Tình Hình Nhiễm Giun Ở Trẻ Em Dưới 5 Tuổi Vùng Nghiên Cứu.


trẻ hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn, ăn ngon miệng hơn và nhất là phòng chống táo bón cho trẻ.

Mức năng lượng bình quân đạt trung bình 1.158 Kcal/trẻ/ngày, đáp ứng được 97% nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng.

Lượng protit tổng số của khẩu phần trung bình đạt 49g/ngày chiếm 17% năng lượng của khẩu phần và đã đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng. Tỷ lệ protit động vật chiếm 56% protit tổng số so với khẩu phần của hộ gia đình chỉ có 33% protein nguồn động vật. Như vậy bữa ăn của trẻ đã được quan tâm và ưu tiên hơn.

Vì vậy các giải pháp phòng chống thiếu máu ở trẻ em cần được quan tâm, đặc biệt chú ý đến đối tượng trẻ ở độ tuổi nhỏ hơn - nhóm tuổi có nguy cơ cao hơn. Việc bổ sung sắt vào thức ăn cho trẻ nhỏ thực sự là một giải pháp quan trọng và cấp bách.

Khẩu phần của trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ cân đều không đáp ứng mức NCKN về các chất dinh dưỡng cho sự phát triển tối ưu của cơ thể (trừ nhu cầu về protein). Mức đáp ứng NCKN về các chất dinh dưỡng ở trẻ thấp còi thấp hơn so với trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân. Mức thiếu hụt khá trầm trọng đối với một số vi chất dinh dưỡng như vitamin A, sắt, vitamin C (mức đáp ứng từ 47% đối với vitamin C ở trẻ thấp còi đến 62% đối với sắt ở trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân). Khi nhu cầu về protein được thỏa mãn không có nghĩa là khẩu phần đã đủ về số lượng các chất dinh dưỡng khác và cân đối về chất lượng, đặc biệt là đối với các vi chất dinh dưỡng. Cải thiện tầm vóc người Việt Nam là một mục tiêu đầy thách thức khi mức đáp ứng NCKN về sắt của khẩu phần ăn của trẻ 24-59 tháng chỉ ở mức 76% và 86% đối với NCKN về vitamin A.

4.1.2. Kiến thức dinh dưỡng của bà mẹ

Các bảng 3.10 và 3.11 cho thấy về kiến thức dinh dưỡng của người mẹ


có con dưới 5 tuổi ở địa phương nghiên cứu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Các bà mẹ đã có được các thông tin truyền thông về chăm sóc dinh dưỡng trẻ em từ các kênh phương tiện thông tin đại chúng khác nhau, đa số bà mẹ có được thông tin về chăm sóc dinh dưỡng trẻ em qua radio với 79,7% bà mẹ được hỏi, tiếp đó 37,1% bà mẹ nhận được các thông tin trên qua tivi, và với tỷ lệ không nhỏ 38,4% bà mẹ biết cách chăm sóc dinh dưỡng cho con mình qua đài phát thanh, truyền hình địa phương.

Truyền thông trực tiếp về chăm sóc dinh dưỡng trẻ em cho các bà mẹ được các cộng tác viên dinh dưỡng thực hiện, chiếm 34%, trong đó giáo dục truyền miệng được các cán bộ y tế thực hiện (trong suốt quá trình kiểm tra thai kỳ) thì lại không nhiều (7,6%).

Thực trạng thiếu dinh dưỡng, một số yếu tố liên quan và đề xuất giải pháp can thiệp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Việt Yên - Bắc Giang, 2006-2008 - 12

Truyền thông giáo dục chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ qua việc các bà mẹ ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đọc sách, báo, tạp chí chiếm tỷ lệ khiêm tốn, chỉ có 25,9%. Điều này chứng tỏ các bà mẹ ở nông thôn hoặc chưa có thói quen đọc sách, hoặc chưa có điều kiện tiếp cận với các loại hình truyền thông này. Kết quả này bộc lộ cho thấy nó cũng tương tự như kết quả của cuộc điều tra “Tình trạng dinh dưỡng trẻ em năm 2004”. Điều đó chỉ ra rằng vẫn còn một hạn chế trong chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ và cần phải tăng cường đó là kiến thức của các bà mẹ cần được giáo dục, tuyên truyền về vai trò của chất béo cũng như nhóm thực phẩm này mang lại lượng calo cao nhất trong khẩu phần ăn của trẻ.

Từ số liệu ở bảng trên cho thấy rất cần thiết phải tăng cường sự tuyên truyền giáo dục về dinh dưỡng cho trẻ ở các bà mẹ hoặc cho người nuôi dưỡng trẻ, đặc biệt là đối với các đối tượng này thuộc huyện Việt Yên. Thông tin truyền thông về dinh dưỡng để giúp các bà mẹ hiểu đủ và đúng về vai trò của các nhóm thực phẩm, đặc biệt là nhóm thực phẩm chất béo.

Hiểu biết về thiếu máu ở trẻ em chỉ có một nửa các bà mẹ được hỏi biết


một trong những nguyên nhân gây thiếu máu là thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là chỉ có dưới 10% các bà mẹ được hỏi biết rằng thiếu máu là do nhiễm ký sinh trùng đường ruột (ảnh hưởng của giun, sán…).

Do ngân sách hạn chế nên biểu đồ theo dõi sự phát triển của trẻ em được phân phối không đủ theo nhu cầu từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện và tuyến xã. Chỉ có khoảng một nửa số trẻ em dưới 2 tuổi được theo dõi sự tăng trưởng thông qua biểu đồ tăng trưởng của trẻ trong đó chủ yếu do cộng tác viện dinh dưỡng đã giữ và theo dõi sự phát triển của trẻ qua biểu đồ tăng trưởng mà biểu đồ tăng trưởng của trẻ không được gia đình giữ và theo dõi. Như vậy, cần phải tăng cường truyền thông để các gia đình có quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cất giữ biểu đồ tăng trưởng để theo dõi sự phát triển của con em mình trong suốt quá trình phát triển nhằm dễ can thiệp hơn khi phát hiện có vấn đề trong sự phát triển của trẻ. Việc này rất có lợi cho các gia đình trong việc qua theo dõi thường xuyên này giúp họ biết tình trạng sức khỏe cũng như tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ rất quan trọng và cần được cập nhật, theo dõi để có can thiệp kịp thời.

Vấn đề chăm sóc dinh dưỡng ngay từ đầu cho bà mẹ mang thai vẫn là vấn đề còn tồn tại cần xem xét để nâng cao chất lượng giáo dục truyền thông. Chỉ có khoảng một nửa các bà mẹ được hỏi có chế độ ăn nhiều hơn bình thường trong suốt quá trình mang thai, nửa còn lại vẫn có thói quen ăn ít hơn bình thường thậm chí còn có bà mẹ vẫn thực hiện chế độ ăn kiêng trong thời gian mang thai.

Ở huyện Việt Yên, đa số các bà mẹ mang thai đều thực hiện việc uống viên sắt trong suốt quá trình mang thai. Viên sắt được cán bộ y tế phát miễn phí cho các bà mẹ mang thai tại trạm y tế xã. Tuy nhiên, qua kết quả của các cuộc thảo luận nhóm, các bà mẹ mang thai đã không uống viên sắt thường xuyên do đã xảy ra phản ứng phụ của việc dùng thuốc như (có cảm giác buồn


nôn, táo bón). Chỉ có khoảng một nửa số bà mẹ uống vitamin A sau đẻ, có thể là do đa số bà mẹ mang thai ở huyện Việt Yên đều đẻ ở bệnh viện huyện, nơi mà Chương trình phát viên vitamin A miễn phí từ Dự án Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em chưa bao phủ, đặc biệt là ở khoa sơ sinh của bệnh viện huyện.

4.1.3. Tình hình nhiễm giun ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng nghiên cứu.

Mức nhiễm giun của trẻ em dưới 5 tuổi ở 3 xã có tỷ lệ chung là 35% (Bảng 3.29). Nhiễm giun có liên quan rõ rệt đến suy dinh dưỡng và thiếu máu (Bảng 3.32).

Bảng 3.23 và hình 3.5 cho thấy mức nhiễm giun của 3 xã với tỷ lệ chung là 28,7%. Nhiễm giun có liên quan rõ rệt đến tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu máu như đã nêu. Bảng trên cho thấy rõ nhiễm giun có liên quan chặt chẽ đến suy dinh dưỡng trẻ em, đồng thời chỉ rõ nhiễm giun có liên quan đến thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em vùng được nghiên cứu.

Khi xem xét các yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng nhiễm giun bằng cách sử dụng OR điều chỉnh (nhằm tránh nhiễu) thì thấy rõ các yếu tố vệ sinh cá nhân như rửa tay bằng xà phòng, các tập quán vệ sinh có liên quan đến nhiễm giun. Đồng thời yếu tố liên quan tới bà mẹ và gia đình của trẻ như trình độ văn hóa của bà mẹ, nhà nền đất… cũng có liên quan chặt chẽ như chỉ điểm tình trạng vệ sinh kém là nguyên nhân của tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở trẻ em.

Kết quả phân tích đơn biến cũng chỉ rõ các yếu tố nhiễm giun, thiếu máu dinh dưỡng, trẻ bị ốm trên 160 ngày/năm có ý nghĩa thống kê rõ rệt với suy dinh dưỡng trẻ em vùng được nghiên cứu.

4.2. Một số chỉ tiêu bệnh tật trước khi can thiệp dinh dưỡng

Qua điều tra 308 trẻ em thuộc các vùng nông thôn ở 3 xã thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang chúng tôi thấy thiếu máu, nhiễm ký sinh trùng


đường ruột, nhiễm khuẩn hô cấp cấp tính và tiêu chảy là các vấn đề sức khoẻ chủ yếu của trẻ em ở các vùng điều tra. Các yếu tố về nhiễm giun liên quan một cách có ý nghĩa đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trong nghiên cứu. Bên cạnh đó, thiếu máu cũng liên quan chặt chẽ đến tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột.

Khi quan sát tình trạng thiếu máu trong nghiên cứu này chúng tôi thấy: tỷ lệ thiếu máu (Hemoglobin < 110g/l) của trẻ em tại 3 điểm điều tra là 28,7% xếp ở mức trung bình về YNSKCĐ (> 20%). Thiếu máu có sự dao động theo địa điểm nghiên cứu: tỷ lệ thiếu máu ở xã Nghĩa Trung là 34,4%, Bích Sơn là 28,1% và Vân Trung là 23,7% (Bảng 3.23).

Kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Nhiên và CS, 2008 điều tra trên trẻ 12-72 tháng tuổi ở huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên và thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Hà (2010) (40,9%) trên trẻ suy dinh dưỡng thấp còi. Kết quả này tương tự như kết quả về tỷ lệ thiếu máu chung của trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam (29,2%) của tác giả Nguyễn Xuân Ninh (2010) và Nguyễn Công khẩn và CS, 2007 điều tra ở trẻ em dưới 5 tuổi ở 4 vùng sinh thái của Việt Nam năm 2001.

Khi so sánh với số liệu điều tra ở trẻ em của các nước khác thì tỷ lệ trẻ thiếu máu trong nghiên cứu này tương tự của Thái Lan (Emorn và cộng sự, 2006), nhưng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu trên trẻ em ở In-đô-nê-sia, Nepal.

Thiếu máu gây ảnh hưởng xấu tới phát triển thể lực và giảm khả năng học tập. Thiếu máu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Thiếu một số vi chất dinh dưỡng như sắt, vitamin A, các vitamin nhóm B như B6, B12, riboflavin, và acid folic cũng góp phần gây nên thiếu máu [46]. Một số các bệnh nhiễm KST như sốt rét, KST đường ruột cũng là nguyên nhân gây ra thiếu máu. Kết quả nghiên cứu trên trẻ em ở một số vùng nghèo của Việt Nam của tác giả


Nguyễn Xuân Ninh và CS, 2009 cho thấy tỷ lệ sắt huyết thanh thấp là 22,3%, như vậy thiếu sắt là một vấn đề mang ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng ở mức độ nặng (20-25%) theo phân loại của WHO (2001) [227] và thiếu vitamin A tiền lâm sàng (retinol huyết thanh <0,7 mol/l) là 14,2%. Tuy nhiên, tỷ lệ thiếu máu và nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em Việt Nam dao động theo từng vùng.

Nhiễm KST đường ruột ở trẻ em cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây nên thiếu máu ở trẻ em lứa tuổi này. Bảng 3.23 trình bày mối liên quan giữa nhiễm KST đường ruột và thiếu máu cho thấy nhóm trẻ nhiễm KST đường ruột có nguy cơ thiếu máu cao gấp 2,27 lần nhóm trẻ không thiếu máu và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hương (1999) nghiên cứu trên trẻ em tại 2 trường nội và ngoại thành Hà Nội, Nguyễn Công Khanh và CS (1995) nghiên cứu trên trẻ em Hà Nội và Hà Tây [14], [17], [19], [25]. Kết quả nghiên cứu của Beasley và CS cũng cho thấy có mối liên quan giữa nhiễm KST đường ruột với thiếu máu [62].

Như vậy, can thiệp phòng chống thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi sẽ thành công khi kiểm soát được tình trạng thiếu đa vi chất và là căn nguyên gây ra thiếu máu.

Có mối liên quan giữa NKHH cấp với suy dinh dưỡng trẻ em. Trẻ bị NKHH cấp có nguy cơ bị SDD cao gấp 3,7 lần với những trẻ bình thường. Trẻ thường xuyên ốm (trên 160 ngày/năm) làm tăng nguy cơ thiếu dinh dưỡng lên 3,6 lần (Bảng 3.25). Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của Torres và CS nghiên cứu trên trẻ em ở Banglades cho thấy trẻ bị ốm ảnh hưởng đến tăng cân [193].

Kết quả trình bày cho thấy nhóm trẻ bị NKHH cấp (ho…) có nguy cơ nhẹ cân và chiều cao thấp cao gấp 2,6 lần nhóm trẻ không bị NKHH cấp và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05 2 test). Kết quả này cũng tương tự kết


luận của tác giả Stoltzfus, và CS (1997) cho thấy có mối liên quan giữa nhiễm khuẩn với suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi [186].

Giun đũa, giun móc, và giun tóc là những loại giun truyền qua đất phổ biến ở những vùng nhiệt đới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, do điều kiện kinh tế xã hội và vệ sinh môi trường còn chưa tốt nên có tỷ lệ nhiễm KST đường ruột cao dẫu rằng trẻ em ở lứa tuổi này được tẩy giun theo chương trình của Dự án Phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em. Nhiễm KST đường ruột gây tác hại thầm lặng và lâu dài tới sức khoẻ trẻ em như suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ ở trẻ em, gây thiếu máu ở trẻ em [2], [17], [27], [120].

Nhiễm KST đường ruột gây ra ăn uống không ngon miệng, kém ăn, giảm hấp thu hoặc mất các chất dinh dưỡng. Nhiễm giun móc có thể gây ra mất máu, gây chảy máu và gây ức chế hấp thu sắt ở tá tràng. Giun đũa có thể gây ức chế hấp thu protid, lactose, chất béo, vitamin A làm ảnh hưởng tới sức khoẻ trẻ em đặc biệt ở những trẻ SDD [74]. Do vậy, tẩy giun sẽ làm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

Khi quan sát tình trạng nhiễm KST đường ruột của trẻ em trong nghiên cứu này chúng tôi thấy (Bảng 3.29): có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm KST đường ruột giữa các địa phương tham gia nghiên cứu. Tỷ lệ nhiễm KST đường ruột của các nhóm trẻ em ở xã Nghĩa Trung (39,3%) và Bích Sơn (39%) cao hơn ở Vân trung (26,7%). Tỷ lệ nhiễm KST đường ruột chung trong nghiên cứu này là 35%.

Khi so sánh với các nghiên cứu đã công bố của các tác giả khác, tỷ lệ và mức độ nhiễm KST đường ruột trong nghiên cứu này thấp hơn kết quả nghiên cứu trên trẻ em tiểu học vùng nông thôn miền Bắc của tác giả Lê Nguyễn Bảo Khanh và CS nghiên cứu tại tỉnh Hà Nam (2001), Đỗ Thị Hoà và


CS (2000), Đỗ Kim Liên và CS (2006), Nguyễn Duy Toàn (2000) [5], [7],

[17], [27].

Tỷ lệ nhiễm KST đường ruột trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với các nghiên cứu đã công bố do nguyên nhân phần lớn số trẻ em đã được tẩy giun trong 6 tháng qua. Cha mẹ trẻ cũng đã nhận thức được tác hại và sự lưu hành của nhiễm KST đường ruột ở trẻ em lứa tuổi này thông qua các kênh truyền thông giáo dục tại địa phương. Tỷ lệ nhiễm giun thấp có thể do người dân ở đây ít có thói quen dùng phân tươi bón ruộng; và 6 tháng trước đó trẻ em ở đây cũng đã được Dự án Phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em tẩy giun cho trẻ em.

Tỷ lệ trẻ mắc NKHH cấp cách thời điểm điều tra 3 tháng của cả 3 nhóm trẻ ở 3 xã trong nghiên cứu này là 73,3% (Bảng 3.25). Tỷ lệ trẻ mắc tiêu chảy cách thời điểm điều tra 3 tháng là 36,5%. Tỷ lệ NKHH và tiêu chảy của trẻ em trong nghiên cứu này tương tự với kết quả của tác giả Cao Thu Hương và CS (2003) nghiên cứu trên trẻ em ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên [2].

Nguyên nhân mắc tiêu chảy chủ yếu là do yếu tố môi trường, nơi có điều kiện vệ sinh kém, thiếu nước sạch và vệ sinh thực phẩm. Gần đây vai trò của vi chất dinh dưỡng đối với tình trạng miễn dịch và nhiễm trùng ngày càng được quan tâm. Ví dụ thiếu kẽm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Bổ sung kẽm làm giảm nguy cơ mắc tiêu chảy và NKHH [121]. Thiếu vitamin A tiền lâm sàng làm tăng mức độ trầm trọng của một số bệnh nhiễm trùng đặc biệt là tiêu chảy cũng như bệnh sởi và làm tăng nguy cơ tử vong. Thiếu vitamin A tiền lâm sàng có thể gây giảm sức đề kháng đối với nhiễm trùng do ức chế chức năng miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể [185]. Tuy nhiên, số liệu về ảnh hưởng của thiếu vi chất tới tình hình mắc các bệnh nhiễm trùng còn chưa đầy đủ.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2022