Hoạt Động Truyền Thông Trực Tiếp Tại Phòng Tư Vấn Xét Nghiệm Tự


tác viên và địa phương triển khai nghiên cứu thiết kế (tờ rơi, pano, khẩu hiệu, băng rôn) với nhiều nội dung và hình thức phong phú đã được in ấn và cấp phát đến các điểm dịch vụ, tụ điểm công cộng đã thu hút sự chú ý, tiếp cận của hàng ngàn lượt người, trong đó có nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao.

2.4.4. Các hoạt động truyền thông trực tiếp


Bảng 2.4. Liệt kê các hoạt động truyền thông trực tiếp



Loại hình


Số lần

Số lượt người

tham gia

Ước tính số lượt người nghiện chích

ma túy tiếp cận

Tổ chức buổi tuyên truyền lồng

ghép phòng chống HIV và bệnh lao tại thôn/buôn

50

950

505

Tư vấn tại trạm y tế phường/xã

336

336

190

Tư vấn của tuyên truyền viên

và y tế thôn/buôn

806

806

256

Tư vấn của nhóm đồng đẳng

7.859

7.859

5.500

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Thực trạng nhiễm HIV, bệnh lao AFB + và đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng ở nhóm nghiện chích ma túy tại tỉnh Đắk Lắk - 8

Hoạt động truyền thông trực tiếp, nhằm tiếp cận với các đối tượng đích là vấn đề ưu tiên, đặc biệt là nhóm nghiện chích ma túy, một vấn đề nhậy cảm trong tiếp cận, nếu một khi bị chính quyền, cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ, thời điểm đó rất khó tiếp cận được đối tượng. Do vậy nghiên cứu triển khai can thiệp cần dựa vào mọi nguồn lực và điều kiện thuận lợi để tư vấn, giáo dục, truyền đạt kiến thức về HIV/AIDS và bệnh lao. Với 4 phương thức tiếp cận, số lượt đối tượng đích đã trực tiếp đến với mạng lưới hàng nghìn lượt.



2.4.5. Hoạt động truyền thông trực tiếp tại phòng tư vấn xét nghiệm tự

nguyện (VCT)


Bảng 2.5. Liệt kê các hoạt động tại phòng tư vấn



Loại hình


Số phòng (VCT)

Số lượt người

tham gia

Ước tính số lượt người NCMT

tiếp cận

Tư vấn trước xét nghiệm

5

6.532

930

Tư vấn sau xét nghiệm

5

6.313

910

Hoạt động tư vấn của 5 phòng tư vấn trong một năm triển khai tư vẫn trực tiếp được trên 12 ngàn lượt người. Trong đó khách hàng là đối tượng NCMT được tư vấn gần 2 ngàn lượt.


Loại hình

Số phòng

(OPC)

Số lượt người

tham gia

Ước tính số lượt người NCMT

tiếp cận

Tư vấn trước điều trị

3

718

72

Tư vấn trong khi điều trị

3

718

72

2.4.6. Hoạt động truyền thông trực tiếp tại phòng điều trị ARV (OPC) Bảng 2.6. Liệt kê các hoạt động tại điều trị ARV


Hoạt động truyền thông trực tiếp tại phòng điều trị ARV và điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội trong một năm cho 718 lượt người. Trong đó có trên 70 lượt người tham gia là đối tượng NCMT.



2.4.7. Hoạt động truyền thông tại điểm dịch vụ chuyển tiếp sàng lọc HIV và bệnh lao

Bảng 2.7. Liệt kê hoạt động tại các ddiemr dịch vụ chuyển tiếp



Loại hình

Số điểm

dịch vụ

Số lượt người

chuyển

Ước tính số lượt người nghiện chích

ma túy tiếp cận

Dịch vụ HIV chuyển tiếp

sang dịch vụ lao

50

218

95

Dịch vụ lao chuyển tiếp

sang dịch vụ HIV

28

174

65

Hoạt động tại các điểm dịch vụ chuyển tiếp từ HIV sang dịch vụ lao và ngược lại, đã có hang trăm lượt người chuyển tiếp, trong đó có hàng chục đối tượng NCMT.

2.4.8. Hoạt động truyền thông tại câu lạc bộ người nhiễm HIV


Bảng 2.8. Liệt kê hoạt động tại câu lạc bộ người nhiễm



Loại hình


Số lượng

Số lần

sinh hoạt

Số lượt người

tham gia

Ước tính số lượt người NCMT

tiếp cận

Câu lạc bộ người nhiễm

3

36

540

128

Trong năm qua, 3 câu lạc bộ hoạt động sinh hoạt định kỳ, đã thực hiện 36 lần sinh hoạt, thu hút hàng trăm lượt người tham gia, trong đó hơn trăm số lượt người tiêm chích sinh hoạt với câu lạc bộ người nhiễm HIV.




Mạng lưới

Số cơ sở

tham gia

Số người

tham gia

Số BCS được

phân phát

Số BKT được

phân phát

Tại trạm y tế

24

24

300

0

Cộng tác viên

380

378

645

0

Đồng đẳng viên

3

24

25.373

15.571

2.4.9. Mạng lưới và số lượng BCS, BKT đã phát cho khách hàng Bảng 2.9. Liệt kê mạng lưới y tế và số lượng BCS, BKT


Hoạt động phân phát bao cao su và BKT được thực hiện bởi mạng lưới Trạm Y tế, cộng tác viên và nhóm đồng đẳng viên. Tuy nhiên phát bao cao su thực hiện ở cả các mạng lưới, riêng BKT chỉ duy nhất nhóm đồng đẳng hoạt động có hiệu quả hơn, nhưng số BKT phát còn khiêm tốn.

2.5. Các biến số và chỉ số thu thập chính

Bộ câu hỏi dựa trên cơ sở của bộ chỉ số quốc gia, gồm có các nhóm

biến số sau [8]:

2.5.1. Nhóm biến số và chỉ số về thông tin chung, tỷ lệ hiện nhiễm HIV và AFB (+)

a) Phân bố đối tượng

- Địa điểm nghiên cứu.

- Nhóm tuổi

- Đặc điểm xã hội

+ Dân tộc: Kinh, Eđê, Gia Rai, M’ Nông, Tầy, Nùng ...

+ Học vấn: Mù chữ, Tiểu học, Trung học cơ sở (THCS), Trung học phổ thông (THPT) và nhóm Đại học, Cao đẳng, Trung cấp.

+ Tình trạng sống: Sống với gia đình; sống ở ngoài.

+ Hôn nhân: Độc thân, có gia đình, ly hôn.

+ Nghề nghiệp: Thất nghiệp, đang có việc làm

+ Thu nhập cá nhân: Dưới 2 triệu/tháng; từ 2 triệu trở lên/tháng

+ Hút thuốc: Có, Không


+ Uống rượu: Có, không.

b) Tình trạng nhiễm HIV; Tình trạng AFB (+); Tình trạng đồng nhiễm

HIV (+) và bệnh lao có AFB (+).

- Phân bố tỷ lệ hiện nhiễm HIV và AFB (+) theo địa bàn nghiên cứu, dân tộc, nhóm tuổi và đặc điểm xã hội.

Nhóm biến số và chỉ số kiến thức, thái độ và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, bệnh lao và một số yếu tố liên quan đến tình trạng đồng nhiễm HIV và lao trên nhóm đối tượng nghiên cứu.

2.5.2. Kiến thức về HIV/AIDS và bệnh lao

a) Kiến thức về HIV:

+ Biết đầy đủ gồm: Biết về tác nhân, biết được 3 đường lây, biết về

cách phòng.

+ Không đầy đủ, chỉ biết một trong 3 yếu tố nêu trên.

b) Kiến thức về bệnh lao:

+ Biết đầy đủ các dấu chứng như ho khạc kéo dài trên 2 tuần, kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi, gầy sút cân, kém ăn, mệt mỏi, có thể ho khạc ra máu, số lượng ít hoặc nhiều, đau ngực và phải đi xét nghiệm đờm hoặc chụp XQ phổi.

+ Không đầy đủ: Thiếu một hay nhiều các dấu chứng

2.5.3. Thái độ về HIV và bệnh lao.

+ Thái độ tích cực về HIV và bệnh lao.

+ Thái độ không tích cực về HIV và bệnh lao.

2.5.4. Hành vi về HIV

+ Hành vi tiêm chích.

+ Hành vi sử dụng BKT chung.

+ Hành vi QHTD không an toàn.

2.5.5. Một số yếu tố liên quan có thể tác động làm gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV, bệnh lao và đồng nhiễm HIV và bệnh lao.

+ Nhóm tuổi.

+ Dân tộc.


+ Tình trạng hôn nhân.

+ Tần xuất tiêm chích.

Nhóm biến số về hiệu quả can thiệp (so sánh trước và sau can thiệp)

a) Tỷ lệ hiện nhiễm HIV và AFB (+).

+ Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trước và sau can thiệp.

+ Tỷ lệ về tình trạng bệnh lao có AFB (+) trước và sau khi can thiệp.

+ Tỷ lệ đồng nhiễm HIV và lao (HIV/lao).

b) Kiến thức, hành vi và thái độ về HIV và bệnh lao.

c) Hiệu quả của can thiệp.

2.6. Xử lý phân tích số liệu

Số liệu được làm sạch trước khi nhập và xử lý trên máy vi tính bằng phần mềm SPSS for Windows 15.0 và ứng dụng các thuật toán thống kê Y – sinh học để phiên giải kết quả.

Xử lý số liệu và tính toán các tỷ lệ, các giá trị trung bình, trung vị.

Đối với các biến định tính: Kiểm tra sự phân bố chuẩn và sử dụng test

2, hoặc sử dụng OR (tỷ suất chênh) để so sánh các tỷ lệ trước và sau can thiệp, khi tần số xuất hiện nhỏ hơn 5, sử dụng test Fisher để hiệu chỉnh.

Đối với các biến định lượng: sử dụng test t – student để so sánh giá trị

trung bình trước và sau can thiệp.

Các biểu đồ so sánh sự khác biệt giữa 2 tỷ lệ trước và sau can thiệp được tạo ra từ trang web “EpiTools epidemiological calculators” [97].

Sử dụng kỹ thuật phân tích đơn biến để đánh giá, xác định các yếu tố liên quan tác động đến các tỷ lệ nhiễm HIV và bệnh lao có AFB (+)

Tỷ lệ sau can thiệp – tỷ lệ trước can thiệp

Tỷ lệ trước can thiệp

Để xác định hiệu quả can thiệp, sử dụng các phương pháp tính toán sự thay đổi tương đối của các chỉ số tại thời điểm sau can thiệp so với thời điểm trước can thiệp theo công thức:

Chỉ số hiệu quả

=

(CSHQ)

x 100


2.7. Sai số và hạn chế của đề tài, cách kiểm soát


- Đối tượng đích trong quần thể nghiên cứu là những người nghiện chích ma túy là đối tượng nghiên cứu nhậy cảm nên không thể biết được chính xác là bao nhiêu (Mẫu số).

- Đối tượng được chọn vào mẫu nghiên cứu lần điều tra lần thứ nhất và lần điều tra lần thứ hai không kiểm soát được sự lặp lại (Điều tra vô danh)

- Không có nhóm đối chứng để so sánh hiệu quả trước và sau can thiệp.

- Mẫu nghiên cứu trước và sau khi can thiệp là hai mẫu độc lập, không kiểm soát được sự biến động của nhóm đối tượng nghiện chích ma túy trên địa bàn được chọn nghiên cứu.

- Thời gian can thiệp còn ngắn (12 tháng)

- Đội ngũ đồng đẳng viên tham gia vào nghiên cứu được lựa chọn phần lớn là có trình độ học vấn hạn chế. Khắc phục bằng cách tập huấn, tập huấn lại để nâng cao kiến thức cho đồng đẳng viên.

Tại một số địa phương các đồng đẳng viên khi đi phát BKT, BCS trong các chương trình can thiệp bị cản trở bởi công an xã/phường và các cơ quan chức năng khác nên phần nào ảnh hưởng đến kết quả can thiệp. Làm việc với chính quyền, công an địa phượng về nội dung này theo quy định của nghiên cứu.

Việc ước lượng tỷ lệ hành vi nguy cơ tự báo cáo có thể xảy ra do xu hướng che giấu hành vi nguy cơ của chính đối tượng nghiên cứu, do định kiến trong xã hội về QHTD với PNMD, dùng chung BKT. Nghiên cứu tạo bộ câu hỏi có tính bí mật cao (không có những thông tin cá nhân, mã hóa đối tượng nghiên cứu)

2.8. Vấn đề về đạo đức trong nghiên cứu

Đề cương nghiên cứu chi tiết đã được thông qua tại Hội đồng chấm đề cương nghiên cứu sinh tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, đồng thời đề cương cũng được thông qua Hội đồng đạo đức tại cơ sở đào tạo và được Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đồng ý cho tiến hành nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính là con người, họ đang sống với gia đình, cộng đồng, đầy đủ quyền công dân, quyền con người do vậy:


- Đối tượng tham gia vào nghiên cứu hoàn toàn mang tính tự nguyện.

- Thông tin cá nhân của người tham gia nghiên cứu được mã hóa và tuyệt đối giữ bí mật các thông tin cá nhân về họ.

- Đối tượng tham gia nghiên cứu:

+ Được tư vấn cá nhân trước khi tiến hành phỏng vấn và lây mẫu máu và đờm.

+ Được chẩn đoán khẳng định nhiễm HIV hoặc không nhiễm HIV và khẳng định có AFB (+) hoặc AFB (-)

+ Được tư vấn trong khi phỏng vấn và lấy mẫu xét nghiệm HIV và lao.

+ Được tư vấn sau xét nghiệm,

+ Được chuyển tiếp đến các dịch vụ Y tế và xã hội, chấp thuận theo dõi sức khỏe của đối tượng và gửi đến cơ sở điều trị bệnh theo các phác đồ của Bộ Y tế và các dịch vụ xã hội khác, trọng điều kiện của địa phương.

Kết quả nghiên cứu và các yếu tố nguy cơ có thể tác động làm gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV và bệnh lao sẽ được kiến nghị, đề xuất với chính quyền địa phương và các ban ngành có liên quan để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp phòng, chống HIV và bệnh lao trong cộng đồng.


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2022