Có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm KST đường ruột giữa các địa phương tham gia nghiên cứu. Tỷ lệ nhiễm KST đường ruột của trẻ em ở xã Bích Sơn (39%) và Nghĩa Trung (39,3%) cao hơn ở xã Vân Trung (26,7%) một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,05, 2 test). Tỷ lệ nhiễm giun đường ruột không đồng đều giữa các loại giun. Tỷ lệ nhiễm giun đũa chung là 32,2% và giun tóc là 2,8%. Không có trẻ em bị nhiễm giun móc. Trong số những trẻ bị nhiễm giun, có 98,1% chỉ nhiễm một loại giun đường ruột (nhiễm đơn), 1,9% trẻ nhiễm phối hợp 2 loại giun và không có trẻ nhiễm cả ba loại giun. Có 65% trẻ không nhiễm bất kỳ loại giun nào.
Tỷ lệ thiếu máu (Hb < 110g/l) chung của trẻ em tại các điểm điều tra ở 3 xã là 28,7%. Thiếu máu chủ yếu ở mức độ nhẹ, có 27,4% trẻ em tại các điểm điều tra ở huyện Việt Yên là thiếu máu nhẹ, 1,3% thiếu máu ở mức độ vừa, không có trẻ em bị thiếu máu nặng. Tỷ lệ trẻ em thiếu máu ở xã Nghĩa Trung (34,4%) cao hơn xã Vân Trung (23,7%) một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,05, 2 test).
3.3.3. Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng trẻ em với điều kiện kinh tế - xã hội của cha mẹ.
Các yếu tố được giả định là có liên quan tới tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, chỉ có nghề nghiệp của cha mẹ trẻ chỉ ra một cách rõ ràng có liên quan tới tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ thể nhẹ cân. Các yếu tố khác như: gia đình kiểm tra định kỳ sức khỏe của trẻ, các chỉ số về tình trạng kinh tế - xã hội của các gia đình đã không chỉ ra các dấu hiệu thống kê có ý nghĩa.
Bảng 3.24: Quan hệ giữa tình trạng dinh dưỡng trẻ em với điều kiện
kinh tế - xã hội của cha mẹ
Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (%) | ||
Mẹ (n=224) | Cha (n=214) | |
Nông dân | 29,9 | 32,4 |
Thợ thủ công | 13,5 | 13,5 |
Công nhân có tay nghề cao | 6,3 | 7,1 |
Tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân | 24,6 | 25,1 |
Giá trị p (b/t)* | <0,05 | <0,01 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Phân Tích Số Liệu Trong Nghiên Cứu Cắt Ngang Mô Tả
- Mức Tiêu Thụ Gạo Theo Tình Trạng Dinh Dưỡng (G/trẻ/ngày)
- Tỷ Lệ Sử Dụng Biểu Đồ Theo Dõi Tăng Trưởng Cho Trẻ
- Tình Hình Nhiễm Giun Ở Trẻ Em Dưới 5 Tuổi Vùng Nghiên Cứu.
- Ngưỡng Ý Nghĩa Sức Khỏe Cộng Đồng (Ynskcđ) Dựa Vào Tỷ Lệ
- Về Thực Trạng Tình Hình Dinh Dưỡng Và Các Yếu Tố Liên Quan
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
* ANOVA test, so sánh giữa các nhóm nghề nghiệp
Biểu đồ 3.8. Một số yếu tố bố mẹ với SDD nhẹ cân
Sự kết hợp với các yếu tố giả định như: nghề nghiệp của cha hoặc mẹ trẻ, kiểm tra định kỳ sức khỏe của trẻ, tài sản của gia đình ở mô hình đã điều chỉnh thì không chỉ ra các dấu hiệu có ý nghĩa thống kê cùng với xem xét sự phù hợp của mô hình, (p = 0.89) sử dụng mô hình của Homer và Lemeshow.
Bảng 3.25. Tần suất ốm do các bệnh thông thường của trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
% của trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (mô hình chưa điều chỉnh)* | % của trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (mô hình đã điều chỉnh)* | |||
Có ốm | Không | Giá trị B | Đã điều chỉnh OR | |
Sốt | 20,0% | 28,0% | -0,65 | 0,52 |
Ho | 27,0% | 18,0% | +0,96 | 2,6** |
Tiêu chảy | 18,5% | 28,5% | -0,50 | 0,6 |
* Tỷ lệ phần trăm suy dinh dưỡng thể nhẹ cân trong số các trẻ có mắc ốm và không mắc ốm.
