Khái Quát Về Lĩnh Vực Phân Phối Bán Lẻ Của Việt Nam

Thứ tư, phân phối bán lẻ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao

động


Thống kê từ năm 2000 trở lại đây cho thấy, tỉ trọng lao động trong ngành dịch vụ phân phối hàng hóa ngày càng gia tăng từ 10,4% (năm 2000) lên 12% (năm 2006). Nếu so sánh với ngành nông nghiệp thì đóng góp của dịch vụ phân phối trong GDP không thấp hơn đáng kể so với ngành nông nghiệp, nhưng lao động của lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa chỉ bằng 1/6 so với ngành nông nghiệp. Xu hướng chung là tỉ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ phân phối sẽ ngày càng gia tăng, còn trong ngành nông nghiệp sẽ ngày càng giảm. Tính đến năm 2006, số lao động đang làm việc trong lĩnh vực phân phối khoảng hơn 5 triệu người. Lĩnh vực phân phối bán lẻ lại là lĩnh vực thu hút nhiều lao động nhất trong ngành dịch vụ phân phối. Theo thống kê của Bộ công thương, Việt Nam hiện tại ước tính có khoảng 900 nghìn cửa hàng bán lẻ cùng với 9.100 chợ truyền thống các loại và khoảng 300 siêu thị phân bố trên 32 tỉnh, thành phố trên cả nước. Lĩnh vực này đã thu hút một số lượng lao động lớn hoạt động kinh doanh một cách nhỏ lẻ chưa có kiến thức chuyên môn về phân phối bán lẻ4.

Thứ năm, dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa đóng vai trò trong việc tạo lập và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp

Khi quyết định liên kết với các nhà bán buôn, bán lẻ, các nhà sản xuất đã có chiến lược kinh doanh của mình với các quyết định về sản phẩm như về giá bán, xúc tiến, quảng bá sản phẩm, họ đã chủ động xây dựng mối liên




4 Bộ Thương Mại, Đánh giá một số tác động về kinh tế và xã hội của việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ phân phối của Việt Nam trong khuân khổ,2007

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

kết với các nhà bán buôn, bán lẻ trong hệ thống phân phối tạo nên sự phân công chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong dây chuyền tạo giá trị gia tăng, điều đó đã giúp các nhà sản xuất và các nhà bán buôn, bán lẻ tập trung được mọi nỗ lực vào những hoạt động mà mình có lợi thế, vì vậy đảm bảo được năng suất cao hơn với chi phí thấp hơn và nhờ vậy mà nâng cao hơn sức cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Nhờ tham gia vào các liên kết như vậy, mỗi doanh nghiệp đều được hưởng những lợi ích kinh tế nhờ hoạt động phối hợp, khi mà mối liên kết giữa nhà sản xuất và nhà bán buôn, bán lẻ ổn định nhà sản xuất sẽ tiếp cận tốt hơn và rẻ hơn thông tin về thị trường, bảo đảm nguồn cung ứng hoặc nhu cầu ổn định, nâng cao quyền thương lượng đáng kể, tạo hình ảnh, tăng cường khả năng khác biệt hóa sản phẩm và dịch vụ so với các đối thủ cạnh tranh.... nhờ vậy có được lợi thế cạnh tranh hơn so với những doanh nghiệp khác.

Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam - 3

Các nhà bán buôn, bán lẻ khi liên kết có hiệu quả với nhà sản xuất đã tạo lập được lợi thế cạnh tranh đảm bảo cho lợi ích của mình trước các đối thủ cạnh tranh nước ngoài khi nước ta thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, vì họ phải mất thời gian và tiền của để tạo lập được mối liên kết này. Mặt khác cùng với các cam kết tự do hóa thương mại và đầu tư để hội nhập kinh tế quốc tế, nhà nước sẽ dỡ bỏ dần các rào cản thuế và phi thuế bảo hộ cho các ngành sản xuất trong nước, khi đó liên kết hiệu quả giữa các nhà bán buôn, bán lẻ và nhà sản xuất sẽ là các rào cản hiệu lực nhất của doanh nghiệp Việt Nam để bảo vệ mình trước đối thủ cạnh tranh từ bên ngoài.

II. KHÁI QUÁT VỀ LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM‌


1. Doanh thu và tốc độ tăng trưởng


Kể từ khi đất nước ta thực hiện chính sách mở cửa thị trường, kinh tế đã từng bước phát triển một cách vững chắc. Sản xuất phát triển, thu nhập của người dân ngày một tăng, nhu cầu cũng ngày một đa dạng. Hàng hóa trên thị trường luôn được thay đổi phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam cũng trên đà tăng trưởng. Trong vòng 10 năm từ 1996 tới 2006, doanh thu từ kinh doanh bán lẻ đã tăng gần gấp 3 lần đạt

36.29 tỉ USD vào năm 2006. Tốc độ tăng trưởng trong những năm qua khá cao, từ năm 2002 tới nay tốc độ tăng trưởng luôn đạt trên 10%/năm:

