3.1. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV và bệnh lao AFB (+) ở nhóm nghiện chích ma túy trước can thiệp ở tỉnh Đắk Lắk, 2011
3.1.1. Một số thông tin cơ bản của đối tượng nghiên cứu trước can thiệp
3.1.1.1. Đối tượng nghiên cứu được phân bố theo địa điểm
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa điểm
Số đối tượng | Tỷ lệ % | ||
Địa phương nghiên cứu | Buôn Ma Thuột | 131 | 43,9 |
Huyện EaHleo | 100 | 33,6 | |
Huyện Krông Pắc | 67 | 22,5 | |
Tổng số | 298 | 100,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hướng Dẫn Can Thiệp Phòng, Chống Nhiễm Hiv Và Lao Của Tổ Chức Y
- Điều Tra Viên, Giám Sát Viên Và Cán Bộ Xét Nghiệm
- Hoạt Động Truyền Thông Trực Tiếp Tại Phòng Tư Vấn Xét Nghiệm Tự
- Kiến Thức, Thái Độ Và Hành Vi Nguy Cơ Lây Nhiễm Hiv Và Một Số Yếu
- Tần Suất Tiêm Chích, Liên Quan Với Đồng Nhiễm Hiv/lao
- Hiệu Quả Về Thái Độ Đối Với Người Nhiễm Hiv Của Nhóm Đối Tượng
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
Trong số 298 đối tượng NCMT trong nghiên cứu được tiếp cận ở 3 địa phương, thành phố Buôn ma thuộc chiếm tỉ lệ cao nhất (43.9%), tiếp đến huyện EaHLeo (33,6%) và huyện Krông Pắc (22,5%), (Bảng 3.1)
3.1.1.2. Đối tượng nghiên cứu phân bố theo nhóm tuổi
Tỷ lệ %
60
50
40
30
54,4
23,2
20 15,4
10
0
7,0
≤ 19 tuổi 20 - 29 30 - 39 40 - 49
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi
Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu, năm 2011 là 26,9 tuổi và độ
lệch chuẩn là 7,37. Phân bố theo nhóm tuổi như sau: Nhóm từ 20 - 29 có tỷ lệ
cao nhất, chiếm 54,4%; Tiếp đến dưới 20 tuổi là 15,4%; Từ 30 đến 39 tuổi là 23,2%; Từ 40 đến 49 tuổi là 7% (Biểu đồ 3.1)
3.1.1.3. Đối tượng nghiên cứu phân bố theo trình độ học vấn
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng theo trình độ học vấn
Số đối tượng | Tỷ lệ % | ||
Học vấn | Mù chữ và tiểu học | 21 | 7,0 |
Trung học cơ sở | 185 | 62,1 | |
Phổ thông trung học | 92 | 30,9 |
Bảng 3.2 mô tả về phân bố đối tượng theo trình độ học vấn. Chỉ 1/3 đối tượng có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên, trên một nửa có trình độ học vấn Trung học cơ sở
3.1.1.4. Đối tượng nghiên cứu phân bố theo tình trạng hôn nhân
Tỷ lệ %
60
50
40
30
20
10
0
57,1
38,3
4,7
Độc thân Ly hôn Đang có gia đình
Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng theo tình trạng hôn nhân
Hơn nửa số đối tượng nghiên cứu (NCMT) là độc thân và hơn 1,3 số đối tượng đã có gia đình (Biểu đồ 3.2)
3.1.1.5. Đối tượng nghiên cứu phân bố theo tình trạng sinh sống và việc làm
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng theo tình trạng sinh sống và việc làm
Số đối tượng | Tỷ lệ (%) | ||
Tình trạng sống | Sống với gia đình | 168 | 56,4 |
Sống ở ngoài | 130 | 43,6 | |
Việc làm | Thất nghiệp | 38 | 12,8 |
Đang có việc làm | 260 | 87,2 |
Gần 60% số đối tượng nghiên cứu đang sống với gia đình và gần 90%
đang có việc làm (Bảng 3.3)
3.1.1.6. Đối tượng nghiên cứu phân bố theo nhóm dân tộc
Tỷ lệ %
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
92,9
1,0
6,1
DT. kinh DT. Ê Đê DT. Tầy, Nùng
Biểu đồ 3.3. Phân bố đối tượng theo dân tộc
Dưới 10% số đối tượng NCMT là người dân tộc thiểu số được tiếp cận, trong đó người Ê Đê là 1%; Tầy - Nùng là 6,1% (Biểu đồ 3.3)
3.1.2. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV và bênh lao xét nghiệm AFB trước can thiệp
3.1.2.1. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV
Bảng 3.4. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV (+) trên đối tượng nghiện chích ma túy
Số đối tượng | Tỷ lệ % | ||
Tình trạng HIV | HIV (+) | 38 | 12,8 |
HIV (-) | 260 | 87,2 |
Với 298 đối tượng nghiện chích ma túy được xét nghiệm HIV, trong đó
tỷ lệ HIV (+) được khẳng định là 12,8% (Bảng 3.4).
3.1.2.2. Một số triệu chứng liên quan đến bệnh lao và xét nghiệm AFB (+)
Bảng 3.5. Tỷ lệ về triệu chứng liên quan bệnh lao
Số đối tượng | Tỷ lệ % | |
Đã từng ho khạc kéo dài trên hai tuần | 45 | 15,1 |
Đã từng sốt nhẹ về chiều, ra mô hôi | 57 | 19,1 |
Đã từng sút cân, kém ăn, mệt mỏi | 82 | 27,5 |
Đã từng ho khạc ra máu | 18 | 6,0 |
Đau ngực | 105 | 35,2 |
Bảng 3.5 ghi nhận cuộc điều tra cắt ngang trước can thiệp về các dấu chứng lâm sàng liên quan đến bệnh lao và tỷ lệ xét nghiệm đờm có AFB (+) có sự thay đổi về tỷ lệ, không có ý nghĩa thống kê.
3.1.2.3. Tình trạng bệnh lao có AFB (+) và đồng nhiễm HIV/lao
Bảng 3.6. Tỷ lệ bệnh lao có AFB (+) và đồng nhiễm HIV/lao
Số đối tượng (n=298) | Tỷ lệ (%) | |
AFB (+) | 11 | 3,7% |
Đồng nhiễm HIV/ AFB (+) | 8 | 2,7% |
Kết quả nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ nhiễm lao có AFB (+) trước can
thiệp là 3,7% và đồng nhiễm HIV/lao là 2,7%.
3.1.3. Phân bố nhiễm HIV và bệnh lao AFB (+) trước khi can thiệp, theo đặc trưng đối tượng
3.1.3.1. Phân bố nhiễm HIV và bệnh lao có AFB (+) theo địa điểm
Bảng 3.7. Tỷ lệ nhiễm HIV và bệnh lao AFB (+) theo địa điểm
Tình trạng | Số ĐT | Tỷ lệ % | |
TP. Buôn Ma Thuột (n=131) | HIV (+) | 21 | 16,0 |
AFB (+) | 5 | 3,8 | |
HIV/lao (+) | 5 | 3,8 | |
Huyện EaHLeo (n=100) | HIV (+) | 12 | 12,0 |
AFB (+) | 3 | 3,0 | |
HIV/lao (+) | 2 | 2,0 | |
Huyện Krông Pắc (n=67) | HIV (+) | 5 | 7,5 |
AFB (+) | 3 | 4,5 | |
HIV/lao (+) | 1 | 1,5 |
Cả 3 địa điểm được chọn nghiên cứu đều hiện diên HIV (+) và bệnh lao có AFB (+), đồng nhiễm HIV/lao, trong đó thành phố Buôn Ma Thuột có tỷ lệ cao, tiếp đến là Huyện EaHLeo và huyện Krông Pắc (Bảng 3.7).
3.1.3.2. Phân bố nhiễm HIV và bệnh lao AFB (+), theo nhóm tuổi
Bảng 3.8. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV và bệnh lao AFB (+), theo nhóm tuổi
Số ĐT (n=298) | HIV (+) | Tỷ lệ (%) | AFB (+) | Tỷ lệ (%) | |
< 20 | 46 | 1 | 2,2 | 0 | 0,0 |
20 – 29 | 162 | 23 | 14,2 | 8 | 4,9 |
30 – 39 | 69 | 13 | 18,8 | 1 | 1,4 |
40 – 49 | 21 | 1 | 4,0 | 2 | 9,5 |
Tổng | 298 | 38 | 12,8 | 11 | 3,7 |
Tình trạng hiện nhiễm HIV (+) trong nghiên cứu trước can thiệp, đều hiện diện ở cả 4 nhóm tuổi, trong đó nhóm 20-29 tuổi và nhóm 30-39 tuổi có tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao nhất (Bảng 3.8).
Tình trạng bệnh lao có AFB (+), không ghi nhận ở nhóm < 20 tuổi. Trong 3 nhóm tuổi có sự hiện diện AFB (+), thì nhóm từ 20 – 29 tuổi có tỷ lệ (4,9%), tiếp là nhóm 40-49 tuổi và nhóm 30 đến 39 tuổi (Bảng 3.8).
3.1.3.3. Phân bố nhiễm HIV và bệnh lao AFB (+) theo dân tộc
Tỷ lệ %
19,0%
HIV (+)
AFB (+)
12,3%
9,5%
3,2%
20
15
10
5
0
Kinh Thiểu số
Biểu đồ 3.4. Phân bố nhiễm HIV và AFB (+) theo dân tộc
Biểu đồ 3.4 về phân bố tỷ lệ nhiễm HIV và AFB (+) theo dân tộc cho thấy thời điểm trước can thiệp HIV (+) ghi nhận chung là 12,8%. Nhưng xét về phân bố theo dân tộc thì tỷ lệ nhiễm HIV (+) ở nhóm dân tộc thiểu số cao hơn (19,0%). Trong 4/21 trường hợp người dân tộc thiểu số thì dân tộc Ê Đê là 1/3 và dân tộc khác 3/18.
Tỷ lệ bệnh lao có AFB (+) chung là 3,7%. Trong đó dân tộc kinh có tỷ
lệ mắc lao với AFB (+) là 3,2% và dân tộc thiểu số là (9,5%).
3.1.3.4. Phân bố nhiễm HIV và bệnh lao AFB (+), theo trình độ học vấn
Bảng 3.9. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV và bệnh lao AFB (+) theo học vấn
Số ĐT (n=298) | HIV (+) | Tỷ lệ (%) | AFB (+) | Tỷ lệ (%) | |
Mù chữ, tiểu học | 21 | 6 | 28,6 | 2 | 9,5 |
THCS | 185 | 23 | 12,4 | 6 | 3,2 |
THPT | 92 | 9 | 9,8 | 3 | 3,3 |
Bảng 3.9 cho thấy, có ba nhóm về trình độ học vấn được ghi nhận trước can thiệp: HIV dương tính hiện diện ở cả ba nhóm, trong đó học vấn THCS có tỷ lệ nhiễm là 12,4%; Mù chữ và tiểu học là 6/21 (28,6%) và THPT là 9/92 (9,8%); Bệnh lao có AFB (+) ghi nhận ở ba nhóm về trình độ học vấn, trong đó nhóm THCS có tỷ lệ 3,2%; Mù chữ và tiểu học là 2/21 (9,5%); THPT trở lên là 3/92 (3,3%).
3.1.3.5. Phân bố nhiễm HIV và bệnh lao AFB (+) theo tình trạng hôn nhân
Bảng 3.10. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV và bệnh lao AFB (+), theo hôn nhân
Số ĐT (n=298) | HIV (+) | Tỷ lệ (%) | AFB (+) | Tỷ lệ (%) | |
Độc thân | 170 | 18 | 10,6 | 7 | 4,1 |
Ly thân | 14 | 1 | 7,1 | 0 | 0,0 |
Có gia đình | 114 | 19 | 16,7 | 4 | 3,5 |
Kết quả bảng 3.10 cho thấy thời điểm trước can thiệp thì HIV (+) ghi nhận ở ba nhóm về tình trạng hôn nhân: Nhóm có gia đình có tỷ lệ là 16,7%; Nhóm độc thân là 10,6% và nhóm ly thân là 7,1%.
Bệnh lao có AFB (+) ghi nhận ở hai nhóm về tình trạng hôn nhân: Nhóm độc thân có tỷ lệ là 4,1% và nhóm có gia đình có tỷ lệ là 3,5%.
3.1.3.5. Phân bố nhiễm HIV và bệnh lao AFB (+), theo tình trạng sống, việc làm
Bảng 3.11. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV và bệnh lao AFB (+), tình trạng sống
và việc làm
Số ĐT (n=298) | HIV (+) | Tỷ lệ (%) | AFB (+) | Tỷ lệ (%) | |
Sống với gia đình | 168 | 28 | 16,7 | 5 | 3,0 |
Sống ở ngoài | 130 | 10 | 7,7 | 6 | 4,6 |
Thất nghiệp | 38 | 5 | 13,2 | 3 | 7,9 |
Có việc làm | 260 | 33 | 12,7 | 8 | 3,1 |
Tình trạng sống của đối tượng nghiên cứu trước can thiệp, ghi nhận HIV (+) ở cả hai nhóm, trong đó nhóm tình trạng sống với gia đình có tỷ lệ cao nhất, tiếp là sống ở ngoài. Bệnh lao có AFB (+) ở cả hai nhóm, trong đó nhóm đối tương có tình trạng sống ở ngoài chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm sống với gia đình (Bảng 3.11);
Tình trạng việc làm của đối tượng tại thời điểm trước can thiệp, ghi nhận HIV (+) ở nhóm thất nghiệp là 5/38 và nhóm có việc làm là 33/260. Bệnh lao có AFB (+) ghi nhận ở nhóm thất nghiệp là 3/38 và nhóm có việc làm là 8/260 (Bảng 3.11).