Lựa Chọn Một Cách Hợp Lý Các Hình Thức Khai Thác Và Tạo Lập Vốn Lưu Động.

Tuy nhiên, việc xác định nhu cầu vốn lưu động không phải lúc nào cũng thuận lợi và chính xác như mong muốn. Vì vậy, Công ty nên có kế hoạch huy động vốn lưu động một cách kịp thời.

2.1.2. Lựa chọn một cách hợp lý các hình thức khai thác và tạo lập vốn lưu động.

Công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện là một doanh nghiệp Nhà nước và vốn lưu động của Công ty được đáp ứng từ nhiều nguồn khác nhau như vốn từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn từ lợi nhuận để lại của Công ty, nguồn vốn đi vay của các tổ chức tín dụng, nguồn chiếm dụng từ các cá nhân, tổ chức khác.

Trong các nguồn vốn này thì nguồn từ ngân sách Nhà nước và vốn tự bổ sung hầu như không tăng. Đây là một điều mà Công ty cần chu ý. Trước tiên để huy động vốn bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên chú ý đến việc huy động nội lực của mình. Công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện không nằm ngoài các doanh nghiệp đó. Công ty có thể tăng nguồn vốn nội lực của mình bằng cách sau:

- Huy động vốn nhàn rỗi từ các quỹ chưa sử dụng: việc huy động vốn từ các quỹ chưa sử dụng là nguồn vốn nhanh nhất, rẻ nhất khi Công ty cần bổ sung ngay lập tức

- Huy động vốn từ lợi nhuận năm 2002 để lại. Với nguồn này Công ty cần chủ động lập kế hoạch bổ sung từ lợi nhuận để lại từng bước nâng cao khả năng độc lập về tài chính và tăng uy tín của Công ty

- Công ty cũng nên có các kiến nghị với Nhà nước và Tổng công ty Bưu chính Viễn thông nhằm xin cấp thêm nguồn vốn cho kinh doanh. Tuy nhiên điều này là rất khó khăn bởi vì nguồn ngân sách hiện nay rất hạn hẹp, việc huy động nội lực chiếm vai trò quan trọng nhưng nếu kinh doanh bằng toàn bộ vốn nội lực thì không thể đảm bảo yêu cầu phát triển, không phát huy được

các tiềm năng trong xã hội, dễ dẫn đến rủi ro, do đó Công ty cần có kế hoạch huy động có hiệu quả vốn lưu động từ bên ngoài.

- Nguồn vốn bên ngoài quan trọng nhất là vốn vay ngân hàng. Nguồn vốn vay của Công ty chủ yếu là vay ngắn hạn. Trong những năm tới, Công ty cần tiếp tục huy động vốn từ nguồn này tuy nhiên cần phải đảm bảo được tính an toàn và tính hiệu quả. Các nguồn vốn vay ngắn hạn chỉ nên dùng để tài trợ cho tài sản lưu động không nên dùng để tài trợ cho tài sản cố định bởi điều này gây mất an toàn cho tình hình tài chính của Công ty ảnh hưởng đến tính độc lập của Công ty trên thị trường.

- Nhận, kêu gọi đầu tư, liên doanh, liên kết từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước. Việc liên doanh, liên kết dựa trên sự thoả thuận, hợp tác giữa các bên thể hiện qua việc góp vốn trên cơ sở hai bên cùng có lợi, rõ ràng là nó đã giải quyết vấn đề vốn đầu tư cho đầu tư phát triển của công ty. Tuy nhiên, hình thức này thường có nhiều khó khăn hơn, đặc biệt với các hợp đồng kinh doanh lớn, nó đòi hỏi Công ty phải có dự án mang tính khả thi cao đảm bảo quyền lợi mong muốn của các bên tham gia liên doanh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

2.2. Quản lý thật tốt vốn lưu động


Thực trạng sử dụng vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện - 9

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động không thể thiếu được vai trò quản lý vốn lưu động.

2.2.1. Quản lý tiền mặt


Tiền mặt tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản lưu động của Công ty nhưng nó lại liên quan đến nhiều hoạt động của Công ty và đặc biệt nó có vai trò quan trọng trong thanh toán tức thời cúa Công ty.

Chính vì vậy, Công ty nên xác định một lực lượng dự trữ tiền mặt hợp lý và tối ưu nhất để vừa đảm bảo khả năng thanh toán nhanh trong những trường hợp cần thiết.

Hiện tại, thị trường chứng khoán của nước ta đang dần phát triển, đây là một công cụ rất hữu hiệu để Công ty có thể vừa nhằm mục đích sinh lợi lại vừa điều chỉnh lượng tiền mặt về mức tối ưu. Khi Công ty có mức tiền mặt dự trữ vượt quá mức tối ưu Công ty có thể sử dụng số tiền dư thừa đó để đầu tư vào chứng khoán thanh khoản cao vừa nhằm mục đích sinh lợi lại vừa tăng khả năng thanh toán. Ngược lại, nếu nhu cầu tiền mặt lớn, mà mức dự trữ tiền mặt không đủ thì Công ty có thể sử dụng chứng khoán thanh khoản cao để bổ sung lượng tiền mặt dự kiến.

Nhưng bên cạnh đó, về mặt quản lý, Công ty cần phải thực hiện các biện pháp quản lý tiền theo hướng kiểm tra chặt chẽ các khoản thu chi hàng ngày để hạn chế tình trạng thât thoát tiền mặt. Thủ quỹ có nhiệm vụ kiểm kê số tiền tồn quỹ đối chiếu sổ sách để kịp thời điều chỉnh chênh lệch

Để đạt được mức cân bằng về lượng vốn bằng tiền Công ty nên sử dụng

các biện pháp:


- Xác định nhu cầu vốn bằng tiền và thời gian vốn bằng tiền cần được tài trợ. Để làm được điều này thì phải thực hiện tốt các công tác quan sát, nghiên cứu vạch rõ quy luật của việc thu chi.

- Song song với việc xác định nhu cầu vốn bằng tiền, Công ty rút ngắn chu kỳ vận động của tiền mặt càng nhiều càng tốt để tăng lợi nhuận, bằng cách giảm thơi gian thu hồi những khoản thu bằng việc tăng tốc độ thu, kéo dài thời gian trả những khoản phai trả bằng việc trì hoãn thanh toán.

2.2.2. Quản lý dự trữ


Việc xác định lượng tiền mặt tối ưu phải được dựa trên mức dự trữ tối ưu

vì vậy quản lý dự trữ cũng có một vai trò quan trọng đối với Công ty.


Dự trữ vật tư:


Muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tiến hành đều đặn,

liên tục và hoàn thành được kế hoạch sản xuất thì thì việc ung ứng vật tư phải

được tổ chức hợp lý, phải thường xuyên đảm bảo các loại vật tư về số lượng,

kịp thời về thời gian và đúng về phẩm chất


Yêu cầu đầu tiên đối với việc cung ứng vật tư cho sản xuất là phải đảm bảo đủ về số lượng. Nghĩa là nếu cung cấp với số lượng quá lớn, dư thừa sẽ gây ra ứ đọng vốn và do đó sẽ dẫn đến việc sử dụng vốn kém hiệu quả. Nhưng ngược lại nếu cung cấp không đầy đủ về số lượng sẽ ảnh hưởng tới tính liên tục của quá trình sản xuất, Công ty sẽ không hoàn thành được nhiệm vụ sản xuất.

Cung ứng vật tư kịp thời nghĩa là cung ứng đúng thời gian đặt ra của Công ty, thời gian này dựa vào kế hoạch sản xuất trong kỳ. Nếu cung cấp không kịp thơi sẽ dẫn đến sản xuất ngừng trệ vì chờ đợi vật tư. Trong quá trình sản xuất sản phẩm sử dụng vật tư bảo đảm đầyđủ tiêu chuẩn về chất lượng là một yêu cầu cần thiết. Bởi vật tư tốt hay xấu, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và giá thành sản phẩm do đó khi nhập vật tư cần phải đối chiếu với các tiêu chuẩn quy định, đối chiếu với các hợp đồng đã ký để đánh giá vật tư cung cấp đã đúng chất lượng quy định hay chưa.

Để đáp ứng được yêu cầu trên Công ty phải thường xuyên kiểm tra, đối chiếu với tình hình sản xuất thực tế và tình hình dự trữ vật tư trong kho, luôn kết hợp hài hoà, vừa đảm bảo sử dụng tiết kiệm vốn.

Sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để giảm chi phí sản xuất, giảm lượng vốn lưu động, hạ giá thành sản phẩm và tăng vòng vốn quay cho Công ty. Bởi vậy việc phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu vào trong sản xuất sản phẩm phải được tiến hành thường xuyên trên các mặt: Khối lượng nguyên vật liệu sử dụng vào sản xuất sản phẩm và mức tiêu dùng nguyên vật liệu để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Để thực hiện tiết kiệm nguyên vật liệu Công ty cần xác định đúng nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất, dự trữ vật tư đủ đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục. Muốn vậy Công ty cần thường xuyên kiểm tra so sánh

giữa khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng thực tế với khối lượng nguyên vật liệu còn lại trong kho chưa dùng đến. để tổ chức việc cung cấp nguyên vật liệu hợp lý hạn chế lượng nguyên vật liệu tồn kho, phấn đấu tiến tới tồn kho bằng không

Để tiết kiệm nguyên vật liệu, Công ty cần giảm mức tiêu phí nguyên vật liệu cho những sản phẩm sai hỏng. Bằng cách:

- Cải tiến công nghệ sản xuất: việc cải tiến công nghệ sản xuất sẽ kéo theo việc thay đổi máy móc thiết bị đòi hỏi phải đầu tư thêm vốn, khả năng huy động vốn phụ thuộc vào uy tín của Công ty trên thị trường. Khi có nguồn vốn đầu tư rồi thì Công ty phải sử dụng nguồn vồn đó vào công tác cải tiến như thế nào cho hợp lý. Nếu sử dụng tốt thì việc đầu tư, cải tiến sẽ mang lại hiệu quả, nâng cao năng suất lao động, giảm bớt chi phí sản xuất, hạ được giá thành sản phẩm và tăng doanh thu.

- Công ty cần coi trọng việc sử dụng đòn bẩy kinh tế như: tiền lương, tiền thưởng động viên cán bộ công nhân viên, nhằm nâng cao chất lượng lao động. Ngoài ra còn phải chú trọng công tác đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân, thường xuyên tổ chức cho công nhân học tập và tiến hành thi tăng bậc cho công nhân, nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ công nhân viên có chất lượng, trình độ tay nghề cao đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.

Hàng tồn kho là vốn chết trong suôt thời gian chờ đợi sử dụng. Như vậy trong thời gian trong thời gian tới Công ty cần thực hiện các biện pháp hữu hiệu để giảm lượng hàng hoá tồn kho cũng như chi phí bảo quản không cần thiết. Công ty cần:

-Thường xuyên đánh giá, kiểm kê vật liệu tồn kho, xác định mức độ thừa thiếu nguyên vật liệu từ đó lên kế hoạch thu mua để lựa chọn thời điểm giá rẻ, địa điểm thuận lợi nhằm giảm chi phí vận chuyển và hạ thấp giá thành.

- Công ty cần thiết phải lựa chọn khách hàng có khả năng cung cấp nguyên vật liệu thường xuyên, đảm bảo về mặt chất lượng tránh tình trạng bấp bênh, gián đoạn.

- Công ty cần phải xử lý kịp thời những vật tư thành phẩm kém và mất phẩm chất để giải thoát số vốn ứ đọng. Nếu những vật tư hàng hoá kém, mất phẩm chất có thể đưa vào tái chế mà vẫn đảm bảo chất lượng thì nên đưa ngay vào sản xuất để tạo ra sản phẩm tiêu thụ.

Đối với chi phí sản xuất kinh doanh dở dang:


Đây là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong khoản mục hàng tồn kho của doanh nghiệp. Chính vì vậy khi quản lý hàng tồn kho không thể bỏ qua khoản mục này. Công ty phải có biện pháp thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Để giải quyêt vấn đề này Công ty cần phải:


- Tăng cường hơn nữa tính đồng bộ trong sản xuất giữa các bộ phận, các giai đoạn của quá trình sản xuất sản phẩm.

- Bên cạnh đó phải tăng cường đầu tư, đổi mới tài sản cố định nói chung và thiết bị máy móc nói riêng thay thế cho những tài sản đã quá cũ giảm được chi phí sửa chữa lớn, tiết kiệm nhân công, nguyên vật liệu, giảm tỷ lệ phế phẩm…

Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật như: chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu và các chi phí khác, đơn giá nội bộ một cách tiên tiến trên cơ sở đơn giá định mức kỹ thuật của Nhà nước và tổng Công ty quy đinh.

2.2.3. Quản lý các khoản phải thu


Nội dung của quản lý các khoản phải thu là phải vừa tăng doanh số bán hàng mà không để bị chiếm dụng vốn qúa nhiều. Để thực hiện tốt điều này Công ty cần áp dụng những hoạt động sau:

- Công ty cần phải tăng cường công tác thẩm định năng lực tài chính của khách hàng trước khi đi đến quyết định cung cấp tín dụng thương mại (năng lực tài chính, khả năng trả nợ). Công ty cần có những chính sách hợp lý để khuyến khích khách hàng thanh toán như: thực hiện triết khấu, giảm gia, có những ưu tiên, ưu đãi đối với những khách hàng trả tiền ngay.

- Theo dõi thường xuyên tình trạng của khách hàng, về thời gian các

khoản nợ của khách hàng tránh tình trạng nợ quá lâu dẫn đến khó đòi.


- Bên cạnh đó Công ty cũng cần tăng cường công tác thu hồi nợ:


+ Công ty cần lập bảng phân tuổi các khoản phải thu để nắm rõ về quy mô

các khoản phải thu, thời hạn của từng khoản và có biện pháp thu nợ đến hạn


+ Trong công tác thu hồi nợ, Công ty nên áp dụng các biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền trước thời hạn nhằm thu hồi nợ nhanh như sử dụng hình thức triết khấu cho khách hàng trả nợ trước thời hạn.

+ Khi khoản nợ chuẩn bị đến hạn trả Công ty nên gửi giấy báo cho khách

hàng biết để khách hàng chuẩn bị tiền trả nợ


+ Đối với những khoản nợ quá hạn trong thanh toán Công ty có thể tuỳ vào tình hình thực tế của khách hàng có thể gia hạn nợ, hoặc phạt chậm trả theo quy định của hợp đồng

+ Đối với các khoản nợ khó đòi: một mặt công ty thực hiện trích lập quỹ dự phòng các khoản phải thu khó đòi đảm bảo sự ổn định về mặt tài chính. Mặt khác Công ty có biện pháp xử lý khoản nợ khó đòi này một cách phù hợp như: gia hạn nợ, thậm chí giảm nợ nhằm thu hồi những khoản nợ một phần coi như bị mất

Như vậy, để quản lý các khoản phải thu, kiến nghị với Công ty nên theo dõi các khoản phải thu như sau:

- Xác định kỳ thu tiền bình quân

- Xắp xếp tuổi thọ các khoản phải thu: chia các khoản nợ phải thu thành nợ quá hạn và nợ trong thanh toán, sau đó dựa vào thời gian đến hạn thanh toán của các khoản phải thu để tiến hành xắp xếp, và so sánh tỷ lệ của các khoản nợ phải thu so với tổng cấp tín dụng.

- Xác định số dư các khoản phải thu: chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp thấy được nợ tồn đọng của từng khách hàng để có biện pháp thu hồi vốn, tránh tình trạng mở rộng mức bán chịu

2.3. Mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cường đổi mới và đầu tư các tài sản cố định

Trong điều kiện cách mạng công nghệ, việc mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh là một trong những điều kiện quyết định lợi thế và khả năng phát triển của doanh nghiệp.

Kỹ thuật tiến bộ và công nghệ hiện đại là điều kiện vật chất để doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm mới, hợp thị hiếu, chất lượng cao nhờ đó doanh nghiệp có thể tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tăng giá bán, tăng lợi nhuận. Đồng thời nhờ áp dụng kỹ thuật tiến bộ, doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu hoặc sử dụng các loại vật tư thay thế nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm chi phí vật tư, hạ giá thành sản phẩm.

Toàn bộ thiết bị dây chuyền công nghệ sản xuất công nghiệp của Công ty như dây chuyền sản xuất ống nhựa PVC, HDPE là những dây chuyền mới tiên tiến nhưng ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng khiến chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng ngắn lại. Do vậy công ty nên có sự chuẩn bị trước để có thể thay đổi dây chuyền khi cần thiết để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm của Công ty trên thị trường.

2.4. Cổ phần hóa doanh nghiệp biện phap nâng cao hiệu quả sử dụng

vốn

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 15/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí