Các Ch Nh Sách Của Đảng Và Nhà Nước Về Bhxh, Bhxh Tự Nguyện

cầu chính là cái đặc biệt thích hợp trên bình diện xã hội. Các yêu cầu chức năng hướng dẫn việc tìm các yêu cầu cấu trúc, nhưng chúng không thể được phân loại theo từng điểm một vì lý do có tương đương chức năng. Trụ cột của thuyết cấu trúc chức năng trong những năm 1950-1969 là Talcott Parsons. Theo ông, xã hội như một hệ thống có thể được nghiên cứu theo bốn chức năng: A “Thích nghi : Kinh tế; G “Sự đạt mục tiêu : Chính trị; I “Hội nhập : Kiểm soát xã hội/ cộng đồng; L “Duy trì kiểu mẫu lặn, mô hình : Văn hóa. Theo Parsons mọi hệ thống xã hội đều duy trì bốn yêu cầu chức năng trên. Mỗi loại xã hội có có cấu trúc và chức năng đặc thù. Parsons đặc biệt nhấn mạnh tới những mục đích cuối cùng của hành động. Một hành động được coi là hợp lý khi mục đích biện minh cho sự cố gắng và theo Parsons các cấp độ xã hội được sắp xếp một cách trật tự, rõ rang và chúng hòa nhập với nhau theo hai cái: 1) Mỗi một cấp độ thấp hơn phải cung cấp những điều kiện và những năng lực cần thiết cho những mức độ cao hơn; 2) Các cấp độ cao hơn phải chi phối, quản lý được cấp độ thấp hơn theo một hệ thống thứ bậc (Urry, John-2000).

Vận dụng lý thuyết cấu trúc chức năng giúp hiểu được cấu trúc, vai trò của chính sách ASXH trong hệ thống xã hội. ASXH là một bộ phận quan trọng của chính sách xã hội. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách ASXH, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để ổn định chính trị - xã hội, phát triển bền vững. Bảo đảm ASXH là điều kiện để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

2.2.3. Lý thuyết sự tham gia

Vào thập niên cuối của thế kỷ 20, sự tham gia của người dân đã trở thành một phương pháp nghiên cứu trong các dự án phát triển. Tham gia được coi vừa là mục đích, vừa là phương tiện vì xây dựng kỹ năng và nâng cao năng lực hành động của người dân trong việc giải quyết các vấn đề của chính

họ và cộng đồng. Các dự án sẽ bền vững hơn khi có sự tham gia của người hưởng lợi từ dự án.

Ngân hàng Thế giới xem sự tham gia của người dân như là một quá trình, nhờ đó người dân (đặc biệt là phụ nữ, người nghèo và trẻ em) được tham gia vào quá trình ra quyết định ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Sự tham gia của người dân nhằm các mục đích: 1) Trao quyền; 2) Xây dựng và nâng cao năng lực của người dân trong việc phát triển cho chính họ và cộng đồng của họ; 3) Tăng cường hiệu lực của dự án, thúc đẩy sự đồng thuận, sự hợp tác giữa những người hưởng lợi từ dự án và giữa họ với các cơ quan thực hiện dự án; 4) Chia sẻ chi phí của dự án với người hưởng lợi do đó giảm chi phí và thời gian thực hiện dự án. (Nguyễn Duy Thắng, 2002).

Trên thế giới, có nhiều tác giả xây dựng những thang đo về sự tham gia của cộng đồng, trong đó đảm bảo mục tiêu thực hiện dân chủ, trao quyền và quyền con người. Thang đo về sự tham gia của Sherry R. Arntein (1969) được xem là công trình đầu tiên đưa ra các mức thang khác nhau về sự tham gia của cộng đồng, tương ứng với mức độ quyền lực mà người dân có được trong quá trình ra các quyết định. Tác giả đưa ra 8 nấc thang mô tả mức độ tham gia của người dân. Hai mức thang đầu tiên là sự “vận động lôi kéo và “trị liệu tâm lý , biểu hiện mức độ “không tham gia . Mức độ 3 và 4 (cung cấp thông tin và tham vấn) biểu hiện cho sự tham gia một cách miễn cưỡng, cho phép người tham gia được đưa ra ý kiến và được lắng nghe. Mức độ 5 (xoa dịu) biểu hiện mức độ tham gia trong đó người dân được đưa ra ý kiến nhưng quyền quyết định vẫn thuộc về người nắm giữ quyền lực. Các mức thanh tiếp theo (cộng tác, ủy quyền và quyền kiểm soát) biểu hiện sự tăng lên của quyền lực của nhân dân trong việc ra quyết định. Công dân có thể đi đến giai đoạn hợp tác, đàm phán, tranh luận và gắn kết vào các thỏa thuận với những người nắm giữ quyền lực. Arnstein cũng cho rằng trên thực tế không có một cá nhân hay tổ chức nào có quyền lực kiểm soát một cách tuyệt đối nhưng trong bối

cảnh tham gia của người dân thì người dân có quyền yêu cầu và đòi hỏi về mức độ quyền lực kiểm soát.

Dựa trên 8 bậc thang về sự tham gia của Arntein (1969), Wilcox (1995) đã rút gọn các bậc thang này và đưa ra 5 bậc thang của sự tham gia bao gồm:

1) Thông tin, 2) Tham vấn, 3) Cùng nhau quyết định, 4) Cùng nhau hành động, 5) Ủng hộ những hoạt động của địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Choguill (1996) đưa ra 8 thang bậc về sự tham gia của cộng đồng dành cho các nước kém phát triển. Về cơ bản, những bậc thang cao nhất trong 8 nấc thang Choguill đưa ra có phần trùng khớp với Arnstein, tuy nhiên, Choguill bổ sung thêm bậc thang cuối cùng là tự quản lý. Có nghĩa, cộng đồng có thể tự vận động sự hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ hay những nhóm ủng hộ họ để thực hiện các dự án phát triển, đáp ứng những nhu cầu cơ bản phục vụ cuộc sống cộng đồng (Nguyễn Thị Kim Nhung, 2014).

Bên cạnh sự tham gia của người dân vào các hoạt động cộng đồng là sự tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước. Theo tác giả Ank Michels và Laurens De Graaf (2010), sự tham gia của công dân trong hoạt động quản lý nhà nước là “tham gia trong quá trình ra quyết định của các cơ quan quản lý nhà nước thông qua các biện pháp và quy trình nhằm tăng cường sự ảnh hưởng của người dân đối với các chính sách, chương trình nhằm tác động tích cực đến phát triển kinh tế- xã hội . (Nguyễn Thị Hồng Hải, 2018: 15)

Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động thuộc khu vực phi chính thức Nghiên cứu trường hợp quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội - 9

Tác giả Creighton (2005), cho rằng sự tham gia của công dân là “một quá trình mà các mối quan tâm, nhu cầu và giá trị quan tâm của công dân được đưa vào việc ra quyết định của Chính phủ . Theo tác giả, có các cấp độ tham gia của công dân từ thấp đến cao:

1. Thông báo cho công dân biết (thủ tục một chiều để thông báo cho công dân, công dân nhận được thông tin (chủ động hoặc thụ động) từ các cơ quan nhà nước.

2. Tư vấn ( thủ tục hai chiều để yêu cầu và nhận thông tin từ công dân)

3. Sự tham gia tích cực của công dân. Đây là mức độ tham gia cao nhất

Tác giả Yang và Pandey (2011), sự tham gia của công dân trong hoạt động quản lý nhà nước là “công dân tham gia vào quá trình ra quyết định và quản lý hành chính . Các tác giả này cũng phân biệt tham gia trong hoạt động quản lý hành chính với tham gia chính trị. Tham gia trong quản lý nhà nước diễn ra liên tục, trong khi sự tham gia chính trị xảy ra trong các chu kỳ bầu cử.

Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về sự tham gia của công dân vào hoạt động QLNN, nhưng các quan điểm này có điểm chung là:

1) Sự tham gia vào việc ra quyết định của các cơ quan nhà nước

2) Là sự tương tác giữa cơ quan nhà nước và công dân

3) Có một quá trình tổ chức cho sự tham gia của công dân

4) Công dân tham gia vào quá trình này có mức độ ảnh hưởng nhất định đến quyết định, chính sách được ban hành bởi các cơ quan nhà nước. (Nguyễn Thị Hồng Hải, 2018)

Sự tham gia của công dân vào hoạt động quản lý nhà nước có thể được thực hiện ở tất cả các cấp chính quyền khác nhau (Trung ương và địa phương), theo nhiều cách khác nhau như trưng cầu dân ý, tham vấn cộng đồng, điều tra khảo sát ý kiến người dân, trao đổi trên các diễn đàn, website...Ở nước ta hiện nay, việc mở rộng sự tham gia của người dân vào công việc quản lý nhà nước, xây dựng các chính sách, pháp luật được đề cao. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khẳng định: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân..." (Điều 2). " Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân..." (Điều 6), "Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu dân ý" (Điều 53). ( Hà Quang Ngọc, 2007). Hiện nay,

các văn bản pháp lý hiện hành đã quy định khá cụ thể các hình thức, phương thức tham gia của nhân dân trong việc quản lý, xây dựng các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Người dân có thể tham gia xây dựng các chính sách, pháp luật thông qua đại biểu trong các cơ quan đại diện (Quốc hội, Hội đồng nhân dân), các tổ chức chính trị - xã hội mà mình tham gia hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng cũng có thể quyết định trực tiếp các vấn đề ở tầm quốc gia khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý, hoặc trực tiếp quyết định các vấn đề ở cơ sở theo quy định của pháp luật. Sự tham gia của nhân dân được thực hiện trong toàn bộ quá trình xây dựng chính sách: từ các đề xuất sáng kiến ban đầu, đến việc tiến hành triển khai xây dựng, quyết định và thi hành chính sách. Tuy nhiên, tùy vào tính chất của những chính sách cụ thể mà người dân có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp, ở mức độ khác nhau.

2.3. Các ch nh sách của Đảng và Nhà nước về BHXH, BHXH tự nguyện

Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách ASXH, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Hiến pháp năm 2013 nêu rõ “Công dân có quyền được đảm bảo an sinh xã hội (Điều 34). Đây là một bước phát triển cao về quyền con người, là nền tảng cho việc xây dựng và triển khai luật pháp về ASXH ở nước ta.

HXH được thực hiện ở nước ta từ năm 1945 và đã trải qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi đặc biệt trong các năm 1961, 1975 và 1995.

Năm 1961, một Nghị định của Chính phủ được ban hành để cung cấp các dịch vụ phúc lợi xã hội cho tất cả các cán bộ, viên chức làm việc trong ngành nội chính, giáo dục, y tế, các doanh nghiệp Nhà nước, nội vụ. Hệ thống này chỉ chịu trách nhiệm bảo hiểm cho khoảng 600.000 - 700.000 người trên tổng số dân là 17 triệu người của miền ắc nước ta (số liệu năm 1962). Năm 1964 Nghị định 218 thực hiện HXH cho quân nhân. (Dương Văn Thắng, 2015) Từ năm 1975 thì chính sách HXH được thực hiện thống nhất trong cả

nước. Chế độ HXH bao gồm: trợ cấp hưu trí, mất sức lao động và tử tuất, cùng với các chế độ ốm đau, thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp đóng góp. (Dương Văn Thắng, 2015)

Trước năm 1995, HXH do ộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm quản lý thực hiện về các chế độ trợ cấp dài hạn (hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người nghỉ việc), Tổng Liên đoàn Lao động chịu trách nhiệm quản lý thực hiện các khoản chi trả trợ cấp ngắn hạn (trợ cấp đau ốm, thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người đang làm việc) ( Dương Văn Thắng, 2015).

Trong suốt thời kỳ thực hiện đổi mới, đặc biệt là giai đoạn từ năm 1995 đến nay, thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, ộ Chính trị, chính sách HXH đã được thể chế hóa theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn về chế độ, chính sách, về cơ chế quản lý, cơ chế tài chính. Cụ thể là: Đã hình thành hệ thống chính sách HXH khá đồng bộ, bao quát hầu hết các chế độ BHXH theo thông lệ quốc tế: Gồm cả loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện; đối với cả người có quan hệ lao động và người không có quan hệ lao động; cho cả khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức. Hệ thống chính sách BHXH, các quan hệ HXH được thiết kế, điều chỉnh và vận hành ngày càng phù hợp hơn.

Từ tháng 01/1995, ộ Luật Lao động có hiệu lực, trong đó có chương XII về HXH. Để hướng dẫn thực hiện ộ Luật Lao động, ngày 16/02/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 19/CP của Chính phủ thành lập hệ thống

HXH Việt Nam để giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ về HXH, HYT và quản lý quỹ HXH. Ngày 26/01/1995 Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 12/CP về điều lệ HXH đối với dân sự với 5 chế độ HXH: chế độ trợ cấp ốm đau; trợ cấp thai sản; trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí và chế độ trợ cấp tử tuất. Và ngày 15/07/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 45 quy định về

HXH đối với quân sự (quân đội, công an). Trong 2 nghị định của Chính phủ có quy định về hình thành quỹ HXH trên cơ sở thu HXH bao gồm người sử dụng lao động đóng 15% quỹ tiền lương và người lao động đóng 5% tiền lương hàng tháng. Quỹ này được sử dụng để chi cho 5 chế độ trên. Quỹ

HXH được bảo tồn, tăng trưởng và được Nhà nước bảo hộ. ( Dương Văn Thắng, 2015).

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách HXH được thể hiện qua Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 26 tháng 5 năm 1997 về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH. Chỉ thị khẳng định “BHXH là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc .

Với định hướng quan trọng này đã cho thấy tầm nhìn chiến lược của Đảng ta đối với sự nghiệp BHXH, coi BHXH là chính sách xã hội lớn, là nhân tố chính trong thực hiện mục tiêu bảo đảm An sinh xã hội, góp phần ổn định chính trị, xã hội, là động lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

BHXH tự nguyện được thực hiện từ 01/01/2008 theo quy định của Luật

HXH năm 2006, trong đó, có các nội dung quy định về đối tượng, mức đóng, phương thức đóng, mức hưởng các chế độ BHXH tự nguyện. Đây là chính sách ưu việt giúp cho lao động tự do làm việc ở khu vực phi chính thức được tham gia và hưởng chế độ lương hưu khi hết tuổi lao động.

Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020 nêu rõ: “Hệ thống an sinh xã hội phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm d n cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ; bảo đảm bền vững, công bằng và với mục tiêu Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội; 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp .

Tiếp đó, Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020 có nêu rõ mục tiêu “ Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện; thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân. Phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Sử dụng an toàn và bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn; quản lý, sử dụng có hiệu quả và bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm y tế. Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Luật HXH năm 2006 quy định trần tuổi tham gia HXH tự nguyện đến đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ (trừ trường hợp có từ đủ 15 năm đóng HXH thì được tiếp tục đóng đến khi đủ 20 năm đóng HXH để được hưởng lương hưu). Tuy nhiên, theo Luật HXH 2014, đối tượng tham gia HXH tự nguyện không bị khống chế trần tuổi. Cụ thể nam từ đủ 60 tuổi trở lên, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên đều được tiếp tục tham gia HXH tự nguyện. Về phương thức đóng, Luật HXH 2014 đã bổ sung, linh hoạt các phương thức đóng (ngoài phương thức đóng hàng tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng một lần) như đóng 12 tháng một lần; Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm (60 tháng) một lần. Người tham gia HXH tự nguyện cũng có thể đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia HXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng HXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng), thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Về mức đóng, Luật HXH năm 2006 quy định mức thu nhập lưa chọn làm căn cứ đóng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và từ tháng 5-

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí