Các Kỹ Thuật Thu Thập Số Liệu Và Một Số Tiêu Chuẩn Đánh Giá Các Chỉ Số


phẩm. Giám sát viên cùng cộng tác viên giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai. Mỗi đợt giám sát, giám sát viên và cộng tác viên sẽ đi thăm 5 hộ gia đình, phỏng vấn cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ và kiểm tra lại các thông tin đã được ghi chép trong sổ theo dõi. Nếu thông tin không khớp trong sổ theo dõi, giám sát viên và cộng tác viên sẽ thảo luận và điều chỉnh thông tin theo thực tế.

Điều tra ban đầu và điều tra đánh giá: Toàn bộ trẻ em tham gia nghiên cứu can thiệp sẽ được điều tra để thu thập thông tin chung về nhân khẩu học, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, định lượng nồng độ Hb máu, ferritin trong huyết thanh tại địa bàn nghiên cứu. Điều tra sẽ được tiến hành tại thời điểm ban đầu trước khi bắt đầu can thiệp và điều tra đánh giá tại thời điểm kết thúc can thiệp.

2.5. Các kỹ thuật thu thập số liệu và một số tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số

A. Điều tra cắt ngang: Áp dụng phối hợp các phương pháp định tính và định lượng.

2.5.1. Phỏng vấn chủ hộ và bà mẹ tại hộ gia đình dựa vào bộ câu hỏi thiết

kế sẵn:

Để thu thập về các chỉ số về điều kiện sống, nhân khẩu, diện tích, thu nhập cũng như thông tin về chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em, quá trình mang thai, tiền sử dinh dưỡng, bệnh tật theo như bảng 2.1.

Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn tại gia đình, chủ yếu là phỏng vấn bà mẹ. Nghiên cứu đảm bảo an toàn cho các thành viên tham gia và được Khoa Đào tạo Sau đại học - Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thông qua. Phiếu điều tra gồm 3 nhóm biến chính, cụ thể gồm: a) các biến về kinh tế xã hội như năm đi học của bố mẹ, bố có ở nhà và có việc làm không, tình trạng việc làm của chủ hộ và thu nhập gia đình theo đầu người; b) các biến về môi trường trực tiếp tác động đến trẻ bao gồm nhà ở (nguyên vật liệu và tình


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

trạng nhà ở) và các biến về gia đình như cỡ hộ gia đình, người nuôi dưỡng trẻ chính, tuổi của mẹ khi sinh trẻ, thứ tự sinh, sinh đôi sinh ba, khoảng cách sinh; và c) các biến về cá nhân trẻ như tuổi, giới, tình trạng sức khoẻ lúc sinh (cân nặng sơ sinh và tuổi thai) và thời gian nằm viện trong năm tuổi đầu tiên và năm tuổi thứ hai của trẻ.

Chiều cao và chiều dài của trẻ được đo theo đúng hướng dẫn của WHO, trẻ thấp còi là trẻ có chỉ số chiều cao theo tuổi nhỏ hơn -2 Zscore theo quần thể tham khảo NCHS [185]. Nghiên cứu sử dụng hồi quy logistic không điều kiện để ước lượng tỉ suất chênh cho thấp còi. Các biến được chọn dựa vào mô hình lý thuyết trình bày ở trên. Mô hình này nhấn mạnh tầm quan trọng ở cấp xã hội, các biến ở cấp thấp hơn dần dần được đưa vào mô hình. Mô hình đầu tiên phân tích ảnh hưởng của các biến kinh tế xã hội và không có các biến ở cấp thấp hơn. Những biến có liên quan đến thấp còi (p < 0,01) được giữ lại trong các mô hình tiếp theo. Mô hình thứ hai bao gồm các biến về môi trường liên quan trực tiếp đến trẻ, cố định các biến kinh tế ở mô hình đầu tiên. Những biến môi trường không có liên quan đến thấp còi (p ≥ 0,10) không được đưa vào mô hình tiếp theo. Mô hình thứ ba đưa thêm các biến về cá nhân trẻ, cố định các biến kinh tế xã hội và môi trường nói trên. Những biến về cá nhân trẻ không liên quan đến thấp còi bị loại ra khỏi mô hình cuối cùng.

Thực trạng thiếu dinh dưỡng, một số yếu tố liên quan và đề xuất giải pháp can thiệp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Việt Yên - Bắc Giang, 2006-2008 - 7

Trong mô hình thứ 3, giới tính và tuổi là các biến đại diện ảnh hưởng đến tăng trưởng của trẻ bởi vì những biến này không chịu ảnh hưởng của các biến xã hội và môi trường.

2.5.2. Kỹ thuật điều tra khẩu phần ăn của trẻ em bằng phương pháp tường

thuật 24 giờ qua

Các thông tin thu thập bao gồm:

- Số bữa ăn trong ngày, có phân biệt bữa chính, bữa phụ và phân phối


bữa ăn.

- Số lượng các thực phẩm (kể cả đồ uống) được đối tượng tiêu thụ trong khoảng thời gian 24 giờ qua.

- Sử dụng cách hỏi ghi tất cả các thực phẩm (kể cả đồ uống) được tiêu thụ trong 24 giờ kể từ thời điểm phỏng vấn trở về trước.

a) Điều tra khẩu phần:

Đánh giá mức tiêu thụ lương thực - thực phẩm: Áp dụng phương pháp hỏi ghi ngày hôm qua kết hợp cân kiểm tra. Ngày điều tra là các ngày trong tuần kể cả những ngày mà bữa ăn có thể được cải thiện hơn bình thường (Chủ Nhật, ngày nghỉ...). Các ngày ăn uống đặc biệt như ma chay, cưới xin, lễ hội không điều tra. Người điều tra hỏi, cân lại và ghi toàn bộ các lương thực thực phẩm (bao gồm các bữa ăn ở tại gia đình và ngoài gia đình) mà trẻ sử dụng một cách chính xác theo 6 khoảng thời gian trong ngày như sau:

- Bữa sáng (Bữa 1): Từ khi thức dây đến ăn xong bữa sáng.

- Bữa thêm (Bữa 2): Từ sau bữa sáng đến trước bữa trưa.

- Bữa trưa (Bữa 3): Bữa ăn chính, giữa của ngày.

- Bữa thêm (Bữa 4): Từ sau bữa trưa đến trước khi ăn bữa tối.

- Bữa tối (Bữa 5): Bữa ăn chính, vào buổi tối .

- Bữa thêm (Bữa 6): Từ sau bữa tối đến trước khi thức dậy của

ngày hôm sau.

Kết quả tính ra mức tiêu thụ lương thực thực phẩm, giá trị dinh dưỡng của khẩu phần cho bình quân đầu người/ngày bằng cách dùng “Bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam năm 2007”. Từ đó đánh giá được mức đáp ứng nhu cầu theo nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam của Viện Dinh dưỡng.


Điều tra viên giải thích kỹ mục đích điều tra cho đối tượng để tránh thay đổi cách ăn thường ngày cũng như nói không chính xác về bữa ăn ngày hôm qua của trẻ.

Điều tra khẩu phần của đối tượng bằng phương pháp nhớ lại 24 giờ qua Các thông tin thu thập bao gồm:

- Số bữa ăn trong ngày, có phân biệt bữa chính, bữa phụ và phân phối bữa ăn.

- Số lượng các thực phẩm (kể cả đồ uống) được đối tượng tiêu thụ trong khoảng thời gian 24 giờ qua.

- Sử dụng cách hỏi ghi tất cả các thực phẩm (kể cả đồ uống) được tiêu thụ trong 24 giờ kể từ thời điểm phỏng vấn trở về trước.

- Ghi chép các hoạt động của đối tượng trong 24 giờ qua.

b) Chỉ tiêu đánh giá khẩu phần trẻ dưới 5 tuổi bao gồm :

- Năng lượng trung bình của trẻ.

- Các giá trị dinh dưỡng của khẩu phần.

- Cân đối khẩu phần.

- Tính phù hợp của khẩu phần cho trẻ ăn bổ sung so với khuyến cáo của

WHO.

2.5.3. Điều tra nhân trắc:

Các thông tin về nhân trắc học được thu thập bằng cách tính tuổi của trẻ, cân, đo trẻ và ghi vào phiếu điều tra thực trạng dinh dưỡng của trẻ tại thời điểm nghiên cứu.

- Cách tính tuổi: Tuổi của trẻ được tính bằng cách lấy ngày tháng điều tra trừ đi ngày tháng năm sinh của trẻ, và phân loại theo WHO 1995 [4]. Ví dụ trẻ dưới 5 tuổi được tính từ ngày trẻ được sinh ra cho tới 59 tháng 29 ngày.

- Xác định cân nặng: Dùng cân điện tử AND (độ chính xác 100g). Cân

được kiểm tra và chỉnh trước khi sử dụng. Sau đó cứ cân được khoảng 10 trẻ


lại kiểm tra và chỉnh cân một lần. Trẻ mặc quần áo mỏng, bỏ guốc dép và ngồi hoặc nằm cân đối, đúng trọng tâm của cân. Ngay khi cân ổn định, đọc và ghi số đo của cân với đơn vị là kg và một số lẻ sau dấu phẩy, ví dụ: 10,5 kg.

- Xác định chiều cao: Dùng thước Microtoise để đo chiều dài nằm của trẻ (với trẻ dưới 24 tháng tuổi) và chiều cao đứng (với trẻ trên 24 tháng tuổi). Trẻ nằm thẳng hoặc đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, đỉnh đầu chạm vào vị trí 0 cm. Toàn thân trẻ đảm bảo 5 điểm chạm lên bề mặt thước: chẩm, xương bả vai, mông, bắp chân và gót chân. Kết quả được ghi với đơn vị là xen-ti-mét (cm) và một số lẻ sau dấu phẩy, ví dụ 70,5 cm.

+ Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số nhân trắc dinh dưỡng:

Sử dụng các số đo nhân trắc như tháng tuổi, cân nặng, chiều cao của trẻ và phân loại theo WHO 2005[4] với các chỉ số: cân nặng theo tuổi (CN/T), chiều cao theo tuổi (CC/T) và cân nặng theo chiều cao (CN/CC). Hiện nay, người ta nhận định tình trạng dinh dưỡng trẻ em chủ yếu dựa vào 3 chỉ tiêu: cân nặng/tuổi (CN/T), chiều cao/tuổi (CC/T), và cân nặng/chiều cao (CN/CC).

Muốn nhận định các kết quả về nhân trắc, cần phải chọn một quần thể tham chiếu( reference population) để so sánh. Không nên coi quần thể tham chiếu là chuẩn (standard) nghĩa là mục tiêu mong muốn , mà chỉ là cơ sở đưa ra các nhận định thuận tiện cho các so sánh trong nước và quốc tế. Do nhận thấy ở trẻ em dưới 5 tuổi được nuôi dưỡng hợp lý và điều kiện sống hợp vệ sinh thì khả năng lớn không khác nhau theo chủng tộc, Tổ chức Y tế thế giới năm 1985 đã chọn Quần thể tham khảo NCHS của Hoa Kỳ làm quần thể tham chiếu để so sánh đánh giá TTDD của trẻ em. Từ năm 1997, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xây dựng một quần thể tham chiếu mới với các số liệu được tổng hợp từ các châu lục khác nhau. Tiêu chuẩn mới này của WHO đã được áp dụng ở Việt Nam từ năm 2006.


+ Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dựa vào các chỉ số nhân

trắc:

Chỉ số cân nặng theo tuổi (CN/T): Sử dụng chỉ tiêu cân nặng so với tuổi

và quần thể tham khảo WHO 2005 [4] để đánh giá:

- Bình thường: CN/T từ -2 Zscores đến +2 Zscores

- SDD (thể nhẹ cân), CN/T<-2 Zscores; trong đó:

+ SDD độ 1: từ -2 đến -3 Zscores

+ SDD độ 2: từ -3 đến -4 Zscores

+ SDD độ 3: <-4 Zscores

Chỉ số chiều cao theo tuổi (CC/T): Sử dụng chỉ tiêu chiều cao so với

tuổi (CC/T) và quần thể tham khảo WHO 2005 [4] để đánh giá:

- Bình thường: CC/T từ -2 Zscores đến +2 Zscores.

- SDD (thể thấp còi), CC/T<-2 Zscores; trong đó:

+ SDD độ 1: từ <-2 đến -3 Zscores

+ SDD độ 2: <-3 Zscores

Chỉ số cân nặng theo chiều cao (CN/CC): Sử dụng chỉ tiêu cân nặng so với chiều cao (CN/CC) và quần thể tham khảo WHO 2005 [4] để đánh giá:

- Thừa cân: CN/CC> +2 Zscores

- Bình thường: CN/CC từ -2 Zscores đến +2 Zscores

- SDD (thể gầy còm), CN/CC<-2 Zscores

Hiện nay, người ta nhận định tình trạng dinh dưỡng trẻ em chủ yếu dựa vào 3 chỉ tiêu: cân nặng/tuổi (CN/T), chiều cao/tuổi (CC/T), và cân nặng/chiều cao (CN/CC).

Muốn nhận định các kết quả về nhân trắc, cần phải chọn một quần thể tham chiếu( reference population) để so sánh. Không nên coi quần thể tham chiếu là chuẩn (standard) nghĩa là mục tiêu mong muốn , mà chỉ là cơ sở đưa


ra các nhận định thuận tiện cho các so sánh trong nước và quốc tế. Do nhận thấy ở trẻ em dưới 5 tuổi được nuôi dưỡng hợp lý và điều kiện sống hợp vệ sinh thì khả năng lớn không khác nhau theo chủng tộc, Tổ chức Y tế thế giới năm 1985 đã chọn Quần thể tham khảo NCHS của Hoa Kỳ làm quần thể tham chiếu để so sánh đánh giá TTDD của trẻ em. Từ năm 1997, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xây dựng một quần thể tham chiếu mới với các số liệu được tổng hợp từ các châu lục khác nhau. Tiêu chuẩn mới này của WHO đã được áp dụng ở Việt Nam từ năm 2006.

Người ta sử dụng các giới hạn ‘ngưỡng’ (cut - off point) theo các cách

như sau:

- Theo phân bố thống kê, thường lấy -2 SD của số trung bình làm giới hạn ngưỡng. Từ đó người ta tính được tỷ lệ ở dưới hoặc trên các ngưỡng đó.

- Theo độ lệch chuẩn ( Z score hay SD score) :

Kích thước đo được - Số trung bình của quần thể tham chiếu Zscore hay SDscore =

Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu

Cách biểu hiện theo tỷ lệ % dưới giới hạn ngưỡng cho một kết luận tổng quát nhưng để so sánh hiệu quả các can thiệp thì cách so sánh số trung bình (± SD) hoặc số trung bình của Zscore tỏ ra thích hợp hơn.

2.5.4. Kỹ thuật đánh giá thiếu máu:

Xét nghiệm Hemoglobin bằng máy HemoCue áp dụng phương pháp Cyanmethemoglobin. Mức độ thiếu máu đánh giá theo chỉ số Hemoglobin theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới. Trẻ em dưới 5 tuổi được chẩn đoán thiếu máu khi nồng độ Hemoglobin trong máu < 110 g/L (WHO, 2001) [227]. Tổ chức Y tế Thế giới phân chia thiếu máu theo 3 mức độ:

Thiếu máu nhẹ (Hb từ 90 - < 110 g/l) Thiếu máu vừa (Hb từ 70 - < 90 g/l)


Thiếu máu nặng ( Hb < 70 g/l)

Phân loại tình trạng thiếu máu của Tổ chức Y tế thế giới (2001) về ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng: Khi tỷ lệ thiếu máu từ 5 - 20% thuộc mức nhẹ về ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng; từ 20 - <40% thuộc mức trung bình; ≥ 40% thuộc mức nặng về ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng [227].

2.5.5. Đánh giá tình hình mắc một số bệnh nhiễm khuẩn

Khám lâm sàng để xác định tình trạng mắc một số bệnh nhiễm khuẩn (hô hấp, tiêu chảy, và các bệnh nhiễm trùng khác như viêm da, đau mắt) của trẻ. Định nghĩa và phân loại tiêu chảy và viêm hô hấp cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi: (theo tiêu chuẩn chuẩn đoán của Tổ chức Y tế thế giới).

Tiêu chảy: Là đi ngoài phân lỏng hoặc có máu và đi từ 3 lần trở lên trong một ngày. Một đợt tiêu chảy là giai đoạn bắt đầu từ khi tiêu chảy từ 3 lần trở lên trong một ngày cho đến ngày cuối cùng còn tiêu chảy từ 3 lần trở lên và phải được kế tiếp 2 ngày đi ngoài phân bình thường, nếu sau hai ngày đi ngoài phân bình thường trẻ bị tiêu chảy lại thì đó là khởi đầu của một đợt tiêu chảy mới.

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp: Trẻ được chuẩn đoán bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp khi có các biểu hiện ho hoặc nhịp thở trên 50 lần/phút. Nếu các biểu hiện đó hết trong hai ngày liên tục thì được coi như chấm dứt một đợt nhiễm khuẩn hô hấp. Triệu chứng sốt được ghi nhận khi cha, mẹ hay người chăm sóc trẻ thông báo là trẻ bị sốt trong tuần qua, ngày qua và được cán bộ giám sát thấy thân nhiệt của trẻ cao hơn 37 độ C.

2.5.6. Kỹ thuật đánh giá tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột

Điều tra tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột được tiến hành bằng phương pháp Kato-Katz [225].

B. Nghiên cứu can thiệp:

Trong nghiên cứu can thiệp, sử dụng các kỹ thuật thu thập số liệu và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2022