Thực trạng lây nhiễm lao ở Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình, một số giải pháp can thiệp - 15


KẾT LUẬN


1. Nhân viên y tế Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình có biểu hiện nhiễm lao rõ rệt hơn đáng kể so với nhân viên y tế nhóm đối chứng (Bệnh viện Tâm thần Thái Bình), thể hiện tỷ lệ Mantoux dương tính ở nhóm nghiên cứu là 94,1%, nhóm chứng là 50%. Đường kính Mantoux trung bình ở nhóm nghiên cứu là 16,7 ± 6,4 mm, trong khi ở nhóm chứng là 10,3 ± 3,2 mm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,0001.

Nhóm dân cư sống xung quanh Bệnh viện lao và Bệnh phổi Thái Bình (Xã Vũ Chính) có biểu hiện nhiễm lao cao hơn đáng kể so với nhóm dân cư xã đối chứng (Phú Xuân) thể hiện tỷ lệ Mantoux dương tính ở những người trên 15 tuổi (nhóm không được tiêm vacxin BCG) ở Xã Vũ Chính là 67,8% trong khi ở xã đối chứng là 26,2%. Đường kính Mantoux trung bình ở nhóm nghiên cứu là 10,2 ± 5,7, trong khi ở nhóm chứng là 7,7 ± 3,1. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

2. Trước can thiệp đã phát hiện 30/136 mẫu không khí, mẫu bề mặt dụng cụ và mũi của nhân viên y tế Bệnh viện lao và Bệnh phổi Thái Bình có chứa vi khuẩn lao (22%), trong đó 8 mẫu có chứa vi khuẩn lao còn đang sống. Tỷ lệ mẫu tìm thấy vi khuẩn lao cao nhất ở phòng chụp XQ (41,2%), tiếp đến là ở phòng xét nghiệm (33,3%), sau đó là ở bệnh phòng (23,2%) và thấp nhất ở phòng khám, (0,8%).

3. Sau can thiệp chỉ có 3/74 mẫu không khí, mẫu bề mặt dụng cụ và mũi của nhân viên y tế có chứa vi khuẩn lao (4%), trong đó cả 3 mẫu dương tính đều là mẫu quệt bề mặt tại phòng xét nghiệm đờm trực tiếp của bệnh nhân.


Mức độ phơi nhiễm lao của nhân viên y tế bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình giảm đi đáng kể sau can thiệp thể hiện qua tỷ lệ nhân viên y tế có đường kính mantoux > 10 mm trước can thiệp (2002) là 96,4% (54/56) nhưng sau can thiệp (2011) tỷ lệ này chỉ còn 73,2% (41/56) (p<0,05). Đường kính Mantoux trung bình ở nhóm nghiên cứu trước can thiệp là 16,7 ± 6,4 mm nhưng sau can thiệp chỉ còn 13,4 ± 7,8 mm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

KHUYẾN NGHỊ


Thực trạng lây nhiễm lao ở Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình, một số giải pháp can thiệp - 15

1. Cần tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn trong các Bệnh viện Lao và Bệnh phổi vì đây là biện pháp cấp bách và hiệu quả phòng chống lây nhiễm cho nhân viên y tế.

2. Tiếp tục triển khai nghiên cứu tiếp theo sâu hơn về nguy cơ nhiễm lao và các biện pháp can thiệp làm giảm nguy cơ nhiễm lao cho nhóm dân cư sống xung quanh Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình.

3. Các đối tượng nghiên cứu là cán bộ, nhân viên tại Bệnh viện Lao đều có nguy cơ phơi nhiễm cao nên có cơ sở khoa học để điều chỉnh chế độ chính sách, phụ cấp cho các đối tượng này một cách phù hợp, đảm bảo công bằng.


CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ


1. “Nguy cơ nhiễm lao của nhân viên y tế Bệnh viện Lao Thái Bình”. Tạp chí Y học dự phòng, Tập XX, số 8 (116)

2. “Hoàn thiện kỹ thuật RT – PCR – ELISA để phát hiện M.Tuberculosis sống trong môi trường Bệnh viện Lao”. Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXI, số 7 (125)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2022