Hoạt động kho bãi của các doanh nghiệp còn khá yếu, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu và phần lớn chưa có khả năng cung cấp các giá trị gia tăng cho khách hàng. Chỉ có một số công ty như M&P International, Vinatrans, ANC...có thể cung cấp thêm các dịch vụ như dịch vụ gom hàng lẻ, đóng gói, đóng kiện, pallet.
Nguồn vốn ODA dành cho phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam vẫn chưa được sử dụng một cách hiệu quả, còn nhiều lãng phí.
Chính bởi những yếu tố khách quan cũng những yếu kém còn tồn tại trong các làm cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam chưa có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp logistics nước ngoài, chưa đủ khả năng chiếm lĩnh thị trường trong nước. Nếu như không có những biện pháp thay đổi phương thức làm ăn, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt, thì chỉ 4 năm nữa thôi, khi thị trường logistics nước ta được mở cửa hoàn toàn, thì sức ép cạnh tranh đối với doanh nghiệp còn lớn hơn nhiều.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS VIỆT NAM TỪ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN
Nhật Bản và Việt Nam là hai nền kinh tế có khoảng cách quá lớn về trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, vốn và công nghệ. Ngành logistics Nhật Bản phát triển hàng đầu thế giới, ngành dịch vụ logistics của nước ta còn non trẻ. Vì thế, sẽ thật là khập khiễng khi so sánh sự phát triển ngành logistics của Nhật Bản với hoạt động logistics ở nước ta. Tuy nhiên từ những bài học kinh nghiệm phát triển ngành logistics Nhật Bản cũng như dựa trên thực trạng phát triển ngành logistics hiện tại của nước ta, người viết xin đưa ra một số giải pháp cho sự phát triển logistics Việt Nam từ sự thành công của ngành logistics Nhật Bản.
Sự hoàn thiện của ngành logistics Nhật Bản chính là sự phát triển cao của ngành logistics nước ta. Sự thành công của ngành logistics Nhật xuất phát từ sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ Nhật trong việc tổ chức xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, sự định hướng phát triển cho ngành logistics trong từng giai đoạn; từ sự làm ăn có uy tín của các doanh nghiệp Nhật, cung cấp những dịch vụ đa dạng thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Và để phát triển ngành logistics của Việt Nam đòi hỏi phải có sự chỉ đạo của Chính phủ trong việc
hoàn thiện hệ thống cơ sơ hạ tầng đồng bộ hiện đại, hoàn thiện khung luật pháp cho hoạt động logistics phát triển cũng như những cơ chế định hướng phát triển cho ngành; các doanh nghiệp logistics phải nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh...Biện pháp phát triển của các quốc gia đều giống nhau, chỉ có điều cách thức thực hiện của mỗi quốc gia lại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia và nhất là yếu tố con người trong mỗi quốc gia ấy.
Logistics của Việt Nam còn đang ở thời kỳ phôi thai thì những biện pháp đưa ra phải phù hợp với sự phát triển đó. Phát triển logistics Việt Nam là phải phát triển chậm, chắc và toàn diện. Các biện pháp mà người viết đưa ra đều không mới, nhưng hiệu quả có đạt được hay không chính là phụ thuộc vào cách thức làm ăn của các doanh nghiệp cũng như sự chỉ đạo đúng đắn của các cấp bộ ngành.
1. Cơ sở hạ tầng
1.1. Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng cơ sở đồng bộ tiên tiến.
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn Thiện Hệ Thống Cơ Sở Hạ Tầng Đồng Bộ Hiện Đại
- Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Của Việt Nam Qua Các Năm
- Cơ Cấu Thành Phần Kinh Tế Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics
- Thực trạng phát triển hoạt động logistics của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 14
- Thực trạng phát triển hoạt động logistics của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 15
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
* Hạ tầng giao thông vận tải
Ngành logistics của Nhật Bản có thể phát triển hàng đầu trên thế giới như hiện nay là nhờ rất nhiều vào hệ thống cơ sở hạ tầng mà chính phủ Nhật đã xây dựng. Muốn phát triển logistics của Việt Nam thì phải có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại có quy hoạch. Nhưng do nguồn vốn cho đầu tư xây dựng của nước ta có giới hạn, vì thế cần phải đầu tư phát triển có trọng tâm không thể tràn nan.
Chính phủ cần đưa ra những kế hoạch phát triển toàn diện, kế hoạch phát triển tại từng địa phương, sao cho phù hợp không chồng chéo.
Phân cấp các dự án, dự án nào là trọng điểm tầm cỡ quốc gia để tập trung vốn xây dựng, dự án nào thuộc quyền quản lý của địa phương... để có thể huy động nguồn vốn tư nhân. Cần có sự bàn bạc tham gia của nhiều bên hữu quan liên quan, của những người dân tại địa phương.
Khi một dự án được đưa ra, cần phân chia mục tiêu kế hoạch hoàn thành, đồng thời phải có cơ chế kiểm tra giám sát đối với từng hạng mục, từng mục tiêu. Chính phủ cần theo dõi sát sao để có chính sách rải ngân một cách kịp thời.
-Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng.
Kết cấu hạ tầng phục vụ cho logistics bao gồm hệ thống đường bộ, đường sông, biển, nhà ga, cảng hàng không, cảng biển...
-Phát triển hệ thống cảng biển
Một đặc điểm giống nhau giữa Việt Nam và Nhật Bản đó là cả hai nước đều có điều kiện địa lý thuận lợi để phát triển vận tải biển. Hệ thống cảng biển và sân bay của Nhật Bản rất nổi tiếng trên thế giới không chỉ bởi kỹ thuật trang thiết bị hiện đại, mà nó còn được xây dựng một cách hợp lý, kế hoạch phù hợp của chính phủ Nhật bản. Đây cũng là một bài học cho chính phủ nước ta về vấn đề quy hoạch, cách thức xây dựng để góp phần hoàn thiện hệ thống cảng biển, đặc biệt là theo định hướng của Nhà nước Việt Nam trong "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020", nước ta phải phấn đấu trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, kinh tế biển đóng góp khoảng 53%-55% GDP của cả nước…
Để Việt Nam có thể trở thành cảng trung chuyển của thế giới, cần tập trung xây dựng cảng container hiện đại có thể đón nhận những tàu container có công suất lớn trên thế giới. Phát triển các cảng, cũng như trung tâm logistics không thể tùy tiện theo cơ chế "xin- cho" mà cần phải có sự quy hoạch, điều tiết. Bên cạnh việc đầu tư phát triển cảng biển, cũng cần đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, đường cao tốc nối liền cảng biển với các trục đường chính, đẩy mạnh quá trình rải ngân tập trung hoàn thành các dự án, tránh tình trạng cảng đã hoàn thành mà hàng không thể vận chuyển tới nơi như hiện nay.
Về cách thức quản lý trong các cảng: Nhà nước có thể học tập mô hình chủ cảng của Nhật Bản.
Xây dựng hệ thống đường cao tốc có thể chịu được tải trọng lớn, tăng cường hoạt động vận tải container phát triển. Cần có cơ chế quy hoạch, xây dựng hệ thống đường cao tốc hợp lý, tránh chồng chéo, tránh hiện tượng đào lên lấp xuống.
-Huy động nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn đầu tư xây dựng cảng biển, trung tâm kho vận là rất lớn, nếu chỉ dựa vào các doanh nghiệp kinh doanh không thôi thì vẫn chưa đủ, cần có sự ủng hộ và giúp đỡ của nhà nước. Chính phủ có thể huy động nguồn vốn trong nước hoặc sử dụng nguồn vốn ODA để xây dựng các cảng biển
quan trọng. Kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đấu thầu xây dựng các cảng nhỏ hay các trung tâm kho vận, nhà nước có thể hỗ trợ vốn xây dựng bằng việc yêu cầu ngân hàng cho vay với lãi suất thấp, hay không lấy lãi. Tuy nhiên, một vấn đề nan giải đối với nước ta, đó là sử dụng vốn kém hiệu quả, còn nhiều thất thoát. Chính phủ cần có cơ chế kiểm tra giám soát, nhất là đối với nguồn vốn hỗ trợ của chính phủ nước ngoài.
* Hạ tầng công nghệ thông tin
Ngoài ra phát triển hạ tầng công nghệ thông tin cũng thực sự cần thiết cho sự phát triển ngành logistics. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để phục vụ cho phát triển dịch vụ logistics bao gồm mạng lưới thông tin phục vụ cho sản xuất kinh doanh, trao đổi dữ liệu điện tử, hệ thống Internet.
Trước hết nhà nước cần đẩy nhanh việc thiết lập hệ thống trao đổi dự liệu điện tử-công nghệ đang áp dụng trong kinh doanh. Cần chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử trong thương mại, khai quan điện tử (EDI) để tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin nhằm mang lại năng suất lao động cao, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu trình trạng tiêu cực, gian lận trong thương mại, xuất nhập khẩu và hải quan.
Để phát triển hệ thống Internet, chính phủ cần có kế hoạch đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống truyền thông, gia tăng tốc độ đường truyền... đảm bảo thông tin được truyền đi nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ logistics nâng cao hiệu quả cung ứng cho các doanh nghiệp.
Có một hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, đặc biệt là trong lĩnh vực giao nhận vận tải. Điều này giúp giảm được chi phí đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng, từ đó nâng cao được sức cạnh tranh của các dịch vụ logistics và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics.
1.2 Xây dựng cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành logistics
Tại Nhật Bản, logistics, kho vận và vận tải đã được đưa vào chương trình đào tạo đại học từ rất sớm, từ những năm của thập niên 90.
Nhà nước cần xây dựng các trường đại học có chuyên ngành chuyên sâu về lĩnh vực logistics, các khoa nghiên cứu về logistics. Để giải quyết nhu cầu trước mắt
bổ sung kiến thức cho nhân viên trong ngành logistics, trước mắt yêu cầu các trường đại học như ngoại thương, kinh tế, giao thông vận tải... mở thêm khoa chuyên ngành logistics. Đưa ra chương trình đào tạo khung, nhằm cung cấp lượng kiến thức đầy đủ cho người học, có khả năng ứng dụng công nghệ để áp dụng vào thực tiễn. Cần có chương trình nghiên cứu về logistics ở cấp nhà nước, doanh nghiệp và các đơn vị nghiên cứu, giảng dạy có liên quan.
Tuyên truyền nhận thức về logistics trên các phương tiện đài báo, bởi nếu hiểu logistics theo nghĩa rộng là nghệ thuật quản lý sự vận động của hàng hóa, nguyên liệu từ khâu mua sắm, qua các quá trình lưu kho, sản xuất, phân phối cho tới tay người tiêu dùng, thì logistics không chỉ gói gọn trong ngành vận tải giao nhận mà còn có tác dụng rất lớn trong việc quản lý quá trình sản xuất trong các doanh nghiệp.
2. Pháp luật
2.1 Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp cho hoạt động logistics, ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời hoạt động kinh doanh logistics.
Ngành logistics là một ngành bao gồm nhiều dịch vụ, liên quan tới nhiều ngành nghề khác nhau, chính phủ cần ban hành đồng bộ các nguồn luật điều chỉnh, để cho các hệ thống luật không chồng chéo lẫn nhau.
Nhà nước cần hoàn thiện hơn về luật trong lĩnh vực giao thông vận tải. Ngoài ra, vì chính phủ chỉ đạo cho các bộ ngành cũng cần ban hành các chính sách quy định các quy chuẩn khuôn phát triển logistics: hoạt động logistics nhằm giảm thiểu lượng CO2, quy định cụ thể tuổi thọ của các phương tiện giao thông trong ngành vận tải, vấn đề bảo hiểm y tế đối với các nhân viên phục vụ trong ngành vận tải và giao nhận.
Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản pháp lý để hỗ trợ cho thương mại điện tử phát triển nhằm tạo điều kiện cho dịch vụ logistics. Hệ thống pháp lý cho thương mại điện tử cần xây dựng dựa trên luật mẫu về thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế. Thừa nhận tính pháp lý của các giao dịch thương mại điện tử thông qua hệ thống Internet và hệ thống EDI, chữ ký điện tử và chữ ký số hóa, bảo vệ tính pháp lý của hợp đồng thương mại điện tử, các hình thức phương thức thanh toán điện tử, sở hữu trí tuệ liên quan đến mọi hình
thức giao dịch điện tử, đối với mạng thông tin chống tội phạm xâm nhập bằng thu thập thông tin mật, thay đổi các thông tin trên trang web, thậm chí vào các dữ liệu, sao chép trộm các phần mềm, truyền virút phá hoại một cách bất hợp pháp. Thiết lập hệ thống mã nguồn cho tất cả các thông tin số hóa.
Đưa ra hệ thống luật hoàn chỉnh, luật Hải quan, thương mại điện tử, khuyên khích áp dụng CNTT đầy đủ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp logistics trong nước phát triển.
2.2 Thành lập cơ quan ban ngành của nhà nước theo dõi sát sao hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp logistics.
Ngành logistics của Nhật đã được chính phủ Nhật cùng các cơ quan ban ngành: METI, MLIT quan tâm chỉ đạo, đồng thời phối hợp với các tổ chức như JILS, hiệp hội logistics xanh, ủy ban y tế phối hợp tham gia hướng dẫn chỉ đạo hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ngành dịch vụ logistics của Việt Nam đang trong tình trạng hoạt động tự do, mạnh mún, các doanh nghiệp chỉ chạy theo lợi nhuận mà chưa phối hợp cùng nhau vì sự phát triển chung. Bởi vậy rất cần một cơ quan quản lý của nhà nước hướng dẫn chỉ đạo hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Bởi vậy Bộ giao thông vận tải, Bộ công thương ... cần phối hợp chỉ đạo thành lập một cơ quan quản lý dịch vụ logistics để tạo tính minh bạch, thông suốt cho hoạt động này. Nhiệm vụ của cơ quan này gồm có:
Xét đăng ký và cấp giấy phép cho người kinh doanh dịch vụ logistics.
Nghiên cứu và đề xuất các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động logistics cũng như các vấn đề giao dịch trong dịch vụ logistics.
Cung cấp các ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là thương mại điện tử, công nghệ truyền dữ liệu áp dụng trong hoạt động logistics.
Hoạch định chính sách và đề xuất các biện pháp phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam trong điều kiện hội nhập.
Đề xuất việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho dịch vụ logistics.
Giúp đỡ và hỗ trợ việc thành lập và phát triển các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics.
Phối hợp với các tổ chức trong khu vực và thế giới trong việc phát triển dịch vụ logistics.
3. Người cung cấp và sử dụng dịch vụ logistics
3.1. Đẩy mạnh nhận thức về logistics
Bên cạnh những giải pháp vĩ mô từ chính phủ thì cần phải có sự nỗ lực từ chính các doanh nghiệp sử dụng và cung cấp dịch vụ logistics, thì mới có thể thúc đẩy sự phát triển ngành logistics của nước nhà. Để nâng cao nhận thức của nhân viên trong ngành logistics thì các doanh nghiệp cần phối hợp với các tổ chức đào tạo hay các trường đại học tổ chức các khóa học đào tạo ngắn hạn cũng như dài hạn về hoạt động logistics. Điều này sẽ giúp các thành viên trong doanh nghiệp hiểu đúng bản chất và đặc điểm của hoạt động logistics.
Về người sử dụng dịch vụ logistics: Hiện nay tại Việt Nam vẫn có chủ doanh nghiệp hiểu logistics chỉ là hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu và vận tải, chưa hiểu được vị trí vai trò của logistics nếu được ứng dụng phù hợp trong doanh nghiệp. Bởi vậy, nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về logistics có thể thông qua việc tăng cường hoạt động marketing của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ cũng nên tìm hiểu về những mô hình công ty ứng dụng logistics một cách hoàn hảo như là Toyota để từ đó góp phần cải thiện hệ thống quản lý sản xuất trong doanh nghiệp.
3.2. Đa dạng các loại hình dịch vụ, đảm bảo chất lượng hàng hóa đúng thời gian và địa điểm.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics của Nhật Bản có được sự thành công như ngày hôm nay chính là bởi cách thức làm ăn và cung cấp dịch vụ uy tín cho khách hàng. Với cách thức làm ăn manh mún, chụp giật, không có hệ thống quy củ của các doanh nghiệp logistics Việt Nam thì rất khó để khách hàng nước ngoài là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài như của Nhật... thuê dịch vụ từ các doanh nghiệp logistics Việt Nam. Chính vì thế để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics Việt Nam thì trước hết các doanh nghiệp cần phải làm ăn một cách chuyên nghiệp, có uy tín, đảm bảo yếu tố thời gian.
3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là thương mại điện tử vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics cần nhanh chóng thúc đẩy và sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động kinh doanh của mình, trao đổi thông tin và các dữ liệu điện tử trong thương mại, khai quan điện tử để ứng dụng ưu thế của công nghệ thông tin nhằm mang lại năng xuất lao động cao, tiếp kiệm chi phí, giảm thiểu tình trạng tiêu cực, gian lận trong thương mại xuất nhập khẩu và hải quan. Nhiều trường hợp người ta cho rằng luồng thông tin là tài sản quan trọng nhất trong kinh doanh chứ không phải là luồng hàng hóa hay nguyên vật liệu. Hoạt động kinh doanh. dịch vụ logistics không giới hạn, từ việc tìm nguồn nguyên vật liệu, theo dõi luồng vận chuyển của hàng hoá, đến việc sử dụng các thiết bị vận chuyển tự động trong các kho hàng, trong vận chuyển và xếp dỡ hàng hoá . Áp dụng thành tựu của công nghệ thông tin, trao đổi dữ liệu bằng hệ thống máy vi tính với sự hỗ trợ của mạng lưới thông tin liên lạc và công nghệ xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng sống còn với việc quản lý cả quá trình hoạt động logistics, đặc biệt là quản lý sự di chuyển của hàng hoá và các chứng từ.
Ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là thương mại điện tử vào quá trình hoạt động logistics sẽ tiếp kiệm được chi phí, thông tin thông suốt đảm bảo cho quá trình hoạt động thuận lợi, nhanh chóng hiệu quả cao.
3.4. Nâng cao năng lực quản lý trong các doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu và chiến lược marketing nhằm khẳng định vị trí của mình
Ông Yamada Tatsuya đã nhận định "cái yếu kém của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics hiện nay đó chính là năng lực quản lý doanh nghiệp".
Người kinh doanh dịch vụ logistics không chỉ đơn giản là quan tâm tới tìm kiếm hợp đồng vận chuyển mà còn phải quan tâm việc quản trị doanh nghiệp, hiểu biết về logistics cũng như là marketing cho doanh nghiệp của mình. Nói cho cùng ngành nào cũng thế, mỗi doanh nghiệp cũng cần khẳng định vị trí của mình một cánh rõ ràng trong tâm tưởng người mua, người sử dụng để nhằm thu hút khách hàng trong thời buổi cạnh tranh là quy luật tất yếu. Hơn nữa có một thương hiệu tốt, marketing tốt sẽ tạo thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động cho doanh nghiệp không