** Độ nhạy là p<0,05
Bảng 3.25 cho ta thấy tần suất ốm do các bệnh thông thường của trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân. Ở mô hình chưa điều chỉnh, trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân mắc ốm thông thường có sự khác biệt hơn hẳn so với nhóm trẻ mắc ốm và không mắc ốm thông thường. Tuy nhiên, chỉ có tình trạng ho mới chỉ rõ ảnh hưởng tới nhóm trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân. Trẻ mắc ho trong vòng 03 tháng xuất hiện nhiều hơn 2,6 lần so với các bệnh thông thường còn lại.
3.4. Hiệu quả can thiệp dinh dưỡng cộng đồng.
Do thời gian can thiệp ngắn nên nghiên cứu này chỉ xem xét mức thay đổi của trung bình WAZscores và HAZscores như sau:
Tại thời điểm trước can thiệp, trung bình chỉ số cân nặng theo tuổi, (WAZscore) chiều cao theo tuổi (HAZscore), hàm lượng Hb trung bình, hàm lượng ferritin huyết thanh trung bình ở nhóm can thiệp và nhóm chứng là tương đương nhau (p>0,05).
Bảng 3.26. Tình trạng dinh dưỡng trước khi can thiệp
Nhóm can thiệp X ± δ (n = 81) | Nhóm chứng X ± δ (n = 162) | p | |||
Trước can thiệp | Sau can thiệp | Trước can thiệp | Sau can thiệp | ||
Trung bình WAZscore | - 1,548 ± 1,561 | - 1,314 ± 0,887 | - 1,656 ± 0,885 | - 1,676 ± 0,920 | >0,05 |
p <0,05 | p >0,05 | ||||
Trung bình HAZscore | - 1,552 ± 1,590 | - 1,265 ± 0,900 | - 1,785 ± 1,037 | - 1,734 ± 0,977 | >0,05 |
p <0,05 | p >0,05 |
Ở nhóm can thiệp, trung bình chỉ số cân nặng theo tuổi (WAZscore)
sau can thiệp là - 1,314 ± 0,887, khác biệt so với trước can thiệp (p<0,05).
Ở nhóm chứng, trung bình chỉ số cân nặng theo tuổi (WAZscore) sau
can thiệp là - 1,676 ± 0,920, không khác biệt so với trước can thiệp (p>0,05). Ở nhóm can thiệp, trung bình chỉ số chiều cao theo tuổi (HAZscore)
sau can thiệp là -1,265 ± 0,900, khác biệt so với trước can thiệp (p<0,05).
Ở nhóm chứng, trung bình chỉ số chiều cao theo tuổi (HAZscore) sau can
thiệp là -1,734 ± 0,977, không khác biệt so với trước can thiệp (p>0,05).
Bảng 3.27. Thay đổi nồng độ Hb trước và sau can thiệp.
Nhóm can thiệp X ± δ (n = 81) | Nhóm chứng X ± δ (n = 162) | p | |||
Hb trung bình (g/dL) | 11,360 ± 1,192 | 12,937 ± 1,834 | 11,554 ± 1,346 | 11,840 ± 1,282 | >0,05 |
p <0,01 | p >0,05 | ||||
Thay đổi về Hb trung bình | 1,577 ± 1,714 | 0,285 ± 1,383 | 0,001 | ||
Ferritin trung bình (µg/L) | 50,680 ± 34,862 | 66,235 ± 42,479 | 44,812 ± 29,352 | 47,701 ± 33,574 | >0,05 |
p <0,05 | p >0,05 | ||||
Thay đổi về Ferritin | 15,555 ± 28,372 | 2,889 ± 21,880 | 0,001 |
Đối với chỉ số Hb, ở nhóm can thiệp, hàm lượng trung bình Hb đã tăng từ 11,360 ±1,192 g/dL trước can thiệp lên 12,937±1,834 g/dL sau can thiệp (p<0,001), tăng trung bình 1,577 ± 1,714 g/dL. Sự gia tăng hàm lượng trung bình Hb khác nhau có ý nghĩa giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng với p<0,001.
Ở nhóm chứng, hàm lượng trung bình Hb sau can thiệp là 11,840± 1,282 g/dl, không khác biệt so với trước can thiệp (p>0,05).
Đối với chỉ số ferritin huyết thanh, ở nhóm có can thiệp, hàm lượng trung bình ferritin huyết thanh đã tăng từ 50,680 ± 34,862 µg/L trước can thiệp lên 66,235 ± 42,479 µg/L sau can thiệp (p<0,05), tăng trung bình
15,555± 28,372 µg/L. Sự gia tăng hàm lượng trung bình ferritin huyết thanh
khác nhau có ý nghĩa giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng với p<0,01.
Ở nhóm chứng, hàm lượng trung bình Ferritin huyết thanh sau can thiệp là 47,701 ± 33,574 µg/L, không khác biệt so với trước can thiệp (p>0,05).
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần ăn trẻ em tại địa phương
nghiên cứu
4.1.1. Phân bố tỷ lệ mắc suy dinh dưỡng và thiếu máu
Dựa vào khuyến nghị phân loại mức SDD trẻ em của Tiểu ban chuyên viên Dinh dưỡng thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì tỷ lệ SDD trẻ em ở các vùng nghiên cứu (bảng 3.9) được sắp xếp vào các mức độ theo bảng.
Theo cách phân mức đã được WHO dựa vào đó thì tỷ lệ SDD nhẹ cân của cả 3 xã thuộc mức cao, SDD thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi thuộc hai xã Bích Sơn và Nghĩa Trung thuộc mức cao, riêng xã Vân Trung thuộc mức thấp còi trung bình và ở cả 3 xã, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng gày còm ở mức trung bình. So sánh trên các khoảng tin cậy CI=95% cho thấy suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi của các xã nghiên cứu không có sự khác biệt đáng kể. Kết quả về tỷ lệ suy dinh dưỡng theo các chỉ tiêu nhân trắc cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cả cân nặng theo chiều cao ở trên không khác biệt so với tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi năm 2007 tại tỉnh Bắc Giang (bảng 3.2). Sự khác biệt không lớn và không có ý nghĩa thống kê về các tỷ lệ suy dinh dưỡng so trên khoảng tin cậy CI=95%.
Nhìn chung, các thể cân nặng/tuổi đều nằm ở mức cao theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (>20%). Tỷ lệ SDD chiều cao/tuổi cũng ở mức cao theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới là 2 xã Bích Sơn và Nghĩa Trung (>30%), trong khi tỷ lệ SDD thấp còi ở xã Vân Trung thuộc mức trung bình (trong khoảng >20% đến <30%). Các tỷ lệ SDD gầy còm ở cả 3 xã thuộc mức trung bình (5-9,9%).
Bảng 3.4 trình bày tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em 3 xã nghiên cứu, ở xã Bích
Sơn là 28,1% ± 3,4; ở xã Vân Trung là 23,7% ± 3,6 và ở xã Nghĩa Trung 28,7% ± 3,5. Như vậy ở cả ba xã, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu máu cũng tương tự và không có sự khác biệt nhau.
Các bảng 3.7 và 3.8 cho thấy rõ về khẩu phần ăn thực tế của trẻ em được nghiên cứu.
Theo quan sát của chúng tôi thì những gia đình tiêu thụ gạo ở mức cao thường là những hộ gia đình có cơ cấu bữa ăn đơn điệu, ngoài cơm ra chỉ có rau và nước chấm, đôi khi có thêm cá khô, tép… Bữa ăn như vậy thiếu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vi chất dinh dưỡng. Điều này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu của các tác giả Phạm Thúy Hòa, Hà Việt Hòa [26].
Chúng tôi xem xét mức đáp ứng nhu cầu về một số chất dinh dưỡng theo 2 nhóm tháng tuổi cho thấy: nhìn chung, khẩu phần ăn của trẻ ở nhóm tuổi nhỏ (từ 24-35 tháng) có mức đáp ứng nhu cầu khuyến nghị cao hơn so với khẩu phần ăn của trẻ ở nhóm tuổi lớn hơn (từ 36-59 tháng). Khi trẻ ở độ tuổi lớn hơn thì sự quan tâm nuôi dưỡng của gia đình dành cho trẻ cũng ít hơn. Điều này có thể là do hạn chế về thời gian, do quan niệm chưa đúng mức của gia đình về sự chăm sóc cần thiết trong giai đoạn này, thậm chí có trẻ đã có em…Rõ ràng sự sụt giảm về khả năng đáp ứng nhu cầu các chất dinh dưỡng làm cho tình trạng thiếu dinh dưỡng của trẻ tiếp tục duy trì ở mức cao sau 3 tuổi và ảnh hưởng tới tầm vóc của trẻ sau này. Riêng mức đáp ứng nhu cầu sắt của khẩu phần ăn của nhóm trẻ 24-35 tháng tuổi chỉ đạt 56% NCKN thấp hơn so với khẩu phần ăn của nhóm trẻ 36-59 tháng tuổi (đạt 87% NCKN).
Rau xanh cũng đã được các bậc phụ huynh sử dụng trong bữa ăn của trẻ, mức tiêu thụ trung bình ở mức 54 g/ngày. Phải chăng hiểu biết về việc sử dụng rau xanh trong bữa ăn cho trẻ của các bà mẹ của vùng miền núi chưa đầy đủ. Vì cần chú ý tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn của trẻ để giúp