Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam - 2

5. Kết cấu khóa luận


Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm ba chương là: Chương 1: Khái quát về lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam Chương 2: Thực trạng FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam

Chương 3: Giải pháp nhằm tận dụng tốt nhất dòng vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM‌

I. PHÂN PHỐI BÁN LẺ VÀ VAI TRÒ CỦA PHÂN PHỐI BÁN LẺ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

1. Phân phối bán lẻ


1.1. Định nghĩa


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Theo danh mục phân loại ngành dịch vụ của tài liệu số TN.GNS/W/120 (W/120) của vòng đám phán Uruguay của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và danh mục sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên hợp quốc (CPC) định nghĩa:

Dịch vụ bán lẻ là hoạt động bán các hàng hóa cho người tiêu dùng hoặc các hộ tiêu dùng từ một địa điểm cố định (cửa hàng, kiốt) hay một địa điểm khác (bán trực tiếp) và các dịch vụ phụ liên quan.

Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam - 2

Ngoài ra còn có khá nhiều định nghĩa khác nhau về bán lẻ.


Trong cuốn sách “Quản trị Marketing” Philip Kotler đã định nghĩa bán lẻ như sau:

Bán lẻ bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến việc bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân, không kinh doanh1.

Mọi tổ chức làm công việc bán hàng này, cho dù là người sản xuất, người bán sỉ hay người bán lẻ, đều là làm công việc bán lẻ, bất kể là hàng hóa hay dịch vụ đó được bán như thế nào (trực tiếp, qua bưu điện, qua điện



1 Philip Kotler (2003), Quản trị Marketing, NXB Thống Kê, Hà Nội, trang 628

thoại hay máy tự động bán hàng) hay chúng được bán ở đâu ( tại cửa hàng, ngoài phố hoặc tại nhà người tiêu dùng).

Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia đưa ra định nghĩa:


Bán lẻ bao gồm việc bán hàng cho cá nhân hoặc hộ gia đình để họ tiêu dùng, tại một địa điểm cố định, hoặc không tại một địa điểm cố định mà qua các dịch vụ liên quan2.

Theo cách hiểu nào đi chăng nữa thì nói chung bán lẻ là hoạt động kinh doanh bằng cách mua với số lượng lớn từ nhà sản xuất (nhà nhập khẩu), hoặc nhà bán sỉ rồi chia nhỏ và bán cho người tiêu dùng nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hay gia đình.

1.2. Vị trí của bán lẻ

1.2.1. Vị trí của phân phối bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối Theo phân ngành dịch vụ của WTO, dịch vụ phân phối được chia

thành 5 tiểu ngành, phân phối bán lẻ là một trong 5 tiểu ngành đó (5 tiểu ngành đó gồm có: Dịch vụ đại lý hoa hồng; Dịch vụ bán buôn; Dịch vụ bán lẻ; Cấp phép; Các dịch vụ khác).

Tuy nhiên, cũng theo tài liệu mã số MTN.GNS/W/120 được hầu hết các thành viên WTO sử dụng làm cơ sở cho việc xây dựng lộ trình cam kết, thì bán lẻ là một trong bốn nhóm dịch vụ chính của dịch vụ phân phối3.



2 http://en.wikipedia.org/wiki/Retail


3 Website WTO – Services sectoral classification list (http://www.wto.org/english/tratop_e/serv_e/serv_e.htm)

Bảng 1: Vị trí của dịch vụ bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối


1.2.2. Vị trí của bán lẻ trong kênh phân phối


Khi hàng hóa được sản xuất ra, sẽ được đưa đến tay người tiêu dùng thông qua các kênh phân phối. Dù sử dụng kênh phân phối nào đi chăng nữa thì bán lẻ cũng luôn nằm ở vị trí cuối cùng của kênh phân phối đó. Nói cách khác, người bán lẻ là cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng cuối cùng.

Bảng 2: Vị trí của nhà bán lẻ trong kênh phân phối

Như vậy, người bán lẻ sẽ trực tiếp nhận hàng hóa từ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, hoặc nhà bán sỉ rồi chuyển tới người tiêu dùng. Nhà bán lẻ là mắt xích cuối cùng trong chuỗi giá trị. Vai trò của nhà bán lẻ là cực kỳ quan trọng bởi vì chính ngay tại điểm bán lẻ người tiêu dùng có cơ hội chọn mua sản phẩm và thương hiệu mà mình ưa chuộng. Người bán lẻ là người am hiểu nhất nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời người bán lẻ cũng chính là người nắm bắt được sát thực nhất những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của khách hàng.

