Nguồn Lực Hướng Dẫn Viên Du Lịch Tỉnh Lào Cai Giai Đoạn 2017-2019


việc trong các lĩnh vực khác chiếm tỷ trọng 12,2%.

Bảng 3.6: Nguồn lực hướng dẫn viên du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

2018/2017

2019/2018

±

%

±

%

Tổng

386

397

428

11

2,8

31

7,8

- Hướng dẫn viên

quốc tế

347

356

373

9

2,6

17

4,8

- Hướng dẫn viên

nội địa

39

41

55

2

5,1

14

34,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai - 10

(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Lào Cai)

Đối với đội ngũ hướng dẫn viên, số lượng có xu hướng tăng lên qua các năm trong giai đoạn 2017-2019. Năm 2017, Lào Cai có 386 hướng dẫn viên du lịch, trong đó: 347 hướng dẫn viên quốc tế, chiếm tỷ lệ 89,9%; có 39 hướng dẫn viên nội địa, chiếm tỷ lệ 10,1%. Năm 2018, Lào Cai có 397 hướng dẫn viên du lịch, trong đó: 356 hướng dẫn viên quốc tế, chiếm tỷ lệ 89,7%; có 41 hướng dẫn viên nội địa, chiếm tỷ lệ 10,3%. Số hướng dẫn viên năm 2018 tăng 11 người ứng với tăng 2,8% so với năm 2017. Năm 2019, Lào Cai có 428 hướng dẫn viên du lịch, trong đó: 373 hướng dẫn viên quốc tế, chiếm tỷ lệ 87,1%; có 55 hướng dẫn viên nội địa, chiếm tỷ lệ 12,9%. Số hướng dẫn viên năm 2019 tăng 31 người ứng với tăng 7,8% so với năm 2018. Như vậy, số hướng dẫn viên du lịch chủ yếu là hướng dẫn viên quốc tế, chiếm tỷ trọng trung bình trong giai đoạn 2017-2019 là 89%; số hướng dẫn viên nội địa chỉ chiếm trung bình là 11%.

3.2.6. Xây dựng sản phẩm du lịch

Trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh, Lào Cai luôn xác định phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng luôn là vấn đề được quan tâm, chú trọng. Việc xác định được sản phẩm du lịch đặc trưng sẽ giúp các địa phương tập


trung được các nguồn lực đầu tư để đẩy mạnh phát triển du lịch, đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng cao của du khách, qua đó thu hút thêm nhiều khách du lịch đến với địa phương. Để phát triển các sản phẩm du lịch, tỉnh Lào Cai đã đề ra những chính sách cụ thể như: quan tâm đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng toàn diện, tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch và đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch. Tận dụng tiềm năng, thế mạnh nổi trội của tỉnh, Lào Cai đã định hướng xây dựng hệ thống sản phẩm đặc trưng, khác biệt nhằm tạo ra điểm nhấn về du lịch của vùng Tây Bắc. Các sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai hiện nay gồm:

- Du lịch sinh thái: là một trong những điểm mạnh của du lịch Lào Cai với nhiều điểm đến hấp dẫn như khu du lịch núi Hàm Rồng, thác Bạc, cầu Mây, thác Tình yêu – Suối vàng (Sa Pa); Hồ Na Cồ, khu vực lòng hồ thủy điện Cốc Ly (Bắc Hà); Dền Sáng, Sảng Ma Sáo, Y Tý (Bát Xát)… Lễ Hội Hoa Sa Pa tại khu vực Ga đi của cáp treo Fansipan, thị trấn Sa Pa nhằm giới thiệu trưng bày các loài hoa Lan, hoa Anh Đào và hoa Đỗ Quyên của tỉnh Lào Cai; Chương trình du lịch chuyên đề “mùa hoa Đỗ Quyên” tại Vườn Quốc Gia Hoàng Liên (Sa Pa), rừng già Y Tý (Bát Xát); điểm tham quan thung lũng hoa Bắc Hà, Công viên Hồ Na Cồ (Bắc Hà); Chương trình ngắm hoa Tam giác mạch vào tháng 3- 4 và 9-10 hàng năm tại các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai kết nối với Hà Giang.

- Du lịch cộng đồng: gắn với văn hóa của các dân tộc Giáy, Dao, Mông, Tày, Nùng, Hà Nhì được khai thác tại các huyện Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai, Mường Khương và Bảo Yên, nổi bật là các phiên chợ, lễ hội, làng du lịch homestay…

- Du lịch mạo hiểm: với chinh phục nóc nhà Đông Dương – đỉnh Fansipan, đỉnh Bạch Mộc Lương Tử (Bát Xát), núi Ba mẹ con (Bắc Hà), dù lượn, leo vách đá…

- Du lịch thể thao: xây dựng và triển khai chương trình du lịch thể thao độc đáo, đó là chương trình “Chinh phục đỉnh cao” như: đỉnh Fansipan (Sa


Pa), Tuyến leo núi chinh phục đỉnh Ky Quan San và đỉnh Nhìu Cồ San. Khai thác sản phẩm du lịch trên tuyến: Sa Pa - Tả Giàng Phình – Ngũ Chỉ Sơn – Nậm Pung – Kỳ Quan San - Y Tý - Lào Cai và tuyến dã ngoại thăm quan bản làng khu vực Bản Xèo, Nậm Pung, Sảng Ma Sáo, Dền Thàng, Mường Hum.

- Du lịch tâm linh: khai thác các chương trình du lịch tâm linh dọc sông Hồng thông qua các hệ thống các di tích, danh lam thắng cảnh phục vụ du khách tại Thiền viện Trúc Lâm Đại Giác ở Sa Pa; Đền Thượng, Đền Mẫu, Đền Đôi Cô và Đền Bảo Hà (tỉnh Lào Cai); kết hợp với các Đền: Đông Cuông, Nhược Sơn và Tuần Quán (tỉnh Yên Bái); Đền Mẫu Âu Cơ, Đền Tam Giang, Đền Du Yến (tỉnh Phú Thọ).

- Du lịch chợ phiên: xây dựng chương trình du lịch khám phá nét văn hóa của người dân vùng cao thông qua khai thác các chợ phiên vùng cao phục vụ khách du lịch: Chợ Văn hóa Bắc Hà; Chợ Cán Cấu (Si Ma Cai); Chợ Pha Long (Mường Khương); Chợ Mường Hum, Chợ Y Tý (Bát Xát)...

- Sản phẩm du lịch gắn với các Di sản văn hóa ruộng bậc thang: xây dựng và khai thác sản phẩm du lịch gắn với các Di sản văn hóa ruộng bậc thang Lào Cai trong chương trình “Hành trình khám phá cung đường di sản Văn hóa ruộng bậc thang -Tây Bắc”; xây dựng và triển khai chương trình du lịch chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Di sản văn hóa ruộng bậc thang Lào Cai tại huyện Sa Pa và rộng bậc thang Thề Pả, Bát Xát.

Bên cạnh đó, tỉnh Lào Cai đã xây dựng được một số sản phẩm du lịch thành “thương hiệu” nổi tiếng, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước như: Giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà; Giải Marathone leo núi quốc tế (VMM); Giải đua xe đạp quốc tế một vòng đua hai quốc gia Việt Nam - Trung Quốc; Giải đua xe đạp vượt núi quốc tế theo cung đường thành phố Lào Cai - Bát Xát - Y Tý - Bản Khoang - Sa Pa. Ngoài ra, Lào Cai cũng từng bước xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái, nông nghiệp tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Đẩy mạnh chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) phát triển làng nghề, tiểu thủ công nghiệp


truyền thống sản xuất các sản phẩm hàng hóa lưu niệm đặc sắc phục vụ nhu cầu của khách du lịch; phát triển mô hình trồng, sản xuất thảo dược để phục vụ trải nghiệm và chăm sóc sức khỏe cho du khách; phát triển các tuyến phố đi bộ, chợ đêm, ẩm thực vùng cao, các quầy hàng bán sản vật đặc trưng mang thương hiệu vùng cao. Du lịch Lào Cai tiếp tục hoàn thiện các khu vui chơi giải trí đẳng cấp, công viên văn hóa, chợ hoa, Quảng trường Cổng trời tại Khu du lịch quốc gia Sa Pa, công viên văn hóa thành phố Lào Cai, khai thác công viên Nhạc Sơn thành công viên nghệ thuật ánh sáng, công viên sinh thái Hồ Na Cồ (Bắc Hà). Đối với một số sản phẩm du lịch đã gắn liền với thương hiệu du lịch Lào Cai như chợ tình Sa Pa, du lịch tâm linh gắn với địa danh “Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”, Festival “Vó ngựa cao nguyên trắng” Bắc Hà, Festival “Y Tý Đại ngàn” Bát Xát, Festival “Khèn và Hoa”, Lễ hội trên mây Sa Pa, Giải Marathone quốc tế, Giải xe đạp quốc tế “một vòng đua hai quốc gia”, Chương trình du lịch kiểu mẫu 02 quốc gia 06 điểm đến…sẽ được đầu tư mạnh mẽ trở thành thương hiệu đặc thù riêng có của Lào Cai.

3.2.7. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch

- Chỉ tiêu tổng lượt khách du lịch: tổng lượt khách du lịch đến với Lào Cai có xu hướng tăng lên qua các năm trong giai đoạn 2017-2019. Năm 2017, tổng lượt khách du lịch là 3.499.370 lượt. Trong đó, khách quốc tế là 699.370 lượt, chiếm tỷ lệ 20,0%; khách nội địa là 2.800.000 lượt, chiếm tỷ lệ 8,0%. Năm 2018, tổng lượt khách du lịch là 4.246.590 lượt. Trong đó, khách quốc tế là

718.585 lượt, chiếm tỷ lệ 16,9%; khách nội địa là 3.528.005 lượt, chiếm tỷ lệ 83,1%. Tổng lượt khách du lịch năm 2018 tăng 747.220 lượt ứng với tăng 21,4% so với năm 2017. Năm 2019, tổng lượt khách du lịch là 5.106.851 lượt. Trong đó, khách quốc tế là 806.106 lượt, chiếm tỷ lệ 15,8%; khách nội địa là 4.300.745 lượt, chiếm tỷ lệ 84,2%. Tổng lượt khách du lịch năm 2019 tăng

860.261 lượt ứng với tăng 20,3% so với năm 2018. Như vậy, khách du lịch đến với Lào Cai chủ yếu là khách nội địa, chiếm trung bình khoảng 82,4% và đang


có xu hướng tăng lên qua các năm; khách du lịch quốc tế chiếm tỷ trọng trung bình 17,6%. Mặc dù lượng khách quốc tế vẫn tăng qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng khách quốc tế đang có xu hướng giảm quốc qua các năm do lượng khách quốc tế tăng thấp hơn so với mức tăng của lượng khách du lịch nội địa.

Bảng 3.7: Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2019


Chỉ tiêu

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

2018/2017

2019/2018

±

%

±

%

1. Tổng lượt khách

du lịch (lượt)

3.499.370

4.246.590

5.106.85

1

747.220

21,4

860.261

20,3

- Lượt khách quốc tế

699.370

718.585

806.106

19.215

2,7

87.521

12,2

Tỷ trọng (%)

20,0

16,9

15,8

-

-

-

-

- Lượt khách nội địa

2.800.000

3.528.005

4.300.74

5

728.005

26,0

772.740

21,9

Tỷ trọng (%)

80,0

83,1

84,2

-

-

-

-

2. Tổng doanh thu từ

khách du lịch (tỷ đồng)

9.442,5

13.406,4

19.203,0

3.964

42,0

5.797

43,2

- Thu từ khách quốc tế

2.870,5

4.298,4

5.441,1

1.428

49,7

1.143

26,6

Tỷ trọng (%)

30,4

32,1

28,3

-

-

-

-

- Thu từ khách nội địa

6.572,0

9.108,0

13.761,9

2.536

38,6

4.654

51,1

Tỷ trọng (%)

69,6

67,9

71,7

-

-

-

-

(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Lào Cai)

- Chỉ tiêu tổng doanh thu từ khách du lịch: tổng doanh thu từ khách du lịch đến với Lào Cai có xu hướng tăng lên qua các năm trong giai đoạn 2017- 2019. Năm 2017, tổng doanh thu từ khách du lịch là 9.442,5 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ khách quốc tế là 2.870,5 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 30,4%; doanh thu từ khách nội địa là 6.572,0 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 69,9%. Năm 2018, tổng doanh thu từ khách du lịch là 13.406,4 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ khách quốc tế là 4.298,4 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 32,1%; doanh thu từ khách nội địa là 9.108,0 tỷ


đồng, chiếm tỷ lệ 67,6%. Tổng doanh thu từ khách du lịch năm 2018 tăng 3.964 tỷ đồng ứng với tăng 42% so với năm 2017. Trong đó, thu từ khách quốc tế tăng 1.428 tỷ đồng ứng với tăng 49,7% so với năm 2017; thu từ khách nội địa tăng 2.536 tỷ đồng ứng với tăng 38,6% so với năm 2017. Năm 2019, tổng doanh thu từ khách du lịch là 19.203,0 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ khách quốc tế là 5.441,1 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 28,3%; doanh thu từ khách nội địa là 13.761,9 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 71,7%. Tổng doanh thu từ khách du lịch năm 2019 tăng 5.797 tỷ đồng ứng với tăng 43,2% so với năm 2018. Trong đó, thu từ khách quốc tế tăng 1.143 tỷ đồng ứng với tăng 26,6% so với năm 2018; thu từ khách nội địa tăng 4.654 tỷ đồng ứng với tăng 51,1% so với năm 2018. Qua phân tích trên cho thấy, số lượng khách du lịch quốc tế chiếm tỷ trọng trung bình 17,6% trong giai đoạn 2017-2019 nhưng doanh thu từ khách du lịch quốc tế chiếm tỷ trọng trung bình tới 30,3%. Điều này chứng tỏ khách quốc tế chi tiêu nhiều hơn so với khách du lịch trong nước.


6,000,000

25,000

5,000,000

806,106

19.203,0

20,000

4,000,000

718,585

15,000

3,000,000

699,370

13.406,4

10,000

2,000,000

9.442,5

4,300,745

3,528,005

2,800,000

1,000,000

5,000

0

000

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Khách nội địa (lượt khách)

Tổng doanh thu (tỷ đồng)

Khách quốc tế (lượt khách)

Biểu đồ 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2019

(Nguồn: Bảng số liệu 3.7 và tính toán của tác giả)

Trong giai đoạn 2017-2019 thì năm 2019 là năm thắng lợi lớn của ngành du lịch tỉnh Lào Cai với nhiều dấu ấn nổi bật, đặc biệt là số lượng khách và doanh thu từ hoạt động du lịch. Năm 2019, tổng lượt khách du lịch là 5.106.851 lượt với tổng doanh thu từ khách du lịch là 19.203,0 tỷ đồng, trong đó Sa Pa là địa phương dẫn đầu về hoạt động du lịch với hơn 60% tổng lượng khách của toàn tỉnh. Với những thành công đã đạt được, những năm tiếp theo được dự báo là du lịch Lào Cai sẽ gặt hái thành công, đặc biệt là sức hút từ sự kiện huyện Sa Pa được công nhận trở thành thị xã từ ngày 1/1/2020. Để đạt được kì vọng đó, ngành du lịch Lào Cai cần tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng; tăng cường tuyên truyền, quảng bá, đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch; phát triển và đào tạo lại nguồn nhân lực phục vụ du lịch, hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương; xây dựng các tuyến, điểm và sản phẩm du lịch mới…để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước.

3.2.8. Kết quả khảo sát về hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào


Cai


a) Kết quả khảo sát đối tượng 01

Tác giả tiến hành điều tra, khảo sát 24 cán bộ tham gia công tác quản lý

nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai về hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Kết quả điều tra, khảo sát được tác giả tổng hợp ở bảng số liệu 3.8.

Bảng 3.8: Kết quả đánh giá của đối tượng 01 về hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai


STT


Tiêu chí

Điểm BQ

Mức đánh

giá

1

Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch có trình độ năng lực chuyên

môn tốt

4,04

Đồng ý

2

Công tác quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào Cai được

thực hiện tốt, bám sát tình hình thực tiễn

4,12

Đồng ý


3

Công tác quảng bá, xúc tiến, liên kết, hợp tác phát triển du lịch được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức

khác nhau


3,86


Đồng ý

4

Nguồn nhân lực phục vụ du lịch được quan tâm đào tạo,

đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch

3,72

Đồng ý

5

Hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch được quan

tâm đầu tư, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch

3,76

Đồng ý

6

Sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, cơ bản đáp ứng

được nhu cầu của khách du lịch

4,06

Đồng ý

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2020)

Trong 06 tiêu chí được khảo sát thì cả 06 tiêu chí đều được đánh giá ở mức “đồng ý”, trong đó có 03 tiêu chí được đánh giá ở mức trên 4,0 điểm và 03 tiêu chí được đánh giá ở mức dưới 4,0 điểm. 03 tiêu chí được đánh giá ở mức trên 4,0 điểm gồm: tiêu chí “Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch có trình độ

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 05/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí