4.2.Một số mô hình bán lẻ thành công
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường bán lẻ toàn cầu, có những mô hình bán lẻ đã dần tạo dựng được chỗ đứng và chứng tỏ được khả năng cạnh tranh của mình.
Sau đây là một số mô hình bán lẻ đã khá thành công:
Cửa hàng tạp hoá (department store): bán khá nhiều chủng loại hàng hoá – trong đó không có chủng loại hàng hoá nào là chủ đạo. Các cửa hàng tạp hoá thường được chia thành nhiều gian, bán các sản phẩm may mặc, đồ gia dụng, thiết bị dụng cụ, đồ gia dụng, và ngoài ra còn bán các sản phẩm như sơn, máy móc, mỹ phẩm, các vật dụng dùng khi tắm rửa, thiết bị ảnh, đồ trang sức, đồ chơi, đồ thể thao. Các cửa hàng tạp hoá có thể hoạt động độc lập, hoặc là một phần của chuỗi bán lẻ gồm nhiều cửa hàng đặt tại một nước hoặc ở nhiều nước.
Cửa hàng hạ giá (discount store): bán khối lượng hàng hoá lớn với giá hạ.
Cửa hàng chuyên doanh: các cửa hàng nhỏ, chuyên bán một loại hàng hoá và các sản phẩm có liên quan (điểm khác biệt cơ bản với các siêu thị hay cửa hàng tạp hoá). Hầu hết các cửa hàng chuyên doanh đều có nguồn cung cấp đồi dào và ổn định mặt hàng mà họ bán, và chất lượng dịch vụ cũng ở mức cao. Chính sách giá của các cửa hàng chuyên doanh thường ở mức từ trung bình đến cao, tuỳ thuộc vào các yếu tố như loại hàng hoá, tính độc quyền của hàng hoá.
Trung tâm thương mại (shopping mall, shopping center, shopping arcade): gồm một hoặc nhiều tòa nhà với các cửa hàng bán lẻ. Trung tâm thương mại thường có các lối đi thông nhau để khách hàng có thể đi bộ từ cửa hàng này sang cửa hàng khác.
Cửa hàng tiện lợi: cửa hàng chủ yếu bán thức ăn và một số hàng tiêu dùng thiết yếu nhất cho cuộc sống hàng ngay. Các cửa hàng này thường ở vị trí rất thuận tiện, gần khu dân cư hoặc những con đường đông đúc, mở cửa từ
sáng sớm tới tối khuya. Quy mô của cửa hàng loại này tương đối nhỏ, giá cũng cao hơn giá bình thường. Dịch vụ dành cho khách hàng ở mức trung bình.
Chuỗi cửa hàng bán lẻ: một loạt cửa hàng bán lẻ có chung thương hiệu, được quản lý một cách thống nhất và hoạt động kinh doanh được tiêu chuẩn hoá. Những cửa hàng kiểu này có thể là chi nhánh của một công ty, hoặc các cửa hàng nhận quyền kinh doanh (franchise) do các cá nhân hoặc công ty sở hữu - hoạt động theo hợp đồng với công ty mẹ.
Siêu thị: tập hợp nhiều gian hàng, hoạt động trên cơ sở tự phục vụ, có bán nhiều chủng loại thực phẩm và đồ gia dụng. Nó có quy mô lớn hơn và bán nhiều hàng hoá hơn các cửa hàng tạp phẩm truyền thống.
Siêu thị thường bán các loại thịt, đồ bơ sữa, đồ hộp, sản phẩm từ trồng trọt, cũng như rất nhiều loại hàng hoá tiêu dùng thường xuyên như rượu bia, nước giải khát, sản phẩm tẩy rửa, thuốc, quần áo…
Siêu cửa hàng (superstore): không gian bán hàng vô cùng rộng lớn, bán thực phẩm và đồ gia dụng, cộng với nhiều dịch vụ kèm theo. Superstore là tên dùng chung cho các loại cửa hàng bán lẻ có quy mô lớn nhất (nổi bật nhất là category killer và hypermarket – bao gồm các siêu thị, cửa hàng hạ giá, kho hàng).
Hợp tác xã của người bán lẻ: nhiều nhà bán lẻ nhỏ tập hợp lại với nhau và cử ra đại diện để có thể mua hàng với mức chiết khấu cao hơn từ nhà sản xuất và cùng nhau thực hiện các biện pháp marketing. Mô hình này thường được áp dụng bởi các cửa hàng tạp phẩm, dụng cụ và đồ dùng trong nhà, dược phẩm.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống phân phối bán lẻ
Bán lẻ là khâu trung gian trong quá trình phân phối hàng hoá. Vì thế, nó cũng chịu ảnh hưởng của những thay đổi trong hệ thống phân phối hàng hoá nói chung.
Hệ thống phân phối hàng hoá lại chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan. Sự thay đổi của các yếu tố này có thể làm mất đi những hình thức phân phối cũ và xuất hiện những hình thức phân phối mới. Cấu trúc cạnh tranh trên thị trường thường xuyên thay đổi cũng kéo theo những thay đổi trong các hệ thống phân phối hàng hoá. Sự thay đổi các yếu tố hành vi mua của người tiêu dùng, những công nghệ mới cũng
làm tăng thêm khả năng thay đổi của hệ thống phân phối hàng hoá7.
Hệ thống phân phối hàng hoá cũng có biên giới như các hệ thống khác. Nó bao gồm các biên giới về địa lý (khu vực thị trường), kinh tế (khả năng quản lý một số hàng hoá và dịch vụ nhất định) và con người (khả năng tương tác với nhau). Chúng là bộ phận của hệ thống phân phối hàng hoá vĩ mô với những khả năng và điều kiện cho chúng hoạt động.
Mặt khác, hệ thống phân phối hàng hoá của từng doanh nghiệp và của cả nền kinh tế tất yếu nằm trong môi trường quốc gia và quốc tế. Do vậy, tất cả các yếu tố môi trường quốc gia và quốc tế như tự nhiên, kinh tế, xã hội – văn hoá, chính trị - luật pháp, công nghệ…đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển và hoạt động của các hệ thống phân phối hàng hoá trên thị trường.
Ngoài các yếu tố vĩ mô như trên, hệ thống phân phối hàng hoá còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố vi mô như: các đặc điểm của khách hàng (bao gồm số lượng, sự phân tán về mặt địa lý, hành vi mua), các đặc điểm của sản phẩm (đặc tính của hàng hoá, mức độ tiêu chuẩn hoá, các dịch vụ lắp đặt và bảo dưỡng sản phẩm, giá trị đơn vị sản phẩm), các nhà trung gian (bao gồm sự sẵn có của các trung gian, mức độ chấp nhận sản phẩm hoặc chủng loại sản phẩm, sức mạnh và điểm yếu, sự xuất hiện các trung gian thương mại kiểu mới), mức độ cạnh tranh theo khu vực địa lý, các hệ thống phân phối hiện tại của
7 TS Lê Trịnh Minh Châu, PGS.TS Đinh Văn Thành, TS. Trương Đình Chiến, ThS. Vũ Bá Sơn (2004), Phát triển hệ thống phân phối hàng hoá ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lý luận chính trị, tr30.
các đối thủ cạnh tranh, đặc điểm chính của các doanh nghiệp sản xuất (sức mạnh tài chính, tập hợp sản phẩm, các hệ thống phân phối truyền thống, những chính sách marketing hiện đại…).
Là một bộ phận của hệ thống phân phối hàng hoá, hệ thống bán lẻ tất yếu chịu sự tác động của các yếu tố vĩ mô – vi mô ảnh hưởng tới hệ thống phân phối hàng hoá như đã nói ở trên, song ở những mức độ khác nhau.
Chương 2
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ TRONG NƯỚC
Hệ thống bán lẻ chính là nòng cốt của thương mại nội địa. Hệ thống bán lẻ đã tạo nên sự phát triển vượt bậc cho thương mại nội địa. Nên có thể nói những thành tựu mà thương mại nội địa có được đều có sự đóng góp không nhỏ, thậm chí là chủ yếu của hệ thống bán lẻ.
Ở đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về hệ thống bán lẻ trong tương quan với hoạt động thương mại nội địa với những thành tựu và hạn chế của nó. Sau đó, chúng ta sẽ xem xét một số mô hình bán lẻ tiêu biểu, và rút ra nhận xét về thị trường bán lẻ Việt Nam.
1. Đánh giá khái quát về tổ chức và hoạt động thương mại nội địa trong 10 năm qua (1996-2005)
1.1. Thành tựu
1.1.1. Trong 10 năm qua, thương mại nội địa (dịch vụ phân phối) đã thúc đẩy kinh tế tăng trưởng liên tục, không chỉ giải quyết đầu ra, tiêu thụ sản phẩm cho các ngành sản xuất mà còn góp phần gia tăng GDP chung của cả nước.
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và Doanh thu dịch vụ tiêu dùng (LCHHBL) liên tục tăng qua các năm: năm 1996 đạt 145.874 tỷ đồng, năm 2000 đạt 220.410,6 tỷ đồng. Tính chung giai đoạn 1996-2000 tăng bình quân gần 11%/năm; năm 2001 đạt 245.315 tỷ đồng, năm 2005 đạt 480.300 tỷ đồng. Tính chung giai đoạn 2001 đến 2005 đạt bình quân 18,3%/năm. Trong 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân của LCHHBL luôn cao từ 1,5 – 2 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân GDP cùng kỳ (xem bảng 4).
Bảng 4: Tổng mức LCHHBL8
Tổng mức (tỷ đồng) | Tốc độ tăng (%) | Năm | Tổng mức (tỷ đồng) | Tốc độ tăng (%) | |
1996 | 145.874,0 | 2001 | 245.315,0 | ||
1997 | 161.899,7 | 11,0 | 2002 | 280.884,0 | 14,5 |
1998 | 185.598,1 | 14,6 | 2003 | 333.809,3 | 18,8 |
1999 | 200.923,7 | 8,3 | 2004 | 398.500,0 | 19,4 |
2000 | 220.410,6 | 9,7 | 2005 | 480.300,0 | 20,5 |
1996-2000 | 10,75 | 2001-2005 | 18,3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một số giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 1
- Một số giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 2
- Quyết Định Về Địa Điểm Bố Trí Cửa Hàng
- So Sánh Tổng Mức Lchhbl Với Quỹ Tiêu Dùng Cuối Cùng11
- Mô Hình Hệ Thống Tổ Chức Lưu Thông Hàng Hoá Của Metro C&c15
- Trung Tâm Thương Mại Parkson (Parkson Sagontourist Plaza)
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Đóng góp của thương mại nội địa vào GDP cũng gia tăng liên tục qua các năm: năm 1996 là 43,125 tỷ đồng, năm 2000 là 62.836 tỷ đồng, số liệu tương ứng của các năm 2001 và 2005 là 67.788 tỷ đồng và 113.768 tỷ đồng.
Tính chung, đóng góp của thương mại trong nước chiếm tỷ trọng khoảng 13,5 – 14% trong GDP của toàn bộ nền kinh tế, chỉ sau ngành công nghiệp chế biến (khoảng 20%) và ngành nông nghiệp (khoảng 16-18%) (xem bảng 5).
Bảng 5: Đóng góp của ngành thương mại và một số ngành trong GDP9
Tổng GDP (100) | Thương mại | Nông nghiệp (%) | Công nghiệp cơ bản (%) | ||
Trị giá (tỷ đồng) | Tỷ trọng (%) | ||||
1996 | 100 | 43.125 | 15,85 | 22,44 | 15,18 |
1997 | 100 | 48.914 | 15,60 | 22,01 | 16,48 |
1998 | 100 | 55.783 | 15,45 | 21,10 | 17,15 |
1999 | 100 | 59.384 | 14,85 | 20,84 | 17,69 |
2000 | 100 | 62.386 | 14,23 | 19,82 | 18,56 |
2001 | 100 | 67.788 | 14,08 | 18,26 | 19,78 |
2002 | 100 | 75.617 | 14,11 | 18,02 | 20,58 |
2003 | 100 | 83.297 | 13,58 | 17,34 | 20,45 |
2004 | 100 | 96.995 | 13,56 | 16,65 | 20,34 |
2005 | 100 | 113.768 | 13,58 | 15,83 | 20,70 |
8 Niên giám thống kê
9 Niên giám thống kê
1.1.2. Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, nhất là lao động phổ thông, trong điều kiện nhà nước gần như không phải đầu tư, góp phần giải quyết áp lực về mặt xã hội của một quốc gia đông dân như Việt Nam.
Bình quân hàng năm thương mại nội địa tạo thêm hàng trăm ngàn việc làm cho xã hội. Nếu như năm 2001 cả nước có 4.046.500 lao động thì đến năm 2005 có 5.192.200 lao động, tăng thêm trên 1.100.000 chỗ làm việc trong ngành thương mại nội địa. Đến năm 2005, lao động của ngành chiếm trên 12% tổng lao động xã hội, tương đương với ngành công nghiệp chế biến và bằng 1/6 số lao động trong ngành nông nghiệp, nhưng nhà nước gần như không phải đầu tư.
Tỷ trọng lao động trong lĩnh vực thương mại nội địa có xu hướng ngày càng tăng trong nền kinh tế quốc dân. Nếu như tỷ lệ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001 – 2005 về việc làm của toàn nền kinh tế là 2,6%, thì tỉ lệ đó của thương mại nội địa là 6,3% (xem bảng 6).
Bảng 6: Lao động trong ngành thương mại10
Tổng LĐ xã hội | Tốc độ tăng (%) | Lao động TM (nghìn người) | Tỷ trọng LĐ TM/Tổng (%) | Tốc độ tăng (%) | |
2001 | 38.562,7 | 4.062,5 | 10,53 | ||
2002 | 39.507,7 | 2,45 | 4.281,0 | 10,83 | 4,86 |
2003 | 40.573,8 | 2,70 | 4.532,0 | 11,17 | 5,86 |
2004 | 41.586,3 | 2,50 | 4.767,0 | 11,46 | 5,19 |
2005 | 42.709,1 | 2,70 | 5.192,2 | 12,16 | 8,92 |
2001- 2005 | 2,59 | 6,33 |
10 Niên giám thống kê
1.1.3. Đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phong phú, đa dạng của người tiêu dùng, nhờ đó góp phần cải thiện và từng bước nâng cao đời sống nhân dân.
Nếu như ở giai đoạn 1995- 2000, tổng mức LCHHBL chỉ đạt 66,1% quỹ tiêu dùng (tăng dần từ năm 1996 là 64,8% lên 68,71% vào năm 2000) thì sang giai đoạn 2001 – 2005 tỉ lệ này đã tăng lên 76,7% (t¨ng dÇn tõ n¨m 2001 lµ 71,6% lªn 82,1% vµo n¨m 2005). Điều đó chứng tỏ tiêu dùng của nhân dân từng bước được nâng lên thông qua hoạt động của thương mại nội địa. Lưu thông hàng hoá và thì trường nội địa mở rộng đã tác động ngày càng sâu sắc đến đời sống nhân dân (xem bảng 7).
Mức LCHHBL bình quân đầu người tăng nhanh: năm 1996 là
1.994.000 đồng, năm 2000 là 2.839.000 đồng , năm 2001 là 3.118.000 đồng năm 2005 đạt 5.778.000 đồng.
Trên thị trường hàng hoá ngày càng phong phú và đa dạng, do đó đã thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Xuất hiện ngày càng nhiều chủng loại hàng Việt Nam chất lượng cao cùng với quá trình xây dựng và phát triển các thương hiệu trong nước.