Một Số Chỉ Tiêu Phát Triển Dân Cư, Xã Hội Ở Đông Nam Bộ


vùng phát triển nhất nước ta: đứng đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu. Về vị trí địa lí, vùng thuận lợi cho giao lưu phát triển KTXH do tiếp giáp với Campuchia và các vùng : ĐBSCL, TN và DHNTB, có vùng biển và thềm lục địa ĐNB giàu tiềm năng.

Tài nguyên thiên nhiên khá phong phú và đa dạng : Đất bazan màu mỡ (chiếm 40% diện tích của vùng), đất xám bạc màu (phù sa cổ) thoát nước tốt thuận lợi phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp. Khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao, ít bị ảnh hưởng của bão. Tài nguyên nước dồi dào được cung cấp bởi hệ thống sông Đồng Nai, sông Bé và hồ chứa nước Dầu Tiếng, Trị An. Sông ngòi có giá trị thuỷ điện và thuỷ lợi. Khoáng sản : dầu mỏ (trữ lượng khoảng 5 tỉ tấn), sét và cao lanh. Tài nguyên lâm nghiệp vùng không lớn, có các Vườn quốc gia (Cát Tiên, Bù Gia Mập, Lò So - Xa Mát) và khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Thế mạnh khai thác tài nguyên biển.

Lực lượng lao động đông đảo, có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Tỉ lệ đô thị hoá cao với trên 50% dân số sống ở đô thị. Các trung tâm công nghiệp phát triển lâu đời: TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa… Cơ sở hạ tầng tốt nhất nước ta (giao thông vận tải, thông tin liên lạc...). Vùng có sức hút mạnh nguồn đầu tư nước ngoài. Vùng có điều kiện khai thác lãnh thổ theo chiều sâu. GDP công nghiệp của vùng hiện nay chiếm tỉ trọng cao nhất cả nước (gần 50%).

Vùng KTTĐ phía Nam nằm ở vị trí địa lí bản lề giữa TN, DHNTB, ĐBSCL, và tiếp giáp với Campuchia, hội tụ đầy đủ các thế mạnh về tự nhiên, kinh tế và xã hội. Diện tích 28.000 km2 với dân số khoảng 12,3 triệu người (2005), bao gồm 7 tỉnh, thành phố. Tài nguyên thiên nhiên nổi bật là dầu khí ở thêm lục địa. Nguồn lao động có chất lượng và thích ứng nhanh với sản xuất hàng hóa, cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng tương đối đồng bộ. Vùng tập trung tiềm lực kinh tế và trình độ phát triển cao so với cả nước. Hiện nay (năm


2005), vùng đóng góp gần 42,7% cho GDP và 35,3% giá trị xuất khẩu của cả nước. TP Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất nước ta. Công nghiệp là động lực phát triển của nền kinh tế, chiếm 59,0% trong cơ cấu GDP của vùng. Các khu công nghiệp tập trung thu hút mạnh đầu tư trong và ngoài nước.

2.3.7.2. Cập nhật chỉ tiêu phát triển DCXH vùng ĐNB

Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở Đông Nam Bộ



Tiêu chí

Năm thống kê

Đơn vị tính

Đông Nam

Bộ

Toàn quốc

Mật độ dân số

2009

Người/km2

408

257

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số

2009

%

2.4

1.4

Tỉ lệ hộ nghèo

2007

%

4.3

14.8

Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị

2007

%

4.8

4.6

Tỉ lệ có việc làm ở nông thôn

2007

%

83.5

81.8

Thu nhập bình quân người một tháng

2006

Nghìn đồng

1065

630

Tỉ lệ người lớn biết chữ

2004

%

93.6

92.2

Tuổi thọ trung bình

2004

Năm

73.7

71.9

Tỉ lệ dân số thành thị

2009

%

53.7

26.5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.


Nguồn : 1. Niên giám thống kê năm 2008, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2009.

2. Báo cáo về PT con người Việt Nam 1999 - 2004, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006.

3. Tổng điều tra dân số và nhà ở 01.4.2009 (Thông báo ban đầu, TCTK 7/2009).


2.4.7. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

2. 4.7.1. Khái quát vùng

ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực thực phẩn lớn nhất cả nước. Việc giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm ở đây không chỉ có ý nghĩa đối với vùng, mà còn ở phạm vi quốc gia và thị trường quốc tế. Diện tích đất tự nhiên lớn (4 triệu ha), trong đó đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp khoảng 3


triệu ha (chiếm 1/3 diện tích đất nông nghiệp cả nước). Đất phù sa màu mỡ (nhất là dải đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha). Các điều kiện tự nhiên khác như khí hậu, nguồn nước.. . thích hợp với ngành trồng lúa. Người dân có truyền thống sản xuất lương thực và nuôi trồng thủy sản hàng hoá. Hạn chế lớn nhất của vùng là đất bị nhiễm phèn, mặn có diện tích lớn, thiếu nước trong mùa khô, cơ sở hạ tầng yếu kém, tình trạng độc canh cây lúa và thiếu sự hỗ trợ của các ngành khác (năng lượng, công nghiệp chế biến, giao thông vận tải).

Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt của vùng ĐBSCL khoảng 3,8 - 4 triệu ha (chiếm 46% diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt cả nước). Vùng cung cấp gần 100 % sản lượng gạo xuất khẩu cả nước (trung bình xuất khẩu 3 - 5 triệu tấn/năm). Ngoài xuất khẩu gạo, thuỷ sản cũng là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của vùng (khoảng 3 tỉ USD/năm). Về sản xuất thực phẩm, vùng ĐBSCL có lợi thế đặc biệt. Đó là do có các điều kiện tự nhiên : đất đai, khí hậu, nguồn nước cơ bản thích hợp với ngành sản xuất thực phẩm. Vùng biển nhiều bãi cá, bãi tôm (hơn 54% trữ lượng cá biển cả nước). Do nguồn lưong thực dư thừa và điều kiện tự nhiên ưu đãi, vùng có thuận lợi phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm (nhất là vịt chạy đồng). Sản lượng thủy sản của vùng đạt từ 1,7 – 1,8 triệu tấn / năm và chiếm hơn 1/2 sản lượng cả nước. Sản phẩm thủy sản chế biến vùng được ưa chuộng trong và ngoài nước. Nuôi tôm, cá phát triển mạnh tại các tỉnh đánh bắt và nuôi trồng thủy sản với qui mô lớn là : Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Tuy nhiên, diện tích rừng ngập mặn ven biển, đặc biệt trên bán đảo Cà Mau, sẽ có nguy cơ suy giảm do mở rộng quá mức diện tích nuôi trồng thủy sản.


2.4.7.2. Cập nhật chỉ tiêu phát triển DCXH ở ĐBSCL

Bảng 2.8. Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở ĐBSCL



Tiêu chí

Năm thống kê


Đơn vị tính

ĐBS

Cửu Long

Toàn quốc

Mật độ dân số

2009

Người/km2

432

257

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số

2009

%

1.5

1.4

Tỉ lệ hộ nghèo

2007

%

12.4

14.8

Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị

2007

%

4.03

4.64

Tỉ lệ có việc làm ở nông thôn

2007

%

81.7

81.79

Thu nhập bình quân người / tháng

2006

Nghìn đồng

628

630

Tỉ lệ người lớn biết chữ

2004

%

89.8

92.2

Tuổi thọ trung bình

2004

Năm

72.1

71.9

Tỉ lệ dân số thành thị

2009

%

20.2

26.5


Nguồn : 1. Niên giám thống kê năm 2008, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2009.

2. Báo cáo về PT con người Việt Nam 1999 - 2004, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006.

3. Tổng kiểm tra kê DS và nhà ở 01.4.2009 (Thông báo ban đầu của TCTK 7/2009).


2.4.8. Cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển DCXH vùng Biển - Đảo Việt Nam

Với khoảng 25 triệu người, bằng gần 31% dân số cả nước và khoảng hơn 13 triệu lao động (năm 2005), trong tổng số 28 tỉnh / thành phố (bảng 2.9) vùng ven biển Việt Nam là vùng dân cư tập trung đông đúc. (Bảng 2.9). Dự báo đến năm 2020 dân số > 30 triệu người, trong đó lao động ≈ 19 triệu người, tập trung theo 4 vùng kinh tế biển - đảo quan trọng.


Vùng biển và ven biển phía Bắc gồm 23 huyện của 5 tỉnh có biển thuộc vùng đồng bằng sông Hồng từ Quảng Ninh đến hết bờ biển tỉnh Ninh Bình. Diện tích 9.083 km2, dân số thống kê năm 2005 là hơn 4,9 triệu người. Định hướng phát triển các ngành chủ yếu : Xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh thành trung tâm kinh tế mạnh, nòng cốt là cảng biển, công nghiệp và du lịch biển là đầu tàu kéo cả vùng phát triển / Hình thành và phát triển các khu kinh tế tổng hợp, cụm công nghiệp ven biển / Phát triển các khu kinh tế thương mại gắn với vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ trên cơ sở xây dựng tuyến đường ven biển, cảng biển, các khu kinh tế, các thành phố, thị trấn ven biển.

- Vùng biển và ven biển Bắc Trung Bộ - Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm 73 huyện của 14 tỉnh có biển từ Thanh Hoá đến hết bờ biển tỉnh Bình Thuận, diện tích 36.078 km2, dân số thống kê năm 2005 gần 13,4 triệu người. Định hướng phát triển các ngành chủ yếu : Xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển của vùng, là một trong ba trung tâm kinh tế biển lớn của nước ta; xây dựng hành lang kinh tế trên cơ sở tuyến

cao tốc Bắc - Nam, các cảng nước sâu, sân bay quốc tế, phát triển các đô thị ven biển.

- Vùng biển và ven biển Đông Nam Bộ bao gồm 9 huyện, thị của 2 tỉnh có biển khu vực ĐNB, từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến hết bờ biển của TP Hồ Chí Minh, diện tích 2.279,5 km2, dân số thống kê năm 2005 là hơn 1,9 triệu người. Định hướng phát triển các ngành chủ yếu : Phát triển thành phố Vũng Tàu thành trung tâm hướng ra biển của vùng; hình thành các tuyến hành lang kinh tế, các khu công nghiệp, trong đó quan trọng nhất là tuyến hành lang kinh tế dọc quốc lộ 51.

- Vùng biển và ven biển Tây Nam Bộ là cửa ngõ của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm 33 huyện, thị của 7 tỉnh có biển từ Tiền Giang - Cà Mau đến Hà Tiên (Kiên Giang), diện tích gần 14.923,6 km2, dân số thống kê


năm 2005 là hơn 5,6 triệu người. Định hướng đến năm 2020, cơ bản xây dựng Phú Quốc thành trung tâm giao thương quốc tế; đẩy mạnh khai thác và nuôi trồng hải sản; phát triển công nghiệp xi măng, công nghiệp khí - điện - đạm, du lịch biển - đảo; khu công nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau.

Theo Báo cáo Phát triển con người năm 2007 - 2008 của UNDP, Việt Nam nằm trong tốp 5 nước chịu tác động mạnh mẽ nhất của BĐKH toàn cầu, trước hết là ĐBSCL, ĐBSH và nhiều địa phương ven biển các tỉnh miền Trung. Theo đánh giá J. Carrew-Reid - Giám đốc Trung tâm quốc tế quản lí môi trường, nước biển dâng 1 m , thì 38,5% diện tích của 11 tỉnh / thành phố ĐNB và ĐBSCL có nguy cơ bị nhấn chìm dưới mặt nước biển. (Bảng 2.10.; Hình 2.1 / 2.2).

Bảng 2.9. Các tỉnh/ TP ở ĐBSCL nguy cơ ngập lụt do tác động của BĐKH toàn cầu



STT


Tỉnh / Thành phố

Tổng diện tích

(km2)


Diện tích bị ngập (km2)


Tỉ lệ DT bị ngập nước (%)

1

Bến Tre

2257

1131

50.1

2

Long An

4389

2160

49.4

3

Trà Vinh

2234

1021

45.7

4

Sóc Trang

3259

1425

43.7

5

TP HCM

2003

662

43.0

6

Vĩnh Long

1528

606

39.7

7

Bạc Liêu

2475

962

38.9

8

Tiền Giang

2397

783

32.7

9

Kiên Giang

6224

1757

28.2

10

Cần Thơ

3062

758

24.7


CỘNG

29827

11474

38.5


Hình 2 1 Theo dự báo nhiều vùng thuộc ĐBSH như Hải Phòng Thái Bình Nam 1


Hình 2.1 : Theo dự báo, nhiều vùng thuộc ĐBSH như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình sẽ ngập chìm từ 2- 4m trong vòng 100 năm tới (Nguồn: ICEM)


Hình 2 2 Theo dự báo nhiều vùng thuộc ĐBSCL như An Giang Đồng Tháp Tiền Giang 2


Hình 2.2. Theo dự báo, nhiều vùng thuộc ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cà Mau... sẽ ngập chìm từ 2-4m trong vòng 100 năm tới (Nguồn: ICEM)


Bảng 2.10. Dân số, diện tích (năm 2008) và xếp hạng 28 tỉnh / thành phố có biển theo Chỉ số phát triển con người ( HDI - năm 2004) so với cả nước



Tỉnh /

Thành phố

Dân số

(Nghìn người)

Diện tích

(Km2)

HDI

1

BR- V. Tàu

947.3

1989.6

0.828

2

TP HCM

6347

2098.7

0.814

3

Đà Nẵng

805.4

1257.3

0.793

4

Hải Phòng

1827.7

1520.7

0.766

5

Khánh Hòa

1147

5217.6

0.751

6

Quảng Ninh

1097.8

6099

0.747

7

Thái Bình

1868.8

1546.5

0.724

8

Cà Mau

1241

5331.7

0.718

9

Kiên Giang

1705.2

6348.3

0.716

10

Tiền Giang

1724.8

2484.2

0.713

11

Nam Định

1991.2

1650.8

0.712

12

Bình Định

1578.9

6039.6

0.711

13

Quảng Nam

1484.3

10438.3

0.709

14

Ninh Bình

928.5

1392.4

0.709

17

Bến Tre

1354.1

2360.2

0.703

18

Bạc Liêu

819

2584.1

0.698

19

TT-Huế

1150.9

5065.3

0.698

20

Bình Thuận

1170.7

7836.9

0.697

21

Thanh Hóa

3697.2

11136.3

0.697

22

Quảng Bình

854.9

8065.2

0.695

23

Quảng Ngãi

1288.9

5152.7

0.687

24

Trà Vinh

1045.8

2295.1

0.686

25

Phú Yên

880.7

5060.6

0.681

26

Sóc Trăng

1283.6

3312.3

0.680

27

Quảng Trị

626.3

4760.1

0.665

28

Ninh Thuận

574.8

3363.1

0.652


Tổng cộng

43835.2

136932.6


Nguồn : Niên giám thống kê năm 2008, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2009.


Tiểu kết Chương 2


Việc cập nhật hệ thống các chỉ tiêu phát triển DCXH theo vùng phải đảm bảo tính thống nhất về cơ cấu về trình độ phát triển DCXH, trước hết là trình độ phát triển con người; tính liên thông đồng bộ với các vùng trong nước; các tiêu chí cũng như các chỉ tiêu hợp thành phải cùng đơn vị đo, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS, vừa sức với trình độ hiểu biết của HS các vùng miền. Ba nguyên tắc cập nhật : thứ nhất , đảm tính tích hợp nội dung mới; thứ hai: tiến hành đồng thời một cách tự nhiên, hệ thống nhất; thứ ba, cập nhật các tiêu chí bằng cách : (1) tích hợp trong khi dạy học đối với những bài có nội dung gần với nội dung của tài liệu dạy học, (2) liên hệ thực tế quê hương với nội dung tương ứng trong bài học.

Trong nhận thức chung về vùng cần nhấn mạnh đặc điểm phân hóa lãnh thổ Việt Nam trong điều kiện CNH-HĐH và HNQT. Việc cập nhật nội dung các chỉ tiêu phát triển DCXH theo vùng cần tập trung làm rõ một số vấn đề : Mật độ dân số (người / km2) / Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số (%) / Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị / Thiếu việc làm ở nông thôn (%) / Tỉ lệ hộ nghèo và vấn đề giảm nghèo. Việc đánh giá sự phát triển con người Việt Nam qua các yếu

tố cấu thành chỉ số HDI : Thu nhập bình quân một tháng / tỉ lệ người lớn biết chữ / Tuổi thọ trung bình. Tỉ lệ dân thành thị / Nông thôn (%) được coi là chỉ số phát triển quan trọng và có tính địa lí tiêu biểu.

Về việc cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển DCXH theo 7 + 1 vùng trong CT & SGK Địa lí 9 gồm các vùng : TDMN Bắc Bộ / ĐBSH / BTB / DHNTB / TN / ĐNB / ĐBSCL và (+) vùng Biển - Đảo. Hệ thống chỉ tiêu mỗi vùng được thể hiện với hai hợp phần : Định chất - đánh giá khái quát về vùng nghiên cứu và Định lượng được cập nhật bằng bảng số liệu mới thay thế số liệu năm 1999 (quá đát) tương ứng trong SGK Địa lí 9.


Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM


3.1. NGUYÊN TẮC CHUNG

3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm

- Kiểm nghiệm tính khả thi của việc cập nhật các vấn đề và thước đo các chỉ số phát triển DCXH theo vùng trong CT&SGK Địa lí 9 ở một số trường THCS nhằm phát huy tính tích cực trong lĩnh hội tri thức;

- Qua thực tế điều chỉnh các vấn đề và thước đo các chỉ số phát triển DCXH theo vùng trong CT & SGK Địa lí 9 nói chung.

- Đối chiếu kết quả thực nghiệm với kết quả điều tra đối chứng để từ đó phân tích, đánh giá khả năng áp dụng các đề xuất, kiến nghị của đề tài.

3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

- Khảo sát, điều tra cơ bản để lựa chọn lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng, chuẩn bị các thông tin và điều kiện cần thiết phục vụ công tác thực nghiệm sư phạm;

- Chọn các kiến thức, thiết kế giáo án theo hướng nghiên cứu của đề tài; thống nhất với giáo viên dạy thực nghiệm về phương pháp và nội dung thực nghiệm;

- Thực hiện các giờ dạy thực nghiệm sư phạm;

- Xử lí, phân tích và đánh giá các tiêu chí thực nghiệm; từ đó rút ra kết luận về tính khả thi của đề tài.

3.1.3. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm

- Lớp thực nghiệm dạy theo giáo án có tích hợp phần cập nhật vấn đề và hệ thống chỉ tiêu phát triển DCXH theo vùng;

- Lớp đối chứng dạy học theo phương pháp truyền thống;

- Việc kiểm tra, đánh giá ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm phải được tiến hành song song cùng nội dung, cùng thời gian;


- Kết quả kiểm tra phải được xử lý khoa học, khách quan, sát với thực tế.

3.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi chọn đối tượng thực nghiệm sư phạm là học sinh lớp 9 THCS ở ba trường THCS Hoàng Văn Thụ, THCS Tân Cương, THCS Quyết Thắng thuộc địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

3.2.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Điều tra khảo sát đặc điểm tình hình dạy học Địa lí ở ba trường làm thực nghiệm, tìm hiểu thông tin cần thiết về lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thông qua các việc trao đổi với hiệu phó phụ trách chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy môn Địa lí, sử dụng phiếu phỏng vấn giáo viên và học sinh. [Phụ lục 3 - 8].

- Thực nghiệm sư phạm được tiến hành song song giữa các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

- Ở lớp thực nghiệm: Giáo viên cộng tác tiến hành triển khai giảng dạy theo giáo án đã soạn thảo.

- Ở lớp đối chứng : Giáo viên cộng tác tiến hành giảng dạy theo cách mà giáo viên cộng tác vẫn thường sử dụng, có sự tham gia dự giờ của người thực hiện đề tài.

- Đối chiếu, so sánh phương pháp dạy học ở lớp thực nghiệm với phương pháp giảng dạy truyền thống ở lớp đối chứng.

- Trao đổi với học sinh sau mỗi buổi học ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng nhằm kiểm chứng những nhận xét về tiết học.

- Trao đổi với giáo viên cộng tác, tổng kết, phân tích và xử lí kết quả một cách khách quan.

- Trên cơ sở các kết quả thu được rút ra các kết luận về đề tài cần nghiên cứu.


3.2.3. Các bước thực nghiệm sư phạm

3.2.3.1. Chọn trường, chọn giáo viên, chọn lớp thực nghiệm

Việc chọn theo nguyên tắc chung là : các trường có cơ sở vật chất dạy học tương đối dảm bảo, có đội ngũ GV được đào tạo, có kinh nghiệm và nhiệt tình nhận giúp đỡ thực nghiệm; lớp học có trình độ tương đối đồng dều và do GV đứng lớp tư vấn, giới thiệu. Các trường, GV và các lớp có điều kiện phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của tác giả đề tài thực nghiệm.

3.2.3.2. Điều tra cơ bản, đánh giá và chiến lược

Kết quả điều tra cơ bản của chúng tôi là xác định được danh sách 3 trường THCS với các GV và trình độ đào tạo cũng như kinh nghiệm dạy học Địa lí 9 của họ. (Bảng 3.1)

Bảng 3.1. Các trường THCS và giáo viên tham gia thực nghiệm


TT

Tên trường THCS

Giáo viên

Trình độ

Thâm niên

1

Hoàng Văn Thụ

Nguyền Thị Tuyết

Cao đẳng

19 năm

2

Tân Cương

Nguyễn Thị Thu Giang

Cao đẳng

2 năm

3

Quyết Thắng

Hoàng Thị Thảo

Đại học

7 năm


Kết quả điều tra năng lực nhận thức và kĩ năng cập nhật các chỉ số phát triển DCXH được tiến hành theo phiếu các câu hỏi thăm dò sau đây :

Em hiểu thế nào là chỉ số?

1. Cách tính chỉ số?

2. Mật độ dân số là gì?

3. Hãy tính lại mật độ dân số ở vùng ĐBSH số liệu mới sau đây :

Dân số của ĐB Sông Hồng là 18207,9 nghìn người (2006), trong khi đó diện tích là 16644 km2

4. Nêu ý nghĩa của mật độ dân số?

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 24/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí