- Người lao động đóng 9% mức lương đóng HXH vào Quỹ HXH và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. - Người sử dụng lao động đóng 18,5% mức lương đóng HXH vào Quỹ HXH và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. | - Người lao động đóng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn, tối đa không quá 20% mức lương cơ sở. | |
Phương thức đóng | Đóng theo một trong các phương thức: - 3 tháng - 6 tháng - 12 tháng - Đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài | Đóng theo một trong các phương thức: - Hàng tháng - 3 tháng - 6 tháng - 12 tháng - Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hàng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hàng tháng. |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên Cứu Về Tiếp Cận Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
- Nghiên Cứu Về Giải Pháp Phát Triển Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
- Khái Niệm Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc
- Các Ch Nh Sách Của Đảng Và Nhà Nước Về Bhxh, Bhxh Tự Nguyện
- Số Lư Ng Phỏng Vấn Người Lao Động Tham Gia Và Không Tham Gia Bhxh Tự Nguyện Tại Quận T Y Hồ, Thành Phố Hà Nội
- Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Cơ Quan Ảo Hiểm Hội Quận T Y Hồ Chức Năng
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
2.1.5. Khái niệm Người lao động
Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động (Luật Lao động, 2012).
Theo Luật Việc làm (2013), Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.
Trong luận án này, tác giả áp dụng khái niệm người lao động theo Luật Việc làm, bởi người lao động thuộc khu vực phi chính thức làm việc thông thường không có hợp đồng lao động, nhiều trường hợp tự tạo việc làm và không chịu sự quản lý của người sử dụng lao động.
2.1.6. Khái niệm Khu vực phi chính thức
Quan điểm của Tổ chức Lao động Thế giới (2002) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (2002) coi đây là “kinh tế chưa được giám sát với 3 thành tố sau: Nền kinh tế phi chính thức (thoát khỏi một phần hoặc hoàn toàn
các quy định của Nhà nước, đặc biệt là ở các nước đang phát triển: lao động tự làm); Kinh tế ngầm (tránh các quy định của Nhà nước nhằm cố ý khai thấp doanh số; Kiểu chợ đen nhằm tránh kiểm toán thuế) và Kinh tế bất hợp pháp (buôn bán các sản phẩm và dịch vụ bất hợp pháp như ma túy, mại dâm…) (Tổng Cục Thống kê, ILO, 2016)
Như vậy, về cơ bản, kinh tế phi chính thức là khu vực mà ở đó tồn tại việc làm phi chính thức, là một tập hợp các đơn vị sản xuất ra sản phẩm vật chất và dịch vụ với mục tiêu nhằm tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho những người có liên quan, đóng góp vào GDP mà khu vực kinh tế chính thức không với tới được. Kinh tế phi chính thức bao gồm nhiều khu vực, nhiều loại hình, hình thức và đối tượng hoạt động.
Khu vực kinh tế phi chính thức được hiểu ở đây gồm tất cả các hộ sản xuất kinh doanh chưa có tư cách pháp nhân, chưa đăng ký kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực phi nông, lâm nghiệp, thủy sản nhưng vẫn sản xuất các hàng hóa dịch vụ để bán hoặc trao đổi trên thị trường. Còn việc làm phi chính thức được hiểu là việc làm không có bảo hiểm xã hội, nghĩa là việc làm của cả khu vực kinh tế phi chính thức và có thể một phần việc làm của khu vực kinh tế chính thức.
Như vậy có thể thấy, kinh tế phi chính thức sẽ bao gồm cả khu vực kinh tế phi chính thức và việc làm phi chính thức. Thông thường ở các nước đang phát triển, khu vực kinh tế phi chính thức đã giúp 60% lao động tìm được cơ hội việc làm, còn ở Việt Nam hiện 82% việc làm có thể coi là việc làm phi chính thức (Tạp chí Tài chính, 2018). Theo các chuyên gia kinh tế, kinh tế phi chính thức có vai trò là tạo việc làm cho hàng triệu lao động, thu hút số lao động dôi dư trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế như hiện tượng lao động các nhà máy, khu công nghiệp trở về quê làm nông, hoặc buôn bán trên vỉa hè. Tuy nhiên, lâu nay, Việt Nam đang hoạch định chính sách chỉ cho một nhóm mà bỏ qua các thành phần lao động phi chính thức. Các đề án cải cách
kinh tế dường như chỉ tập trung vào các điểm nghẽn chính như đầu tư công, tập đoàn nhà nước, khu vực doanh nghiệp nhà nước mà chưa đề cập đến nhóm kinh tế ngầm. Kinh tế phi chính thức tồn tại khách quan ở Việt Nam và trong những năm tới vẫn tiếp tục có tỷ trọng lớn trong lao động ở Việt Nam, vì thế cần có chính sách và mục tiêu cho khu vực kinh tế này, trong đó phải lưu ý tính đa dạng của khu vực kinh tế phi chính thức.
Trong khuôn khổ Luận án, khái niệm khu vực phi chính thức và các khái niệm liên quan được hiểu như sau:
hu vực kinh tế phi chính thức được định nghĩa là khu vực hoạt động của tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh không có tư cách pháp nhân, sản xuất ít nhất một hoặc một vài sản phẩm và dịch vụ để bán hoặc trao đổi, không đăng kí kinh doanh (không có giấy phép kinh doanh). Ở Việt Nam, các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động trong khu vực này chủ yếu là hộ sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp và các tổ hợp tác.
Lao động phi chính thức và việc làm phi chính thức là hai khái niệm và phạm trù khác nhau. Nói đến lao động phi chính thức là nói đến con người, còn nói đến việc làm phi chính thức là nói đến công việc.
Việc làm phi chính thức được định nghĩa là việc làm không có HXH và không có hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên. Ở Việt Nam, hầu hết các việc làm thuộc khu vực kinh tế phi chính thức được coi là việc làm phi chính thức.
Lao động khu vực phi chính thức được định nghĩa là lao động có việc làm phi chính thức.
Cách phân loại lao động trong khu vực phi chính thức của ILO (2016) gồm những nhóm sau:
(1) Lao động tự làm trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của chính họ thuộc khu vực kinh tế phi chính thức
(2) Người chủ làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của chính họ thuộc khu vực kinh tế phi chính thức
(3) Lao động gia đình, không kể họ làm việc trong đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc khu vực kinh tế chính thức hay khu vực kinh tế phi chính thức.
(4) Xã viên của hợp tác xã thuộc khu vực kinh tế phi chính thức
(5) Lao động làm công ăn lương với công việc phi chính thức trong các đơn vị sản xuất kinh doanh chính thức, lao động làm công ăn lương trong các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc khu vực kinh tế phi chính thức hay lao động làm thuê công việc gia đình trong các hộ gia đình
(6) Người tự làm tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm vật chất và dịch vụ dùng cho nhu cầu tự tiêu dùng của chính hộ gia đình họ.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức gồm những người không làm việc trong khu vực hộ nông nghiệp và thuộc trong các nhóm sau:
(1) Lao động gia đình không được hưởng công/ hưởng lương;
(2) Người chủ hoặc xã viên hợp tác xã của cơ sở chưa có đăng ký kinh doanh;
(3) Người làm công ăn lương không được ký hợp đồng lao động hoặc được ký hợp đồng có thời hạn nhưng không được cơ sở tuyển dụng đóng HXH theo hình thức bắt buộc.
2.1.8 Khái niệm sự tham gia BHXH tự nguyện
Sự tham gia của người dân đối với chính sách BHXH tự nguyện là quá trình người dân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia cùng với cơ quan nhà nước trong việc triển khai thực hiện chính sách nhằm biến các mục tiêu chính sách thành hiện thực. Theo quy trình thực hiện chính sách, có thể khái quát sự tham gia của người dân trong thực hiện chính sách BHXH tự nguyện được thể hiện rõ qua các nội dung:
1. Tham gia đóng tiền để thụ hưởng chính sách. Việc tham gia thực hiện chính sách được đo lường bằng số lượng người lao động tham gia.
2. Tham gia đánh giá/ đóng góp ý kiến. Hiện nay, hệ thống chính trị, các
cơ quan thông tấn báo chí, người dân đã có những kiến nghị, đề xuất để nhà nước kịp thời điều chỉnh, bổ sung các nội dung phù hợp với nhu cầu, mong muốn của người dân khi tham gia BHXH tự nguyện.
3. Tham gia tuyên truyền chính sách. Người lao động tham gia HXH tự nguyện, nắm rõ chính sách HXH tự nguyện và tuyên truyền cho bạn bè, người thân trong gia đình dòng họ về chính sách HXH tự nguyện
4. Giám sát việc thực thi chính sách. Những người tham gia HXH tự nguyện khi được hưởng chính sách thì cán bộ HXH các cấp giúp đỡ hướng dẫn các thủ tục chi trả như thế nào Có đúng quy định hay không Người dân được nhận chế độ gặp thuận lợi, khó khăn như thế nào
2.2. Các cách tiếp cận Lý thuyết của đề tài
Hiện nay, nghiên cứu về ASXH, BHXH tự nguyện đến người lao động là đề tài được sự quan tâm của các chuyên gia đến từ nhiều lĩnh vực: kinh tế học, xã hội học và các nhà quản lý. Từ góc độ xã hội học, tác giả lựa chọn lý thuyết lựa chọn duy lý, lý thuyết cơ cấu – chức năng và lý thuyết về sự tham gia để phân tích, lý giải trong nghiên cứu.
2.2.1. Lý thuyết sự lựa chọn duy lý
Thuyết sự lựa chọn duy lý trong xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học vào thế kỷ VIII, XIX. Một số nhà triết học cho rằng bản chất con người là vị kỷ, luôn tìm đến sự hài lòng, sự thỏa mãn. Một số nhà kinh tế học cổ điển thì nhấn mạnh vai trò cơ bản của động cơ kinh tế, lợi nhuận khi con người phải đưa ra quyết định lựa chọn hành động. Đặc trưng thứ nhất có tính chất xuất phát điểm của sự lựa chọn duy lý chính là các cá nhân lựa chọn hành động.
Các tác giả có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với dòng lý thuyết này trong xã hội học hiện đại là George Homans (1910-1989) và Peter Blau. Homans là đại diện tiêu biểu cho lý thuyết lựa chọn hợp lý trong khi lau nổi tiếng với lý thuyết trao đổi xã hội. Dù phát triển theo hướng khác nhau song
họ chia sẻ chung câu hỏi cơ bản của xã hội học: cái gì tạo nên trật tự xã hội và câu trả lời: đó là sự lựa chọn hợp lý. Sự trao đổi xã hội có khả năng tạo dựng và duy trì sự ổn định, trật tự xã hội (Nguyễn Hoài Sơn, 2016).
Thuyết lựa chọn duy lý dựa vào tiền đề cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu (Lê Ngọc Hùng, 2002). Tức là, trước khi quyết định một hành động nào đó con người luôn luôn đặt lên bàn cân đong đếm giữa chi phí và lợi nhuận mang lại, nếu chi phí ngang bằng hoặc nhỏ hơn lợi nhuận thì sẽ thực hiện hành động và nếu chi phí lớn hơn hành động thì sẽ không hành động.
Các đại diện của lý thuyết lựa chọn duy lý coi con người là chủ thể ra quyết định một cách hợp lý trong điều kiện khan hiếm nguồn lực trên cơ sở xem xét đánh giá lợi ích kinh tế của từng cách lựa chọn. Thuật ngữ “lựa chọn được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phương tiện tối ưu trong số những điều kiện hiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm nguồn lực (Lê Ngọc Hùng, 2002).
Trước khi quyết định tham gia BHXH tự nguyện, chủ thể hành động sẽ cân nhắc về tình trạng lao động của bản thân, khả năng và điều kiện tham gia của bản thân và gia đình cũng như điều kiện khách quan về thời gian hưởng chế độ hưu trí, các chế độ hưởng của BHXH tự nguyện. Những nguồn lực vật chất và tinh thần có thể khác nhau ở mỗi cá nhân, mỗi nhóm lao động, do đó trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực bản thân, phải tính toán, xem xét các điều kiện bản thân từ đó người lao động mới có lựa chọn tham gia BHXH tự nguyện hay không.
Định đề cơ bản của thuyết duy lý được Homans diễn đạt theo kiểu định lý toán học như sau: Khi lựa chọn trong số các hành động có thể có, cá nhân sẽ chọn cách nào mà họ cho là tích của xác suất thành công của hành động đó (ký hiệu là P) với giá trị mà phần thưởng của hành động đó (V) là lớn nhất: C
= (PxV)= maximum.
Điều này lý giải tại sao người lao động khi tham gia BHXH tự nguyện có nhu cầu được nhà nước hỗ trợ về mức đóng cao và chế độ hưởng BHXH tự nguyện bổ sung thêm các chế độ thai sản, ốm đau... như chế độ BHXH bắt buộc. Một số người lao động khi tham gia BHXH tự nguyện còn tham gia các chương trình bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm thương mại của các công ty. Điều này cho thấy, người lao động tận dụng mọi nguồn lực vật chất sẵn có và lựa chọn các hình thức tham gia phù hợp để tích (C) của xác xuất thành công (P) với giá trị phần thưởng (V) của hành động đó là lớn nhất.
Một luận điểm nữa trong thuyết hành động duy lý là nguyên tắc “cùng có lợi của mối tương tác xã hội giữa các cá nhân của G.Simel. Ông cho rằng mỗi cá nhân phải cân nhắc, toan tính thiệt hơn để theo đuổi mục đích cá nhân và thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Simel cho rằng mọi mối tương tác giữa người với người đều dựa vào cơ chế cho- nhận, tức là trao đổi những thứ ngang giá nhau. Như vậy, xã hội được hiểu là mạng lưới các quan hệ trao đổi giữa các cá nhân (Nguyễn Hoài Sơn, 2016).
Nguyên tắc “cùng có lợi và “trao đổi ngang giá có thể giải thích nhiều quyết định lựa chọn trong hoạt động tham gia BHXH tự nguyện. Chẳng hạn, người lao động chấp nhận nâng mức đóng tương ứng để được nhận thêm các chế độ bảo hiểm. Nguyên tắc này cũng có thể giải thích cho việc khi đủ khả năng và điều kiện về kinh tế, người lao động tham gia BHXH tự nguyện với mức đóng cao với hy vọng sau này được hưởng lương hưu cao và chế độ hưởng phù hợp. “Cùng có lợi và “trao đổi ngang giá đôi khi phụ thuộc vào nhu cầu, kỳ vọng của chủ thể đưa ra lựa chọn trong việc tham gia BHXH tự nguyện.
Tóm lại, khi vận dụng lý thuyết lựa chọn duy lý vào vấn đề nghiên cứu, tác giả luận án mong muốn tìm hiểu nhận thức, nhu cầu và khả năng tham gia
HXH tự nguyện của người lao động có liên quan đến sự suy tính, cân nhắc lựa chọn các nguồn lực vật chất và tinh thần của chủ thể hành động trên cơ sở được hưởng chế độ tối đa các lợi ích về vật chất khi người lao động đến tuổi hưu trí. Sự lựa chọn đó mang tính duy lý.
2.2.2. Lý thuyết cấu trúc - chức năng
Lý thuyết cấu trúc - chức năng gắn liền với tên tuổi của các nhà xã hội học nổi tiếng như A.Comte (1798 - 1857), H.Spencer (1820-1903), E.Durkheim (1858 - 1917), T.Parsons (1902 - 1979), R.Merton (1910 - 2003),
P.Blau (1918 - 2002)... Họ coi xã hội như một sinh thể hữu cơ đặc biệt với hệ thống gồm các thành phần có những chức năng nhất định tạo thành cấu trúc ổn định. Lý thuyết cấu trúc - chức năng cho rằng: (1) mọi hệ thống đều bao gồm các yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau và mạng lưới các mối quan hệ đó tạo thành cấu trúc của hệ thống; (2) mỗi yếu tố của hệ thống, đến lượt nó, đều có thể là một hệ thống con (tiểu hệ thống) và dưới tiểu hệ thống lại có thể có những hệ thống nhỏ hơn nữa và (3) mọi hệ thống đều có quan hệ mật thiết với môi trường cảnh quan xung quanh chúng. Các tác giả của thuyết chức năng đều nhấn mạnh tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể mà từng bộ phận có chức năng nhất định, góp phần đảm bảo sự tồn tại của chỉnh thể đó với tư cách là một cấu trúc tương đối ổn định, bền vững. Sự biến đổi chức năng của các bộ phận sẽ kéo theo sự biến đổi cấu trúc của cả chỉnh thể xã hội. Thuyết cấu trúc - chức năng không chỉ lý giải và đưa ra cách giải quyết các chức năng tích cực mà cả các mặt tiêu cực của nó. Ngoài ra nó còn tập trung vào sự cân bằng giữa các chức năng và phi chức năng cũng như nhấn mạnh vai trò của trạng thái cân bằng động trong sự biến đổi cấu trúc xã hội.
Theo Merton (Talcott Parsons, 1975) một số chức năng: Chức năng biểu hiện (là những chức năng có mục đích và được thừa nhận), chức năng tiềm tàng (không có mục đích và không được ghi nhận) và không phải mọi yếu tố xã hội đều góp phần tích cực, một số yếu tố có những hậu quả tiêu cực gọi là phản chức năng. Một chức năng tiềm tang (và tích cực của nguyên tắc hành chính là ủng hộ cơ hội việc làm bình đẳng đối với mọi người, mọi tổ chức. Nếu nhìn một cách hệ thống thì Levy đã xử lý chu đáo những giác độ của thuyết chức năng xã hội học mà Merton đã không xét đến: Phân tích yêu