Hiệu Quả Về Thái Độ Đối Với Người Nhiễm Hiv Của Nhóm Đối Tượng


Các kiến thức riêng lẻ ảnh hưởng tích cực đến phòng lây nhiễm HIV có khác nhau nhưng nhìn chung có xu hướng tăng với CSHQ dao động từ 9,1% đến 19,1%, có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05, (Bảng 3.33).

3.3.2.3. Hiệu quả về thái độ đối với người nhiễm HIV của nhóm đối tượng

nghiện chích ma túy sau khi can thiệp cộng đồng.


Bảng 3.34. So sánh sự thay đổi về thái độ của nhóm nghiện chích ma túy đối với người nhiễm HIV.


Chỉ số nghiên cứu

Trước

can thiệp


n = 298

Sau can thiệp

n = 301


CSHQ (%)

Giá trị p

%


(ĐT)

%


(ĐT)

Thái độ tích cực, toàn diện về HIV

51,3


(153)

60,8


(183)

18,5


p < 0,05

Có mua rau từ người bán hàng bạn đã biết người đó nhiễm HIV

81,5


(243)

93,4


(281)

15,0


p < 0,05

Không cần giữ kín khi người thân trong gia đình bị nhiễm HIV

56,4


(168)

70,1


(211)

24,3


p < 0,05

Sẵn lòng chăm sóc người thân trong gia đình bị ốm do AIDS.

90,0


(268)

97,0


(292)

7,8


p < 0,05

Chấp nhận thầy hoặc cô giáo bị

nhiễm HIV được tiếp tục giảng

dạy

54,8


(165)

66,1


(199)

20,6


p < 0,05

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Thực trạng nhiễm HIV, bệnh lao AFB + và đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng ở nhóm nghiện chích ma túy tại tỉnh Đắk Lắk - 12

Kết quả cho thấy tại thời điểm sau khi can thiệp tỷ lệ ở nhóm nghiện chích ma túy có thái độ phản hồi tích cực, đầy đủ về HIV tăng từ 51,3% lên 60,8%, có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05 và CSHQ = 18,5% (Bảng 3.34)


Từng thái độ riêng lẻ để có thể làm giảm tính kỳ thị, phân biệt, đối xử với người nhiễm HIV có khác nhau, sau can thiệp tăng lên rõ rệt có ý nghĩa thống kê với CSHQ dao động trong khoảng từ 7,8% đến 24,3% (Bảng 3.34).

3.3.2.4. Hiệu quả về hành vi tiêm chích và quan hệ tình dục của nhóm nghiện chích ma túy đối với lây nhiễm HIV sau khi can thiệp cộng đồng.

Bảng 3.35. So sánh sự thay đổi về hành vi tiêm chích ma túy của nhóm đối tượng nghiên cứu


Chỉ số nghiên cứu

Trước

can thiệp

Sau

can thiệp


CSHQ (%)

Giá trị p

Tỷ lệ (%)


(ĐT)

Tỷ lệ (%)


(ĐT)

Dưới 20 tuổi đã bắt đầu tiêm

42,0

34,0

19,0

chích

(108/257)

(92/271)

p < 0,05

Sử dụng chung BKT

56,4

46,8

17,0


(168)

(141)

p < 0,05

Tiêm chích 1 lần/ngày

56,1

84,7

59,9


(167)

(255)

p < 0,001

Tiêm chích 2-3 lần/ngày

23,8

14,6

38,7


(71)

(44)

p < 0,001

Tiêm chích ≥ 4 lần/ngày

20,1

0,7

96,5


(60)

(2)

p < 0,001

Sau 12 tháng can thiệp, nhóm nghiện chích ma túy có những hành vi tiêm chích tích cực, có thể tác động làm giảm sự lây nhiễm HIV so với thời điểm trước can thiệp, có ý nghĩa thống kê (Bảng 3.35).


Nhóm dưới 20 đã giảm tiêm chích từ 42% xuống 34% với CSHQ là 19,0%, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Sử dụng chung BKT, giảm từ 59,7% xuống còn 50,2%. CSHQ là 15,9%, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Số lần tiêm chích sau can thiệp thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Số tiêm chích nhiều lần, từ 2 lần trở lên, xuống còn 1 lần/ngày giảm có ý nghĩa thống kê và hiển nhiên số tiêm chích 1 lần/ngày tăng lên cũng có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.36. So sánh sự thay đổi về hành vi quan hệ tình dục của nhóm đối tượng nghiện chích ma túy


Chỉ số nghiên cứu

Trước

can thiệp

n = 298

Sau can thiệp

n = 301


CSHQ (%)

Giá trị p

Tỷ lệ (%)

(ĐT)

Tỷ lệ (%)

(ĐT)

Dưới 20 tuổi đã quan hệ tình dục

74,8

(157)

65,4

(142)

12,6%

p < 0,05

Dùng BCS thường xuyên khi quan hệ tình dục

20,8

(62)

34,2

103

64,4%

p < 0,01

Chỉ có một bạn tình chung thủy

21,1

(50)

30,3

(69)

43,6%

p < 0,01

Quan hệ đồng giới

1,1

(3)

0,3

(1)

72,7%

p < 0,001

Kết quả cho thấy can thiệp cộng đồng ở nhóm nghiện chích ma túy có những hành vi quan hệ tình dục tích cực, có thể tác động làm giảm sự lây nhiễm HIV so với thời điểm trước can thiệp (Bảng 3.36). Nhóm dưới 20 đã giảm quan hệ tình dục CSHQ là 64,4%, có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Dùng BCS thường xuyên khi QHTD chiều hướng tăng, CSHQ là 15,9%, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Chỉ có một bạn tình chung thủy có chiều hướng


tăng, CSHQ là 43,6%. Nhóm quan hệ đồng giới (MSM) có chiều hướng giảm,

CSHQ là 72,7%, có ý nghĩa thống kê, với p < 0,001 (Bảng 3.36)



Chương 4

BÀN LUẬN

4.1. Xác định tỷ lệ hiện nhiễm HIV và bệnh lao có AFB (+) trong nhóm

nghiện chích ma túy ở tỉnh Đắk Lắk, 2011.

4.1.1. Một số thông tin cơ bản của đối tượng nghiên cứu

Thông tin cơ bản là nền tảng ban đầu và không thể thiếu, nhằm đáp ứng nội dung nghiên cứu, trong đó có các yếu tố như đối tượng đích, nhân khẩu, môi trường, xã hội…. Nghiên cứu cắt ngang trước can thiệp năm 2011, đã tiếp cận 298 đối tượng nghiện chích ma túy (NCMT) đủ tiêu chuẩn, được phân bố theo địa điểm nghiên cứu như sau: thành phố Buôn Ma Thuột là 43,9%, huyện EaHleo là 33,6% và huyện Krông Pắc là 22,5%. Đây là 3 địa phương (điểm nghiên cứu), kinh tế phát triển, nhiều tụ điểm giải trí, karaoke, di dân tự do và nơi thuận tiện giao lưu. Số người nhiễm HIV lũy tích cao và có số hồ sơ người NCMT được quản lý tại sở Lao động – Thương binh xã hội tỉnh cao hơn so với các huyện khác thuộc tỉnh.

Phân bố theo nhóm tuổi là một trong những đặc trưng cần được quan tâm. Trong nghiên cứu này, đối tượng NCMT gặp ở tất cả các nhóm tuổi, nhưng tập trung nhiều nhất ở nhóm từ 20 - 29 tuổi, chiếm tỷ lệ là 54,4% trước khi can thiệp. Phân tích số liệu thu thập được qua tiếp xúc với đối tượng, nhận thấy kết quả nghiên cứu trước khi can thiệp vào năm 2011 có tuổi trung bình là: 26,9 tuổi và độ lệch chuẩn là: 7,4. Tuổi của đối tượng NCMT trong nghiên cứu này cũng tương đồng với với nhóm đối tượng NCMT ở tỉnh Quảng Nam trùng thời gian nghiên cứu là 27,6 tuổi [16]. Học vấn là một yếu tố cần được tìm hiểu, vì có học vấn, học vấn cao sẽ giúp cho đối tượng có cơ hội tiếp xúc và hiểu được các thông điệp về phòng chống HIV/AIDS và bệnh lao. Nghiên cứu này ghi nhận ở ba mức độ: Mù chữ và tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Trong đó Trung học cơ sở có tỷ lệ cao nhất, chiếm 62,1%; Mù chữ và tiểu học còn chiếm tỷ lệ đáng kể là 7%. Chỉ có 1/3 (30,9%) số đối tượng có trình độ học vấn từ Trung học phổ thông trở lên. Đặc trưng dân tộc


cần được quan tâm xác đáng, ở một địa bàn có nhiều tộc người cùng sinh sống, đan xem đã hình thành những cụm dân cư mang nhiều bản sắc, tập quán và định hình ra những đặc thù riêng biệt. Xét trên khia cạnh, nếu các yếu tố không có lợi tác động làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, như NCMT, nhiễm HIV và bệnh lao thì cộng đồng dễ bị tổn thương nhất vẫn là nhóm các đồng bào dân tộc thiểu số. Nghiên cứu ghi nhận ba nhóm dân tộc (dân tộc Kinh, dân tộc Tầy – Nùng và dân tộc Ê Đê) và nhận thấy đối tượng NCMT đã xâm nhập và hiện diện, len lỏi vào trong cộng đồng dân cư các dân tộc. Tuy tỷ lệ không nhiều, chỉ dưới 10% số NCMT là dân tộc thiểu số trong đó dân tộc Ê Đê chiếm 1%. NCMT đã và đang hiện hữu, điều này ít nhiều cho thấy tập quán của người đồng bào bản xứ Tây Nguyên đã bị bẻ gẫy và pha trộn, tệ nạn ma túy xâm nhập và tác động tới cộng đồng các dân tộc, vùng sâu, vùng xa, không còn thuần túy với chính bản sắc của họ “Lối sống khép kín trong buôn làng”. Một số đặc trưng khác như: tình trạng hôn nhân, tình trạng sống, việc làm… thể hiện trong nghiên cứu cùng tạo lên một bức trang phong phú, đa dạng, cho phép được nhìn nhận một cách tổng quát về HIV và bệnh lao ở nhóm đối tượng nghiện chích ma túy. Những đặc trưng này cũng có thể là một trong nhiều yếu tố bất lợi cho sức khỏe tác động lên cộng đồng dân cư và chính sức khỏe của đối tượng nghiên cứu [19], [31], [37].

4.1.2. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV và bệnh lao có AFB (+) trong nhóm nghiện chích ma túy ở tỉnh Đắk Lắk, 2011

Đã có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy sử dụng ma túy gắn liền với tình trạng lây nhiễm HIV, đặc biệt ở những đối tượng sử dụng ma túy theo đường tiêm chích. TCMT là con đường ngắn nhất dẫn đến nhiễm HIV và được coi đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao và có nhiều yếu tố tiềm ẩn gây phát tán lây truyền HIV ngay trong nhóm đối tượng NCMT, bạn tình, gia đình của họ, qua đó lan ra cộng đồng. Đồng thời có nhiều bằng chứng khoa học xác nhận, khi nhiễm HIV sẽ có nhiều cơ hội bội nhiễm bởi những tác nhân vi sinh vật và gây bệnh, trong đó có trực khuẩn lao. Giữa bệnh lao và nhiễm HIV có một mối liên quan đặc biệt, hai bệnh này tương tác qua lại trở


thành vòng xoắn bệnh lý dẫn đến hậu quả là cuộc đời của những BN lao đồng nhiễm HIV càng ngắn lại. HIV tấn công phá hủy lympho TCD4 dẫn đến cơ thể suy giảm miễn dịch, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn lao, tạo điều kiện, rút ngắn thời gian chuyển từ nhiễm lao sang bệnh lao. Người nhiễm HIV có nguy cơ bị bệnh lao gấp từ 10 đến 30 lần so vơi người không nhiễm và từ nhiễm lao chuyển thành bệnh lao là 10% trong vòng 1 năm, khả năng mắc bệnh lao của người nhiễm HIV là 50%. Không những hậu quả tất yếu đến với những người đồng thời nhiễm HIV/lao mà còn là gánh nặng cho cộng đồng. Từ những hậu quả và gánh nặng đó, nghiên cứu này chọn đối tượng đích là những người nghiện chích ma túy để tìm hiểu và tác động can thiệp, mong muốn xác định tỷ lệ hiện nhiễm HIV, bệnh lao có AFB (+), đồng nhiễm HIV/lao và những đặc trưng của đối tượng nghiên cứu. Bên cạnh đó là những hoạt động phòng chống phù hợp với điều kiện và thực tiễn của địa phương, nhằm chọn được những mô hình can thiệp thích hợp dựa vào cộng đồng, với những hiệu quả được rút ra từ các hoạt động cụ thể trên nhóm NCMT.

Theo kết quả giám sát trọng điểm của Bộ Y tế tại 40 tỉnh, thành phố cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm đối tượng NCMT tại cộng đồng khoảng 15% và tỷ lệ này có thể dao động rất lớn, có những điều tra hoặc nghiên cứu lên đến 55%. Tỷ lệ nhiễm cao hay thấp, tùy thuộc vào thời gian và tùy theo các địa phương, các vùng khác nhau và phương pháp nghiên cứu. Năm 2009, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT cao nhất ở TP. Hồ Chí Minh (55,1%), TP. Cần Thơ (41%), Điện Biên (43%), Thái Nguyên (34%), Quảng

Ninh (29%), Gia Lai (33,3%) và tỉnh Bình Dương (32,4%) [18]. Cùng năm 2009, kết quả điều tra trong nhóm NCMT (IBBS) tại 10 tỉnh, thành phố, chiếm khoảng 29,5%, dao động từ 1% (Đà Nẵng) đến 56% (tỉnh Quảng Ninh). Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam NCMT ở Tây Nguyên là khoảng 10,7% [17], [35], [37]. Nghiên cứu tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở nam giới NCMT ở Quảng Nam năm 2011 là 6,86% [16]. Với số liệu trên là bằng chứng cho thấy nhóm NCMT là đối tượng nhiễm HIV cao, tiềm ẩn sự lây truyền HIV cho cùng quần thể những người NCMT. Nhiễm HIV đồng nghĩa với sự suy giảm


miễn dịch mắc phải ở người và như vậy nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội ở những người nhiễm HIV/AIDS, trong đó có bệnh lao phát triển và lan truyền trong cộng đồng dân cư và chính trong nhóm nghiện chích ma túy, ngay cả những người không nhiễm HIV.

Một báo cáo tổng hợp về thực trạng nhiễm HIV trên nhóm đối tượng NCMT vào năm 2008 của Bradley M. Mathers cho kết quả trên thế giới có khoảng 15,9 triệu người NCMT, trong số đó có khoảng 3 triệu người nhiễm HIV. Có 120 quốc gia báo cáo về tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm đối tượng NCMT, trong đó tỷ lệ người NCMT nhiễm HIV ở Trung Quốc là 12%, Mỹ là 16% và Nga là 37% [85]. Theo WHO, tỷ lệ đồng nhiễm lao thể hoạt động trong nhóm người nhiễm HIV trên thế giới năm 2010 là 13% [116]. Từ kết quả báo cáo ở một số tỉnh ở Việt Nam về đồng nhiễm HIV/lao như: TP Hải Phòng (10,5%), TP. Hồ Chí Minh (6,5%), tỉnh Đồng Tháp (5,5%), TP. Hà Nội (7,1%) và tỉnh An Giang (23,1%) [1], [18]. Như vậy HIV và lao là hai tình trạng bệnh lý mãn tính luôn song hành, nhiễm HIV là cơ hội để lao phát triển và ngược lại khi mắc bệnh lao làm tình trạng sức khỏe của người nhiễm HIV càng thêm trầm trọng.

Trong nghiên cứu này, kết quả ghi nhận tình trạng HIV, bệnh lao có AFB (+) và đồng nhiễm HIV/lao ở nhóm NCMT trước can thiệp (2011) được xác định: Tỷ lệ hiện nhiễm HIV (+) là 12,8%; Tỷ lệ bệnh lao có AFB (+) là 3,7% (2011). Bên cạnh đó vẫn có một tỷ lệ bệnh lao có AFB (+) ở nhóm đối tượng NCMT không nhiễm HIV là 1,2%. Tỷ lệ đồng nhiễm HIV/lao là 2,7%. Thực trạng hiện nhiễm HIV (+) trong nhóm NCMT trong nghiên cứu này, thực tế có thể vẫn còn phù hợp. Khi đưa ra so sánh với một số nghiên cứu ở các địa phương và thời gian khác nhau cho thấy: So sánh với tỷ lệ hiện nhiễm HIV (+) trong nhóm NCMT ở thời điểm hai năm (2005 – 2006), kết quả nghiên cứu ở Hà Nội của Nguyễn Anh Tuấn và cộng sự, tỷ lệ hiện nhiễm HIV (+) trong nhóm NCMT là (23,4%). Nghiên cứu của Hoàng Anh và cs ở tỉnh Thái Nguyên năm 2010, tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm NCMT là 36,07% [2], so với kết quả trong nghiên cứu này, tỷ lệ cao hơn 2,82 lần. Điều tra cắt ngang

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 19/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí