Hướng Dẫn Can Thiệp Phòng, Chống Nhiễm Hiv Và Lao Của Tổ Chức Y


2) Giải quyết vấn đề HIV/lao, lao đa kháng thuốc, lao trong nhà tù và các trại 05-06;

3) Góp phần củng cố hệ thống y tế;

4) Tăng cường phát hiện sớm, giảm thiểu số BN không được báo cáo, đảm bảo các BN lao được quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế và hướng dẫn của CTCL tại các cơ sở y tế tư và các bệnh viện đa khoa;

5) Huy động cộng đồng tham gia công tác chống lao;

6) Nghiên cứu áp dụng các thành tựu mới về chẩn đoán, điều trị và dự phòng lao, đồng thời tăng cường nghiên cứu giám sát để theo dõi, lượng giá và đánh giá hiệu quả hoạt động của CTCL;

* Hai yêu cầu mới với CTCL trong giai đoạn tới là:

1) Phát hiện sớm và nhiều nhất tất cả các thể bệnh lao;

2) Duy trì kết quả điều trị khỏi với tỷ lệ cao nhất, hướng đến tầm nhìn Thanh toán bệnh lao ở Việt Nam. Phân tích dịch tễ, các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hệ thống CTCL hiện nay là cơ sở rất quan trọng để xây dựng bản kế hoạch chiến lược giai đoạn tới. Măc dù được tiếp sức từ rất nhiều thành tựu trong thời gian qua, CTCLQG vẫn đang đứng trước rất nhiều thách thức, đó là:

a) Thiếu hụt nguồn lực và tài chính;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

b) Chính sách và Pháp luật chưa đủ mạnh;

c) Đại dịch HIV;

Thực trạng nhiễm HIV, bệnh lao AFB + và đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng ở nhóm nghiện chích ma túy tại tỉnh Đắk Lắk - 6

d) Tình trạng lao kháng đa thuốc;

e) Phối hợp y tế công tư phòng chống lao chưa hiệu quả;

f) Sự tham gia của tổ chức xã hội còn hạn chế

3.3. Hướng dẫn can thiệp phòng, chống nhiễm HIV và lao của Tổ chức Y

tế thế giới

Số lượng các trường hợp mắc lao mới đã tăng gấp 3 ở các nước có tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao trong 2 thập kỷ qua. 80% các trường hợp HIV dương tính nhiễm lao sống tại khu vực châu Phi cận Sahara. Cũng tại khu vực này, bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số những người sống


chung với HIV. Đây cũng là căn bệnh phổ biến nhất trong những người có HIV, những người hiện đang được điều trị thuốc kháng vi rút. Theo ước tính, trong năm 2008 trên phạm vi toàn cầu có khoảng 1,4 triệu người bệnh HIV dương tính mắc lao và khoảng 500.000 người nhiễm HIV tử vong do lao. Ít nhất 1/3 trong tổng số 33,4 triệu người sống chung với HIV trên toàn thế giới bị nhiễm lao. Khoảng 40% số người nhiễm HIV sẽ bị mắc lao [33], [68], [93]. Năm 2004, WHO công bố Hướng dẫn về phối hợp lao – HIV để giúp những BN đồng nhiễm HIV/lao hoặc có nguy cơ đồng nhiễm cả 02 bệnh này trong đó liệu pháp “Ba có" đối với HIV/lao (liệu pháp dự phòng “Isoniazid preventive therapy-IPT”; tăng cường việc phát hiện các trường hợp mắc lao và kiểm soát nhiễm khuẩn) sẽ giảm bớt gánh nặng của bệnh lao trong số những người sống chung với HIV, vì vậy tất cả các cơ sở điều trị HIV được

khuyến cáo khẩn trương thực hiện ba “Có”.

Người sống chung với HIV cần được chẩn đoán sớm và điều trị bệnh lao. Nếu họ chưa mắc lao, họ sẽ được tiếp cận liệu pháp điều trị dự phòng bệnh lao (IPT). Người sống chung với HIV đang phải đối mặt với mối đe dọa của bệnh lao kháng đa thuốc (Multidrug-resistant TB or MDR-TB). Trên toàn thế giới ước tính có khoảng 500.000 trường hợp mắc lao kháng đa thuốc MDR- TB trong năm 2007.

3.3.1. Đáp ứng của Tổ chức Y tế thế giới trong khống chế HIV và lao

Trên toàn thế giới, năm 2008 có khoảng 1,4 triệu người bệnh lao được xét nghiệm HIV và được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV, tăng 1,2 triệu người so với năm 2007. Trong số những người bệnh lao có HIV dương tính, 2/3 trong số họ đã được tiếp cận điều trị co-trimoxazole (CPT) và 1/3 trong số họ đã được điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ART).

Năm 2008, số người sống chung với HIV được sàng lọc bệnh lao tăng hơn gấp đôi từ 600.000 trường hợp (trong năm 2007) lên 1.400.000 trường hợp (trong năm 2008), mặc dù vậy, đây vẫn chỉ là một phần nhỏ trong số hơn 33 triệu người được ước tính hiện sống chung với HIV. Năm 2008, chỉ có


56.000 người sống chung với HIV được điều trị dự phòng IPT, trong khi đó các biện pháp kiểm soát lây nhiễm bệnh lao vẫn không được thực hiện tại các cơ sở chăm sóc, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV [64], [68].

* Hướng dẫn xây dựng chính sách và kế hoạch ứng phó HIV và lao

Thông qua việc tham vấn, cung cấp những hướng dẫn cho việc hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng để giúp cán bộ y tế, các nhà cung cấp dịch vụ y tế, đối tượng bị ảnh hưởng và các nhà tài trợ có thể đối phó với nguy cơ của HIV và bệnh lao.

Năm 2004, WHO đã ban hành chính sách về sự phối hợp trong các hoạt động phòng chống HIV/lao (năm 2004) nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện 12 hoạt động góp phần làm giảm sự lây lan của HIV/lao.

Năm 2007, WHO đã ban hành chính sách để cải thiện việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao. Việc chậm trễ trong chẩn đoán lao là một yếu tố quan trọng góp phần gây ra những ca tử vong không đáng có trong số những người sống chung với HIV. Đồng thời cùng năm 2007, WHO đã ban hành hướng dẫn về chăm sóc bệnh lao với việc đồng quản lý HIV/lao để áp dụng trong quá trình chăm sóc BN bị bệnh lao tại các cơ sở y tế cấp đầu tiên tại các quốc gia có gánh nặng lớn về HIV [64], [68].

Năm 2008, WHO đã ban hành hướng dẫn chính sách cho công tác phối hợp phòng chống lao và HIV cho những người tiêm chích ma tuý (2008) đối với các quốc gia có tỷ lệ người sử dụng ma tuý bị nhiễm HIV và lao cao.

WHO đã hướng dẫn cho việc xây dựng kế hoạch và huy động nguồn kinh phí cho hoạt động phòng chống HIV/lao và lao kháng đa thuốc (MDT- TB) trong khuôn khổ kế hoạch đối tác toàn cầu để ngăn chặn bệnh lao giai đoạn 2006-2015.

Năm 2009, WHO đã ban hành hướng dẫn chính sách về kiểm soát nhiễm khuẩn (2009) và tìm kiếm các đối tác, xây dựng bộ công cụ theo dõi - đánh giá (M&E) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý chương trình kiểm soát bệnh lao [33], [64], [88].


Năm 2007 WHO đã công bố các tài liệu hướng dẫn: Tài liệu đào tạo vận động phòng chống HIV/lao và tài liệu Hướng dẫn cho những người tham gia hoạt động phòng chống HIV/lao.

WHO cùng UNAIDS, PEPFAR và Quỹ Toàn cầu đã chỉnh sửa lại các hướng dẫn về chỉ số cho việc thu thập các thông tin về HIV/lao (2009). Quỹ Toàn cầu đã thông qua bộ chỉ số này và đưa vào Bộ công cụ Theo dõi và Đánh giá hoạt động Phòng chống HIV/lao của Quỹ.

* Hỗ trợ trong nâng cao năng lực

WHO hỗ trợ cho các đối tác thông qua việc hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc gia để nâng cấp cơ sở hạ tầng quan trọng và tăng cường các dịch vụ có chất lượng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh HIV/lao.

WHO tư vấn và hỗ trợ cho các quốc gia trên toàn thế giới trong việc đào tạo cho các cấp chính quyền, các đối tác về đáp ứng nhu cầu phòng tránh và điều trị HIV/lao. Trong thực tế, thời gian vừa qua, WHO đã hỗ trợ nhân viên y tế cho 6 văn phòng khu vực tại 45 quốc gia (do nguồn nhân lực hạn chế nên sự hỗ trợ của WHO chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu nhân lực y tế của các quốc gia).

* Tăng cường hợp tác với các đối tác [51], [64], [67], [68].

Tăng cường hợp tác với các đối tác để có thể chia sẻ bài học kinh nghiệm giữa các đối tác trong công tác phòng chống và điều trị HIV/lao, từ đó có thể hỗ trợ theo nhu cầu thực tế của mỗi cộng đồng và quốc gia.

Đề cử Thư ký cho nhóm đối tác làm việc để ngăn chặn HIV/lao, Thư ký cho nhóm nhỏ về kiểm soát nhiễm khuẩn cũng như phòng chống lao kháng đa thuốc (MDR-TB) và mở rộng phạm vi tiếp cận DOTS.

Làm việc với các đối tác tài trợ như PEPFAR và Quỹ Toàn cầu để tăng cường hỗ trợ kinh phí cho các nước có gánh nặng lớn về HIV/lao trong việc triển khai các hoạt động phòng chống.

WHO ước tính rằng, việc lồng ghép dịch vụ phòng, chống HIV và phòng chống lao trong giai đoạn 2005 – 2010 đã cứu sống được khoảng

910.000 người. Sau 5 năm thực hiện Hướng dẫn về phối hợp Lao – HIV của


WHO (công bố vào năm 2004) để giúp những BN đồng nhiễm HIV/lao hoặc có nguy cơ đồng nhiễm cả 02 bệnh này. Nhờ đó, từ năm 2005 đã có sự gia tăng đáng kể số người nhiễm HIV được thăm, khám, xét nghiệm phát hiện, điều trị lao và ngược lại cũng ngày càng nhiều người mắc lao được thăm khám, xét nghiệm và điều trị nhiễm HIV. Số người nhiễm HIV được sàng lọc lao tăng gần 12 lần trong 5 năm qua, từ gần 200.000 BN vào năm 2005 lên trên 2,3 triệu BN vào năm 2010. Hiện đã có hơn 100 nước trên thế giới tiến hành tư vấn, xét nghiệm phát hiện HIV cho ít nhất ½ số BN lao.

Trên cơ sở những thành công nói trên, mới đây WHO đã công bố Hướng dẫn cập nhật về phối hợp các nỗ lực phòng, chống lao và phòng, chống HIV, bao gồm: xét nghiệm phát hiện HIV thường quy cho tất cả BN lao, những người có triệu chứng của lao và tất cả những người sống gần BN lao. Tất cả những BN lao nhiễm HIV nên dùng thuốc Co-trimoxazole để dự phòng các nhiễm trùng phổi, các nhiễm trùng khác, đồng thời nên được bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) vào thời điểm sớm nhất có thể.

3.3.2. Phối hợp Chương trình mục tiêu quốc gia phòng nhiễm HIV và lao

* Nguyên tắc phối hợp giữa hai chương trình phòng chống HIV và phòng chống lao quốc gia [5], [12]

a) Lồng ghép các hoạt động phòng, chống bệnh lao và phòng chống HIV/AIDS từ dự phòng, khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị đến quản lý người bệnh ở tất cả các tuyến từ trung ương đến địa phương.

b) Người mắc bệnh lao phải được tư vấn để tự nguyện xét nghiệm phát hiện HIV và người nhiễm HIV phải được khám phát hiện, chẩn đoán bệnh lao; người có hành vi nguy cơ cao phải được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm để phát hiện và quản lý bệnh lao, nhiễm HIV.

* Phối hợp trong hoạt động giám sát

a) Dự án Phòng, chống bệnh lao tổ chức điều tra giám sát tình hình nhiễm HIV ở BN lao và Chương trình Phòng, chống HIV/AIDS tổ chức điều tra giám sát tình hình mắc bệnh lao ở người nhiễm HIV.


b) Các phương pháp điều tra giám sát dịch tễ học bao gồm: giám sát phát hiện và giám sát trọng điểm. Việc lựa chọn phương pháp đánh giá phụ thuộc vào tình hình dịch HIV, tình hình mắc lao, nguồn lực và kinh nghiệm của cán bộ địa phương.

* Phối hợp trong theo dõi và đánh giá

a) Xây dựng bộ chỉ số và bộ công cụ thu thập số liệu chung của các hoạt động phối hợp cung cấp dịch vụ. Tổ chức thu thập số liệu để theo dõi và đánh giá hoạt động phối hợp chẩn đoán, điều trị và quản lý người bệnh HIV/lao.

b) Tổ chức giám sát, theo dõi, đánh giá các hoạt động phối hợp phòng chống HIV/lao do hai chương trình thực hiện. Củng cố hệ thống kết nối giữa các cơ sở cung cấp dịch vụ chẩn đoán, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và lao.

c) Chia sẻ thông tin, số liệu và kinh nghiệm về chuyên môn kỹ thuật giữa hai chương trình, bảo đảm cải thiện kỹ năng thực hành thường xuyên, liên tục đối với các hoạt động phối hợp phòng chống HIV/lao.

* Phối hợp trong hoạt động dự phòng

a) Phối hợp các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống bệnh lao theo nguyên tắc các nội dung về phòng, chống HIV/AIDS phải được lồng ghép trong nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh lao và ngược lại.

b) Phối hợp trong việc tổ chức tư vấn cho người có hành vi nguy cơ cao để họ tự nguyện khám sang lọc để phát hiện, chẩn đoán các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và nhiễm HIV.

c) Phối hợp trong việc tư vấn và khuyến khích sử dụng các biện pháp phòng, chống bệnh lao và phòng, chống HIV/AIDS đối với các đối tượng có hành vi nguy cơ cao để dự phòng lây nhiễm HIV và bệnh lao.

* Phối hợp trong chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS đối với người bệnh lao

và phối hợp chẩn đoán và điều trị lao đối với bệnh nhân HIV/AIDS

a) Khai thác, đánh giá nguy cơ nhiễm HIV trong quá trình khám và

điều trị cho người đến khám lao, kể cả người đã mắc bệnh lao đến khám lại.


Khai thác tiền sử, bệnh sử có liên quan đến bệnh lao trong quá trình khám và

điều trị cho người nhiễm HIV.

b) Trường hợp người mắc bệnh lao thuộc đối tượng có hành vi nguy cơ cao hoặc có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm HIV thì phải tiến hành tư vấn để người đó tự nguyện xét nghiệm phát hiện HIV. Nếu người nhiễm HIV có các triệu chứng hoặc các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lao thì tiến hành xét nghiệm phát hiện bệnh lao theo quy định. Trường hợp cơ sở không đủ điều kiện thực hiện xét nghiệm hoặc điều trị phải giới thiệu người đó đến cơ sở điều trị bệnh lao để xét nghiệm hoặc điều trị lao.

c) Trường hợp người mắc bệnh lao đã có kết quả xét nghiệm khẳng định là nhiễm HIV thì tiến hành việc chăm sóc, điều trị theo quy định của Bộ Y tế [51], [93].

* Phối hợp trong việc quản lý người mắc bệnh lao và người nhiễm HIV

+ Quản lý người mắc bệnh lao nhiễm HIV tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

a) Tiếp tục điều trị bệnh lao tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và điều trị HIV/AIDS (nếu có chỉ định);

b) Sau khi điều trị ổn định bệnh lao, người bệnh được tiếp tục quản lý,

chăm sóc và điều trị tại cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS;

c) Tổng hợp, thông báo số liệu người mắc bệnh lao và người nhiễm HIV được phát hiện, chăm sóc, điều trị tại cơ sở để báo cáo cho Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định;

+ Quản lý người nhiễm HIV mắc bệnh lao tại cơ sở chăm sóc, điều trị HIV/AIDS:

a) Tiếp tục quản lý, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS tại cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS và tiến hành việc xét nghiệm, điều trị bệnh lao;

b) Tổng hợp, thông báo số liệu người nhiễm HIV mắc bệnh lao được phát hiện, chăm sóc, điều trị tại cơ sở để báo cáo cho Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh [51], [93];


Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1.1. Đối tượng được chọn vào nghiên cứu

Những người trưởng thành, 18 tuổi trở lên đã NCMT, đang sinh sống

tại tỉnh Đắk Lắk theo tiêu chuẩn sau:

- Nam giới.

- Đã NCMT trong vòng 6 tháng trước cuộc điều tra.

- Đồng ý tự nguyện tham gia vào nghiên cứu và thực hiện đủ 3 nội dung chính của nghiên cứu là: (1) Trả lời phỏng vấn đầy đủ; (2) Lấy đủ mẫu máu và (3): lấy đủ 3 mẫu đờm

2.1.1.2. Đối tượng không chọn vào nghiên cứu

- Nghiện chích ma túy không có hộ khẩu ở tỉnh Đắk Lắk

- Những trường hợp dưới 18 tuổi.

- Đối tượng từ chối, không tham gia và hợp tác nghiên cứu.

- Đối tượng không thực hiện đủ cả 3 nội dung chính của nghiên cứu là

(1) Trả lời phỏng vấn đầy đủ; (2) Lấy đủ mẫu máu và (3): lấy đủ 3 mẫu đờm

2.1.1.3. Ước tính tỷ lệ từ chối và không đủ điều kiện tham gia nghiên cứu: Khoảng 5% đến 10%

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu là đơn vị hành chính cấp huyện/thành phố được

chọn có chủ đích theo đặc điểm sau:

- Địa phương có số người nhiễm HIV lũy tích cao.

- Số hồ sơ người nghiện chích ma túy được quản lý tại sở Lao động –

Thương binh xã hội tỉnh cao hơn so với các huyện khác thuộc tỉnh.

- Địa phương có nhiều tụ điểm giải trí, karaoke, di dân tự do nhiều và nơi thuận tiện giao lưu với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên và các tỉnh khác trong nước. Từ đặc điểm trên, nghiên cứu chọn 03 địa điểm sau:

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 19/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí