Điều Tra Viên, Giám Sát Viên Và Cán Bộ Xét Nghiệm


a) Thành phố Buôn Ma Thuột;

b) Huyện EaHleo;

c) Huyện Krông pắc





Bản đồ 2.1. Địa điểm nghiên cứu

Bên trái: Bản đồ Việt Nam với tỉnh Đắk Lắk (màu xanh)

Bên phải: Bản đồ tỉnh Đắk Lắk với 3 địa điểm nghiên cứu (màu xanh)

Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh Đắk Lắk. Địa bàn này cũng là nơi giao lưu của các đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh Tây nguyên với các tỉnh duyên hải miền Trung và miền Đông nam bộ và miền Bắc. Dân số của thành phố Buôn Ma Thuột là 331.744 người, dân tộc thiểu số chiếm khoảng 15%. Gần 80% dân số sống tại khu vực nội thành.

Huyện EaHleo nằm ở phía bắc tỉnh Đắk Lắk, giáp với tỉnh Gia lai, nằm

trên quốc lộ 14, với số dân khoảng 111.904 người, trong đó người kinh chiếm


khoảng (60%), dân tộc tại chỗ khoảng (30%), dân tộc phía bắc di dân tự do vào sinh sống ở huyện này chiếm khoảng 10%. Đây là địa bàn có mật độ giao lưu lớn với các tỉnh phía Bắc vì nhiều vùng kinh tế mới của đồng bào thiểu số ở các tỉnh miền núi phía bắc vào lập nghiệp tự do cũng như các tỉnh ven biển miền Trung.

Huyện Krông Pắc, nằm ở phía đông tỉnh Đắk lắk, trên quốc lộ 26 được nối liền xuống thành phố Nha Trang, Khánh Hòa, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 30 km, với số dân khoảng 199.711 người, trong đó dân tộc chiếm khoảng 25%.

Theo số liệu quản lý đối tượng NCMT của Sở Lao động, thương binh xã hội của tỉnh Đắk Lắk ở 3 địa bàn trên, có tỷ lệ người NCMT và người đã nhiễm HIV cao hơn so với các huyện khác.

2.1.3. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu tiến hành từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2012.

- Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2011:

+ Thu thập thông tin về NCMT và bệnh lao có AFB (+)

+ Chọn địa điểm nghiên cứu

+ Vẽ bản đồ địa dư – xã hội xác định tụ điểm

- Từ tháng 07 đến tháng 09 năm 2011: Điều tra cắt ngang lần 1

- Từ 10/2011 đến tháng 09/2012: Triển khai các nội dung can thiệp cộng đồng.

- Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2012: Điều tra cắt ngang lần 2.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu được tiến hành là phương pháp nghiên cứu can thiệp cộng đồng không đối chứng với 2 nghiên cứu cắt ngang tại 2 thời điểm trước và 12 tháng sau can thiệp để đánh giá hiệu quả can thiệp.

Hai nghiên cứu cắt ngang tìm tỷ lệ hiện nhiễm HIV và bệnh lao có AFB (+) bằng phương pháp nhuộm soi 3 mẫu đờm qua 2 thời điểm khác nhau (thời điểm điều tra) cũng như điều tra kiến thức, thái độ và hành vi về HIV và


phòng chống HIV để tìm hiểu tác động của công tác triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và việc phối hợp hai chương trình phòng, chống HIV và phòng, chống bệnh lao trên nhóm đối tượng NCMT.

2.2.2. Công thức tính cỡ mẫu

Đây là một nghiên cứu can thiệp cộng đồng không đối chứng, so sánh 2 tỷ lệ nhiễm HIV và lao dương tính của 2 nghiên cứu cắt ngang trước và sau 12 tháng can thiệp nên cỡ mẫu được tính theo công thức so sánh 2 tỷ lệ. Tuy nhiên, quần thể nghiên cứu là nhóm NCMT, là đối tượng đang được Sở Lao động, Thương binh Xã hội tỉnh Đắk Lắk quản lý cũng không nhiều nên nghiên cứu đã chọn toàn bộ đối tượng trên vào mẫu nghiên cứu.

2.3. Nội dung nghiên cứu chính

2.3.1. Sơ đồ triển khai nghiên cứu


Quần thể nghiên cứu

(Chọn toàn bộ các đối tượng)

- TP Buôn Ma Thuột

- Huyện Ea Hleo và Krông Pắc



Điều tra cắt ngang theo bộ câu hỏi


HIV (+) và AFB (+)

KAP về HIV và

Bệnh lao

Triển khai các biện pháp can thiệp phòng chống HIV


Điều tra cắt ngang lại sau 12 tháng theo bộ câu hỏi

HIV (+) và AFB (+)

KAP về HIV và

bệnh lao


Hình 2.1. Sơ đồ quá trình nghiên cứu


2.3.2. Nghiên cứu mô tả


Thực hiện 2 cuộc điều tra cắt ngang trước khi can thiệp và sau 12 tháng can thiệp. Cuộc điều tra tiến hành đồng thời với 3 nhóm nội dung chính:

Nội dung 1. Xác định tỷ lệ hiện nhiễm HIV và tỷ lệ hiện mắc bệnh lao trên đối tượng nghiên cứu bằng xét nghiệm máu khẳng định HIV dương tính và xét nghiệm 3 mẫu đờm trên cùng một đối tượng tìm AFB (Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế) [6], [7].

* Xác định trường hợp HIV dương tính bằng phương cách III.


* Trường hợp bệnh lao có thể dựa trên các tiêu chuẩn sau:


- Bệnh nhân lao chẩn đoán lâm sàng: Người bị bệnh lao phổi là người có

biểu hiện sau:


+ Ho khạc kéo dài trên 2 tuần


+ Kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi


+ Gầy sút cân, kém ăn, mệt mỏi


+ Có thể ho khạc ra máu, số lượng ít hoặc nhiều


+ Đau ngực


- Bệnh nhân lao chẩn đoán: Những người có các triệu chứng trên sẽ chắc

chắn là lao phổi khi có một trong các kết quả xét nghiệm sau:


+ Có trực khuẩn kháng cồn, kháng toan trong đờm khi nhuộm Ziehl- Neelsen, thường gọi là AFB (+).

+ Có hình ảnh tổn thương nhu mô phổi (thâm nhiễm hoặc phá hủy

thành hang) trên X quang


+ Cấy đờm tìm thấy trực khuẩn lao (Mycobacteria tuberculosis)


Để có tính thống nhất trong nghiên cứu về bệnh nhân mắc bệnh lao,

nghiên cứu chọn tiêu chuẩn chính là bệnh nhân xét nghiệm có kết quả xét


nghiệm có trực khuẩn kháng cồn, kháng toan trong đờm khi nhuộm Ziehl- Neelsen, gọi là AFB (+).

Nội dung 2. Triển khai và thu thập các số liệu về các biện pháp can thiệp cộng đồng để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, triển khai và theo dõi các hoạt động can thiệp về phòng, chống HIV/AIDS và tư vấn chuyển tiếp bệnh lao tới sàng lọc HIV, ngược lại nhiễm HIV tới sàng lọc lao diễn biến theo thời gian, trên địa bàn triển khai nghiên cứu.

Nội dung 3. Thu thập số liệu về kiến thức, thái độ và hành vi về nguy cơ lây truyền HIV bằng điều tra cắt ngang với bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn và đã được điều tra thử nghiệm trên đối tượng nghiên cứu. Đồng thời lấy mẫu máu xét nghiệm, triển khai như lần điều tra thứ nhất.

Cuộc điều tra cắt ngang triển khai 12 tháng sau với cùng nhóm điều tra viên và cùng địa điểm với 2 nội dung chính là tỷ lệ hiện nhiễm HIV và tỷ lệ hiện nhiễm lao ở nhóm NCMT.

2.3.3. Điều kiện của nghiên cứu này


Các cuộc điều tra cắt ngang triển khai 12 tháng sau triển khai các biện pháp phòng chống với cùng nhóm điều tra viên và cùng địa điểm với các tiêu chuẩn chọn mẫu và loại trừ như cuộc điều tra ban đầu.

Thu thập số liệu về các biện pháp can thiệp giảm nguy cơ sự lây nhiễm HIV và theo dõi theo thời gian về các hoạt động can thiệp triển khai phòng, chống HIV. Kết hợp chuyển tiếp từ dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV đến dịch vụ sàng lọc lao và ngược lại từ bệnh lao sang dịch vụ sàng lọc HIV trên địa bàn triển khai nghiên cứu.

2.3.4. Phỏng vấn, lấy mẫu bệnh phẩm máu và đờm


Đối tượng tham gia nghiên cứu được giải thích về mục đích của nghiên cứu và nếu họ đồng ý tham gia thì họ sẽ được tiến hành phỏng vấn theo bộ câu hỏi. Sau đó được tư vấn và giới thiệu sang nơi thu thập bệnh phẩm để lấy mẫu máu và mẫu đờm để xét nghiệm HIV và bệnh lao.


Riêng 3 mẫu đờm phải lấy ở 3 thời điểm khác nhau, do vậy phải giải thích, tư vấn cho đối tượng cần quay trở lại lấy đủ mẫu, ghi rõ địa điểm và nơi tiếp nhận lấy mẫu, đảm bảo đúng mã số cho từng đối tượng.

Nơi lấy mẫu bệnh phẩm sinh học cần có những điều kiện sau:


Có khoảng cách hợp lý về mặt địa lý với các đối tượng nghiên cứu.


Đủ chỗ và không gian dành cho khu vực đón tiếp, phỏng vấn và thu thập mẫu bệnh phẩm. Bảo đảm tính bảo mật, riêng tư và tôn trọng đối tượng.

Vị trí tiếp cận với đối tượng nghiên cứu: thuận tiện và đảm bảo kín đáo.


2.3.5. Điều tra viên, giám sát viên và cán bộ xét nghiệm


Cán bộ tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Đắk Lắk và Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên được lựa chọn theo tiêu chuẩn:

- Có kinh nghiệm về điều tra nghiên cứu cộng đồng với quần thể nguy cơ cao.


- Mong muốn và có thể thu xếp đủ thời gian dành cho nghiên cứu.


- Có kinh nghiệm phỏng vấn sử dụng bộ câu hỏi có cấu trúc.


- Cam kết tôn trọng người được phỏng vấn.


Tổ chức tập huấn cho các cán bộ điều tra, giám sát và cán bộ xét nghiệm. Nội dung tập huấn bao gồm kiến thức, kỹ năng phỏng vấn, giới thiệu về bộ câu hỏi, kinh nghiệm và hướng dẫn cách tiếp cận nhóm NCMT, qui trình và cách chọn mẫu, theo dõi giám sát quá trình thu thập số liệu, cách thu thập mẫu bệnh phẩm, bảo quản, vận chuyển và tiến hành xét nghiệm.

2.3.6. Quy trình xét nghiệm HIV và xét nghiệm lao


2.3.6.1. Xét nghiệm khẳng định HIV


Vận chuyển mẫu máu về phòng xét nghiệm của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên theo đúng quy chuẩn.


Thực hiện xét nghiệm theo phương cách III của thường quy xét nghiệm HIV dương tính.

2.3.6.2. Xét nghiệm phát hiện trực khuẩn kháng cồn, kháng toan

Ba mẫu đờm trên một đối tượng nghiên cứu lấy tại địa điểm nghiên cứu được chuyển về phòng xét nghiệm lao tại Bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh Đắk Lắk. Thực hiện xét nghiệm đờm tìm trực khuẩn kháng cồn, kháng toan trong đờm khi nhuộm Ziehl-Neelsen, thường gọi là AFB (+), theo đúng thường quy của Bộ Y tế.

2.4. Các nội dung chủ yếu của can thiệp cộng đồng về phòng chống HIV

và phòng, chông bệnh lao

Xây dựng mạng lưới nhân viên tiếp cận cộng đồng và triển khai hoạt động giáo dục đồng đẳng, tiếp cận đối tượng đích.

Tổ chức các hoạt động truyền thông: tài liệu truyền thông các loại, thảo luận nhóm.

Thực hiện các hoạt động giáo dục đồng đẳng, tiếp cận đối tượng đích: phát BKT, bao cao su.

Thông báo các địa chỉ, nơi tiếp nhận của các dịch vụ y tế.

Cụ thể các hoạt động giáo dục, truyền thông trong can thiệp cộng đồng

trong thời gian triển khai nghiên cứu như sau:

2,4.1. Các hoạt động lập kế hoạch và vẽ bản đồ điểm nóng

Bảng 2.1. Liệt kê các hoạt động lập kế hoạch và vễ bản đồ


Nội dung

Số lần

Số người tham gia

Họp nhóm nghiên cứu với chính quyền

và cán bộ y tế địa phương

12

120

Họp giao ban quý

4

45

Họp với các phòng VCT, OPC và câu lạc bộ người nhiễm

4

160

Vẽ bản đồ điểm nóng

2

60

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Thực trạng nhiễm HIV, bệnh lao AFB + và đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng ở nhóm nghiện chích ma túy tại tỉnh Đắk Lắk - 7


Hàng tháng, nhóm nghiên cứu tổ chức giám sát hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền, đặc biệt hoạt động của nhóm đồng đẳng viên, cộng tác viên, phát hiện những sai sót trong tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS. Kết hợp là thu thập thông tin và đánh giá kết quả hoạt động, rút kinh nghiệm, đưa ra các kế hoạch và dự trù hậu cần cho hoạt động can thiệp tiếp theo.

2.4.2. Các hoạt động trên phương tiện thông tin đại chúng về phòng chống HIV và bệnh lao.

Bảng 2.2. Liệt kê các hoạt động truyên thông đại chúng



Loại hình

Số

bài

Số lần

phát sóng

Ước tính số lượt

người tiếp cận

Truyền hình thành phố/huyện

51

70

560.108

Phát thanh thành phố/huyện

30

44

547,600

Phát thanh tại phường/xã

485

3.765

1.103.543

Phát thanh lưu động, mít tinh

2

2

130.000

Các nội dung truyền thông về HIV/AIDS và phòng chống bệnh lao tại cộng đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng đã được triển khai ở 2 huyện (EaHLeo, Krong Pắc) và thành phố Buôn Ma Thuột đã được các phương tiện truyền hình, phát thanh của huyện, thành phố, xã/phường thường xuyên đưa bài, các tin và ảnh đến hàng nghìn lượt người dân trên địa bản nghiên cứu đón nhận.

2.4.3. Số lượng tài liệu tuyên truyền được in ấn và cung cấp Bảng 2.3. Liệt kê số lượng tài liệu tuyên truyền

Nội dung

Số loại

Số cung cấp

Số lượt người tiếp cận

Tờ rơi

12

15.000

55.000

Sổ sách truyền thông

06

340

4.200

Ap-phich

08

1.500

15.000

Pano

04

36

50.000

Khẩu hiệu, băng rôn

20

168

30.000

Băng hình, đĩa cassete

03

60

25.000

Nhiều loại tài liệu truyền thông được cấp và tự các nhóm đồng đẳng, cộng

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 19/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí