Ngưỡng Ý Nghĩa Sức Khỏe Cộng Đồng (Ynskcđ) Dựa Vào Tỷ Lệ


4.3. Hiệu quả can thiệp

4.3.1. Tình trạng dinh dưỡng

Các quan sát dịch tễ học ở các nước đang phát triển và cả các nước công nghiệp phát triển đều cho thấy những người bị suy dinh dưỡng bào thai trước kia có nguy cơ cao hơn với các loại bệnh trường diễn (bệnh về chuyển hoá). Từ đó, người ta đã đặt ra giả thuyết “các bệnh có nguồn gốc từ suy dinh dưỡng bào thai”.

Trong những năm tháng đầu tiên sau khi ra đời, những trẻ đã bị kém phát triển trong thời kỳ bào thai nếu lại bị nhiễm khuẩn kéo dài hoặc không được nuôi dưỡng tốt như không được cho ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng - đặc biệt là năng lượng, protein, vitamin A, kẽm, sắt càng làm cho tình trạng kém phát triển trở nên nặng thêm. Trẻ có cân nặng theo tuổi thấp thường hay bị bệnh như tiêu chảy và viêm phổi. Người ta cũng đã thấy có mối liên quan thuận chiều giữa mức suy dinh dưỡng nặng và tỷ lệ tử vong trẻ em. Riêng trong năm 1995, ước tính có đến 11,6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị tử vong vì tất cả các nguyên nhân khác nhau thì có 6,3 triệu ca (chiếm 54%) bị suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi thấp. Hầu hết các ca trẻ em tử vong đó đều có liên quan với suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi thấp.

Về chỉ tiêu chiều cao theo chỉ số HAZ-scores trung bình: Tại thời điểm trước can thiệp (TCT) và sau can thiệp (SCT), chiều cao cải thiện rõ rệt ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng. Chiều cao trung bình tính theo HAZscores ở nhóm can thiệp là - 1,552 ± 1,590, sau can thiệp tăng lên - 1,265

± 0,900 (p<0,05). Tích luỹ sau 6 tháng, mức tăng chiều cao ở trẻ thể hiện khá rõ ràng. Tuy nhiên, do can thiệp ngắn hạn nên chúng tôi không thể tính ra tỷ lệ SDD thấp còi hay chiều cao trung bình mà chỉ quan sát theo HAZscores trung bình.


Trong khi đó, cùng thời gian ở nhóm chứng không thay đổi về HAZ scores trung bình (theo HAZscores trung bình TCT là - 1,785 ± 1,037 và SCT là - 1,734 ± 0,977 – với p>0,05).

Về các chỉ số cân nặng Zscore: Zscore WAZ đều cải thiện tốt hơn ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng sau 6 tháng can thiệp. Ở nhóm can thiệp chỉ số Zscore WAZ tăng từ - 1,558 ± 1,561 lên - 1,314 ± 0,887 (p<0,05); trong khi đó ở nhóm chứng các trị số Zscore WAZ trước và sau can thiệp là - 1,656 ± 0,885 và - 1,676 ± 0,920 (p>0,5). Các kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Đỗ Thị Hòa, Lê Thị Hương tại Hà Nội [4], [8], [17] và Migasena tại miền Bắc Thái Lan [146].

Tương tự, các chỉ số nhân trắc như cân nặng và chiều cao trung bình của nhóm trẻ được bổ sung sữa đa vi chất cũng tăng so với nhóm chứng và nhóm bổ sung sữa đơn thuần trên học sinh tiểu học sau 6 tháng can thiệp [4]. Nghiên cứu của Đỗ Thị Hòa và cộng sự, khi cho trẻ em tiểu học ăn bánh bích quy có bổ sung sắt và vitamin A cũng giảm đáng kể tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở nhóm can thiệp từ 33,9% sau 3 tháng là 26,6% và sau 6 tháng là 19,6% [8].

Cơ chế tác động của vitamin và khoáng chất trong việc cải thiện tình trạng nhân trắc của trẻ có thể được giải thích như sau: Hầu hết các vitamin và khoáng chất đều tham gia vào hầu hết quá trình chuyển hoá trong cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình tăng trưởng của cơ thể. Những tác động trực tiếp đến tăng cân nặng và chiều cao của trẻ là do khi cơ thể được bổ sung vi chất dinh dưỡng đã giúp cho cải thiện nồng độ vitamin và khoáng chất trong huyết thanh. Kết quả một số nghiên cứu cho thấy kẽm có tác dụng kích thích tăng trưởng ở trẻ nhờ tác dụng trung gian làm tăng hóc môn tăng trưởng (Insulin-like growth factor 1, IGF-1) giống insulin trong máu [230]. Các tác động gián tiếp của bổ sung là kích thích sự ngon miệng và làm


trẻ tiêu thụ thức ăn nhiều hơn, vì vậy năng lượng ăn vào và protein được cung cấp nhiều hơn và mức độ hấp thu cũng tăng lên. Mặt khác, sự có mặt của các vi chất khác được bổ sung trong sữa như vitamin C, vitamin B1, B2... là những vitamin có thể giúp trẻ ăn ngon miệng. Một số tác giả khác cũng cho rằng, các vi chất dinh dưỡng bổ sung làm tăng cường miễn dịch giúp giảm mắc các bệnh nhiễm trùng. Cả hai cơ chế trực tiếp và gián tiếp của bổ sung vi chất đều là tác dụng có lợi giúp cho quá trình tăng trưởng của trẻ.

4.3.2. Tình trạng thiếu máu

Khái niệm và tiêu chuẩn xác định thiếu máu, thiếu sắt

Thiếu máu là sự thiếu hụt lượng hemoglobin (huyết cầu tố hay Hb) trong hệ tuần hoàn. Do vậy, nếu như cho rằng thiếu máu được thể hiện thông qua sự thiếu hụt số lượng hồng cầu là sự phản ánh không đầy đủ. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, thiếu máu xảy ra khi lượng huyết cầu tố lưu hành của một cá thể thấp hơn lượng huyết cầu tố của một người khoẻ mạnh cùng giới, cùng tuổi và sống trong cùng điều kiện môi trường.

Ở cộng đồng thường sử dụng phương pháp Cyamethemoglobin định lượng Hb trong máu để xác định tình trạng thiếu máu.

Thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý khi hàm lượng hemoglobin trong máu xuống thấp hơn bình thường do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng nào đó trong quá trình tạo máu bất kể lý do gì (phần lớn là thiếu sắt, ngoài ra có thể có là acid folic và vitamin B12). Cũng theo Tổ chức Y tế thế giới, có thể đánh giá tình trạng thiếu máu trên cộng đồng dựa vào tỷ lệ thiếu máu.


Bảng 4.1. Ngưỡng ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (YNSKCĐ) dựa vào tỷ lệ

thiếu máu


Mức YNSKCĐ

Tỷ lệ thiếu máu (%)

Nặng

40

Trung bình

20,0 - 39,9

Nhẹ

5 - 19,9

Bình thường

4,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Thực trạng thiếu dinh dưỡng, một số yếu tố liên quan và đề xuất giải pháp can thiệp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Việt Yên - Bắc Giang, 2006-2008 - 13


Nguyên nhân thiếu máu dinh dưỡng

Có bốn (04) nguyên nhân thường gây ra thiếu máu, gồm:

+ Do sự cung cấp chất sắt thiếu thường bởi do khẩu phần ăn thiếu vi

chất sắt hoặc có giá trị sinh học thấp;

+ Do nhu cầu sắt cao thường gặp ở nữ giới tuổi sinh đẻ, đặc biệt là khi có thai và trẻ nhỏ;

+ Do nhiễm ký sinh trùng đường ruột, đặt biệt là giun móc;

+ Do cơ thể kém thấp thu sắt thường do các bệnh về đường tiêu hoá, do tình trạng sức khoẻ.

Nhiều nguyên nhân gây thiếu máu có thể cùng tồn tại trên một cá thể, góp phần gây nên tình trạng thiếu máu trầm trọng hơn [46]. Thiếu máu dinh dưỡng là loại thiếu máu phổ biến nhất và cần các biện pháp can thiệp về sức khoẻ cộng đồng.

Đánh giá tình trạng thiếu máu

Hàm lượng Hemoglobin thay đổi theo tuổi, giới, tình trạng sinh lý, độ cao so với mặt biển, nhưng ít khác nhau theo chủng tộc. Do vậy, năm 2001 Tổ chức Y tế thế giới đã đề nghị mức hàm lượng Hb trong máu được coi là thiếu máu khi ở dưới các ngưỡng theo từng đối tượng [227].


Bảng 4.2. Ngưỡng Hemoglobin để xác định thiếu máu

theo Tổ chức Y tế thế giới


Nhóm tuổi

Ngưỡng hemoglobin (g/L)

Trẻ em: Từ 6 tháng đến 59 tháng

< 110

Từ 5 đến 11 tuổi

< 115

Từ 12 - 14 tuổi

< 120

Phụ nữ: Không có thai

< 120

Phụ nữ có thai

< 110

Nam giới trưởng thành

< 130


Đánh giá mức độ thiếu máu dựa vào hàm lượng Hb.

Bảng 4.3. Xác định mức độ thiếu máu dựa vào hàm lượng Hb


Mức độ thiếu máu

Hàm lượng Hb (g/l)

Nặng

< 70

Trung bình

70 ≤ Hb < 100

Nhẹ

100 ≤ Hb < 120


Thiếu máu là giai đoạn cuối cùng của tình trạng thiếu sắt. Hàm lượng Hb trong máu thấp biểu hiện tình trạng thiếu máu ngoại vi. Thiếu máu thường chỉ phát hiện được khi kết hợp với tình trạng thiếu sắt nặng. Chẩn đoán thiếu máu, thiếu sắt trong giai đoạn sớm dựa vào nồng độ Ferritin huyết thanh. Định lượng Ferritin huyết thanh (SF) bằng phương pháp hấp thụ miễn dịch gắn enzym, còn gọi là phương pháp ELISA với chuẩn Ferritin huyết thanh.

Thay đổi nồng độ Hb và Ferritin

Thiếu máu là giai đoạn cuối cùng của tình trạng thiếu sắt. Hàm lượng Hb trong máu thấp biểu hiện tình trạng thiếu máu ngoại vi. Thiếu máu thường chỉ phát hiện được khi kết hợp với tình trạng thiếu sắt nặng. Trong nghiên cứu


của chúng tôi, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thiếu máu và nồng độ Hb trong máu trước can thiệp ở cả hai nhóm can thiệp và nhóm chứng. Sau can thiệp, kết quả nhiên cứu cho thấy ở nhóm can thiệp, hàm lượng trung bình Hb đã tăng từ 11,36 ± 1,192 g/dL trước can thiệp lên 12,94

± 1,83 g/dL sau can thiệp (p < 0,001), tăng trung bình 1,58 ± 1,71 g/dL. Sự gia tăng hàm lượng trung bình Hb khác nhau có ý nghĩa giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng với p < 0,001. Ở nhóm chứng, hàm lượng trung bình Hb sau can thiệp là 11,84 ± 1,28 g/dl, không khác biệt so với trước can thiệp (p > 0,05).

Như vậy có thể kết luận bổ sung sữa có tăng cường đa vi chất có tác dụng cải thiện các chỉ số thiếu máu và cải thiện tình trạng sắt cho trẻ em. Kết quả này cũng tương tự như kết quả của nhiều nghiên cứu ở Việt Nam cũng như một số nước khác trên thế giới trong đó sử dụng can thiệp có bổ sung vi chất dưới các dạng khác nhau cho trẻ em ở các nhóm tuổi khác nhau.

Một số nghiên cứu đã sử dụng bổ sung thực phẩm có tăng cường một vi chất như sắt, hoặc vitamin A hoặc kẽm đã cho thấy có sự cải thiện về tình trạng nhân trắc của trẻ như cân nặng và chiều cao, tuy nhiên kết quả chưa thống nhất. Nghiên cứu của Cao Thu Hương và CS sử dụng bột giàu năng lượng và vi chất cho trẻ em 5-8 tháng tuổi ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên (2004). Kết quả cho thấy, sau 6 tháng can thiệp, nhóm nghiên cứu có các chỉ số sinh hoá (Hb: +6,2 g/L; Ferritin: +8,8 µmg/L) và mức tăng cân nặng và chiều cao cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng. Nghiên cứu của Đỗ Thị Hoà và CS (1999) khi cho trẻ ăn bánh quy bổ sung vitamin A và sắt cũng làm giảm tỷ lệ SDD thấp còi một cách có ý nghĩa ở nhóm nghiên cứu so với nhóm chứng. Bánh quy bổ sung vi chất cũng làm tăng nồng độ Hb và ferritin huyết thanh ở nhóm nghiên cứu lên tương ứng là 1,77 g/dL và 29,8 µmg/L, cao hơn nột cách có ý nghĩa so với nhóm chứng. Tương tự, nghiên cứu của tác giả Nguyễn


Thanh Hà (2010) bổ sung kẽm và sprinkles đa vi chất cho trẻ em SDD thấp còi 6 - 36 tháng tuổi cũng có hiệu quả tích cực trong việc cải thiện các chỉ số hoá sinh và nhân trắc. Trong 6 tháng, nồng độ Hb tăng nhiều nhất ở nhóm sprinkles (+ 8,33 g/L).

Tóm lại, trẻ em 2 - 5 tuổi bổ sung sữa có bổ sung đa vi chất dinh dưỡng đã cải thiện được mức Hb và tình trạng sắt.


HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI


Do phạm vi nghiên cứu tại huyện miền núi với số nhân lực hạn chế (để tránh các sai số, tác giả chỉ sử dụng một đội điều tra duy nhất), nên thời gian nghiên cứu kéo dài. Nội dung tiến hành nghiên cứu chủ yếu chỉ tập trung vào tình trạng dinh dưỡng, kinh tế xã hội và cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và tình trạng nhiễm giun để có thể đề ra các biện pháp khả thi nhằm giảm suy dinh dưỡng và không đi sâu vào các vấn đề về thiếu vi chất dinh dưỡng - là những vấn đề đã được khá nhiều nghiên cứu trước đây tập trung vào.

Nghiên cứu cũng không đánh giá hiệu quả của can thiệp còn kéo dài bao lâu sau khi ngừng can thiệp và tác động như thế nào đến quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ; Nếu can thiệp trong thời gian dài hơn thì hiệu quả can thiệp như thế nào? Tính bền vững của can thiệp ra sao? Cải thiện tình trạng sức khoẻ và trí lực của trẻ như thế nào?.... Đây cũng là những gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2022