Nghiên Cứu Về Tiếp Cận Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện

mô về HXH. Đây là các nghiên cứu lý luận về bản chất, vị trí, vai trò, ý nghĩa của BHXH trong hệ thống chính sách xã hội trong nền kinh tế quốc dân; những luận cứ xây dựng phát triển ngành BHXH gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Đề án xây dựng chiến lược phát triển BHXH ở Việt Nam đến năm 2020 được triển khai nghiên cứu năm 2012 đã làm cơ sở khoa học trình thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2020. Kết quả nghiên cứu của đề án được cụ thể hóa trong quyết định phê duyệt của Chính phủ làm căn cứ cho việc lập và thực hiện kế hoạch phát triển ngành HXH giai đoạn từ 2013- 2020, trong đó có lộ trình về xây dựng hệ thống trụ sở làm việc, hệ thống công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính và nghiệp vụ quản lý của ngành, hệ thống tổ chức bộ máy và quản lý nhân sự.

Tuy nhiên, lĩnh vực được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều nhất là nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chế độ, chính sách pháp luật BHXH. Những đề tài thuộc nhóm này đã đề cập đến những vướng mắc, những điểm còn bất cập về chế độ chính sách, những điểm chưa phù hợp trong quá trình tổ chức thực hiện, từ đó cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện chính sách luật pháp về BHXH, Bùi Sỹ Lợi (2014)...

Song song với hướng nghiên cứu về hoàn thiện hệ thống chính sách BHXH, các nghiên cứu về giải pháp tăng cường sự tham gia BHXH của người lao động được nhiều nhà nghiên cứu đề cập.

Về sự hình thành và phát triển của BHXH Thụy Điển, Nguyễn Văn Chiều (2013), “Bảo hiểm xã hội Thụ Điển và bài học cho Việt Nam”, đã phân tích sự hình thành và phát triển của BHXH Thụy Điển là một hình mẫu trong thực hiện chính sách ASXH. Ở đó có sự kết hợp giữa phát triển kinh tế thị trường với đảm bảo ASXH dựa trên các trụ cột là: giáo dục miễn phí; chăm sóc sức khỏe gia đình và trẻ em; bảo hiểm rộng rãi cho những người lao động. Mô hình ASXH của Thụy Điển còn được coi là “Nhà nước phúc lợi xã

hội và "thân thiện với việc làm với các chế độ: Hưu trí; Tai nạn lao động; Thất nghiệp. Chính nhờ những cải cách mạnh mẽ này mà Thụy Điển vẫn được đánh giá là mô hình phát triển hiệu quả với đội ngũ lao động có trình độ cao, hệ thống ASXH toàn diện, công bằng và không có sự loại trừ với tất cả mọi người. Tuy nhiên, tại Việt Nam do tỷ lệ tham gia BHXH còn thấp, nền kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt ngân sách nhà nước chưa đủ để chi trả cho quỹ bảo hiểm. Vì vậy, BHXH Việt Nam cần đưa ra những chính sách phù hợp đặc biệt đối với người lao động.

Ngoài những công trình nghiên cứu kể trên, có các đề tài đi sâu nghiên cứu về tài chính và quản lý thu chi quỹ BHXH; nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của ngành HXH. Đặc biệt, là các nghiên cứu về tổ chức bộ máy, quản lý nhân lực và đào tạo của ngành HXH. Năm 2011, Đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức, viên chức theo ngạch của ngành BHXH nghiệm thu đạt kết quả xuất sắc. Đây là đề án đầu tiên về vị trí việc làm được triển khai ở nước ta mang tính thí điểm. Kết quả nghiên cứu đã làm cơ sở khoa học để Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 8/5/2012 quy định về vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập…Về lĩnh vực đào tạo cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu như Cơ sở khoa học để xây dựng quy hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành BHXH Việt Nam đến năm 2020; xây dựng khung chương trình và biên soạn giáo trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức ngành BHXH. Các nghiên cứu trong lĩnh vực này đã giúp cho các nhà quản lý có tầm nhìn xa hơn về vai trò, vị trí của ngành trong hệ thống bộ máy nhà nước và hệ thống ASXH để từ đó có định hướng hoàn thiện về tổ chức bộ máy, tuyển dụng, sử dụng và đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

1.3.2. Nghiên cứu về tiếp cận Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Hiện nay, số lượng người lao động tham gia BHXH tự nguyện tăng hàng năm, tuy nhiên vẫn còn ở mức rất thấp.

Dựa theo kết quả nghiên cứu của Viện Xã hội học năm 2006, Đỗ Minh Khuê và cộng sự (2007) phân tích những vấn đề ASXH của nhóm dân cư lao động trong khu vực phi chính thức ở đô thị. Khảo sát được tiến hành tại hai phường Quỳnh Mai (Hai à Trưng) và phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa) với 150 hộ gia đình thuộc 3 nhóm dân cư: lao động làm việc trong cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, lao động trong các cơ sở kinh tế hộ gia đình và lao động thời vụ. Kết quả cho thấy tỷ lệ lao động có mua bảo hiểm thấp (41,3%) bao gồm BHYT, bảo hiểm ô tô, xe máy, là những bảo hiểm thiết thực với người dân. Rất ít người lao động có nhu cầu tham gia BHXH.

Về loại hình bảo hiểm xã hội nông dân có nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2007). áo cáo “Kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp chuyển đổi bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An sang bảo hiểm xã hội tự nguyệnnghiên cứu về các đặc điểm của loại hình BHXH nông dân, trong đó tập trung nghiên cứu về tính bền vững tài chính và cách thức chuyển đổi sang bảo hiểm xã hội tự nguyện. Sau nghiên cứu này, BHXH nông dân Nghệ An đã được chuyển đổi sang bảo hiểm tự nguyện, tuy nhiên, số lượng chuyển đổi ít và không thực sự phù hợp với nhu cầu của người dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Theo tác giả Phạm Đỗ Nhật Tân (2014 a), số người tham gia BHXH tự nguyện trên cả nước là trên 175.000 người, chiếm trên 0,5% so với số người thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện. Như vậy, quy mô tham gia BHXH tự nguyện của người lao động còn quá thấp so với tiềm năng và mực tiêu chính sách đặt ra.

Nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động và Xã hội và Viện Hanns Seidel (CHL Đức) hợp tác trong dự án “An sinh xã hội đối với người lao động khu ết tật đã khảo sát 10 đại diện cơ quan, tổ chức thực hiện chính sách và cung cấp dịch vụ cho người khuyết tật (NKT), hiệp hội, tổ chức, trung tâm của NKT, phỏng vấn 5 doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề cho NKT và 55

Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động thuộc khu vực phi chính thức Nghiên cứu trường hợp quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội - 5

NKT trong độ tuổi lao động trên địa bàn Hà Nội. Kết quả nghiên cứu chỉ ra: NKT hiện nay gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận thị trường lao động như thiếu cơ hội việc làm, chưa được đào tạo nghề đúng mức cũng như tư vấn chọn nghề; NKT cũng gặp khó khăn trong chính sách bảo hiểm y tế khi có đến 31% NKT chưa tham gia; chỉ có 8,7% NKT tham gia HXH bắt buộc, 2,1% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện…Điều này cũng cung cấp một bối cảnh của việc tiếp cận hạn chế của NKT đối với các dịch vụ của hệ thống ASXH (Viện Khoa học Lao động và Xã hội, 2016).

Tác giả Thái Dương (2017) trong bài viết “Để lao động phi chính thức tiếp cận chính sách BHXH, BH T” nhận xét 98% lao động phi chính thức chưa có HXH. Theo số liệu của Vụ Thống kê dân số và lao động, Việt Nam hiện có khoảng 18 triệu lao động phi chính thức, chiếm 57,2% trên tổng số lao động, chỉ có 1,9% đóng HXH tự nguyện. Điều này đồng nghĩa với việc người lao động không có cơ hội thụ hưởng các chính sách ASXH, nhất là khi hết tuổi lao động. Trong 21 nhóm ngành kinh tế, lao động phi chính thức tập trung chủ yếu trong các nhóm: công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng và bán buôn- bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô xe máy. Hơn 90% lao động không có chuyên môn, kỹ thuật.

Theo Đặng Quang Điều (2017), đến tháng 9/2017, cả nước có 243.000 người tham gia BHXH tự nguyện, Đây là con số khiêm tốn sau gần 10 năm thực hiện BHXH tự nguyện và càng thấp hơn khi so sánh với số người trong độ tuổi lao động và chưa tham gia HXH bắt buộc là 40 triệu người.

Về số lượng người lao động tham gia BHXH tự nguyện tại Thành phố Hà Nội, tác giả Nguyễn Thị Phương Mai (2017), “ hát triển BHXH tự ngu ện: một số vấn đề cần quan t m nhìn từ thực tiễn Hà Nội”, cũng đưa ra nhận định tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện thấp. Năm 2015, dân số Hà Nội vào khoảng 7,2 triệu người, trong đó có khoảng 3,9 triệu người (54,2%) trong độ tuổi lao động. Lao động làm việc trong khu vực chính thức thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc

khoảng 1,5 triệu người, chiếm 38,46% lực lượng lao động. Lao động phi chính thức khoảng 2,4 triệu người. Số người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tăng hàng năm nhưng tốc độ tăng không đều. Năm 2008 chỉ có 891/ 3.421.200 người tham gia (0,03%), đến năm 2015 có 19.926/3.903.770 lao động tham gia BHXH tự nguyện, chiếm 0,51%. Như vậy, số người tham gia BHXH tự nguyện trên tổng lực lượng lao động thành phố chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Liên quan đến nhóm đối tượng nông dân tham gia HXH tự nguyện, theo Phạm Thị Huyền (2013), BHXH tự nguyện là “cái phao cho người dân nói chung và người nông dân nói riêng khi tuổi già, sức khỏe giảm sút, cuộc sống khó khăn. Đây thực sự là chính sách ưu việt nhưng trên thực tế, số lượng nông dân tham gia còn rất ít. Nguyên nhân chính là do thu nhập người nông dân thấp. Ở một khía cạnh khác, tác giả Lê Công Minh Đức (2013) quan tâm đến ASXH cho người giúp việc gia đình. Theo đánh giá của tác giả, giúp việc gia đình không phải là một công việc có tính ổn định, thường xuyên, bản thân lao động khó có đủ năng lực tài chính để đảm bảo khoản đóng lâu dài, ý thức tự nguyện tham gia bảo hiểm không cao.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế ngoài nhà nước góp phần thu hút mở rộng đầu tư, nâng cao hiệu quả cạnh tranh, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI đang có xu hướng chấm dứt hợp đồng với công nhân lao động từ 35 tuổi trở lên, nhiều nhất là ở các doanh nghiệp may mặc, dệt may, điện tử. Theo kết quả điều tra của Viện Công nhân và Công đoàn, bình quân độ tuổi lao động trong các doanh nghiệp chỉ là 31,2 tuổi, trong đó công nhân lao động trong các doanh nghiệp điện- điện tử là 26,9 tuổi; dệt may, giày da là 29,5 tuổi, chế biến- chế tạo là 30,9 tuổi. Thời gian trung bình công nhân lao động làm cho các doanh nghiệp chỉ từ 6-7 năm (Thái Dương, 2017). Sau 35-40 tuổi, sức khỏe người lao động không còn được nhanh nhạy, ít khả năng

tiếp thu công nghệ mới để nâng cao năng suất lao động, trong khi đó thời gian công tác dài tất yếu dẫn tới chi phí về tiền lương và HXH cao lên. Do đó, không ít doanh nghiêp đã thỏa thuận chi một khoản tiền để người lao động tự xin nghỉ việc. Điều này tác động lớn đến chính sách ASXH. Theo kết quả điều tra của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, sau khi bị sa thải, khoảng 43,1% công nhân lao động làm công việc tự do; 17,2% làm công việc buôn bán; 15,3% về nhà làm nội trợ; 13,3% làm ruộng và hơn 11% bán hàng rong. Đối với nữ, tập trung 82,6% bán hàng rong và bán nước, còn lại làm công việc tự do…Việc sa thải lao động trên 35 tuổi không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng với bản thân người lao động như bất ổn về tài chính, đánh mất vị thế trong gia đình và xã hội mà còn khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ xã hội, không đảm bảo ASXH. Những công nhân này khó có cơ hội tìm việc mới ở khu vực chính thức, có quan hệ lao động vì tay nghề thấp, tuổi đời đã cao. Thực tế trên buộc người lao động phải quay về khu vực không có quan hệ lao động và không tham gia HXH. Cũng theo tác giả Thái Dương (2016), nước ta hiện có tỷ lệ lớn lao động có việc làm không ổn định, số người làm trong khu vực kinh tế phi chính thức cao và có tới 95,7% người làm việc không có hợp đồng lao động.

Qua các nghiên cứu cho thấy, hiện nay chủ yếu thống kê số lượng tham gia BHXH tự nguyện, đánh giá của người lao động về chính sách, rất ít các nghiên cứu tìm hiểu vai trò chủ động của người lao động trong truyền thông và giám sát thực thi chính sách.

1.3.3. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận Bảo hiểm xã hội tự nguyện Yếu tố thuộc về người lao động

Nhận thức của người dân về BHXH tự nguyện còn hạn chế, tiếp nhận thông tin chủ yếu là qua bạn bè và người thân (Phạm Đỗ Nhật Tân (2014 b), Thái Dương (2017).

Mục đích của BHXH tự nguyện là đảm bảo, hỗ trợ cuộc sống dành cho

những người lao động. Do đó, một số tác giả đã đánh giá mức độ tham gia BHXH của người dân trong hiện tại và dự báo xu hướng này ở tương lai. Lưu Thị Thu Thủy (2009b) dựa trên điều tra xã hội học được tiến hành tại 9 tỉnh với tổng số phiếu là 3.305 phiếu với đối tượng nghiên cứu đa dạng, có đặc điểm khác nhau về nghề nghiệp, trình độ văn hóa… tìm ra những yếu tố tác động đến nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của người lao động, đó là: trình độ học vấn, tính chất nghề nghiệp, hình thức làm việc, thu nhập và mức ổn định thu nhập.

Nhiều người lao động thuộc khu vực phi chính thức gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống do không nhận được sự trợ cấp của hệ thống HXH. Lưu Thị Thu Thủy (2009) đã có những góc nhìn về những vấn đề của hệ thống BHXH thuộc khu vực này. Theo tác giả, hầu hết người nghèo ở nước ta có thu nhập nhờ tham gia các hoạt động kinh tế, chủ yếu trong khu vực phi chính thức. Dự báo đến năm 2020, lao động khu vực phi chính thức có khoảng 34,6 triệu người, chiếm khoảng 70% tổng lực lượng lao động, trong đó nông dân khoảng 23,7 triệu người và lao động phi nông nghiệp khoảng 10,8 triệu người. Kết quả điều tra cho thấy, những địa phương có kinh tế thấp thì khu vực phi chính thức ít phát triển, những nơi phát triển về kinh tế, hoạt động của các doanh nghiệp cũng như lao động phi chính thức càng đông. Tại các trung tâm kinh tế lớn như thành phố Hồ Chí Minh lao động phi chính thức chiếm 32,9%, Hà Nội chiếm 29,9%, nghĩa là số lao động làm việc trong khu vực phi chính thức chiếm khoảng 1/3 tổng số lao động hoạt động kinh tế. Theo tác giả phân tích, nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến sự tham gia BHXH tự nguyện của người lao động là thu nhập thấp. Nguyên nhân thứ hai là lao động khu vực phi chính thức chưa có tiết kiệm và tích lũy. Số tiền tiết kiệm thường được chủ hộ sử dụng vào việc mua sắm tài sản nhằm tái sản xuất mở rộng hoặc dùng để góp xây dựng nhà cửa, mua sắm đồ dùng sinh hoạt và những nhu cầu chi tiêu khác như ma chay, cưới xin, thăm hỏi, giỗ chạp…Vì vậy, số

tiền còn lại để có thể tham gia BHXH tự nguyện cũng như các loại hình bảo hiểm khác là không nhiều. Khả năng tham gia HXH tự nguyện gặp nhiều khó khăn. Thứ ba, người lao động trong khu vực phi chính thức thường thiếu hiểu biết và không có thông tin về chính sách, chế độ BHXH, không muốn tham gia vì chưa tin tưởng vào hoạt động BHXH hoặc việc thanh toán chế độ, nhất là BHYT còn phức tạp. Như vậy, độ bao phủ của BHXH khu vực phi chính thức hiện rất thấp. Việc tăng cường sự tham gia của người lao động là mục tiêu quan trọng, có tính chiến lược. Để làm được điểu này phải dựa trên cơ sở phát triển kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao mức sống nhân dân để từ đó kích thích nhu cầu thiết thực và khả thi đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện.

Nguyên nhân từ phía cơ chế, chính sách

Hệ thống BHXH tự nguyện ở nước ta còn một số hạn chế trong việc chế độ, cách thức và đối tượng hưởng lợi. Mạc Tiến Anh (2008), “Một số vấn đề về Bảo hiểm xã hội tự nguyện”, đã khái quát đối tượng nhận BHXH tự nguyện theo qui định của Nhà nước, bao gồm người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng; cán bộ không chuyên trách cấp xã; người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả xã viên không hưởng tiền lương công trong các hợp tác xã, liên hợp hợp tác xã; người lao động tự tạo việc làm; người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia HXH bắt buộc hoặc đã nhận BHXH một lần; người tham gia khác. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến một số vấn đề về BHXH tự nguyện như đối tượng tham gia, chế độ, mức độ đóng góp HXH tự nguyện, vấn đề “liên thông giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.

Tác giả Paulette Castel (2010), Bảo hiểm xã hội và khu vực kinh tế phi chính thức tại Việt Nam: liệu có thể tiến tới bảo hiểm phổ quát toàn dân, tìm hiểu sự tham gia và mức độ tự nguyện tham gia BHXH tại Việt Nam của người lao động thuộc khu vực chính thức và phi chính thức, kết quả cho thấy

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí