làm với các rủi ro như thất nghiệp, ốm đau, tai nạn.
(4) Tuổi lao động: giai đoạn này đòi hỏi hầu như tất cả các loại chính sách ASXH từ bảo đảm việc làm, tạo thu nhập, giảm nghèo đến trợ giúp xã hội đột xuất, trợ giúp thường xuyên, BHXH, BHYT và các dịch vụ xã hội cơ bản
(5) Tuổi già: giai đoạn này đòi hỏi đảm bảo ASXH về lương hưu, trợ cấp cho người cao tuổi.
Phân tích hệ thống các chính sách ASXH theo vòng đời ở Việt Nam hiện nay cho thấy “không phải tất cả các giai đoạn của vòng đời con người đều được hỗ trợ... . Đa số người dân, nhất là người lao động trong khu vực phi chính thức chưa được đảm bảo ASXH một cách đầy đủ và đa số không có triển vọng được nhận lương hưu khi họ đến tuổi nghỉ hưu.
Tác giả Đặng Nguyên Anh (2018) đã nêu quan điểm mới về thực hiện ASXH ở cấp độ gia đình. Theo tác giả, nghiên cứu ASXH trong bối cảnh hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi phải chú ý đến các vấn đề chính sách cũng như thực tiễn ASXH ở cấp độ gia đình. Tuy nhiên, cho đến nay có rất ít chính sách ASXH dành riêng cho gia đình (theo nghĩa lấy gia đình là đơn vị thụ hưởng hay can thiệp). Ngoại trừ một số chính sách đối với gia đình có công, hộ nghèo, hộ người dân tộc thiểu số... còn lại hầu hết các chính sách gắn với các thành viên. Có thể thấy các chính sách xã hội dành cho cá nhân lại khá phổ biến, chẳng hạn: chính sách trợ giúp người cao tuổi, chính sách hỗ trợ người khuyết tật, người có HIV, phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ... Tác giả cho rằng việc thực thi các chính sách hỗ trợ dành riêng cho đối tượng cá nhân góp phần giải quyết những khó khăn chung của gia đình, song nếu chính sách được áp dụng thực hiện ở cấp hộ gia đình thì sẽ phù hợp hơn và đảm bảo tốt hơn sự hòa nhập xã hội, bao trùm xã hội.
Một công trình nghiên cứu khá điển hình về lý thuyết là “Hệ thống phúc lợi ở thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội
của tác giả Trần Hữu Quang (2009). Công trình này tập trung làm rõ khái niệm phúc lợi xã hội, các khái niệm liên quan cũng như những mô hình về phúc lợi xã hội tại các nước ở châu Âu, châu Á và Việt Nam. Tác giả nhấn mạnh hệ thống phúc lợi xã hội là hệ thống các định chế, các chính sách và các hoạt động nhằm bảo đảm cho người dân được thụ hưởng một cách thỏa đáng những dịch vụ đáp ứng những nhu cầu thiết yếu nhất, với mục tiêu làm sao cho mọi người dân có được một cuộc sống đàng hoàng, tử tế, xứng đáng với phẩm giá con người.
Tóm lược các mô hình an sinh xã hội trên thế giới
Đến nay, mô hình ASXH đã phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới với sự kết hợp giữa mô hình Nhà nước xã hội (ở Đức) và mô hình Nhà nước phúc lợi (ở Anh) nêu trên tùy thuộc vào đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội, văn hoá của mỗi quốc gia.Dưới đây là một số mô hình về ASXH phổ biến dựa trên kết quả nghiên cứu, khái quát lại của quốc tế:
- Mô hình ASXH dựa chủ yếu dựa vào nguyên tắc bảo hiểm rủi ro
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động thuộc khu vực phi chính thức Nghiên cứu trường hợp quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội - 1
- Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động thuộc khu vực phi chính thức Nghiên cứu trường hợp quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội - 2
- Tổng Quan Các Nghiên Cứu Lý Thuyết Về An Sinh Hội
- Nghiên Cứu Về Tiếp Cận Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
- Nghiên Cứu Về Giải Pháp Phát Triển Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
- Khái Niệm Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
Một số nước ở Trung Âu, Đông Âu, Trung Á, Mỹ La tinh… đã phát triển mô hình ASXH dựa chủ yếu vào nguyên tắc bảo hiểm rủi ro, tập trung vào việc phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro, trong đó các mức chi trả được thực hiện kèm theo các điều kiện gắn với thu nhập. Mục tiêu của mô hình là khuyến khích người lao động tham gia thị trường lao động và các loại hình bảo hiểm khác (ngoài HXH) trước khi có sự can thiệp của Nhà nước.
Thiết kế hệ thống ASXH gồm các trụ cột như sau:
+ Trụ cột 1: gồm các chương trình, chính sách, cơ chế nhằm phát triển thị trường lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
+ Trụ cột 2: gồm các chương trình, chính sách, cơ chế phát triển các loại hình BHXH, mở rộng diện tham gia HXH cho người dân. Đây là trụ cột chính của hệ thống ASXH, nhằm bảo đảm người dân có khoản tiền thay thế thu nhập bị mất đi do mất việc làm, ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già…
+ Trụ cột 3: gồm các chương trình, chính sách, cơ chế về trợ cấp xã hội (TCXH) thường xuyên, trợ cấp đột xuất cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đây là trụ cột cuối cùng nhằm khắc phục rủi ro về thiên tai, kinh tế thị trường… vượt ra khỏi khả năng của cá nhân và cộng đồng.
Mô hình phân phối lại thu nhập được áp dụng ở một số nước như Nhật bản, Vương quốc Anh, Ấn Độ,… Theo mô hình này tất cả mọi người dân đều được hưởng trợ giúp tối thiểu nhằm nâng cao mức sống và giảm phân hóa giàu nghèo. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp an sinh xã hội thông qua các chính sách bảo hiểm xã hội và trợ cấp gia đình. Điều kiện áp dụng mô hình này là ý thức, trách nhiệm cộng đồng của người dân cao, nguồn lực nhà nước lớn kết hợp với cơ chế giám sát có hiệu quả (Nguyễn Hiền Phương 2008; Le Garrec, Gilles 2012.
Mô hình phòng ngừa - bảo vệ - thúc đẩy có tên viết tắt là 3P (Prevention- Protection-Promotion) (Margaret Grosh và cộng sự 2008) do Ngân hàng thế giới đưa ra trong thời gian gần đây. Mô hình 3P này nhấn mạnh vai trò của hệ thống an sinh xã hội trong việc nâng cao năng lực phòng ngừa rủi ro, tái tạo sinh kế thuận lợi hơn với ba chức năng chủ yếu là: phòng ngừa được thực hiện bởi các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và việc làm công; bảo vệ thông qua các chính sách hỗ trợ tiền mặt hoặc hiện vật để giúp người dân khắc phục rủi ro; và thúc đẩy bao gồm các chính sách về dinh dưỡng, tín dụng vi mô, đào tạo, thị trường lao động để thúc đẩy phát triển năng lực con người.
Mô hình sàn an sinh xã hội (ILO 2012) được triển khai năm 2009 theo sáng kiến của Liên hiệp quốc với mục đích đảm bảo cho mọi người dân có mức thu nhập tối thiểu và tiếp cận được các dịch vụ xã hội thiết yếu, nhằm bảo đảm các quyền cơ bản của con người được quốc tế và quốc gia thừa nhận, vì mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững. Theo mô hình này hệ thống an sinh xã hội có ba tầng cơ bản như sau. Tầng thứ nhất là bảo đảm y tế tối thiểu (chăm sóc sức khỏe cơ bản và tham gia bảo hiểm y
tế); Tầng thứ hai là thu nhập tối thiểu cho người nghèo, người thất nghiệp, người già và trẻ em và các đối tượng đặc biệt khác; Tầng thứ ba là bảo hiểm xã hội tự nguyện cho một số đối tượng nhất định. Nguồn tài chính của tầng an sinh xã hội thứ nhất do nhà nước đảm bảo là chính thông qua nguồn thu từ thuế; Bảo hiểm xã hội bắt buộc và các hình thức an sinh khác có đóng góp của người dân (hướng tới mọi đối tượng). Nguồn tài chính của tầng hai do doanh nghiệp và người lao động đóng góp là chính, nhà nước có thể hỗ trợ một phần cho một số đối tượng. Nguồn tài chính của tầng ba do doanh nghiệp và người lao động đóng góp, nhà nước hỗ trợ thông qua chính sách thuế thu nhập (Nguyễn Thị Lan Hương và cộng sự, 2010).
Nghiên cứu của các tác giả trong nước về an sinh xã hội tại nước ngoài
Các tác giả trong nước cũng có nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu phân tích rõ ràng và đã đưa ra được những khuyến nghị cho Việt Nam như tác giả Mai Ngọc Anh (2006) về Nghiên cứu hệ thống chính sách xã hội nông thôn Cộng hòa Liên Bang Đức và kiến nghị đối với việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội cho nông dân Việt Nam; Đinh Công Tuấn (2008) về Hệ thống an sinh xã hội của Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; tập thể tác giả CIEM với GTZ (2008) về Nền kinh tế thị trường và sinh thái: Một mô hình cho sự phát triển của Châu Á; Phùng Thị Huệ (2008) về Biến đổi cơ cấu giai tầng ở Trung Quốc trong thời kỳ cải cách mở cửa; nghiên cứu của các nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Rosa Luxemburg (2013) về Lựa chọn lý luận cánh tả: so sánh kinh nghiệm của bốn quốc gia: Việt Nam, Algeria, Mozambique và Cuba và nghiên cứu của Đỗ Phú Hải (2014) về “Quá trình xây dựng chính sách công ở các nước đang phát triển .
Có thể thấy, có rất nhiều những quan điểm lý thuyết, mô hình về nghiên cứu chính sách ASXH dành cho người lao động. Bài học rút ra từ các kinh nghiệm quốc tế là cần tích cực học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và không sao chép và không bắt chước một cách máy móc mà cần vận dụng sáng tạo cách
tiếp cận khoa học, cách xây dựng và thực hiện chính sách dựa vào bằng chứng một cách phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội – văn hóa của Việt Nam. Các nghiên cứu này là nền tảng quan trọng cho việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài trong nghiên cứu về chính sách HXH tự nguyện.
1.2. Nghiên cứu về an sinh x hội đối với người lao động khu vực kinh tế phi ch nh thức
Nghiên cứu về người lao động khu vực phi chính thức không phải là vấn đề mới trên thế giới và ở Việt Nam. Từ những năm 1970 của thế kỷ trước, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thực hiện khảo sát về lao động việc làm ở Kennya năm 1972 sau đó đã phát triển khung khái niệm và quy tắc cho việc thu thập dữ liệu về khu vực phi chính thức và giới thiệu vào năm 1993. Các nội dung được đề cập đến chủ yếu là những vấn đề liên quan đến cuộc sống, sinh kế của người lao động như nhà ở, điều kiện sinh hoạt, học tập, y tế, tình trạng việc làm...
Theo rất nhiều nghiên cứu, chân dung xã hội của người lao động khu vực phi chính thức được mô tả là nhóm người lao động nghèo, trình độ học vấn thấp... Trong “Động thái của các cơ sở phi chính thức nhỏ và tình trạng nghèo đói ở Peru: một cách tiếp cận dữ liệu đa chiều”, tác giả Javier Herrera và Nancy Hidalgo (2013) nhận định: các nghiên cứu về đói nghèo hoặc các nghiên cứu về thị trường lao động thường được thực hiện theo cách tiếp cận tĩnh và không có liên kết với nhau. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa nghèo đói và thị trường lao động vẫn hiện diện đâu đó trong các thảo luận về tác động của tăng trưởng đối với tạo việc làm có chất lượng và trong các chính sách xóa đói nghèo có trọng tâm cải thiện việc tiếp cận tín dụng cho các cơ sở quy mô nhỏ. Các tác giả cho biết, tại Peru, người lao động trong khu vực phi chính thức đô thị là nhóm người lao động nghèo đô thị có số lượng đông nhất. Giai đoạn 2002- 2010, trung bình chiếm 66% người lao động sống trong các hộ gia đình nghèo đô thị. 65% người lao động đô thị làm trong các cơ sở sản xuất
thuộc khu vực phi chính thức và tỷ lệ đói nghèo của những người lao động này cao gấp 3 lần so với người lao động khu vực chính thức. Qua nghiên cứu trên, các tác giả nhận định “ hu vực kinh tế phi chính thức thường được coi là một khu vực vật lộn để sinh tồn, một nơi trú ẩn trong thời gian khủng hoảng và bước đệm chờ tìm việc trong khu vực chính thức
Nghiên cứu về đặc điểm của người lao động khu vực phi chính thức, Mạc Tiến Anh (2008), “Một số vấn đề về Bảo hiểm xã hội tự nguyện” khái quát một số đặc điểm của người lao động khu vực phi chính thức như sau: Thứ nhất, về mặt thu nhập, tuy họ đã có thu nhập nhưng chưa cao, chưa ổn định. Thứ hai, về mặt quản lý lao động, các đối tượng nêu trên làm nhiều ngành nghề trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau nhưng chủ yếu là sản xuất nhỏ, manh mún, một số làm ở các doanh nghiệp, hợp tác xã có dưới 10 lao động. Thứ ba, có sự đa dạng và khác biệt giữa các ngành nghề, giữa các địa phương, giữa các vùng. Số người lao động trong khu vực này chiếm đại đa số trong lực lượng lao động nhưng hoạt động lại rất phân tán, manh mún với sự đa dạng của ngành nghề. Thứ tư, người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có nhiều đặc điểm khác biệt trong việc tham gia BHXH tự nguyện.
Tác giả Andrea Salvini (2011), Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến lược việc làm của Việt Nam, đã nêu đặc điểm của thị trường lao động ở Việt Nam là tỷ lệ người lao động đi làm và có việc làm cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp. Tuy nhiên, tình trạng có việc làm ở Việt Nam còn nhiều hạn chế do năng suất lao động, chất lượng việc làm ở khu vực phi chính thức còn thấp, dẫn đến thu nhập không cao.
Một nghiên cứu khác cũng phân tích đặc điểm của lao động và việc làm phi chính thức là hai tác giả Bùi Sỹ Tuấn và Đỗ Minh Hải (2012), “An sinh xã hội khu vực phi chính thức: cần xác định BHXH là lưới quan trọng” cho rằng đặc điểm của lao động và việc làm trong khu vực phi chính thức thể hiện là lao động thuộc khu vực phi chính thức có nhiều ở nông thôn và ngoại thành
hơn là nội thành với 67,0%. Tỷ lệ phụ nữ của khu vực này thấp hơn đôi chút so với tỷ lệ chung (ở mức gần 50%). Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của lao động tương đối thấp, chỉ có 15,7% có trình độ từ phổ thông trung học trở lên, trên 90% số lao động không có bất kỳ chứng chỉ tay nghề nào. Bên cạnh đó, lao động khu vực phi chính thức còn có những đặc điểm dễ nhận thấy khác như: việc làm bấp bênh, thiếu ổn định, thu nhập thấp, không có hợp đồng lao động, thời gian lao động dài...
Tiếp cận theo hướng xã hội học, nghiên cứu của Nguyễn Xuân Mai, Trần Nguyệt Minh Thu (2014) về “Khu vực kinh tế phi chính thức từ góc nhìn xã hội học chỉ ra rằng khu vực kinh tế phi chính thức là nguồn tạo việc làm lớn nhất của các nhóm yếu thế và vì thế tính dễ tổn thương của lao động trọng khu vực này cũng cao. Trong khi đó, hệ thống ASXH chính thức có độ bao phủ hẹp và việc làm phi chính thức phổ biến trong đa số lực lượng lao động. Bất bình đẳng thành quả và bất bình đẳng về cơ hội giáo dục, y tế và việc làm tại khu vực kinh tế phi chính thức ngày càng lớn, tạo ra các rào cản đối với những nhóm yếu thế không có cơ hội tham gia vào khu vực kinh tế chính thức và không được tham gia BHXH.
Đối với nhóm lao động nữ di cư, các tác giả Hoàng Bá Thịnh (2012), “Lao động nữ đi làm việc ở khu vực phi chính thức và mức độ tiếp cận ASXH”, Lê Công Minh Đức (2013b), “Vấn đề thực hiện BHXH, BHYT cho lao động giúp việc gia đình”, đưa ra nhận định về thực trạng bức tranh đời sống lao động nữ di cư đối diện với nhiều bất ổn, khó khăn, công việc không ổn định, rào cản xã hội nhiều hơn so với nam giới di cư. Lao động nữ di cư là nhóm có trình độ học vấn thấp và không được đào tạo nghề bài bản; mức sống khó khăn; điều kiện ăn ở, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe sinh sản...không được đảm bảo. Hoàng Bá Thịnh (2012) quan tâm đến vấn đề tính dễ bị tổn thương của phụ nữ di cư làm việc ở khu vực kinh tế phi chính thức và một số khía cạnh về tính chất công việc của người phụ nữ di cư tự do như hợp đồng lao
động, công việc không ổn định và cường độ làm việc cao, bị đối xử ngược đãi tại nơi làm việc. Đây là những khó khăn, rào cản trong công việc của người phụ nữ di cư tự do. Tác giả cũng tìm hiểu mức độ phụ nữ di cư làm việc ở khu vực kinh tế phi chính thức tiếp cận ASXH, xét về các chiều cạnh BHXH, BHYT giáo dục, y tế...Tác giả Karin Roth (2013) cũng nhận định phụ nữ là nhóm dễ bị tổn thương trong khu vực kinh tế phi chính thức. Đặc biệt, phụ nữ tại các nước đang phát triển đặc biệt phải chịu đựng hoàn cảnh nghèo đói và tình trạng chăm sóc sức khỏe tồi tệ. Có tới 50,3% dân số châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara là phụ nữ, nhưng trong tổng số lao động được trả lương trong khu vực này chỉ có 27% do phụ nữ đảm nhiệm, còn lại là 75% lao động không được trả lương. Theo dự đoán của Tổ chức Lao động quốc tế, tỷ lệ lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức ở thành phố là trên 60%. Trên 90% chỗ làm việc mới hình thành nằm trong khu vực kinh tế phi chính thức. 92% khả năng tìm việc làm cho phụ nữ nằm trong khu vực kinh tế phi chính thức.
Có thể thấy, các nghiên cứu đã bước đầu đạt những kết quả quan trọng trong hoạt động nghiên cứu khoa học về ASXH của người lao động, đưa ra được cách nhìn tổng quát về ASXH với các mô hình, chính sách. Tuy nhiên, hiện nay việc nghiên cứu ASXH đối với người lao động khu vực phi chính thức theo hướng liên ngành còn nhiều khoảng trống, đặc biệt là nghiên cứu liên ngành giữa xã hội học- kinh tế học, xã hội học- luật học, xã hội học và khoa học chính sách xã hội.
1.3. Nghiên cứu về tham gia ảo hiểm hội tự nguyện của người lao động
1.3.1. Nghiên cứu về Bảo hiểm xã hội
Ở Việt Nam, ngay từ thời điểm những năm 1990, các nghiên cứu chuyên sâu về HXH được triển khai khá toàn diện, từ nghiên cứu cơ bản đến nghiên cứu ứng dụng trên mọi lĩnh vực hoạt động của ngành BHXH. Hoạt động khoa học của ngành HXH được triển khai đồng bộ ngay từ khi thành lập BHXH Việt Nam. Nổi bật là các nghiên cứu lý luận cơ bản mang tính vĩ