phân tích mối tương quan giữa sự thay đổi nồng độ selen với từng biến độc lập còn cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tăng nồng độ selen với giảm transferin receptor (p<0,05) và tăng nồng độ Hb (p<0,001).

KHUYẾN NGHỊ

- Cần có các nghiên cứu tiếp theo về bổ sung selen phối đồng thời với sắt và các vi chất dinh dưỡng khác trên qui mô rộng lớn hơn, thời gian dài hơn để chứng minh rõ hiệu quả, tính bền vững khi bổ sung kết hợp selen với sắt và các vi chất dinh dưỡng khác nhằm đánh giá vai trò quan trọng của selen đối với tình trạng các vi chất dinh dưỡng, giảm thấp còi ở trẻ em học đường.

- Mô hình can thiệp bổ sung kết hợp selen với sắt tại huyện Phổ Yên – Thái Nguyên nên được xem xét áp dụng mở rộng trong phòng chống thiếu máu, thiếu vi chất dinh dưỡng, suy dưỡng thấp còi ở trẻ em tiểu học trong giai đoạn tới trên cộng đồng, đặc biệt những vùng có tỷ lệ thiếu selen và thiếu máu cao.

- Cần có các nghiên cứu tiếp theo về liều lượng bổ sung selen phối hợp đồng thời với sắt để đánh giá mối tương tác giữa selen và sắt trong các tình trạng sinh lý khác nhau của cơ thể bao gồm cả thừa và thiếu selen.

- Cần nghiên cứu để phát triển các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung kết hợp selen và sắt sao cho đa dạng, phong phú, tiện lợi, phù hợp với khẩu phần ăn của người Việt Nam, đồng thời phù hợp với khẩu vị, thị hiếu, và điều kiện kinh tế của cộng đồng là rất quan trọng trong phòng chống thiếu máu thiếu sắt, thiếu selen và suy dinh dinh dưỡng thể thấp còi ở Việt Nam.

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Lần đầu tiên chứng minh được hiệu quả bổ sung sắt phối hợp với selen tốt hơn bổ sung sắt hoặc selen riêng rẽ ở học sinh tiểu học 7-10 tuổi bị thiếu máu, là bằng chứng khoa học về vai trò của selen trong hấp thu sắt ở các đối tượng trên trong cộng đồng có tỷ lệ thiếu selen cao.

2. Chứng minh được mối liên hệ giữa selen và sắt cũng như vai trò của selen đối với tăng trưởng của học sinh tiểu học 7-10 tuổi. Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở khoa học để áp dụng trong phòng chống thiếu máu, thiếu vi chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng thể thấp còi trong giai đoạn tới.

Kết quả này gợi ý mối liên quan giữa selen và sắt trong cơ thể trên những

đối tượng bị thiếu máu.

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu ở học sinh tiểu học 7 – 10 tuổi thuộc 4 trường tiểu học huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Y học Thực hành (2014) 922: 5-8.

2.. Hiệu quả của bổ sung phối hợp sắt với selen trên học sinh tiểu học 7- 10 tuổi bị thiếu máu tại 2 xã thuộc tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Y học Thực hành (2014) 923: 102- 105.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT


1. Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng (2003), Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2000, Nhà xuất bản Y học - Hà Nội.

2. Bộ Y tế - Viện Dinh Dưỡng (2006), Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. Nguyễn Công Khẩn và Phạm Văn Hoan, Nhà xuất bản Y học - Hà Nội.

3. Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng (2012), Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai

đoạn 2011-2020 và nhìn 2030, Nhà xuất bản Y học - Hà Nội.

4. Cao Thị Thu Hương, Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Văn Nhiên, và CS. (2004), "Hiệu quả của bột có bổ sung đa vi chất lên tình trạng thiếu máu, thiếu kẽm và thiếu vitamin A của trẻ em lứa tuổi ăn bổ sung", Y học Thực hành. 496, pp. 80-84.

5. Đặng Văn Nghiễm (2010), Tình trạng dinh dưỡng trẻ em 7-15 tuổi vùng ven biển Thái Bình và hiệu quả của một số biện pháp can thiệp, Đại Học Y Thái Bình.

6. Đỗ Thị Hòa, Lê Thị Hương, và Đỗ Mạnh Cường (2000), "Tình trạng dinh dưỡng và nhiễm giun và một số yếu tố liên quan của học sinh 2 trường tiểu học ngoại thành Hà nội", Tạp chí Y học Thực hành. 6 (383), tr. 45-49.

7. Đỗ Thị Kim Liên, Bùi Thị Nhung, và Lê Thị Hợp (2006), " Hiệu quả của sữa và sữa giầu đa vi chất lên tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của học sinh tiểu học", Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2(1), tr. 41-48.

8. Hà Huy Khôi (1996), Mấy vấn đề dinh dưỡng trong thời kỳ chuyển tiếp, Nhà xuất bản Y học - Hà Nội.

9. Hà Huy Khôi (1997), Phương pháp Dịch tễ học dinh dưỡng, Nhà xuất bản Y học - Hà Nội.

10. Hà Huy Khôi (2006), "Khuynh hướng gia tăng về tăng trưởng và ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng", Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2(1), tr. 1-10.

11. Hà Huy Khôi và Từ Giấy (1994), Các bệnh thiếu dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Y học - Hà Nội.

12. Lê Nguyễn Bảo Khanh (2007), Hiện trạng dinh dưỡng và hiệu quả can thiệp bằng bổ sung đa vi chất dinh dưỡng ở nữ học sinh lứa tuổi vị thành niên nông thôn, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương. Luận án tiến sỹ Y học, chuyên ngành dinh dưỡng tiết chế

13. Lê Thị Hợp (2012), Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

14. Lê Thị Hương (1999), Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của học sinh hai trường tiểu học nội, ngoại thành Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội.

15. Lê Văn Giang, Nguyễn Công Khẩn, và Nguyễn Văn Nhiên (2012), "Mối liên quan giữa thiếu máu và thiếu selen ở vùng nông thôn Việt Nam", Tạp chí Y học Thực hành. 810, tr. 36-38.

16. Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Lân, và Nguyễn Công Khẩn (2006), "Thấp còi, nhẹ cân và thiếu máu là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng trên học sinh 11-14 tuổi tại huyện Phổ Yên, Thái Nguyên", Hội Y tế công cộng.

17. Trần Thị Lụa và Lê Thị Hợp (2008), "Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và xác định tuổi dậy thì ở trẻ gái vị thành niên tại hai vùng thành phố và nông thôn", Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 4(1), tr. 33-38.

18. Viện Dinh Dưỡng (2012), Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học - Hà Nội.

19. Viện Dinh Dưỡng và Tổng cục thống kê (2006), Tình trạng dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ năm 2005, Nhà xuất bản Y học - Hà Nội.

20. Viện Dinh Dưỡng và Unicef (2011), Tình hình dinh dưỡng Việt Nam năm 2009 - 2010, Nhà xuất bản Y học - Hà Nội.

21. Bộ Y tế (2010), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung kẽm vào thực phẩm.3-1:2010/BYT.

22. Bộ Y tế (2010), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung sắt vào thực phẩm. 3-3:2010/BYT.

23. Bộ Y tế (2011), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, 9-2:2011/BYT.

24. Đỗ Thị Hòa và Hà Huy Khôi (2000), "Một số nhận xét về tình trạng thiếu máu của học sinh trường tiểu học Đông Mỹ trong năm 1997 và 1999", Tạp chí Y học thực hành. 380-381(5), tr. 49-51.

25. Lê Minh Uy (2009), "Đánh giá tình trạng Dinh dưỡng nam nữ độ tuổi học đường tại An Giang năm 2007", Tạp chí Y học Dự phòng. 2(101), tr. 144- 150.

26. Lê Văn Giang, Nguyễn Công Khẩn, và Nguyễn Văn Nhiên (2012), "Mối liên quan giữa thiếu máu và thiếu selen trên trẻ em sống ở vùng nông thôn Việt Nam", Tạp chí Y học Dự phòng 128(61-66).

27. Nguyễn Công Khanh (1995), "Thiếu máu của trẻ em tuổi học đường qua nghiên cứu một số trường ở Hà Nội và Hà Tây".

28. Nguyễn Thanh Hà (2011), Hiệu quả bổ sung kẽm và sprinkles đa vi chất trên trẻ 6-36 tháng tuổi suy dinh dưỡng thấp còi tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, Viện Dinh dưỡng quốc gia - Bộ Y tế. Luận án tiến sỹ Y học, Chuyên ngành dinh dưỡng cộng đồng.

29. Nguyễn Thanh Hà và Nguyễn Văn Thắng (2006), " Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của học sinh khối 4-5, trường tiểu học Tân Phong, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc năm 2005", Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2(2), tr. 12-18.

30. Phạm Ngọc Khái (2002), "Một số nhận xét về tình trạng dinh dưỡng trẻ em 6-15 tuổi ở nông thôn Thái Bình", Tạp chí Y học Thực hành. 433.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 21/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí