Tỷ Lệ Nhiễm Hiv, Hbv, Hcv Ở Nhóm Nghiện Chích Ma Túy, Phụ Nữ Bán Dâm , Bệnh Nhân Chạy Thận Nhân Tạo Và Bệnh Nhân Truyền Máu Nhiều Lần Ở Hà Nội (2008,


KẾT LUẬN


1. Tỷ lệ nhiễm HIV, HBV, HCV ở nhóm nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm , bệnh nhân chạy thận nhân tạo và bệnh nhân truyền máu nhiều lần ở Hà Nội (2008, 2009, 2010):

1.1. Ở nhóm nghiện chích ma túy:

- Nhiễm HCV là cao nhất (60,0%, 57,3%, 69,3%) và có xu hướng tăng (p<0,05). Nhiễm HIV cao (43,0%, 37,7%, 30,5%) nhưng có xu hướng giảm (p<0,05) và nhiễm HBV (16,5%, 15,1%, 12,5%) có xu hướng giảm dần.

- Đồng nhiễm HIV/HCV cao nhất (86,0%, 92,0%, 100%) rồi đến đồng

nhiễm HIV/HBV (15,1%, 6,7%, 16,4%) và đồng nhiễm HIV/HBV/HCV

(10,5%, 6,7%, 16,4%).

1.2. Ở nhóm phụ nữ bán dâm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

- Nhiễm HIV cao nhất (45,0%, 39,0%, 25,5%) nhưng đang giảm rõ rệt (p<0,01) rồi đến nhiễm HCV (24,6%, 27,0%, 21,5%) và HBV (14,5%, 9,0%, 9,5%).

- Đồng nhiễm HIV/HCV cao nhất (32,2%, 32,1%, 52,9%) và xu hướng tăng (p<0,05) nhưng đồng nhiễm HIV/HBV (12,2%, 9,0%, 7,8%) và đồng nhiễm HIV/HBV/HCV (3,3%, 3,8%, 2,2%) xu hướng giảm dần.

Tình trạng nhiễm HIV, HBV, HCV và yếu tố liên quan ở một số nhóm nguy cơ cao tại Hà Nội, 2008 - 2010 - 16

1.3. Ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo:


Nhiễm HCV cao nhất (45,0%, 28,7%, 31,3%) và có xu hướng giảm rồi đến tỷ lệ nhiễm HBV (12,0%, 11,3%, 10,7%) và HIV chỉ phát hiện 01 trường hợp dương tính năm 2008. Đồng nhiễm HBV/HCV không đáng kể.

1.4. Ở bệnh nhân truyền máu nhiều lần:

Nhiễm HBV (7,0%, 6,7%, 5,4%) và nhiễm HCV (13,0%, 5,3%, 3,3%)

tương đương và có xu hướng giảm dần. Nhiễm HIV chỉ xuất hiện 4 trường

hợp dương tính năm 2010.

2. Kiểu gen HIV của NCMT và PNBD được xác định là CRF_AE01 và kiểu gen HCV được xác định là HCV-6 (-6a, -6e) và HCV-1 (-1a, -1b). NCMT đồng nhiễm HIV/HBV/HCV thì kiểu gen HCV đa số là HCV-1a. NCMT và PNBD đồng nhiễm HBV/HCV thì nhiễm kiểu gen HCV-6 và HCV-1 tương đương nhau.

3. Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng lây nhiễm HIV, HBV, HCV ở

nhóm NCMT, PNBD, BNCTNT và BNTMNL tại Hà Nội năm 2008-2010:

+ Nguy cơ lây nhiễm HIV, HBV và HCV ở đối tượng NCMT và PNBD là tiêm chích ma túy. Thời gian tiêm chích ma túy càng dài thì tỷ lệ nhiễm HIV và HCV càng cao; ở đối tượng BNCTNT và BNTMNL là thời gian phải thực hiện kỹ thuật chạy thận nhân tạo và điều trị thường xuyên bằng truyền máu (p<0,01 và p<0,05).

+ NCMT nhiễm HIV, HCV cao nhất ở tuổi 30-39. PNBD nhiễm HIV cao nhất ở tuổi 20-29, nhiễm HCV cao nhất ở tuổi 30-39. BNCTNT nhiễm HBV cao nhất ở tuổi 30-39. BNTMNL nhiễm HBV tăng theo lứa tuổi. Cao nhất ở tuổi trên 50. BNCTNT và BNTMNL nhiễm HCV có xu hướng tăng dần theo lứa tuổi nhưng không có sự khác biệt.

+ NCMT và PNBD nhiễm HIV, HCV đều cao nhất ở đối tượng có hoàn cảnh hôn nhân đặc biệt: li thân, li dị, góa.


+ NCMT, BNCTNT có tiêm phòng vắc xin viêm gan B thì nhiễm HBV thấp hơn so với nhóm không tiêm vắc xin có ý nghĩa thống kê (p<0,05 và p<0,01).


KIẾN NGHỊ


1. Thực hiện giám sát thường xuyên và trọng điểm HBV, HCV cùng với giám sát HIV ở đối tượng NCMT và PNBD có nghiện chích ma túy để cung cấp các thông tin góp phần đề ra các biện pháp dự phòng và điều trị nhiễm HIV, HBV và HCV có hiệu quả.

2. Nâng cao chất lượng sàng lọc máu, tăng cường các biện pháp dự phòng lây nhiễm chéo các vi rút lây truyền qua đường máu tại các cơ sở thận nhân tạo, truyền máu.

3. Tăng cường các nghiên cứu dịch tễ học phân tử nhiễm các vi rút lây truyền qua đường máu để giám sát và xác định được đặc điểm dịch tễ học phân tử nhiễm HIV, HBV và HCV tại Việt Nam.

4. Cần có các biện pháp tăng cường tiêm vắc xin viêm gan B ở các nhóm đối tượng nguy cơ cao.


DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Nguyễn Tiến Hòa, Nguyễn Trần Hiển, Nguyễn Thị Lan Anh, Lê Anh Tuấn (2010), Thực trạng nhiễm HIV, HBV, HCV và các yếu tố nguy cơ ở người nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm tại Hà Nội năm 2008, Tạp chí Y học dự phòng, tập XX, số 8 (116), tr. 50-56.


2. Nguyễn Tiến Hòa, Nguyễn Văn Luyện, Nguyễn Thùy Linh, Bùi Thị Lan Anh, Đỗ Huy Dương, Vũ Thị Hồng Dương, Nguyễn Thanh Bình, Lê Anh Tuấn, Nguyễn Trần Hiển (2011), Tỷ lệ nhiễm HIV, HBV, HCV và một số yếu tố nguy cơ ở người nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm tại Hà Nội trong 3 năm (2008-2010), Tạp chí Y học dự phòng, tập XXI, số 7 (125), tr. 140-147.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Thị Lan Anh (2010), Vi rút y học: Các vi rút viêm gan, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

2. Trần Thị Hải Âu, Vũ Thị Kim Liên & Đặng Đức Anh (2010), "Nghiên cứu và ứng dụng quy trình Multiplex-PCR xác định kiểu gen HBV ở một số khu vực miền Bắc Việt Nam năm 2008", Tạp chi Y học Dự phòng, Bộ Y tế, XX(6), tr. 122-127.

3. Bộ Y tế (2009), Cẩm nang phòng chống bệnh truyền nhiễm, Nhà xuất bản

Y học, Hà Nội.

4. Bộ Y tế (2006), Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI (IBBS) tại Việt Nam 2005-2006, IBBS VN 2006, Hà Nội.

5. Bộ Y tế (2010), Báo cáo tình hình nhiễm HIV/AIDS năm 2009, Hà Nội.

6. Bộ Y tế (2011), Kế hoạch phòng chống HIV/AIDS năm 2011 và định hướng 2011-2015, (Tài liệu phục vụ Hội nghị chuyên đề Y tế Dự phòng), Hà Nội.

7. Bùi Đại, Phạm Ngọc Đính & Châu Hữu Hầu (2008), Viêm gan vi rút B và D, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

8. Hoàng Tuấn Đạt, Phạm Thị Thu Thủy & Cs (2005), "Kiểu gen siêu vi viêm gan C ở Việt Nam", http://www.drthuthuy.com/.

9. Vũ Bằng Đình & Đặng Kim Thanh (2005), Viêm gan vi rút và những hậu

quả, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.


10. Nguyễn Văn Dũng & Trịnh Thị Ngọc (2009), "Nhận xét sự thay đổi của các dấu ấn vi rút viêm gan B trong các nhóm bệnh lý gan tại Bệnh viện Bạch Mai", Tạp chí Y học Dự phòng, Bộ Y tế, Tập XIX, số 4(103), tr. 60-66.

11. Trần Thanh Dương (2005), Dịch tễ học phân tử nhiễm vi rút viêm gan C tại Hà Nội, Luận án Tiến sỹ Y học, Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương, Hà Nội.

12. Nguyễn Thanh Hảo, Nguyễn Thu Vân & Hoàng Thủy Nguyên (2000), "Xác định genotype vi rút viêm gan C ở Việt Nam", Tạp chí Thông tin Y Dược, tr. 46-48.

13. Nguyễn Trần Hiển (2011), Dịch tễ học nhiễm HIV/AIDS, Nhà xuất bản Y

học, Hà Nội.

14. Nguyễn Tiến Hòa & Cộng sự (2011), "Tỷ lệ nhiễm HIV, HBV, HCV và một số yếu tố nguy cơ ở người nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm tại Hà Nội trong 3 năm (2008-2010)", Tạp chí Y học Dự phòng, XXI(7), tr. 140-148.

15. Trịnh Quân Huấn (chủ biên) (2006), Bệnh viêm gan do vi rút, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Khanh (2009), Thực trạng nhiễm HIV và mối liên quan đến một bệnh lây truyền qua đường tình dục, hành vi tình dục, sử dụng ma túy ở gái mại dâm ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Y học, Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương, Hà Nội.

17. Hoàng Thủy Long & Nguyễn Anh Tuấn (2010), Vi rút y học: Vi rút gây

suy giảm miễn dịch ở người, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

18. Nguyễn Cao Luận (2008), Tình trạng lây nhiễm vi rút viêm gan C và các biện pháp đề phòng lây chéo tại khoa Thận nhân tạo bệnh viện Bạch Mai 2001-2006, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.


19. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Tình hình nhiễm vi rút viêm gan C ở một số đơn vị bộ đội, một số đối tượng nguy cơ cao và đặc điểm lâm sàng của viêm gan C, Luận án Tiến sỹ Y học, Bệnh viện trung ương Quân đội 108, Hà Nội.

20. Nguyễn Đăng Mạnh, Bùi Đại & Nguyễn Trọng Chính (2007), "Nhiễm vi rút viêm gan C, các yếu tố nguy cơ nhiễm HCV và genotype HCV ở một số đối tượng nguy cơ cao", Tạp chí Y Dược LS 108, 2(Bài 7), tr. 62-65.

21. Hà Văn Mạo & Vũ Bằng Đình (Eds.) (2009) Bệnh học gan mật tụy, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

22. Trịnh Thị Ngọc (2000), Tình trạng nhiễm các vi rút viêm gan A, B, C, D, E ở các bệnh nhân viêm gan vi rút tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Y học, Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương, Hà Nội.

23. Hà Đình Ngư, Nguyễn Đăng Ngoạn & Hồ Bá Do (2006), "Tình hình nhiễm HIV, HBV, HCV ở những phạm nhân nghiện chích ma túy trong các trại giam tại Thanh hóa", Tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế, (528+529), tr. 24-29.

24. Cao Minh Nha, Nguyễn Ngọc Lan & Cao Mỹ Hà (2005), "Tình hình nhiễm HCV, HBV, HIV và Lao trên các đối tượng nghiện ma túy", Tạp chí Y học thực hành thành phố Hồ Chí Minh, 9(1), tr. 73-78.

25. Phạm Thị Minh Phương (2009), "Tỷ lệ nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây qua đường tình dục trong một số quần thể dân cư tại thành phố Hải Phòng", Tạp chí Y học Dự phòng, Bộ Y tế, Tập XIX, số 5(104), tr. 23-27.

26. Trần Ngọc Quế, Nguyễn Đức Thuận & Đỗ Trung Phấn (2004), "Tình hình sinh viên cho máu tại Viện Huyết học-Truyền máu trong 5 năm (1998-2003) và tỷ lệ nhiễm HIV, HBV, HCV", Tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế, 497, tr. 191-193.


27. Phạm Song (2009), Viêm gan vi rút B, D, C, A, E, GB cơ bản, hiện đại và cập nhật, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

28. Phạm Song (2009), HIV/AIDS Tổng hợp, cập nhật và hiện đại, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

29. Nguyễn Viết Thịnh & Cộng sự (2011), "Đồng nhiễm HBV, HCV ở bệnh nhân nhiễm HIV tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới", Tạp chí Y học Dự phòng, Bộ Y tế, Tập XXI, số 5(123), tr. 112-116.

30. Nguyễn Thị Kim Thư, Kanxay Vernevong & Bùi Vũ Huy (2011), "Lâm sàng đồng nhiễm HIV với viêm gan vi rút B, C", Tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế, Số 5(764), tr. 38-40.

31. Nguyễn Anh Tuấn & cộng sự (2010), "Tỷ lệ nhiễm HIV và các hành vi nguy cơ lây nhiễm trên nhóm nghiện chích ma túy tại Việt Nam, 2005- 2006." Tạp chi Y học Dự phòng, Bộ Y tế, 6(114), tr. 86-93.

32. Nguyễn Anh Tuấn & Trần Đại Quang (2010), "Tỷ lệ nhiễm HIV, Giang mai, chlamydia và các hành vi nguy cơ lây nhiễm trên nhóm phụ nữ mại dâm tại Việt Nam, 2005-2006." Tạp chi Y học Dự phòng, Bộ Y tế, 6(114), tr.77-85.

33. Nguyễn Chí Tuyển & Nguyễn Anh Trí (2004), "Kết quả sơ bộ tình hình thu gom máu và xét nghiệm sàng lọc các bệnh nhiễm trung qua đường truyền máu tại các cơ sở truyền máu trong toàn quốc và tại Viện Huyết học-Truyền máu trung ương từ 1994 đến tháng 6/2004", Tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế, 497, tr. 170-175.

34. Đinh Mai Vân, Giáp Thị Bích Thủy & Cộng sự (2009), "Nhiễm HIV và hành vi nguy cơ trong nhóm tiêm chích ma túy ở Thành phố Bắc Ninh", Tạp chí Y học Dự phòng, Bộ Y tế, Tập XIX, số 1(100), tr. 62-65.

35. Nguyễn Thị Tuyết Vân & Cộng sự (2008), "Tình hình nhiễm Vi rút

viêm gan C trên người nghiện chích ma túy tại trại giam Đăk Trung,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2022