Tổng Quan Các Nghiên Cứu Lý Thuyết Về An Sinh Hội

trong lĩnh vực BHXH tự nguyện.

- Đánh giá của người lao động thuộc khu vực phi chính thức đang tham gia BHXH tự nguyện (về mức đóng, phương thức đóng, thời gian đóng, thủ tục và địa điểm đóng HXH tự nguyện…).

- Tìm hiểu nhận thức, nhu cầu và khả năng của người lao động thuộc khu vực phi chính thức chưa tham gia HXH tự nguyện.

- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động thuộc khu vực phi chính thức (từ phía chế độ chính sách, hoạt động truyền thông và những yếu tố từ phía người lao động). Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm gia tăng tỷ lệ tham gia HXH tự nguyện.

5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

5.1. Câu hỏi nghiên cứu

Người lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện ở quận Tây Hồ hiện nay như thế nào?

Người lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện đánh giá thế nào về chế độ chính sách?

Người lao động khu vực phi chính thức chưa tham gia có nhận thức, nhu cầu và khả năng tham gia HXH tự nguyện như thế nào?

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức quận Tây Hồ?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

5.2. Giả thuyết nghiên cứu

Người lao động khu vực phi chính thức ở quận Tây Hồ tham gia BHXH tự nguyện chiếm tỷ lệ thấp so với số lượng lao động. Chủ yếu người lao động tham gia trực tiếp, đóng tiền và thụ hưởng chính sách, đánh giá chính sách; mức độ chủ động của người lao động trong công tác truyền thông và giám sát thực thi chính sách BHXH tự nguyện còn hạn chế.

Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động thuộc khu vực phi chính thức Nghiên cứu trường hợp quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội - 3

Người lao động đánh giá mức đóng, thủ tục tham gia, phương thức

đóng, địa điểm đóng là phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của người lao động. Tuy nhiên, người lao động đánh giá không cao về chế độ thụ hưởng. Người lao động khu vực phi chính thức chưa tham gia HXH tự nguyện nhận thức chưa tốt về chính sách. Họ có nhu cầu và khả năng tham gia nhưng do thiếu thông tin nên việc tiếp cận chính sách BHXH tự nguyện

trong thực tế còn là khoảng cách khá lớn.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức. Yếu tố chủ quan xuất phát từ nhận thức, thu nhập của người lao động. Bên cạnh đó, chính sách của Nhà nước, việc triển khai chính sách và hoạt động truyền thông cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động.

6. Khung phân tích


Điều kiện Kinh tế- Xã hội-

Chính sách


Người lao động

- Tâm lý

- Nhận thức

- Trình độ học vấn

- Yếu tố kinh tế


- Đối tượng tham gia

- Thời gian đóng

- Mức đóng

- Phương thức...


Chế độ chính sách

- Thời gian đóng để


Thực trạng tham gia

Đánh giá của người lao động về chính

hưởng chế độ hưu trí.

BHXH tự nguyện của sách BHXH tự

- Các chế độ hưởng của BHXH tự nguyện

- Mức hỗ trợ của nhà nước đối với người tham gia.

lao động khu vực phi chính thức

nguyện

- Mức đóng

- Phương thức đóng,

- - Thời gian đóng

- Thủ tục

- Địa điểm đóng ...)


Hoạt động truyền thông

- Hình thức

- Nội dung

- Bộ máy thực hiện

Nhận thức, nhu cầu và khả năng tham gia của người lao động chưa tham gia BHXH tự nguyện

7. Điểm mới của Luận án

Chính sách BHXH tự nguyện ra đời năm 2008, còn khá mới mẻ đối với nhiều người lao động và các nhà khoa học. Một vài nghiên cứu hướng đến việc xác định nhu cầu, mong muốn của người lao động khi tham gia BHXH tự nguyện; các nghiên cứu khác thì tập trung đánh giá về chế độ, chính sách.... Trong khi đó, thiếu vắng những nghiên cứu về sự tham gia của người lao động trong lĩnh vực BHXH tự nguyện. Những đóng góp mới của luận án thể hiện ở những điểm sau:

- Về lý luận: luận án đã vận dụng các lý thuyết xã hội học trong nghiên cứu về thực trạng tham gia BHXH tự nguyện của người lao động, đó là hướng tiếp cận từ lý thuyết sự lựa chọn hợp lý, lý thuyết về sự tham gia và lý thuyết cơ cấu chức năng. Đặc biệt, lý thuyết về sự tham gia được áp dụng để lý giải, làm rõ mức độ tham gia BHXH tự nguyện của người lao động - tham gia trực tiếp hay gián tiếp, thể hiện qua các chiều cạnh: số lượng người lao động tham gia BHXH tự nguyện. Đánh giá của người lao động về chế độ chính sách, mức độ hài lòng. Người lao động có vai trò như thế nào trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH tự nguyện. Vai trò của người lao động trong giám sát thực thi chính sách.

- Về thực tiễn, luận án cung cấp một bức tranh khái quát về thực trạng tham gia, nhu cầu, nguyện vọng của người lao động - chủ thể thụ hưởng chính sách BHXH tự nguyện; những yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động. Số liệu thu được từ nghiên cứu là nguồn dữ liệu phong phú và hữu ích. Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở thực tiễn góp phần giúp cho các nhà hoạch định chính sách xây dựng, hoàn thiện các chế độ BHXH tự nguyện phù hợp với nhu cầu, mong muốn của người lao động, đồng thời nâng cao nhận thức của người lao động trong khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện.

8. Kết cấu của luận án

Luận án đư c kết cấu thành 4 phần chính:

Phần mở đầu Nội dung

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về ASXH, ASXH đối với người lao động, khu vực kinh tế phi chính thức, nghiên cứu về tham gia HXHTN của người lao động.

Chương 2: Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Người lao động khu vực phi chính thức tham gia ảo hiểm xã hội tự nguyện.

Chương 4: Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia HXH tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức

ết luận và khu ến nghị

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


Từ góc độ tiếp cận về quyền con người và ASXH, các chủ đề về ASXH cho người lao động khu vực phi chính thức được nhiều nhà khoa học chú ý và bàn luận. Trong chương này, tác giả tập trung phân tích các nghiên cứu đi trước với ba hướng chính: Thứ nhất, Tổng quan các nghiên cứu lý thu ết về ASXH; Thứ hai, nghiên cứu về ASXH đối với người lao động khu vực phi chính thức; Thứ ba, nghiên cứu về BHXH tự ngu ện đối với người lao động khu vực phi chính thức

1.1. Tổng quan các nghiên cứu lý thuyết về An sinh hội

Các học giả và nhà nghiên cứu quốc tế đã khẳng định ASXH là một trong những thành tố quan trọng đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn kết xã hội, phát triển hài hòa, bền vững, góp phần ổn định chính trị của mỗi quốc gia, khu vực. Vì thế để làm rõ về lý luận ASXH, mô hình ASXH, thực hiện quyền ASXH đã được lực lượng lớn các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trong thời gian dài. Đặc biệt là trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đi vào chiều sâu theo xu thế toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ và tác động của những biến động về chính trị - xã hội của các khu vực, thì các vấn đề này được tập trung nghiên cứu nhiều hơn. Những nghiên cứu lý luận về ASXH được các tổ chức quốc tế của Liên hợp quốc, các ngân hàng phát triển và các chuyên gia hàng đầu về ASXH thực hiện trong suốt thời gian hơn 50 năm qua. Tuy nhiên, nhận thức và cách tiếp cận cũng còn có nhiều sự khác biệt.

Quan điểm của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) (1952) cho rằng "ASXH là một sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật do lao động, mất sức lao động hoặc tử vong, cung cấp chăm sóc tế và trợ cấp cho các gia đình nạn nhân

có trẻ em". Khái niệm này được sử dụng rộng rãi trong các nước thành viên ILO, nhưng mỗi nước thường có sự vận dụng và cụ thể hoá cho phù hợp với điều kiện của nước mình.

Ngân hàng thế giới (2011) xác định: “ASXH là những biện pháp công cộng nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục được ngu cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những bấp bênh thu nhập”. Triết lý cơ bản của cách tiếp cận này là mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng đều có khả năng chịu ảnh hưởng của những loại hình rủi ro, vì vậy cần xây dựng cơ chế, phương tiện để các cá nhân, gia đình và cộng đồng có khả năng đối mặt với rủi ro nhằm hạn chế nguy cơ, thiệt hại mà rủi ro mang đến. Như vậy, quan niệm này nhấn mạnh khả năng kiểm soát nguy cơ là cơ sở để phát triển ASXH. Do vậy, ASXH, vừa là lưới an toàn, vừa là sự thúc đẩy sự phát triển nguồn vốn con người. Theo đó, ba chiến lược chính là: phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro. Từ quan điểm này, Ngân hàng Thế giới phát triển mô hình hệ thống ASXH gắn chủ yếu với BHXH và dựa vào tư nhân hóa. Điểm mạnh của mô hình này là tính toàn diện, bền vững tài chính, dựa nhiều vào nguyên tắc đóng, hưởng, do vậy khuyến khích vai trò của bản thân đối tượng. Tuy nhiên, mô hình này chưa làm rõ vai trò của nhà nước, xã hội.

Nhìn tổng thể, Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế đều đi đến thống nhất rằng, đảm bảo ASXH là một trong những quyền cơ bản của con người. Theo quan niệm này mọi cá nhân đều có quyền được hưởng ASXH. Thực hiện quyền được bảo đảm ASXH của công dân là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của con người, người lao động, gia đình họ và cộng đồng xã hội. Với nguyên tắc dựa vào quyền công dân, mô hình ASXH gồm ba cấu phần chính là: chăm sóc y tế, trợ cấp gia đình và bù đắp thu nhập trong trường hợp ốm đau, thất nghiệp, tai nạn,... Điểm mạnh của mô hình là có tính đoàn kết, tương trợ rủi ro, thể hiện vai trò của nhà nước trong việc tái phân phối thu

nhập nhằm bảo đảm các quyền an ninh thu nhập của người dân. Tuy nhiên điểm yếu là bị động, phạm vi bao phủ quá lớn và các nguy cơ rủi ro về tài chính và quản lý cao.

Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, vấn đề ASXH được đặt ra trên cơ sở thuyết rủi ro. Lý thuyết này cho rằng, trong đời sống của mình, mọi cá nhân, mọi gia đình, cộng đồng đều khó tránh khỏi có lúc gặp rủi ro, đối mặt với mất mát do thiên tai hoặc biến động tiêu cực từ kinh tế- xã hội gây ra. Vì thế, xã hội mà đại diện là Nhà nước cần phải đặt ra nhiệm vụ quản lý rủi ro, nghĩa là phải sử dụng một loạt các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro, hỗ trợ cho đối tượng gặp khó khăn, giúp họ ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng (Dương Văn Thắng, 2013).

Theo cách tiếp cận chức năng luận, lý thuyết kinh điển của E.Durkheim và lý thuyết hiện đại của T.Parson coi chính sách xã hội (chính sách ASXH là một bộ phận của chính sách xã hội) là một tiểu hệ thống của hệ thống xã hội, có chức năng tăng cường sự đoàn kết xã hội, hội nhập xã hội, đồng thuận xã hội. Lý thuyết này nhấn mạnh vào trật tự, sự hài hòa và tính ổn định xã hội, xem xã hội như một thể thống nhất (Lê Ngọc Hùng, 2016).

Cách tiếp cận lý thuyết vòng đời cho thấy cuộc đời con người là một quá trình sống gồm nhiều giai đoạn mà mỗi giai đoạn đòi hỏi một số loại chính sách ASXH nhất định. Nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Hùng và cộng sự (2017) đã phân biệt các giai đoạn và tương ứng là các nhóm chính sách ASXH theo vòng đời như sau:

(1) Tuổi trước khi đến trường bao gồm cả giai đoạn mang thai và thơ ấu. Giai đoạn này đỏi hòi chính sách ASXH như chế độ thai sản, trợ cấp trẻ em...

(2) Tuổi đến trường: giai đoạn này đòi hỏi chính sách ASXH trong giáo dục như hỗ trợ học bổng, trợ cấp trẻ em mồ côi, trợ cấp tử tuất...

(3) Tuổi thanh niên: đây là tuổi quá độ vào thị trường lao động, việc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023