CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành theo giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Nghiên cứu cắt ngang mô tả
- Giai đoạn 2: Nghiên cứu can thiệp dựa vào cộng đồng có đối
chứng
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng tham gia nghiên cứu cắt ngang
- Trẻ em dưới 5 tuổi (từ 0 - 59 tháng tuổi).
- Chủ hộ gia đình và cha mẹ của trẻ.
- Đang sống tại 03 xã nói trên thuộc địa bàn nghiên cứu.
- Gia đình tự nguyện đồng ý cho trẻ tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng tham gia nghiên cứu can thiệp
- Trẻ em từ 24 - 59 tháng tuổi tại thời điểm điều tra ban đầu.
- Đang sống tại 03 xã thuộc địa bàn nghiên cứu.
- Gia đình tự nguyện đồng ý cho trẻ tham gia nghiên cứu can thiệp và tuân thủ các hoạt động can thiệp.
Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng tham gia nghiên cứu can thiệp:
- Trẻ bị thiếu máu nặng (Hb < 70g/L).
- Trẻ mắc các dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, rối loạn tâm
thần, vận động…
- Trẻ mắc các bệnh mãn tính hoặc nhiễm trùng nặng.
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu:
- Nghiên cứu được tiến hành tại 03 xã (Bích Sơn, Nghĩa Trung và Vân Trung) thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Thời gian: 03 năm, bắt đầu từ năm 2006 đến năm 2008
Giới thiệu chung về địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Hình 2.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Việt Yên - Tỉnh Bắc Giang. Việt Yên là một huyện thuộc tỉnh Bắc Giang (tỉnh Hà Bắc cũ), phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Tây giáp huyện Hiệp Hòa, phía Đông giáp huyện Yên Dũng, phía Bắc giáp huyện Tân Yên và thành phố Bắc Giang. Huyện Việt Yên có diện tích 170,2 km2, dân số gồm 158.324 người với mật độ dân số 930 người/km2. Tốc độ phát triển kinh tế GDP của huyện là 53%. Tại huyện Việt Yên, thu nhập bình quân đầu người/năm 2010 là 12 triệu đồng/người/năm.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả, có phân tích các biến số thông qua điều tra cộng đồng: mô tả dịch tễ bệnh SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi, theo địa điểm và thời gian, xét nghiệm máu và xét nghiệm nhiễm giun.
Cuộc điều tra tiến hành tại cấp hộ gia đình bao gồm phỏng vấn chủ hộ gia đình, bố mẹ của trẻ em dưới 5 tuổi trong hộ gia đình và đo nhân trắc dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi và bố mẹ của trẻ. Đồng thời, xét nghiệm máu và xét nghiệm nhiễm giun trẻ em được nghiên cứu.
Nghiên cứu can thiệp: nghiên cứu thử nghiệm can thiệp tại cộng đồng có nhóm đối chứng và đánh giá trước, sau can thiệp.
Sau khi tiến hành nghiên cứu cắt ngang đánh giá tình trạng dinh dưỡng, chúng tôi tiến hành một nghiên cứu can thiệp dựa vào kết quả điều tra cắt ngang để lựa chọn nhóm nghiên cứu và nhóm chứng với các đặc điểm tương đồng về tình trạng dinh dưỡng, tình trạng thiếu máu và nhiễm giun.
2.4. Cỡ mẫu:
2.4.1. Cỡ mẫu nghiên cứu cắt ngang
* Cỡ mẫu điều tra tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu, nhiễm ký sinh trùng đường ruột:
Số lượng trẻ em cần điều tra cho mỗi nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu, nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở một tỉnh tính theo công thức sau [1]:
Trong đó:
n = Z2 * p * (1-p)/ e2
n: Số trẻ em cần điều tra
Z: Độ tin cậy đòi hỏi là 95%; Z=1,96
p: Tỷ lệ trẻ bệnh (tỷ lệ trẻ SDD; thiếu máu; hoặc nhiễm KST đường
ruột)
e: Sai số cho phép, chọn ngưỡng 5%.
Kết quả tính số trẻ em cần điều tra cho mỗi nội dung nghiên cứu ở mỗi điểm nghiên cứu theo bảng 2.6.
Bảng 2.1. Nội dung nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tăng trưởng trong nghiên cứu.
Tài liệu tham khảo | Cỡ mẫu tối thiểu | Cỡ mẫu /điểm nghiên cứu | |
Tình trạng dinh dưỡng | |||
SDD cân nặng theo tuổi | TTDD TE Việt Nam năm 2010 | 377 | 400 |
SDD chiều cao theo tuổi | TTDDTE Việt Nam năm 2010 | 308 | 400 |
SDD cân nặng/chiều cao | TTDDTE Việt Nam năm 2010 | 308 | 400 |
Tình trạng thiếu máu | Hà Huy Khôi và CS, năm 2006 | 100 | 100 |
Tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột: | Lê Nguyễn Bảo Khanh và CS, năm 2001 | 100 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Trình Độ Văn Hóa Thấp Và Thiếu Kiến Thức Dinh Dưỡng Gây Ảnh Hưởng
- Các Số Đo Nhân Trắc Trong Đánh Giá Tình Trạng Dinh Dưỡng
- Các Bước Tiến Hành Xây Dựng Chương Trình Can Thiệp Dinh Dưỡng
- Các Kỹ Thuật Thu Thập Số Liệu Và Một Số Tiêu Chuẩn Đánh Giá Các Chỉ Số
- Phương Pháp Phân Tích Số Liệu Trong Nghiên Cứu Cắt Ngang Mô Tả
- Mức Tiêu Thụ Gạo Theo Tình Trạng Dinh Dưỡng (G/trẻ/ngày)
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
* Cỡ mẫu điều tra khẩu phần cá thể:
Áp dụng công thức:
n =
t2 * 2 * N
--------------------
e2 * N + t2 * 2
Trong đó:
n: cỡ mẫu
t : phân vị chuẩn (thường = 2 ở xác xuất 0,954)
: độ lệch chuẩn của năng lượng ước tính 300 Kcal
e: sai số cho phép (chọn e = 100 Kcal)
N: tổng số trẻ của trường (khoảng 600 trẻ/trường)
Số trẻ cần điều tra khẩu phần cá thể của một điểm nghiên cứu là: 58 Số trẻ cần điều tra khẩu phần của ba điểm nghiên cứu là: 174.
Tiến trình lấy mẫu
Lựa chọn 3 xã tham gia vào điều tra, vậy tổng số trẻ cần điều tra tại 3 điểm nghiên cứu như sau:
Mẫu điều tra tình trạng dinh dưỡng: 1.200 trẻ
Điều tra tình trạng thiếu máu: 300 trẻ
Điều tra tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột: 300 trẻ
Điều tra khẩu phần: 174 trẻ
Chọn xã: Chọn ngẫu nhiên 3 xã thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Chính quyền địa phương và nhà trường ủng hộ việc thực hiện nghiên cứu. Không có các chương trình phòng chống thiếu máu và tẩy giun cho trẻ em.
Chọn đối tượng: áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống
dựa trên nền mẫu là danh sách tòan bộ trẻ em dưới 5 tuổi tại xã.
Tại mỗi xã, lập danh sách trẻ dưới 5 tuổi. Từ danh sách này chọn mẫu hệ thống lấy 400 trẻ cho điều tra tình trạng dinh dưỡng. Trong số 400 trẻ này, chọn mẫu hệ thống lấy 100 trẻ cho điều tra thiếu máu và nhiễm ký sinh trùng đường ruột và 58 trẻ cho điều tra khẩu phần.
2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu can thiệp:
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho việc kiểm định sự khác nhau
giữa 2 trung bình quan sát trước và sau can thiệp [10]
2s2
N=
(d -d )2
1 2
Trong đó:
+ s: độ lệch chuẩn về hàm lượng Hb huyết thanh trước và sau can thiệp. Trong nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng năm 2009 thì s = 7,3 g/L [17].
+ α: Mức ý nghĩa thống kê, là xác suất phạm phải sai lầm loại 1, chọn α:= 0,05, ứng với độ tin cậy là 95%.
+ β: xác suất của việc phạm phải sai lầm loại 2, chọn β = 0,1.
+ Z(α , β ) = 10,5 (tra bảng ứng với α = 0,05 và β = 0,1).
+ d1 -d2: sự chênh lệch về hàm lượng Hb huyết thanh trung bình giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng, theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng thì d1 - d2: = 4 g/L [17].
Như vậy, cỡ mẫu cần thiết cho mỗi nhóm là 70 trẻ nhóm 2 - 5 tuổi.
Dự phòng 20% bỏ cuộc, ta có cỡ mẫu nghiên cứu là 84 trẻ cho mỗi nhóm.
Chọn mẫu và phân nhóm nghiên cứu can thiệp:
Sau khi tiến hành nghiên cứu cắt ngang đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo các nội dung và các chỉ số đánh giá theo bảng 2.1 ở trên, chúng tôi tiến hành một nghiên cứu can thiệp. Trình tự các bước chọn mẫu và phân nhóm nghiên cứu can thiệp như sau:
Chọn đối tượng vào nghiên cứu can thiệp: dựa vào kết quả điều tra cắt ngang tại 3 xã để lựa chọn trẻ em vào các nhóm nghiên cứu và nhóm chứng. Mỗi nhóm chọn 84 trẻ 24-59 tháng đáp ứng đủ các tiêu chí lựa chọn trẻ vào nghiên cứu với các đặc điểm tương đồng về điều kiện kinh tế, mức sống, tình trạng dinh dưỡng, tình trạng thiếu máu và nhiễm giun.
Phân nhóm nghiên cứu: Việc phân nhóm nghiên cứu dựa trên đơn vị
xã. Nghiên cứu được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm chứng: Trẻ tham gia nghiên cứu được ăn bổ sung sữa đặc có đường.
- Nhóm nghiên cứu: Trẻ tham gia nghiên cứu được ăn bổ sung sữa
có bổ sung vi chất dinh dưỡng và tẩy giun.
Trước khi can thiệp, các đối tượng trong diện lựa chọn được thông báo về mục đích, yêu cầu, nội dung và giải thích các thắc mắc để tự nguyện tham gia. Tất cả các trường hợp thiếu máu nặng (Hb < 70g/dl) trong cuộc điều tra đều được cho uống viên sắt theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế và sau đó loại ra khỏi nhóm nghiên cứu. Các trường hợp thiếu máu nặng trong 6 tháng nghiên cứu cũng được điều trị và loại ra khỏi nhóm nghiên cứu đồng thời thông báo y tế cơ sở theo dõi tiếp.
Hai nhóm trẻ nghiên cứu và đối chứng được uống sữa hàng ngày 200 ml, nhóm nghiên cứu (NNC) sữa được tăng cường 4,1 mg sắt, 450 IU vitamin A và 4,6 mg kẽm cùng một số vi chất khác như vitamin nhóm B, vitamin C và tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần có giám sát. Đây là liều bổ sung hàng ngày nằm trong mức quy định của Bộ Y tế. Nhóm chứng (NC) được sử dụng 200 ml sữa bò thông thường, không được bổ sung sắt, và các vi chất khác. Liều lượng và thời gian dùng giống như ở nhóm can thiệp. Ngoài ra, cả nhóm can thiệp và nhóm chứng đều được sử dụng các dịch vụ y tế khác sẵn có ở địa phương (như uống vitamin A, khám chữa bệnh bình thường…) và duy trì chế độ ăn hằng ngày bình thường.
Thời gian can thiệp là 6 tháng. Hoạt động can thiệp được tiến hành theo
phương pháp “mù đơn”.
Tổ chức nghiên cứu can thiệp
Tập huấn cho điều tra viên: Các điều tra viên được tập huấn về mục đích nghiên cứu, các chỉ số, số liệu thu thập tại thời điểm điều tra ban đầu và điều tra đánh giá.
Lựa chọn cộng tác viên tham gia nghiên cứu: Tại mỗi thôn, chọn các cộng tác viên (nhiệt tình và có trách nhiệm) tham gia nghiên cứu. Mỗi cộng tác viên sẽ phụ trách theo dõi 15 trẻ trong thôn. Cộng tác viên sẽ được tập huấn về cách phân phối, theo dõi uống sữa, ghi chép sổ theo dõi phân phát và
uống sữa hàng tuần. Cộng tác viên tham gia nghiên cứu can thiệp sẽ phát sữa hàng tuần cho trẻ em trong nhóm can thiệp, hướng dẫn người nuôi trẻ cho trẻ uống sữa và ghi chép tình hình sử dụng sữa theo biểu mẫu đã được thiết kế sẵn hàng tuần trong 6 tháng can thiệp. Cộng tác viên sẽ đến thăm hộ gia đình hàng tuần theo dõi và ghi chép tình hình sử dụng sữa vào sổ theo dõi. Cộng tác viên sẽ hướng dẫn cha mẹ/ người nuôi dưỡng trẻ cho trẻ uống sữa theo hướng dẫn và sữa chỉ được sử dụng cho trẻ uống. Cộng tác viên sẽ tư vấn cho cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ đến trạm y tế nếu trẻ bị tiêu chảy, sốt hoặc nhiễm khuẩn hô hấp…
Cấp phát và theo dõi uống sữa:
Sữa được cung cấp xuống xã 2 tháng một lần và được giữ tại trạm y tế xã. Hàng tuần cộng tác viên sẽ đến trạm y tế để nhận sữa phát cho trẻ. Trẻ sẽ được phát sữa vào một ngày nhất định trong tuần với số lượng 7 hộp. Mỗi ngày, trẻ sẽ được uống một hộp vào một giờ nhất định.
Cộng tác viên trực tiếp phát sữa cho trẻ 1 tuần một lần theo danh sách quy định thuộc diện quản lý.
Trong thời gian 6 tháng, cộng tác viên sẽ đến thăm hộ gia đình 2 tuần một lần, ghi chép vào sổ theo dõi tình hình uống sữa của trẻ.
Các bà mẹ được hướng dẫn cho trẻ uống sữa hàng ngày vào thời gian
nhất định trong ngày.
Giám sát triển khai nghiên cứu can thiệp: Nghiên cứu sinh chịu trách nhiệm giám sát quá trình triển khai can thiệp cùng sự hỗ trợ của cán bộ Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương có kinh nghiệm trong triển khai các nghiên cứu can thiệp tại cộng đồng. Hoạt động giám sát triển khai nghiên cứu can thiệp tại cộng đồng được thực hiện thường xuyên, liên tục hàng tuần trong tháng đầu triển khai và sau đó là mỗi tháng một lần. Giám sát viên sẽ họp với cộng tác viên và kiểm tra việc ghi chép phân phối sữa và theo dõi sử dụng sản