Chỉ Số Nghiên Cứu, Công Cụ Và Kỹ Thuật Thu Thập Thông Tin


DMHC trong sản xuất giầy và theo dõi sự tiếp xúc của (4615 CN trẻ, tuổi trung bình 33 giới hạn 18 - 45 tuổi). Trong đó nữ giới chiếm 68,5%. Kết quả phân tích mẫu không khí đã chỉ ra rằng có khoảng 20 chất hữu cơ khác nhau tồn tại trong các nơi làm việc. Trong đó người ta đã phát hiện ra: Hexane, toluen và acetone. Kết quả này cho thấy trong số các nhà máy có khoảng 53,5% nhà máy có tiếp xúc với DMHC là mối nguy hại đối với sức khỏe CN, và nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp lên tới 44,2% ở CN làm việc trực tiếp như: Dán, tẩy lông, và đánh bóng... Để hạn chế nguy cơ viêm da bằng cách sử dụng các trang thiết bị phòng hộ cá nhân, từ khâu tiếp xúc chất dính, đánh bóng, sáp... Các DMHC có mặt tại nơi làm việc cũng làm tăng nguy cơ cháy [36].

Theo các tác giả Demers PA, Costantini AS, Winter P, Colin D, Boffitta P nghiên cứu về ung thư tử vong trong số CN sản xuất giầy: Phân tích giữa hai nhóm người đã xác nhận mối liên quan giữa việc tiếp xúc với bụi da và ung thư mũi và giữa các CN tiếp xúc với benzen và bệnh bạch cầu trong ngành công nghiệp sản xuất giầy và cho rằng nguy cơ ung thư khác có thể tăng lên trong số các CN tiếp xúc với dung môi hoặc chất keo [31].

Theo Bolm-Audorff U, H Pohlabeln, Wichmann HE nghiên cứu về nguy cơ của người lao động trong ngành sản xuất và sửa chữa giầy cho thấy nguy cơ ung thư phổi tăng lên đối với CN sản xuất và sửa chữa giầy. Nguy cơ tăng gấp đôi sau khi làm 30 năm trong nghề này [29].

Theo nghiên cứu về ảnh hưởng do phơi nhiễm nghề nghiệp trong CN sản xuất giầy năm 2003 của các tác giả Wozniak H, Stroszejin-Mrowca G cho thấy nguy cơ ung thư mũi, viêm xoang mũi tăng do tiếp xúc với bụi da. Những khối ung thư của hệ thống tạo máu và bạch huyết cũng tăng lên ở CN tiếp xúc với dung môi (chủ yếu là benzene) [40].

Nghiên cứu về ảnh hưởng sức nghe của công nhân sơn tiếp xúc với DMHC của các tác giả trường đại học tổng hợp khoa bệnh nghề nghiệp ở


Balan cho thấy rằng ở những CN tiếp xúc thường xuyên với DMHC có nguy cơ lớn mắc bệnh ĐNN [34].

- Những nghiên cứu trong nước:

Trương Hồng Vân nghiên cứu môi trường lao động và tình hình sức khỏe của CN tiếp xúc với DMHC ở Công ty giầy Yên Viên năm 2000 cho thấy:

Hồi cứu hồ sơ khám sức khỏe của tất cả CN trực tiếp sản xuất 889. Phỏng vấn khám sức khỏe 15% số CN (135). Kết luận được rút ra sau nghiên cứu:

Đặc điểm về môi trường lao động: VKH nhiệt độ tại các PX, bụi, tiếng ồn đều đạt TCCP. Hơi khí độc nồng độ toluen, hexane vượt tiêu chuẩn cho phép 1,05 - 1,3 lần ở hai vị trí PX giầy nữ và PX giầy đế.

Tình hình sức khỏe của CN: Sức khỏe loại I là 13,6%; sức khỏe loại II là 44,9%; sức khỏe loại III là 33,9%; sức khỏe loại IV là 6,6%; sức khỏe loại V là 1%. Xét nghiệm huyết học hồng cầu, huyết sắc tố, tiểu cầu, bạch cầu nhỏ hơn người bình thường nhưng nằm trong giới hạn cho phép. Nồng độ acid hypuric nằm trong giới hạn bình thường. Thời gian phản xạ thính thị vận động giữa hai PX may và PX hoàn chỉnh thấy CN may có thời gian phản xạ thính thị vận động lớn hơn không đáng kể. Tình hình bệnh tật chung: tần số bệnh tật chung cao 137,5%; các nhóm bệnh có chỉ số bệnh tật cao (răng hàm mặt 64,3%; tai mũi họng 36,2%; ngoài da 19,2%; mắt 16,9%) [26].

Nguyễn Bạch Ngọc [14]. Nghiên cứu tình hình đau thắt lưng ở CN đóng giầy. Kết quả cho thấy có tới 32,2% số CN có đau thắt lưng do tư thế lao động bất hợp lý.

Nguyễn Bích Diệp và cộng sự [7]. Đã cho các kết quả bước đầu khi so sánh các biểu hiện khác nhau về thần kinh hành vi ở CN tiếp xúc với DMHC so với nhóm chứng.


Năm 2000 Nguyễn Thị Minh Ngọc [15] đã nghiên cứu về môi trường lao động và một số biểu hiện độc hại TK của CN giầy da Hà Nội.

Ảnh hưởng của môi trường xấu không chỉ thể hiện ở thực trạng sức khỏe và bệnh tật của CN mà bản thân tuổi đời tuổi nghề cũng ảnh hưởng đến sức khỏe CN [1].

1.5 Thông tin về địa điểm nghiên cứu:

Công ty cổ phần giầy Hải Dương được thành lập năm 1984 dưới dạng hình doanh nghiệp nhà nước với tên gọi Xí nghiệp thuộc da Hải Hưng tại tỉnh Hải Hưng (nay là tỉnh Hải Dương), trước khi chính sách “Đổi Mới” được nhà nước Việt Nam đưa ra. Ban đầu công ty sản xuất da thuộc để bán cho các công ty khác, sau đó chuyển sang sản xuất giầy vải đế cao su lưu hóa cho các nước Đông Âu, nhưng từ năm 1994 đến nay đã chuyển sang chuyên sản xuất giầy thể thao cho thị trường Liên minh châu Âu.

Kể từ năm 1993, Công ty được gọi là Xí nghiệp da giầy Hải Hưng và từ năm 1997 là Công ty giầy Hải Dương sau khi có sự chia tách tỉnh Hải Hưng thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. Từ ngày 1 tháng 7 năm 2003, Công ty được đổi tên thành Công ty cổ phần giầy Hải Dương sau khi cổ phần hóa.

Doanh số của Công ty từ 3,0 triệu đô la Mỹ năm 1994 tăng thành 20,0 triệu đô la Mỹ năm 2009, số lượng CN từ 400 người năm 1994 tăng thành

1.162 người năm 2009. Đến ngày 25/11/2009 Công ty bước sang một hình thức kinh doanh mới với 100% vốn của doanh nghiệp, không còn sự hỗ trợ của nhà nước. Vì vậy chế độ chính sách, tiền lương đối với CN có nhiều bất cập, cùng với công tác quản lý chặt chẽ đã làm cho một số lượng lớn CN rời Công ty đi làm ở nơi khác. Hiện tại Công ty có 859 cán bộ công nhân viên, trong đó có 744 CN trực tiếp sản xuất với 4 PX theo dây chuyền sản xuất như sau:

1. Phân xưởng cắt.

2. Phân xưởng may.


3. Phân xưởng đế.

4. Phân xưởng hoàn chỉnh.

Bên cạnh đó Công ty có 5 phòng ban với 115 cán bộ là: Phòng kỹ thuật, phòng bảo vệ, phòng kiểm định, phòng hành chính và tổ cơ điện.


Chương 2:

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

Các yếu tố phát sinh trong môi trường lao động (VKH, bụi, tiếng ồn, chiếu sáng, hơi khí độc ).

203 công nhân trực tiếp sản xuất tại 4 PX của Công ty cổ phần giầy Hải Dương.

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp điều tra mô tả cắt ngang.

2.2.2. Cỡ mẫu:

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu trong nghiên cứu phân tích mô tả: - ước lượng một tỷ lệ trong quần thể, với một độ chính xác tuyệt đối được ấn định trước.

Z

2

n = (1/ 2)

p (1 p )

d 2

Trong đó: n: Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu.

Z 1- α/2: Hệ số tin cậy với mức ý nghĩa = 0,05.

d : Độ chính xác tuyệt đối giữa tham số mẫu và tham số quần thể.

P = 0,136 (tỷ lệ giảm sức nghe do tác động phối hợp của DMHC và tiếng ồn theo nghiên cứu của Trương Hồng Vân tại Công ty giầy Yên Viên [26].

q= 1-p. Với độ chính xác mong muốn là 95% (α=0.05)


thì

2

Z

(1/ 2)

= 1,962 , d = 0,05. Thay vào công thức trên,


cỡ mẫu tính toán theo lý thuyết cho nghiên cứu là :


n = 1,962

0 ,136 (1 0 ,136 )

( 0 ,05 ) 2

= 180.


Thực tế chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 203 công nhân.

2.2.3. Cách chọn mẫu:

Để đại diện cho các PX trong nhà máy, chúng tôi tiến hành chọn mẫu bằng kỹ thuật xác suất tỉ lệ (PPS) đồng thời để thỏa mãn tiêu chí là nghiên cứu trên những công nhân sản xuất trực tiếp tiếp xúc với dung môi hữu cơ thì trong từng PX chúng tôi đã lựa chọn được như sau:

PX cắt (32/113), PX may (99/403), PX đế (22/54),

PX hoàn chỉnh (50/184).


Bảng 2.1: Chỉ số nghiên cứu, công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin


Mục tiêu

nghiên cứu

Chỉ số nghiên cứu

Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin


VKH (t0C, v, φ).

- Đo VKH bằng máy: SATO KEIRYOKI MFG.Co.Ltd.

- Đo theo thường quy kỹ thuật VSMT và YHLĐ [27].

- Đo ánh sáng bằng máy: Lux metre của Nhật Bản.

- Đo theo thường quy kỹ thuật VSMT và YHLĐ [27].

- Đo tiếng ồn bằng máy: Rion NA 29A của Nhật Bản.

- Đo theo thường quy kỹ thuật VSMT và YHLĐ [27].

- Đo bụi bằng máy: Laser LDI Nhật Bản.

- Đo theo thường quy kỹ thuật VSMT và YHLĐ [27].

- Đo hơi khí độc bằng: Các máy tự động phân tích, ống phát hiện nhanh của Nhật Bản.

- Đo theo thường quy kỹ thuật VSMT và

YHLĐ [27].



Chiếu sáng



Mức ồn

Khảo sát


MTLĐ



Nồng độ bụi



Hơi khí độc


Thực trạng sức khỏe và bệnh tật của CN

Thông tin chung

- Phân bố công nhân các PX theo giới

- Phân bố công nhân các PX theo tuổi đời

- Phân bố công nhân các PX theo tuổi nghề

- Phân loại sức khỏe (I, II, III, IV, V)

- Phân loại sức khỏe theo

giới

Định lượng:

- Phỏng vấn qua bộ câu hỏi


- Phỏng vấn qua bộ câu hỏi


- Phỏng vấn qua bộ câu hỏi


- Khám sức khỏe Phân loại sức khỏe

- Khám sức khỏe Phân loại sức khỏe

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

Thực trạng môi trường và tình hình sức khỏe công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ tại Công ty cổ phần giầy Hải Dương năm 2010 - 3



Tỷ lệ công nhân cảm nhận về các yếu tố độc hại trong môi trường lao động


Mức độ cảm nhận về ồn và hơi khí độc

Thói quen cá nhân


Nhóm bệnh chủ yếu mắc phải:

- Tỷ lệ bệnh tật của công nhân công ty: Mắt, Tai mũi họng, bệnh da liễu, bệnh nội tiết, bệnh đường tiêu hóa, bệnh

HA, thị lực.

- Phỏng vấn qua bộ câu hỏi


- Phỏng vấn qua bộ câu hỏi


- Phỏng vấn qua bộ câu hỏi


- Khám lâm sàng.


Cận lâm sàng:

- Xét nghiệm nước tiểu toàn phần


- Siêu âm ổ bụng


- Công thức máu


- Định lượng axit hippuric niệu


- Đo điện tâm đồ


- Đo sức nghe của công nhân


- Xét nghiệm nước tiểu toàn phần bằng máy Clinitek Status hãng Bayer Tây Ban Nha.

- Siêu âm trên máy ALOKA – 3500 của Nhật Bản.


- Xét nghiệm công thức máu bằng máy XT – 1800, SYXMEX Nhật

Bản (24 chỉ số)

- Định lượng axit hippuric theo phương pháp G.Deysson và M.Alliot. Xét nghiệm được tiến hành đo trên máy HITACHI – 902 của Nhật Bản.

- Đo điện tâm đồ trên máy điện tim 6 cần FUKUDA – 7202 của Nhật Bản.


- Tiến hành đo đầu ca làm việc sau khi CN ngừng tiếp xúc với tiếng ồn tại vị trí lao động trên 6 giờ. Sức nghe của CN được đo bằng máy Audiometer hãng Rion Nhận Bản và Tây Ban Nha trong buồng cách âm

chuẩn.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2022