Biểu đồ 1: Doanh thu và tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực phân phối bán lẻ

Với dân số trên 84 triệu người, trong đó có 65% là dân số trẻ, thu nhậpngày càng cao, tốc độ tiêu dùng tăng mạnh mẽ, và là cửa ngõ dẫn tới các thị trường như Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia và Lào…, nước ta đang trở thành một trong những nước có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất của thế giới. Không những thế, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam cũng ở mức cao kỷ lục là 118 điểm và đứng thứ 5 thế giới trong khi mức trung bình của thế giới chỉ là 97 điểm, Việt Nam được tập đoàn tư vấn AT Kearney xếp hạng về độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ là vị trí thứ 3 năm 2006 và vị trí thứ 4 năm 20075. Tiềm năng đầy hứa hẹn đó kết hợp với việc mở cửa thị trường phân phối sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của lĩnh vực phân phối bán lẻ. Và chúng ta có quyền hy vọng trong một tương lai không xa, Việt Nam sẽ có dịch vụ phân phối bán lẻ chuyên nghiệp, năng động và hiện đại.

2. Chủ thể tham gia vào lĩnh vực phân phối bán lẻ


Nếu như trước đây nền thương mại chủ yếu là do nhà nước độc quyền thì giờ đây đã chuyển sang một nền thương mại đa thành phần. Sự phát triển nhanh của khu vực kinh tế tư nhân, sự xuất hiện các nhà đầu tư có vốn nước ngoài và quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đã làm cho ngành thương mại biến đổi sâu sắc. Đến năm 2004 cả nước có khoảng 54.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trên 1.000 DN có cổ phần của nhà nước, trên 15 doanh nghiệp FDI và 1,16 triệu hộ gia đình (trong tổng số 2,9 triệu hộ kinh doanh của cả nước) hoạt động trong lĩnh vực thương mại trong nước. Ngoài ra, còn có trên 50 chi nhánh và trên 5.000 văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tham gia các hoạt động




5 A.T. Kearney, Global Retail Development Index, 2006, 2007

hỗ trợ như nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại6…Thêm vào đó là việc hội nhập ngày càng sâu sắc và toàn diện với nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục triển khai thực hiện những cam kết của mình trong lĩnh vực dịch vụ phân phối, đặc biệt là những cam kết trong khuôn khổ của WTO. Theo đó, các nhà phân phối nước ngoài sẽ từng bước được tham gia vào thị trường dịch vụ này ở Việt Nam một cách ngày càng rộng rãi hơn. Đến năm 2009, Việt Nam sẽ cơ bản xoá những hạn chế đối với sự tham gia thị trường phân phối đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Với những cam kết khá mạnh mẽ và cởi mở của Việt Nam, chắc hẳn trong thời gian tới sẽ có thêm không ít các tập đoàn phân phối nước ngoài vào kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Để phân tích chi tiết hơn nữa các chủ thể tham gia lĩnh vực này ta xét tới ba chủ thể chính sau:

- Nhóm đối tượng thứ nhất - Các công ty phân phối trong nước, bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Đây là những nhà phân phối có trình độ khá chuyên nghiệp và mạng lưới hệ thống phân phối rộng trải đều trên nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước. Họ có hệ thống phân phối theo chuỗi khá hiện đại: Liên hiệp HTX Thương mại và Dịch vụ thành phố Hồ Chí Minh với chuỗi hơn 28 siêu thị và hàng chục cửa hàng tiện lợi mang tên Saigon Co.op, Công ty XNK INTIMEX với chuỗi 8 siêu thị mang tên INTIMEX, Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ An Phong với chuỗi 5 siêu thị MAXIMARK, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đông Hưng với chuỗi 10 siêu thị và cửa hàng chuyên doanh mang tên CITIMART, Tổng



6 Bộ Thương Mại, Đánh giá một số tác động về kinh tế và xã hội của việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ phân phối của Việt Nam trong khuân khổ,2007

công ty Dệt may Việt Nam với chuỗi 17 siêu thị và 19 cửa hàng chuyên doanh thời trang mang tên VINATEX…Quá trình thành lập, kéo dài các chuỗi vẫn đang trên đà tiếp tục phát triển trong những năm tới. Không dừng lại ở đó, các doanh nghiệp còn cùng nhau tạo ra những liên minh mạnh hơn, có quy mô kinh doanh lớn hơn trên cơ sở tích hợp thế mạnh của nhau (vốn, đất đai, kinh nghiệm quản lý, thương hiệu…). Công ty Xây dựng VINACONEX và Công ty Thương mại Tràng Tiền hợp tác xây dựng và vận hành TTTM Tràng Tiền PLAZA, Liên hiệp HTX Thương mại và Dịch vụ thành phố Hồ Chí Minh liên doanh, hợp tác với một số doanh nghiệp thương mại ở địa phương để xây dựng các siêu thị…Các doanh nghiệp phân phối hàng đầu Việt Nam gồm Satra, Hapro, Saigon Co.op và Tập đoàn Phú Thái liên kết thành lập Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) với số vốn lên đến 6.000 tỉ đồng. Với sự tự đổi mới, các doanh nghiệp cũng đã đạt được những thành công đáng kể như chuỗi siêu thị Saigon Co.op đã được bầu chọn nhà nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam và nằm trong top 500 nhà bán lẻ trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Như vậy, có thể nói đây là khu vực có những chuyển biến tích cực nhất trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, các doanh nghiệp nhà nước nhìn chung có tiềm lực về tài chính và lợi thế về các cơ sở sản xuất hơn nên đóng vai trò vừa là nhà phân phối vừa là nhà sản xuất và thu mua hàng hóa để kinh doanh trong hệ thống phân phối của mình. Trong khi đó, các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước chủ yếu tập trung vào hoạt động phân phối để tạo nên những hệ thống chuyên doanh phân phối mà thường không tham gia vào hoạt động sản xuất như nhiều doanh nghiệp nhà nước. Đây cũng là một trong những đặc điểm khá đặc thù của Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển hệ thống phân phối nói

riêng và hoạt động kinh doanh trên thị trường nội địa nói chung. Tuy nhiên, nhìn chung các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phân phối trong nước còn nhiều hạn chế về năng lực tài chính, công nghệ, kỹ năng tổ chức quản lý kinh doanh, trình độ đội ngũ cán bộ... so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cùng hoạt động trong lĩnh vực này.

- Nhóm đối tượng thứ hai - Các tập đoàn phân phối nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Trong những năm qua, các tập đoàn phân phối nước ngoài đã bắt đầu tiếp cận, xâm nhập vào thị trường Việt Nam và đã nhanh chóng có những đóng góp không nhỏ tạo nên một thị trường kinh doanh hàng hóa và dịch vụ nội địa của Việt Nam đa dạng, phong phú và có tính cạnh tranh cao hơn. Tính đến nay, đã có 6 tập đoàn bán lẻ, phân phối quốc tế có mặt ở Việt Nam, trong đó có nhiều tập đoàn lớn như Metro Cash & Carry, Parkson, Big C... đã kinh doanh khá thành công và đang đẩy nhanh quá trình củng cố, mở rộng hệ thống phân phối của mình tại Việt Nam.

Nhìn chung, các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng hóa ở Việt Nam có những lợi thế nổi trội so với các doanh nghiệp trong nước về năng lực tài chính, công nghệ, áp dụng các phương thức kinh doanh mới và đặc biệt là kinh nghiệm và trình độ tổ chức quản trị kinh doanh. Hầu hết đây đều là những tập đoàn lớn của thế giới, có bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này và đã thiết lập được một mạng lưới kinh doanh có tính chất toàn cầu. Vì vậy, sự có mặt của các tập đoàn này một mặt tạo nên áp lực lớn về cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước nhưng cũng là cơ hội tốt để hình thành một thị trường nội địa hoạt động lành mạnh, phát triển đa dạng và tiếp cận được trình độ hiện đại của thế giới.

Do có những lợi thế về năng lực tài chính, trình độ tổ chức kinh doanh... như đã nêu trên nên các doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có cách tổ chức hoạt động kinh doanh rất chuyên nghiệp và thường tập trung vào khâu phân phối dựa trên việc ký hợp đồng thu mua sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau (từ các nhà sản xuất trong nước và nhập khẩu từ các nhà sản xuất nước ngoài) mà không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm để phân phối như một số doanh nghiệp trong nước.

- Nhóm đối tượng thứ ba - Các hộ kinh doanh cá thể, buôn bán nhỏ trong nước.

Đây vẫn đang là một trong những thành phần quan trọng tham gia vào thị trường bán lẻ của Việt Nam và tạo ra việc làm cho khoảng 5 triệu lao động phổ thông trong cả nước. Tuy nhiên, đặc điểm chung của khu vực đối tượng này là hoạt động kinh doanh mang nặng tính tự phát, thiếu kiến thức và kỹ năng để chống đỡ những rủi ro, biến động có thể xảy ra trên thị trường và hầu hết đây là những lao động phổ thông, gần như không qua bất kỳ trường lớp, khóa đào tạo nào về kỹ năng kinh doanh. Hơn nữa, thông thường ở Việt Nam những hộ kinh doanh cá thể kiểu này lại thường là đối tượng tạo ra thu nhập chính cho gia đình. Chính vì vậy, những tác động dù nhỏ tới khu vực này cũng có thể dẫn tới ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của nhiều người khác là thành viên trong gia đình họ.

3. Hàng hóa lưu thông trên thị trường


Các loại hàng hóa tham gia lưu thông trên thị trường bán lẻ trong nước cũng ngày càng đa dạng, phong phú cả về chủng loại và cấp độ sản phẩm. Bên cạnh những hàng hóa được sản xuất trong nước, cùng với quá trình mở cửa thị trường trong những năm gần đây, rất dễ để nhận ra rằng ngày càng có nhiều loại hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài về phục

Ngày đăng: 20/02/2025

Gửi bình luận


Đồng ý Chính sách bảo mật*