1.3. Những kiểu tổ chức phân phối bán lẻ chính


Mạng lưới công ty: Các cửa hàng của mạng lưới là hai hay nhiều cửa hàng cùng thuộc một quyền sở hữu và kiểm soát, có chung một bộ phận thu mua và tiêu thụ tập trung, và bán những chủng loại hàng hóa tương tự nhau. Mạng lưới công ty xuất hiện trong tất cả các loại hình bán lẻ, nhưng phát triển mạnh nhất là ở cửa hàng bách hóa tổng hợp, các cửa hàng tạp hóa, các cửa hàng thực phẩm, cửa hàng dược phẩm, cửa hàng giày dép và cửa hàng trang phục phụ nữ.

Mạng lưới tự nguyện và hợp tác xã bán lẻ: Mạng lưới tự nguyện gồm một nhóm những người bán lẻ độc lập được người bán sỉ bảo trợ thu xếp để mua số lượng lớn hàng hóa và cùng bán. Hợp tác xã bán lẻ, gồm những người bán lẻ độc lập đứng ra thành lập một tổ chức mua hàng tập trung và cùng hợp lực để thực hiện những biện pháp khuyến mại.

Hợp tác xã tiêu thụ: Hợp tác xã tiêu thụ là mọi công ty bán lẻ thuộc quyền sở hữu của chính những khách hàng của nó. Hợp tác xã tiêu thụ do dân cư của một cộng đồng lập ra khi họ cảm thấy rằng những người bán lẻ ở địa phương phục vụ không chu đáo, vì đòi giá cao hay bán những sản phẩm kém chất lượng. Họ chung tiền để mở một cửa hàng của chính mình rồi họ

biểu quyết về những chính sách của cửa hàng đó và bầu ra một nhóm người để quản lý nó. Cửa hàng có thể hoặc là định giá thấp, hoặc là bán theo giá bình thường và các xã viên có quyền được chia lợi tức theo số lượng hàng mà họ đã mua.

Tổ chức đặc quyền: Tổ chức đặc quyền là một sự liên kết theo hợp đồng giữa người cấp đặc quyền (nhà sản xuất, người bán sỉ hay tổ chức dịch vụ) và người hưởng đặc quyền (những người kinh doanh độc lập mua quyền sở hữu hay khai thác một hay nhiều đơn vị trong hệ thống đặc quyền). Các tổ chức đặc quyền thường được xây dựng trên cơ sở một sản phẩm, dịch vụ đặc sắc nào đó hay phương pháp kinh doanh hay trên cơ sở tên thượng mại bằng sáng chế hay uy tín mà người đặc quyền đã tạo ra. Việc cấp đặc quyền được áp dụng phổ biến đối với thức ăn nhanh, cửa hàng video, trung tâm phục hồi sức khỏe, hiệu hớt tóc, cửa hiệu cho thuê ô tô, motel, công ty du lịch, bất động sản và hàng chục các sản phẩm cùng lĩnh vực dịch vụ khác.

Tập đoàn bán lẻ: Các tập đoàn bán lẻ là những công ty dạng tự do, kết hợp với một số hướng và hình thức bán lẻ khác nhau dưới quyền sở hữu tập trung với sự nhất thể hóa tới một mức độ nào đó chức năng phân phối và quản lý của mình.

2. Vai trò của phân phối bán lẻ trong nền kinh tế quốc dân


Nếu như sản xuất là gốc rễ, cung cấp hàng hóa vật phẩm cho nền kinh tế thì hệ thống phân phối chính là huyết mạch của nền kinh tế ấy. Phân phối bán lẻ đứng vị trí cuối cùng trong hệ thống nên nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa với cơ cấu kinh tế chuyển dần từ công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ sang dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

Thứ nhất, phân phối bán lẻ cung cấp hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng

Khi phát sinh nhu cầu thì người ta mới có mong muốn về hàng hóa nhưng không phải lúc nào người tiêu dùng có thể đến mua hàng hóa trực tiếp từ các nhà sản xuất, nhà bán buôn được. Nhà bán lẻ mới thực sự có vai trò nhu cầu và mong muốn đó của người tiêu dùng, cung cấp hàng hóa cho họ đúng thời gian, đúng địa điểm và ở mức giá họ có thể trả. Đây không phải công việc dễ dàng, đặc biệt trong điều kiện hàng hóa và dịch vụ sản xuất ngày càng đa dạng và nhu cầu của khách hàng luôn biến đổi. Nhà bán lẻ phải luôn luôn thu thập những thông tin cần thiết về nhu cầu về thị hiếu của khách hàng… để rồi từ đó làm thỏa mãn khách hàng bằng những sản phẩm và dịch vụ của mình. Như thế bản thân hoạt động phân phối bán lẻ hàng hóa cũng tạo thêm lợi ích cho người tiêu dùng thông qua việc tạo ra sự đa dạng về hàng hóa cung ứng, tạo thuận tiện về địa điểm mua, bán, thuận tiện về các dịch vụ bảo hành và cung cấp thông tin. Khi có nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực phân phối hàng hóa thì chi phí trong khâu phân phối được chuyển vào giá bán cho người tiêu dùng, do vậy cạnh tranh trong dịch vụ phân phối hàng hóa sẽ góp phần làm giảm chi phí phân phối và việc giảm giá bán cuối cùng cho người tiêu dùng.

Thứ hai, nhà phân phối bán lẻ có vai trò thu thập thông tin thị trường, phản ánh trở lại nhà sản xuất

Quá trình chuyển dịch hàng hóa tới tay người tiêu dùng thông qua dịch vụ phân phối bán lẻ luôn gắn liền với nhu cầu thực tế của thị trường cả về sản phẩm, thời gian và không gian nên có thể chuyển tải những thông tin cần thiết về nhu cầu thị trường cho những người sản xuất và người cung ứng hàng hóa để điều chỉnh theo những điều kiện của thị trường, vì thế tạo lập

những cầu nối để dẫn dắt người sản xuất định hướng vào nhu cầu thị trường, thúc đẩy phương thức kinh doanh theo nhu cầu của nền kinh tế thị trường, trên cơ sở đó mà tăng cường thương mại hóa và phát triển thị trường cho những sản phẩm có lợi thế, cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế đất nước.

Thứ ba, phân phối bán lẻ thúc đẩy sản xuất phát triển


Khi hàng hóa được sản xuất ra thì việc tiếp theo là chúng cần được tiêu thụ. Và ngược lại thì khi hàng hóa được tiêu thụ các doanh nghiệp mới có thể tiếp tục sản xuất. Các nhà bán lẻ đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích tiêu thụ và truyền bá những thông tin về hàng hóa về nhà sản xuất cũng là do họ tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng và hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng. Các nhà bán lẻ sẽ có thể tiếp tục những biện pháp kích thích tiêu thụ của nhà sản xuất, hoặc có thể có phương pháp kích thích tiêu thụ của riêng mình. Các nhà bán lẻ có thể nhận hàng hóa đã hoàn thiện từ nhà sản xuất hoặc nhà bán buôn, nhưng với nhiều mặt hàng nhà bán lẻ cũng đảm nhiệm vai trò phân loại, sắp xếp, sơ chế, đóng gói…để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong điều kiện tốt nhất và dưới hình thức phù hợp nhất từ đó sẽ thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm. Hơn nữa, nhà bán lẻ còn có chức năng thiết lập mối liên hệ, tạo dựng và duy trì mối liên hệ với người mua tiềm ẩn. Các doanh nghiệp có thể lôi kéo thêm được khách hàng cũng một phần không nhỏ là dựa vào nhà bán lẻ. Sản xuất là cái gốc của phân phối bán lẻ và bán lẻ tự nó có thể kích thích sản xuất mở rộng và phát triển. Một doanh nghiệp thành công không chỉ làm tốt nhiệm vụ sản xuất mà còn phải nắm vững được khâu phân phối bán lẻ hàng hóa của mình và ai nắm được khâu phân phối bán lẻ thì qua đó sẽ điều phối cả sản xuất.

Ngày đăng: 20/02/2025

Gửi bình luận


Đồng ý Chính sách bảo mật*