Đánh Giá Hiệu Quả Của Một Số Biện Pháp Can Thiệp Kiểm Soát Lây Nhiễm Lao Trong Môi Trường Bệnh Viện Lao Và Bệnh Phổi Thái Bình.


Sự có mặt của vi khuẩn vi khuẩn lao trong môi trường liên quan đến nguồn lây là bệnh nhân lao. Sự khác nhau về những vị trí, thời điểm theo mùa

, theo thời gian đều có những ảnh hưởng đến sự phân bố của vi khuẩn trong bệnh viện.

Ở khu vực Xét nghiệm tìm thấy 3 mẫu dương tính/tổng số 4 mẫu và khu vực chụp X quang tìm thấy 1 mẫu dương tính/tổng số 2 mẫu. Điều này chứng tỏ sự thông khí có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn lưu của vi khuẩn lao ở không khí trong các phòng. Tại hai khu vực trên, việc phát hiện thấy sự có mặt của vi khuẩn lao ở các mẫu không khí trước giờ làm việc, cho thấy có sự thông khí kém, thiếu ánh sáng, làm cho phòng tối và ẩm. Khu vực X quang do đặc thù của phòng chụp phim nên luôn đóng kín, không có cửa sổ thông khí, còn khu vực Xét nghiệm thì chỉ có một cửa sổ nhỏ, tuy cửa ra vào luôn mở nhưng tốc độ gió lưu thông gần như không có (0,1 m/s - tham khảo kết quả kiểm tra môi trường Bệnh viện Lao và Bệnh phổi của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thái Bình). Tiêu chuẩn tại Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động, tốc độ chuyển động không khí đối với lao động trung bình mùa đông là 0.4 m/s, mùa hè là 1,5 m/s)[19]

Kết quả tìm thấy vi khuẩn lao ở khu Xét nghiệm cao hơn khu chụp X quang ; theo nhận định của một số tác giả [25], nguy cơ nhiễm lao của nhân viên các phòng xét nghiệm cao hơn 3 - 5 lần so với những nhân viên làm công tác khác trong cùng một đơn vị. Bởi vì không phải phòng xét nghiệm nào cũng giám sát được những thao tác làm giảm “hạt mù” trong không khí. Trong trường hợp vi khuẩn lao, “hạt mù” nguy hiểm nhất là ở nơi phát sinh ra các phần tử nhỏ (dưới 5 m), các phần tử này tồn tại lơ lửng, di động tự do


trong phòng thí nghiệm và có thể gây nhiễm bệnh ở những nơi khá xa so với vị trí phát sinh ra chúng.

Một số thao tác trong phòng xét nghiệm tạo ra "hạt mù":

+ Mở nắp lọ đờm.

+ Dàn tiêu bản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

+ Mở nắp ống nghiệm đựng chất dịch.

+ Lắc mẫu bằng tay, hoặc bằng máy để thuần nhất mẫu.

Thực trạng lây nhiễm lao ở Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình, một số giải pháp can thiệp - 13

+ Ly tâm, vỡ ống nghiệm trong khi ly tâm.

+ Vỡ, đổ các hộp đờm.

+ Vỡ ống mẫu nuôi cấy vi trùng lao.

+Trộn dịch bằng pipet.

+ Loại bỏ nước nổi sau ly tâm.

Đây là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc làm tăng mật độ và khả năng tồn lưu của vi khuẩn lao trong không khí của khu vực Xét nghiệm trở nên cao hơn, ngoài những nguyên nhân do thông khí kém.

Trong cả 4 mẫu quệt dụng cụ trong phòng xét nghiệm trước giờ làm việc đều phát hiện thấy sự có mặt của vi khuẩn lao, một mẫu dương tính với nuôi cấy MGIT (định danh là M. tuberculosis), việc phát hiện thấy sự có mặt của vi khuẩn lao sống trên các dụng cụ xét nghiệm có thể liên quan đến việc đèn cực tím trong phòng xét nghiệm không được sử dụng sau giờ làm việc do bị hỏng. Thông thường đèn tiệt trùng tử ngoại phát ra làn bức xạ 2737A0 rất gần với làn sóng 2650A0 nên có tác dụng tiệt trùng rất mạnh. Tia tử ngoại có tác dụng trên Nucleo Protein rất mạnh có thể làm biến dạng hoặc giết chết vi trùng. Hiệu lực tiệt trùng của tia tử ngoại tuỳ thuộc vào sức chịu đựng của vi trùng và tuỳ thuộc vào mật độ, thời gian chiếu tia tử ngoại. Ngoài ra do tác


dụng của tia tử ngoại, không khí có thể sinh ra Ozon. Tuy nhiên, do tia tử ngoại không thể chiếu tới khắp gian buồng làm việc, do đó cần tập trung chiếu tia tử ngoại vào những vị trí có nguy cơ tạo tạo ra các “hạt mù” cao như nơi làm tiêu bản, hốt vô trùng. Ngoài ra cần kết hợp với các biện pháp khử khuẩn khác.

Do không được khử khuẩn bằng đèn cực tím nên các “hạt mù” chứa vi khuẩn lao sống tồn tại trong không khí phòng xét nghiệm, rơi trên bề mặt các đồ vật, dụng cụ trong phòng sẽ làm lây nhiễm cho các nhân viên y tế làm việc trong phòng xét nghiệm.

Hai mẫu dương tính trong 4 mẫu quệt thu thập trong khu vực chụp X quang tại nơi cắm phiếu đăng ký chụp và thành máy X quang nơi bệnh nhân đứng để chụp phim phổi cho thấy bệnh nhân lao phổi AFB(+) trong quá trình khám bệnh có thể đào thải vi khuẩn lao ra tất cả những nơi họ có mặt . Ở các khu vực này, vi khuẩn vẫn tồn tại từ ngày này sang ngày khác và sẽ là một mối nguy hiểm cho những người phải tiếp xúc với nó trong đó có nhân viên y tế và cả người nhà của bệnh nhân.

Các mẫu ở khu vực X quang tìm thấy vi khuẩn nhiều nhất nhất (2/4 mẫu dương tính), khu vực Khám bệnh có tỷ lệ phát hiện vi khuẩn lao là 1/4, khu vực Xét nghiệm là 1/8; không phát hiện được trường hợp nào dương tính đối với các mẫu thu thập ở bệnh phòng và các phòng hành chính. Không khí ở các bệnh phòng được thay đổi luôn do có nhiều cửa sổ rộng, luôn mở đã chứng tỏ tác dụng thông khí trong việc tiêu diệt vi khuẩn lao tồn lưu trong không khí nhất là trong điều kiện nước ta chưa có khả năng trang bị các thiết bị hiện đại tiên tiến, đắt tiền để lọc và thông khí (như hệ thống phòng áp lực âm).


So với khu vực xét nghiệm và phòng chụp X quang thì khu vực bệnh phòng có tỷ lệ mẫu dương tính thấp hơn (3/8 mẫu), tuy nhiên mật độ như vậy cũng không phải là thấp.

Tỷ lệ dương tính trong các mẫu quệt đồ đạc thu thập ở khu vực X quang cao nhất (1/5), các mẫu Bệnh phòng có tỷ lệ dương tính 1/4, các mẫu thu thập ở khu vực xét nghiệm đều âm tính. Bệnh nhân không chỉ thải vi khuẩn lao ra không khí bằng đường thở và miệng mà còn gây nhiễm vi khuẩn trên tất cả những vị trí mà bệnh nhân cầm nắm và đụng chạm. Khi ho, có thể theo thói quen bệnh nhân dùng tay che hoặc quệt miệng sẽ làm vi khuẩn lao có trong đờm rãi dính vào tay, ý thức vệ sinh cá nhân của bệnh nhân còn kém sẽ làm tăng khả năng phát tán vi khuẩn lao ra môi trường.

Như vậy, tầm quan trọng của thông khí và các phương pháp khử trùng bệnh viện được chứng minh qua những kết quả trong nghiên cứu này.

Trong các mẫu được thu thập từ môi trường không khí thì khu vực X quang có tỷ lệ dương tính cao nhất (3/6 mẫu), khu vực Xét nghiệm có tỷ lệ dương tính là 4/12 mẫu, khu vực khám dương tính với 1/6 mẫu, khu vực các phòng bệnh nhân mới và các khu vực đối chứng không có mẫu nào dương tính.

Trong 67 mẫu được thu thập từ mũi các nhân viên y tế thì các mẫu thu thập từ nhân viên phòng X quang có tỷ lệ dương tính cao nhất (1/2), tiếp đến là các nhân viên làm việc trong các khu vực điều trị cho bệnh nhân với tỷ lệ dương tính là 9/38 mẫu, các mẫu thu thập từ nhân viên phòng xét nghiệm có tỷ lệ dương tính 1/9 mẫu, các mẫu thu thập từ nhân viên phòng khám và các phòng hành chính không có mẫu nào dương tính. Việc tìm thấy vi khuẩn lao trong các mẫu quệt mũi nhân viên y tế cho thấy sự tiếp xúc thường xuyên của họ với vi khuẩn trong môi trường. Những kết quả này đã chứng minh được sự thay đổi về mức độ đáp ứng với thử nghiệm Mantoux ở nhân viên bệnh


viện theo thời gian và là tiền đề cho nghiên cứu này. Như vậy, việc thử nghiệm với Mantoux theo định kỳ là vô cùng quan trọng trong việc phát hiện nhiễm lao liên quan đến nghề nghiệp 104,149.

Trong số 27 mẫu quệt dụng cụ, các mẫu được thu thập từ dụng cụ phòng xét nghiệm có tỷ lệ dương tính cao nhất 4/6 mẫu, các mẫu thu thập từ phòng X quang (3/9) và các phòng bệnh (4/12) có tỷ lệ dương tính bằng nhau. Để khử trùng, các phòng xét nghiệm của bệnh viện đều được trang bị đèn cực tím, nhưng do đèn đã hỏng nên quá trình tồn lưu của vi khuẩn lao được phát hiện ở mọi thời điểm và trên hầu hết những dụng cụ liên quan đến mẫu của bệnh nhân. Một biện pháp khử trùng hữu hiệu và rẻ tiền hiện nay là sử dụng đèn cực tím, vì vậy việc tái trang bị những loại đèn này trong các phòng có độ ô nhiễm vi khuẩn cao như các phòng xét nghiệm là vô cùng cần thiết.

Một điều gắn với thực tiễn cần nêu lên trong đề tài này chính là các thủ tục để công nhận chế độ hưởng bảo hiểm nghề nghiệp đối với những người đang làm việc tại các cơ sở có liên quan đến bệnh nghề nghiệp, đó là hồ sơ đề nghị hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp còn có những vấn đề bất cập.

Theo Điều 115 Luật bảo hiểm xã hội, hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp gồm:

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại, trường hợp biên bản xác

định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi người lao động có bản trích sao.

3. Giấy ra viện sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp, trường hợp không điều trị tại bệnh viện thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp.

4. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám

định y khoa.


5. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp.

Tuy nhiên, đối với các Bệnh viện Lao và Bệnh phổi cũng như các cơ sở khám, chữa bệnh nhân lao, việc đo đạc môi trường có yếu tố độc hại là không cần thiết. Bệnh lao lây chủ yếu qua đường hô hấp, khi người bệnh ho khạc sẽ làm đào thải vi khuẩn lao ra môi trường, người ta có thể hít những giọt nước bọt chứ vi khuẩn lao vào phổi và bị bệnh, Người càng tiếp xúc gần với bệnh nhân, khả năng lây nhiễm càng lớn, trong trường hợp này, nhân viên y tế Bệnh viện lao và Bệnh phổi hàng ngày phải tiếp xúc với một lượng lớn bệnh nhân lao, mức độ lây nhiễm càng cao. Ở điều kiện tự nhiên, vi khuẩn lao có thể tồn tại 3-4 tháng nhưng dưới ánh nắng mặt trời, vi khuẩn bị chết sau 1,5 giờ. Vì vậy rất khó chứng minh sự có mặt của vi khuẩn lao trong môi trường khi chỉ dùng những biện pháp thô sơ như để đĩa thạch trong không khí. Chúng tôi hy vọng, kết quả của đề tài nghiên cứu này đưa ra được bằng chứng khoa học về việc đã luôn tồn tại vi khuẩn lao trong môi trường các cơ sở khám chữa bệnh lao, chỉ có điều chúng tồn tại trong bao lâu và ở trạng thái nào thì còn tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất và các biện pháp kiểm soát lây nhiễm của từng cơ sở.


4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM LAO TRONG MÔI TRƯỜNG BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI THÁI BÌNH.

4.3.1. Các biện pháp can thiệp áp dụng tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình năm 2004 – 2005.

Kết quả nghiên cứu năm 2002 cho thấy tỷ lệ nhiễm lao của nhân viên y tế Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình liên quan đến phơi nhiễm nghề nghiệp. Vi khuẩn lao sống tồn tại trong môi trường bệnh viện là một nguy cơ


thực sự cần phải quan tâm trong việc bảo vệ sức khỏe của các nhân viên y tế. Sự tồn tại này của vi khuẩn lao đã được chứng minh có liên quan đến sự thông khí tại các phòng làm việc, phòng bệnh nhân và vấn đề vệ sinh môi trường bệnh viện, giáo dục ý thức cho nhân viên y tế cũng như bệnh nhân về việc phòng tránh lây nhiễm.

Tại thời điểm trước khi tu sửa và cải tạo vào năm 2004, do bệnh viện còn nhiều khó khăn chưa có điều kiện để tách khu phòng khám và xét nghiệm ra khỏi khu nhà điều trị của bệnh nhân làm cho việc sắp xếp các phòng có nhiều bất cập, các cửa sổ ít khi được mở và cửa ra vào của các phòng đối diện nhau qua hành lang dài và hẹp dẫn đến việc không khí kém lưu thông ở khu vực này.

Về vệ sinh môi trường bệnh viện cũng còn nhiều vấn đề cần được nâng cấp và xử lý hệ thống xử lý chất thải của bệnh viện còn quá thủ công và thô sơ, chưa có một hệ thống xử lý rác thải, nước thải đảm bảo tiêu chuẩn, đặc biệt là việc xử lý chất tiết của bệnh nhân (đờm, dịch tiết, máu…).

Các số liệu của nghiên cứu mới đây về tình hình mắc lao của nhân viên y tế tại bệnh viện chỉ ra các yếu tố chung bao gồm chẩn đoán chậm bệnh lao, chủng kháng kháng sinh, và nhiều sai sót trong quản lý, thiết kế, thực hành bảo vệ cá nhân khỏi bị nhiễm lao. Những sai sót đó bao gồm việc sử dụng khu vực cách ly tạm thời để thu thập đờm, phòng cách ly có thông gió áp lực khí dương so với hành lang, cửa không đóng và thông gió bằng cách quay vòng gió cũng như không sử dụng khẩu trang cho nhân viên khi vào phòng cách ly hoặc cho bệnh nhân khi ra khỏi phòng [103], [34], [63], [45], [62].

Vì vậy, một số biện pháp được nhóm nghiên cứu đề xuất với Lãnh đạo bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình thực hiện trong giai đoạn can thiệp (2004 – 2005) bao gồm:


Các biện pháp hạn chế sự phát tán vi khuẩn từ bệnh nhân lao vào môi trường và cải thiện vệ sinh môi trường bệnh viện:

- Quản lý bệnh nhân, thường xuyên truyền thông giáo dục ý thức phòng tránh lây bệnh cho những người xung quanh thông qua các cuộc họp Hội đồng bệnh nhân, hệ thống loa phát thanh của bệnh viện được phát tuần 3 lần:

+ Hướng dẫn bệnh nhân nhổ đờm vào đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi. Mỗi bệnh nhân được phát một ca riêng rải một lớp vôi bột phía dưới có nắp kín để nhổ đờm hàng ngày.

+ Đeo khẩu trang thường xuyên.

+ Điều trị theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc.


Các biện pháp nhằm kiểm soát phơi nhiễm lao cho nhân viên y tế.

- Sắp xếp lại hệ thống phòng khám, phòng xét nghiệm, đảm bảo điều kiện thông gió và ánh sáng tự nhiên (sắp xếp đồ đạc trong phòng gọn gàng, ngăn nắp, cửa ra vào và cửa sổ luôn mở tối đa trong giờ làm việc).

- Trang bị hệ thống đèn cực tím tại phòng khám bệnh và xét nghiệm, bật cuối ngày và để qua đêm.

- Sử dụng tấm kính chắn đúng quy định tại phòng đón tiếp.

- Trang phục đầy đủ áo, quần, găng, khẩu trang, mũ trong khi làm việc.

- Điều trị sớm và giám sát chặt chẽ việc dùng thuốc của bệnh nhân lao phổi AFB(+).

- Đào tạo lại cho nhân viên xét nghiệm các quy định về an toàn sinh học, hạn chế tối thiểu các bước tạo ra “hạt mù”.

- Tăng cường các biện pháp vệ sinh cá nhân:

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 05/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí