việc mở rộng phạm vi bảo hiểm liên quan đến thái độ của các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cuộc cạnh tranh của các doanh nghiệp trong thị trường lao động, nhận thức về vai trò của các cơ quan HXH và khả năng về
HXH cho người có tuổi và rủi ro của các cơ quan bảo hiểm. Liên quan đến việc làm phi chính thức, tác giả nhận định việc làm phi chính thức tồn tại rộng rãi trong khu vực chính thức ở Việt Nam. Một mặt, nhiều doanh nghiệp tư nhân nhỏ không tham gia đóng HXH, mặt khác, có doanh nghiệp đóng bảo hiểm cho người lao động theo mức lương thấp hơn mức lương thực trả. Ranh giới giữa chính thức và phi chính thức ở Việt Nam rất mờ nhạt. Lao động chính thức cũng chỉ được bảo hiểm một phần. BHXH trong khu vực phi chính thức được tác giả phân tích dựa vào ba nghiên cứu khảo sát mức độ tự nguyện của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện ở Việt Nam [90]. Nghiên cứu đầu tiên được tiến hành trong quá trình chuẩn bị Luật HXH năm 2006 ( ales và Castel, 2005); Nghiên cứu thứ hai phân tích các yếu tố quyết định sự tham gia (Castel, 2008); Nghiên cứu thứ ba thực hiện năm 2007 về quá trình chuyển đổi của những người tham gia Quỹ Hưu trí Nông dân tỉnh Nghệ An chuyển sang chương trình HXH tự nguyện theo luật ban hành năm 2006. Các nghiên cứu cho thấy mong muốn của người lao động khu vực phi chính thức tham gia chương trình hưu trí tuy nhiên do mức đóng góp tối thiểu khá cao và việc nhiều người không đáp ứng điều kiện hưởng lương hưu vì không thể đóng góp trong 20 năm nên tính hấp dẫn của chương trình hiện nay giảm đáng kể.
Đề cập đến việc mở rộng độ bao phủ BHXH tự nguyện đến các cán bộ không chuyên trách cấp xã, Tác giả Quang Phương (2011), “H trợ cán bộ không chu ên trách cấp xã tham gia BHXH tự ngu ện”cho rằng, hiện nay nhiều cán bộ trong quá trình công tác chuyển từ vị trí chuyên trách qua không chuyên trách và ngược lại. Do đó, thời gian đóng HXH bị ngắt quãng, khi nghỉ hưu chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí. Vì vậy, việc hỗ trợ các cán
bộ không chuyên trách cấp xã tham gia BHXH tự nguyện là hết sức cần thiết.
Đề tài khoa học của Lưu Quang Tuấn (2013), đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chính sách khuyến khích tham gia BHXH tự nguyện đối với lao động có mức thu nhập từ trung bình trở xuống, trong đó chú ý tới chính sách đối với lao động nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số. Tác giả phân tích kinh nghiệm của Trung Quốc về BHXH tự nguyện. Ở quốc gia này, BHXH tự nguyện ra đời từ năm 1951 theo mô hình của Liên Xô cũ và đã có nhiều cải cách, điều chỉnh theo từng thời kỳ phát triển của đất nước. Qua đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về hỗ trợ mức đóng HXH tự nguyện, linh hoạt thời gian đóng và về tổ chức thực hiện. Tác giả cũng đã phân tích về thực trạng tham gia BHXH tự nguyện của người lao động có mức thu nhập từ trung bình trở xuống, từ đặc điểm thu nhập, việc làm, trình độ chuyên môn kỹ thuật, đánh giá về thủ tục, mức độ hấp dẫn của chương trình...và thực trạng lao động chưa tham gia HXH tự nguyện về việc làm, thu nhập và nhu cầu, khả năng tham gia HXH tự nguyện. Từ đó, lượng hóa những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của người lao động. Đề xuất giải pháp nhấn mạnh quan điểm coi BHXH tự nguyện là sản phẩm/ dịch vụ còn người lao động là khách hàng nhằm đạt mục tiêu mở rộng độ bao phủ của HXH đến mọi người lao động.
Hoàng á Thịnh (2015) hướng đến việc nghiên cứu về ASXH của nhóm dân cư nông thôn thông qua nghiên cứu nhu cầu, thực trạng và tác động của việc tham gia bảo hiểm xã hội. Tác giả chỉ ra rằng, mới chỉ có 2% lao động nông thôn mua bảo hiểm xã hội tự nguyện, trong đó mức lương hưu được thụ hưởng thấp, thời gian đóng để hưởng lương hưu quá dài, chế độ được hưởng ít, mức đóng của khu vực phi chính thức cao (100%) là những nguyên nhân chính của vấn đề này. Tác giả cũng chỉ ra xu hướng tất yếu của bảo hiểm xã hội trong đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nông thôn.
Đặng Quang Điều (2017) chỉ ra hai nguyên nhân chính dẫn đến thực
trạng trên, thứ nhất là về phía chính sách BHXH tự nguyện (thời gian để được thụ hưởng dài, mức đóng của người lao động hạn chế nên mức hưởng sẽ thấp, chế độ hưởng chỉ có 2 chế độ hưu trí và tử tuất nên chưa hấp dẫn người lao động tham gia) và nguyên nhân thứ hai từ phía người lao động (do thói quen chỉ thấy lợi ích trước mắt mà không thấy được lợi ích lâu dài, thu nhập của người lao động thấp và bấp bênh, thời gian tham gia dài nên nhiều người không đủ sức theo). Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp để tăng cường phát triển BHXH tự nguyện.
Phân tích về những vấn đề cần giải quyết nhằm tăng cường sự tham gia BHXH tự nguyện của người lao động, Hoàng Minh Tuấn (2013) đã đưa ra 4 nội dung, đó là: (1) xem xét lại mức đóng hàng tháng của người lao động tham gia BHXH tự nguyện vì thời điểm hiện tại mức đóng cao trong khi đại đa số người lao động thuộc nhóm này có mức thu nhập thấp và không ổn định; (2) Nghiên cứu triển khai thêm các chế độ ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp để người lao động thấy rõ hơn lợi ích trước mắt và lâu dài khi tham gia BHXH tự nguyện; (3) Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống tổ chức ngành BHXH Việt Nam; (4) Tăng cường chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ giữa BHXH Việt Nam với các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể trong công tác tuyên truyền về BHXH tự nguyện ở mọi cấp, mọi địa phương.
Trong nghiên cứu của tác giả Dương Phương Thảo (2014) “Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện - Thực trạng và giải pháp”, tác giả đã đưa những kiến thức về luật học để tập trung đi sâu vào nghiên cứu phân tích thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về BHXH tự nguyện để từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như thực hiện hiệu quả chính sách BHXHTN trên thực tế. Đây là một nghiên cứu mang tính đột phá khi phân tích sâu vào những chính sách và pháp luật Việt Nam để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong việc triển khai và tuyên truyển BHXH tự nguyện tới người dân ( Dương Phương Thảo, 2014)
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Các Nghiên Cứu Lý Thuyết Về An Sinh Hội
- Nghiên Cứu Về An Sinh X Hội Đối Với Người Lao Động Khu Vực Kinh Tế Phi Ch Nh Thức
- Nghiên Cứu Về Tiếp Cận Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
- Khái Niệm Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc
- Khái Niệm Sự Tham Gia Bhxh Tự Nguyện
- Các Ch Nh Sách Của Đảng Và Nhà Nước Về Bhxh, Bhxh Tự Nguyện
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
Yếu tố truyền thông
Dưới góc nhìn mới, tác giả ùi Sĩ Tuấn, Hoàng Minh Tuấn (2016), p dụng maketing phát triển BHXH tự ngu ện, đề cập đến việc áp dụng marketing phát triển BHXH tự nguyện. Các tác giả đã chỉ ra những rào cản trong phát triển BHXH tự nguyện, đó là: công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH tự nguyện chưa thực sự được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức và thường xuyên; thứ hai, lao động chưa tham gia chủ yếu có thu nhập thấp, trình độ chuyên môn kỹ thuật và nhận thức thấp, việc làm bấp bênh, cuộc sống khó khăn do đó không có tích lũy thường xuyên để có thể tham gia BHXH tự nguyện; thứ ba, thủ tục tham gia BHXH còn phức tạp; thứ tư, thiếu sự tăng cường phối hợp liên ngành trong thực hiện BHXH tự nguyện; thứ năm, các phương thức đóng, hưởng còn cứng nhắc, chưa thực sự linh hoạt và chưa phù hợp với nhu cầu đa dạng của người dân. Từ đó, tác giả đề xuất áp dụng marketing trong phát triển BHXH tự nguyện, từ chính sách giá cả, chính sách xúc tiến, chính sách phân phối, chính sách thanh toán và cuối cùng là chính sách phục vụ khách hàng. Theo phân tích của tác giả, một trong những chiến lược thành công trong nền kinh tế thị trường là áp dụng linh hoạt chính sách marketing. Chính sách này sẽ chỉ ra và hướng dẫn nhà quản trị trong lĩnh vực bán hàng: ai bán, bán cái gì, bán cho ai, số lượng bao nhiêu và như thế nào. Trên cơ sở áp dụng chính sách này sẽ thu hút được người lao động tham gia BHXH tự nguyện.
Khi xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia HXH của người lao động, các tác giả Hoàng Bích Hồng, Mai Thị Hường, Tô Thị Hồng (2017), “Các nh n tố ảnh hưởng việc tham gia BHXH của người lao động phi chính thức”, cho rằng hiện nay việc nghiên cứu trong lĩnh vực BHXH tự nguyện chủ yếu dừng ở việc xem xét, đánh giá HXH tự nguyện như một chính sách công chứ chưa có nghiên cứu về hành vi, cũng như ý định của người tham gia. Để đo lường, đánh giá ý định, hành vi tham gia BHXH tự
nguyện khu vực phi chính thức các tác giả vận dụng các lý thuyết, mô hình về hành vi như Lý thuyết hành vi người tiêu dùng, lý thuyết về thái độ. Với mẫu khảo sát 166 lao động nam và 176 lao động nữ tham gia BHXH tự nguyện, số lượng người lao động có độ tuổi từ 26- 35 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất; tiếp theo là 36-45tuổi, thấp nhất là từ 15-25 tuổi và 46 tuổi trở lên và 9,9% số người được hỏi chuyển từ BHXH bắt buộc sang. Tỷ lệ người lao động có thu nhập từ 3 triệu/tháng trở xuống chiếm gần 80% số người lao động tham gia khảo sát. Kết quả điều tra cho thấy, yếu tố “trách nhiệm đạo lý và “truyền thông là hai nhân tố tác động mạnh mẽ nhất lên ý định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức, chứ không phải vấn đề thu nhập. Ngoài ra, trình độ học vấn thấp cũng cản trở tới sự hiểu biết về chính sách BHXH. Nhóm tác giả đề xuất giải pháp tập trung vào hoạt động truyền thông, bao gồm: Nội dung, hình thức truyền thông và bộ máy tổ chức truyền thông. Đặc biệt, các tác giả cho rằng các hình thức tuyên truyền hiện nay chưa phong phú, chưa hấp dẫn, chưa bám sát đối tượng và còn thiếu các hình thức phù hợp. Đặc điểm của người lao động trong khu vực phi chính thức là làm việc trong các môi trường không ổn định, VD: xe ôm, người chở hàng, công nhân xây dựng…trong phạm vi về thời gian không cố định. Do vậy, việc lựa chọn kênh truyền thông hợp lý là điều rất quan trọng. Các kênh truyền thông liên cá nhân cần được phát huy, rất cần những buổi trao đổi trực tiếp đến người lao động.
1.3.4. Nghiên cứu về giải pháp phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo Mạc Tiến Anh (2008), một số cải cách nhằm thực hiện hiệu quả và thành công BHXH tự nguyện: Thứ nhất, về đối tượng áp dụng BHXH: không nên chỉ quy định người lao động không là đối tượng áp dụng của BHXH bắt buộc mới được tham gia BHXH tự nguyện, nên qui định tất cả mọi người lao động nếu có điều kiện có thể tham gia BHXH tự nguyện (kể cả những đối tượng đã tham gia HXH bắt buộc). Tác giả cũng đánh giá về mức độ phù hợp của chế độ và mức đóng góp của BHXH tự nguyện hiện nay ở
Việt Nam. Ngoài ra, để được coi là đối tượng thụ hưởng BHXH tự nguyện phải là những người thu nhập ở mức tối thiểu nào đó. Những người quá nghèo, không có thu nhập thì không nên tham gia vào hệ thống BHXH mà là đối tượng của cơ chế bảo đảm xã hội. Thứ hai, về mức đóng của BHXH tự nguyện, chúng ta có thể tham khảo chính sách của BXH cho nông dân của Pháp (một loại BHXH tự nguyện). Thứ ba, về vấn đề “liên thông giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện cần phải xử lý một số hạn chế đối với chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động.
Phạm Thị Huyền (2013) đã đề xuất một số giải pháp như phối hợp BHXH tự nguyện cho nông dân với phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tuyên truyền nâng cao nhận thức của nông dân về BHXH tự nguyện; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, viên chức làm công tác BHXH tự nguyện, cải cách thủ tục hành chính và hoàn thiện quy định pháp luật BHXH tự nguyện cho nông dân.
Tóm lại, các nghiên cứu đã đề cập đến nhiều chiều cạnh của vấn đề liên quan đến ASXH và BHXH tự nguyện đối với người lao động khu vực phi chính thức. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người lao động khu vực phi chính thức làm việc trong môi trường kinh tế không ổn định, thu nhập thấp và bấp bênh, không có chế độ khi ốm đau hoặc khi không còn khả năng lao động do tuổi già. Thông qua đó khẳng định tính cần thiết của BHXH tự nguyện đối với lao động thuộc khu vực phi chính thức.
Tiểu kết chương 1
Tổng quan nghiên cứu đã bao quát về những vấn đề liên quan trực tiếp đến BHXH tự nguyện. Trong đó đã nhấn mạnh từ tiếp cận tổng thể ASXH đến vấn đề vi mô là tham gia BHXH tự nguyện của người lao động trong khu vực phi chính thức. Phần tổng quan cũng chỉ ra được các yếu tố ảnh hướng đến tiếp cận BHXH tự nguyện: yếu tố người lao động, yếu tố truyền thông, thể chế chính sách…
Trên cơ sở phân tích về hạn chế của những chế độ chính sách với những luận cứ thực tiễn, các nghiên cứu khẳng định việc từng bước mở rộng diện bao phủ số người tham gia HXH là xu hướng tất yếu của mọi quốc gia nhằm thiết lập hệ thống ASXH bền vững, phát triển, trong đó bảo đảm quyền được tham gia- thụ hưởng về BHXH của mọi người lao động trong xã hội.
Tuy nhiên trong các nghiên cứu trên chưa làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng tỷ lệ tham gia HXH tự nguyện của người dân dưới góc độ xã hội học. Ở nghiên cứu này chúng tôi vận dụng một số quan điểm lý thuyết xã hội học như lý thuyết sự lựa chọn duy lý, lý thuyết cấu trúc chức năng và lý thuyết về sự tham gia để luận giải vấn đề nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn tham gia, đánh giá cả người lao động về chính sách... Qua đó đề xuất các giải pháp khả thi nhằm tăng cường sự tham gia BHXH tự nguyện tại địa bàn nghiên cứu.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHI N CỨU
2.1. Các khái niệm công cụ
2.1.1. Khái niệm an sinh xã hội
Khái niệm ASXH đã được dùng chính thức lần đầu tiên trong tiêu đề một đạo luật của Hoa Kỳ năm 1935 - Luật về ASXH, sau đó xuất hiện trong đạo luật của một số nước và định chế quốc tế như Hiến chương Đại Tây Dương năm 1941, Công ước về quy phạm tối thiểu về an sinh xã hội của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) năm 1952. Do sự đa dạng về nội dung, phương thức tiếp cận hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau về an sinh xã hội.
Theo quan niệm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): An sinh xã hội là vấn đề liên quan đến việc bảo đảm những gì mà xã hội cung cấp cho các thành viên của nó cho một loạt chính sách công cộng, nhằm bù đắp sự bần cùng về kinh tế, do những nguyên nhân của việc giảm sút kết quả thu nhập thực tế từ việc ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tàn tật, chăm sóc y tế, trợ cấp gia đình đông con, người già chết, v.v..(Mạc Văn Tiến, 2010) Trước đây, ở nước ta đã có nhiều cách nói khác nhau liên quan đến ASXH. Trong cuốn “Từ điển ách khoa toàn thư Việt Nam tập I cũng đã thống nhất khái niệm về ASXH: “Sự bảo vệ của xã hội đối với công dân thông qua các biện pháp công cộng nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn về kinh tế và xã hội; đồng thời bảo đảm chăm sóc tế và trợ cấp cho các gia đình đông con… . Nói đến ASXH là nói đến bảo đảm an toàn cho xã hội với mục tiêu hướng tới tất cả các thành viên trong xã hội được bảo vệ an toàn trước rủi ro, không để tình trạng họ rơi vào cảnh bần cùng hóa; tạo nên một xã
hội hài hòa, công bằng, phát triển ổn định và bền vững.
Ở Việt Nam, mặc dù ASXH là lĩnh vực còn nhiều mới mẻ nhưng cũng đã giành được sự quan tâm của nhiều học giả, nhà quản lý nghiên cứu và cộng