Các Bước Tiến Hành Xây Dựng Chương Trình Can Thiệp Dinh Dưỡng


và tạo điều kiện để người dân ở nhóm có nguy cơ tiếp cận được với dịch vụ

và hoạt động của chương trình can thiệp.

Lồng ghép chương trình can thiệp dinh dưỡng với phát triển cộng đồng

Đã có nhiều bằng chứng chỉ ra suy dinh dưỡng gây ra bởi nhiều nguyên nhân và các nguyên nhân đó phối hợp với nhau như thiếu thực phẩm, thiếu kiến thức chăm sóc dinh dưỡng và sức khoẻ, thiếu dịch vụ chăm sóc y tế, và giáo dục, sản xuất nông nghiệp kém, vệ sinh môi trường, phụ nữ lao động nặng và thu nhập thấp.

Chính vì vậy những chương trình can thiệp dinh dưỡng thành công cần phải có sự tham gia của nhiều ngành. Các chương trình can thiệp dinh dưỡng không chỉ tập trung vào giải quyết tình trạng thiếu dinh dưỡng ở phụ nữ mà cùng với nó phải giải quyết cả lao động, việc làm và chăm sóc y tế cho đối tượng này. Chính vì vậy những chương trình can thiệp theo hướng lồng ghép ở nhiều nước đã có những thành công nhất định.

1.6.2. Các bước tiến hành xây dựng chương trình can thiệp dinh dưỡng

Xác định những vấn đề dinh dưỡng và những yếu tố liên quan

Cần mô tả được hoàn cảnh thực tế và các điều kiện và các yếu tố liên quan với vấn đề dinh dưỡng. Phân tích từ những nguyên nhân trực tiếp của vấn đề dinh dưỡng và sau đó lần lượt tới những nguyên nhân tiếp theo để xây dựng mô hình nguyên nhân. Từ đó tìm ra mối tương tác giữa các yếu tố, tìm ra những cụm nguyên nhân dẫn đến tình trạng các vấn đề dinh dưỡng ở cộng đồng.

Xây dựng mục tiêu của chương trình can thiệp dinh dưỡng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Mục tiêu của chương trình dinh dưỡng là kết quả cần đạt được để cải thiện vấn đề dinh dưỡng trong từng giai đoạn hoạt động. Dựa trên vấn đề còn tồn tại và tình hình thực tế của địa phương, cũng như căn cứ vào những hiểu


Thực trạng thiếu dinh dưỡng, một số yếu tố liên quan và đề xuất giải pháp can thiệp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Việt Yên - Bắc Giang, 2006-2008 - 5

biết về giá thành hiệu quả của các chương trình can thiệp... mà người lập kế

hoạch có thể đưa ra mục tiêu chương trình can thiệp.

Lựa chọn các can thiệp dinh dưỡng

Những vấn đề dinh dưỡng được xác định rõ ràng, những mục tiêu được đưa ra chính xác và các biện pháp can thiệp được phân tích cân nhắc đầy đủ để xây dựng chương trình can thiệp hiệu quả cao nhất.

Những quyết định cần cân nhắc những điểm sau:

- Xem xét những thay đổi nào có thể xảy ra khi tiến hành can thiệp.

- Lựa chọn những thay đổi.

- Những kết quả nào có thể đạt được trong thời gian trước mắt, thời gian trung

hạn và thời gian lâu dài.

Để lựa chọn biện pháp can thiệp thích hợp thì những tiêu chuẩn sau đây

cần được xem xét và cân nhắc:

Tính hợp lý: chúng ta cần cân nhắc biện pháp can thiệp đã hợp lý với vấn đề dinh dưỡng của cộng đồng không, có thích hợp với mức độ của vấn đề, với sự cấp bách của tình hình, có thích hợp với các điều kiện của cộng đồng kể cả điều kiện quản lý chương trình, trình độ của người dân.

Tính đặc hiệu: can thiệp dinh dưỡng cần đặc hiệu. Đặc hiệu cho vấn đề dinh dưỡng và đối tượng can thiệp nhằm đạt được kết quả cao nhất. Những giải pháp can thiệp trực tiếp, ví dụ như bổ sung viên nang vitamin A, bổ sung thực phẩm cho trẻ, hoặc các chương trình phòng chống bệnh tật thường là những giải pháp đặc hiệu ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ, tuy nhiên nếu chỉ triển khai đơn thuần chương trình bổ sung, tính duy trì và bền vững có thể lại không cao. Những giải pháp can thiệp về kinh tế, môi trường, văn hoá xã hội thường ít đặc hiệu hơn. Tuỳ từng trường hợp cụ thể của địa phương, theo từng giai đoạn của can thiệp mà lựa chọn giải pháp thích hợp nhất.


Tính khả thi: để có thể đảm bảo tính khả thi của chương trình can thiệp, cần phân tích, đánh giá cụ thể tình hình thực tế về nguồn nhân lực, vật lực cũng như điều kiện kinh tế, xã hội, tập quán và địa lý của địa bàn định can thiệp. Những giải pháp có tính khả thi cao sẽ được ưu tiên lựa chọn.

Dễ chọn đối tượng: một dự án can thiệp muốn thành công thì đối tượng phải dễ tiếp cận về mặt địa lý, dễ chọn được đúng đối tượng và có khả năng tiếp xúc được đối tượng.

Sự quan tâm, tham gia và chấp nhận của cộng đồng: để đảm bảo sự thành công của chương trình can thiệp, vấn đề can thiệp cần phải được cộng đồng quan tâm, cộng đồng tham gia trong khâu phân tích tình hình, lựa chọn giải pháp can thiệp, triển khai, quản lý, theo dõi giám sát và đánh giá hoạt động của chương trình can thiệp. Những giải pháp can thiệp được cộng đồng chấp nhận thì có tính ưu tiên cao hơn.

Tính bền vững: tính bền vững phản ánh khả năng địa phương tự duy trì hoạt động của chương trình khi dự án đã kết thúc, người dân tiếp tục tự giác duy trì những hành vi có lợi cho sức khoẻ... Một chương trình có thể duy trì được lâu dài thường chỉ khi năng lực của cán bộ địa phương tham gia chương trình được nâng cao, cần có sự cam kết của địa phương và cần có sự tham gia của người dân.

Dễ đánh giá: khi thực hiện chương trình can thiệp dinh dưỡng cần cân nhắc cả điều kiện theo dõi, giám sát, đánh giá, đảm bảo chương trình thực hiện đúng mục tiêu.

Giá thành: nếu các chương trình can thiệp có cùng hiệu lực, chương

trình nào có giá thành thấp hơn thì thường được ưu tiên hơn.

1.6.3. Các chương trình can thiệp dinh dưỡng

Những can thiệp về thực phẩm


Mục tiêu của chương trình can thiệp thực phẩm nhằm đảm bảo cho mọi đối tượng có được chế độ dinh dưỡng đủ về số lượng và chất lượng, để người dân có sức khoẻ tốt. Các chương trình can thiệp nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm với mong muốn đảm bảo cho mọi người dân có sẵn lương thực thực phẩm ở mọi nơi và mọi thời điểm. Chính vì vậy mà những yếu tố ảnh hưởng của thực phẩm liên quan với chính sách thực phẩm, đến tiêu thụ, sức mua của người tiêu dùng.

Những can thiệp về dinh dưỡng

Bổ sung các chất dinh dưỡng

Các chất dinh dưỡng được sản xuất dưới dạng thuốc, sử dụng trong các chương trình ngắn hạn, nhằm bổ sung cho những đối tượng có nguy cơ bị thiếu hụt cao và thường ở những nơi mà tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở tỷ lệ cao, có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng. Biện pháp này nhằm cải thiện nhanh tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở cộng đồng đối với những nhóm đối tượng có nguy cơ được xác định rõ.

Những chương trình bổ sung các chất dinh dưỡng đã được thực hiện là bổ sung viên nang vitamin A, viên nang iod, viên sắt, vitamin K... ở nước ta, chương trình bổ sung viên nang vitamin A liều cao cho trẻ nhỏ, phụ nữ ngay sau sinh, bổ sung viên sắt cho phụ nữ có thai đã thu được những thành công khả quan.

Chương trình thức ăn bổ sung

Chương trình thức ăn bổ sung thường cung cấp hay hỗ trợ bữa ăn hoặc thực phẩm với giá thấp hay miễn phí cho các nhóm đối tượng có nguy cơ cao với các mục tiêu sau: Để cải thiện tốc độ phát triển, tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ nói chung; Để tăng sức đề kháng với nhiễm trùng cho nhóm có nguy cơ cao, đặc biệt là ở các hộ gia đình có thu nhập thấp.


Chương trình dinh dưỡng tập trung vào các đối tượng trẻ em trước tuổi đến trường, phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú, những người có nguy cơ cao bị thiếu dinh dưỡng. Các đối tượng này nhận thức ăn bổ sung trong giai đoạn nhất định và giáo dục dinh dưỡng trong thời điểm đó đóng vai trò rất quan trọng.

Chương trình thức ăn bổ sung thường được đưa vào bữa ăn trưa hay bữa ăn giữa ca hay bữa ăn thường xuyên. Các chương trình này chú ý tới những khu vực bị thiên tai, mất mùa và cả những khu vực công nghiệp mà người công nhân ít việc hoặc thất nghiệp.

Thực phẩm sử dụng trong chương trình bổ sung dinh dưỡng có thể là có nguồn gốc từ địa phương thường được cộng đồng chấp nhận và nguồn thực phẩm tiếp tục được sử dụng ngay cả khi chương trình kết thúc hoặc mang từ nơi khác đến hoặc các thực phẩm nhập khẩu có thể rất nhiều loại từ sữa gầy, các loại bột mì, gạo, bột đậu... Điều thuận lợi là các thực phẩm nhập khẩu có giá trị dinh dưỡng cao nhưng chương trình sẽ có thể tạo nên sự phụ thuộc của cộng đồng vào nguồn thực phẩm không sẵn có và ảnh hưởng tới tính duy trì bền vững của chương trình.

Chương trình thức ăn bổ sung thường được lồng ghép với những hoạt động của trạm y tế, trường học, các tổ chức phụ nữ và luôn khuyến khích tham gia của cha mẹ, các thành viên cộng đồng tham gia vào việc chuẩn bị bữa ăn bổ sung cho trẻ. Nơi thực hiện đảm bảo yêu cầu chuẩn bị thức ăn sạch, thuận tiện và tổ chức được việc giáo dục sức khoẻ.

Chương trình phục hồi dinh dưỡng

Chương trình phục hồi suy dinh dưỡng nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ và cung cấp cho bà mẹ và những người nuôi dưỡng trẻ kiến thức kỹ năng cần thiết để duy trì và cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ ở hộ gia đình. Trước đây việc điều trị và phục hồi dinh dưỡng cho trẻ thường ở


bệnh viện, ngày nay việc đó chỉ thực hiện khi thấy thật cần thiết đối với trẻ ốm nặng, còn phần lớn là ở hộ gia đình hiệu quả cao hơn để tránh lây nhiễm chéo cho trẻ.

Tăng cường các chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Tăng cường các chất vào thực phẩm là đưa thêm các chất dinh dưỡng, nhằm duy trì hay cải thiện chất lượng thực phẩm. Tăng cường các chất dinh dưỡng vào thực phẩm có một vị trí quan trọng trong chiến lược phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng như thiếu iod, vitamin A, sắt... Biện pháp tăng cường các chất dinh dưỡng có những ưu điểm về giá thành thấp và có sự tham gia của người tiêu dùng trong quá trình theo dõi và kiểm soát.

Tăng cường các chất dinh dưỡng đã thành công như chương trình tăng cường iod vào muối. Một số chương trình tăng cường vitamin A vào một số thực phẩm như margarin, sữa, đường, mì chính cũng đã có những thử nghiệm ở một số nước. Sắt cũng đã được tăng cường vào các loại bột, bánh qui và mì sợi. Hiện nay đang có những nghiên cứu hiệu quả của việc tăng cường sắt vào đường, nước chấm đã có những hiệu quả đáng khuyến khích.

Một số vitamin như thiamin, riboflavin, niacin được bổ sung vào bột, một số chất dinh dưỡng khác như vitamin D, vitamin C, calci cũng thường được đưa vào bột, các loại bánh hoặc dầu, nước quả tuy nhiên phần lớn các biện pháp tăng cường các chất dinh dưỡng này dẫn đến giá thành sản phẩm đắt hơn.

Các chương trình giáo dục dinh dưỡng

Giáo dục dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong tất cả các loại biện pháp can thiệp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi ở bất kì cộng đồng nào. Áp dụng các tiến bộ khoa học dinh dưỡng diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của người dân, nó liên quan đến điều kiện kinh tế, xã hội và


các giá trị văn hoá của thực phẩm, cũng như quan niệm của người dân về lựa

chọn thực phẩm để có sức khoẻ tốt.

Đối với giáo dục dinh dưỡng cộng đồng nhằm thay đổi các hành vi liên quan đến dinh dưỡng, tạo lập hành vi mới, người cán bộ dinh dưỡng cần lưu ý việc khuyến khích cộng đồng thay đổi các tập tục chưa hợp lý. Để làm được điều đó phải chuyển tải những thông tin mới về dinh dưỡng, tạo ra được động lực thúc đẩy cộng đồng thay đổi các tập quán dinh dưỡng chưa hợp lý. Quá trình giáo dục tập trung vào bảo vệ và tạo nên tình trạng dinh dưỡng tốt hơn và tập trung vào các hoạt động chăm sóc dinh dưỡng. Giáo dục dinh dưỡng là quá trình liên tục theo chu kỳ vòng đời với việc bổ sung liên tục những hiểu biết mới.

Lồng ghép can thiệp dinh dưỡng với các chương trình y tế

Các chương trình lồng ghép tập trung những cố gắng phối hợp những chương trình can thiệp dinh dưỡng với các chương trình y tế, nước sạch, vệ sinh môi trường và kế hoạch hoá gia đình.

Lồng ghép can thiệp dinh dưỡng với các chương trình y tế nhằm cung cấp được dịch vụ chăm sóc sức khoẻ toàn diện có hiệu quả cao hơn. Lồng ghép các hoạt động của các chương trình y tế với can thiệp dinh dưỡng là một trong những nguyên lý của chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

Phối hợp chương trình can thiệp dinh dưỡng với các hoạt động của các chương trình phúc lợi khác sẽ làm tăng sức mạnh của chương trình can thiệp dinh dưỡng đồng thời sẽ nâng hiệu quả của các chương trình phúc lợi.

Lồng ghép được thể hiện ở mục tiêu và sự phối hợp ở từng hoạt động đồng thời với chương trình y tế, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, nước sạch và vệ sinh môi trường. Từ những phối hợp đó sẽ tạo ra được những động lực cho cả cộng đồng chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng cho các đối tượng có nguy cơ cao thiếu dinh dưỡng. Kết quả phối hợp sẽ thể hiện trong việc cải thiện tình


trạng dinh dưỡng như sử dụng nước sạch sẽ giảm nguy cơ nhiễm bệnh đường tiêu hoá và nhiễm trùng. Tác động phối hợp với chương trình dân số và chăm sóc phụ nữ cũng mang lại nhiều điều kiện thuận lợi trong khi thực hiện can thiệp dinh dưỡng, cải thiện tình trạng thiếu dinh dưỡng ở phụ nữ như vấn đề thiếu năng lượng trường diễn, thiếu máu thiếu vi chất.

Ở nước ta đã có những chương trình can thiệp dinh dưỡng thành công, nhất là dự án thức ăn bổ sung 1984 - 1989 cho bà mẹ và trẻ em suy dinh dưỡng với các thực phẩm như gạo, đường, dầu ăn cho các tỉnh thường xuyên bị bão lụt đe doạ. Tiếp theo là dự án can thiệp bổ sung thực phẩm phối hợp với chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em, các chương trình can thiệp phòng chống thiếu vitamin A và bệnh khô mắt đã được quốc tế đánh giá cao, đã làm giảm tỷ lệ thiếu vitamin A thể lâm sàng xuống dưới ngưỡng vấn đề sức khoẻ cộng đồng của Tổ chức Y tế thế giới. Các chương trình giáo dục dinh dưỡng cũng được triển khai khá hiệu quả, các chương trình VAC tăng nguồn thực phẩm, chương trình phòng chống thiếu máu, phòng chống suy dinh dưỡng đã và đang phát huy hiệu quả của nó. Các chương trình can thiệp dinh dưỡng ở nước ta đã rút ra được những kinh nghiệm giúp cho việc xây dựng chiến lược dinh dưỡng quốc gia trong giai đoạn tới 2001-2010, một chiến lược tổng hợp, lồng ghép để cải thiện tình trạng dinh dưỡng của nhân dân ta.

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 21/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí